28 thg 1, 2016

Phố cổ Gò Công

Thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang, nơi đây chưa từng là khu đô thị - thương cảng tấp nập như Hội An ở Quảng Nam hay Cù lao Phố ở Biên Hòa. Thế nhưng trong quá khứ, Gò Công từng là một tỉnh sầm uất vào bậc nhất Nam bộ, nơi là thị xã Gò Công ngày nay đã từng là tỉnh lỵ tỉnh Gò Công nhiều năm liền. Chẳng những thế, nơi này từng được mang tên chính thức là làng Thành Phố (từ 1885 đến 1956).

Dinh tỉnh trưởng Gò Công, xây dựng năm 1885

Long An, mùa lạp xưởng tươi

Cũng là một người bạn miền Tây nhắn nhe "đi một vòng miền Tây gần gần trong ngày đi, ngoài bông, ngoài hoa còn nhiều điều thú vị lắm". Cuối tuần chúng tôi chúng tôi lại xách ba lô lên đường... 

Những xâu lạp xưởng đong đưa trong nắng - Ảnh: Trân Duy 

Trên cung đường chúng tôi đi, từ quốc lộ 50 rẽ về các hướng Cần Giuộc, Cần Đước (Long An), qua khỏi ngã ba Tân Kim chừng 2km và ngã ba Trị Yên chừng 500m, trước khi tới cầu Cần Giuộc trước mắt đã chập chờn một màu đỏ ánh lên trong nắng.

Đi Gò Công cuối năm, ngóng tết xưa...

Như một ngẫu hứng, bạn nói đi Gò Công chơi đi. Tết đến tới nơi rồi. Đi miệt đó những ngày này mới cảm nhận hết cái tết xưa - những cái tết quê đong đầy kỷ niệm với bao người... 

Hoa mồng gà đã nở ở khu vực ven kênh N8, rạch Vàm Giồng - Ảnh: Nga Bích 

Theo hướng dẫn từ các trang mạng, chúng tôi đi theo quốc lộ 50 một cách ngẫu hứng. Ảnh hưởng không khí lạnh nên mấy hôm nay trời Tiền Giang không nắng lắm, không khí mát mẻ hơn. Hai bên đường, lúa đang xanh ngắt, tỏa mùi thơm mát.

Có lẽ không phải điểm thu hút du lịch nên đường rất vắng xe, nhất là các loại xe “hung thần” như xe khách vận tải, xe hàng, xe đầu kéo...

Loi choi sả ớt và chù ụ rang me đặc sắc ở Trà Vinh

Những con loi choi vàng ươm, béo ngậy quyện lẫn với vị thơm của sả, cay cay của ớt hay món chù ụ rang me thơm nức mùi tỏi, đượm vị me chua hấp dẫn bất kỳ thực khách nào khi ghé thăm Trà Vinh.

Trong thực đơn của bạn khi khám phá vùng đất Trà Vinh nhất định phải có món loi choi sả ớt và chù ụ rang me đặc sắc.

Loi choi sả ớt

Loi choi thường sống ở các cồn đất mới nổi, bãi bồi hoặc bãi bùn ven sông. Chúng có hình dạng giống như chiếc đũa, dài hơn 20 cm, thân tròn và màu trắng.

Người dân nơi đây thường đãi khách quý bằng món ăn này, bởi không phải mùa nào cũng có và dễ dàng đánh bắt vì số lượng rất ít. 

Loi choi thường được hơ qua lửa cho săn lại rồi chiên cùng sả ớt, là món ăn hấp dẫn du khách. Ảnh: dacsanphanrang 

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp sống khủng long núi Tà Xùa

Giữa khoảng không đất trời, bước trên sống khủng long của núi Tà Xùa mới cảm nhận được hết vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời, của một những ngọn núi đáng chinh phục nhất ở Việt Nam. 

Sống khủng long uốn lượn giữa đất trời tạo nên kỳ quan có một không hai - Ảnh: Nhóm F1k+… 

Núi Tà Xùa hùng vĩ nằm ở Bản Công, huyện Trạm Tấu, Yên Bái, là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Yên Bái và Sơn La gồm tất cả 3 đỉnh núi, trong đó đỉnh cao nhất cao 2.865m.

Giống như dãy Pha Luông, ngay từ những đoạn đầu tiên là những con dốc liên tiếp nhau, nhiều đoạn dốc cao, không có chỗ đặt chân nên phải bám rễ hoặc cành cây để leo lên.

Vịnh Lan Hạ - người đẹp không danh hiệu

Ai từng say đắm cảnh sắc vịnh Hạ Long nên một lần rẽ qua Lan Hạ - một vịnh nhỏ trong xanh phía đông bắc quần đảo Cát Bà - để hiểu rằng đất nước mình còn nhiều, nhiều lắm danh lam thơ mộng, thuần khiết. 

Cảnh đẹp như tranh vẽ của vịnh Lan Hạ - Ảnh: L.N.Hân 

Giáp vịnh Hạ Long nổi danh thế giới với biết bao danh hiệu kiêu kỳ, vịnh Lan Hạ như người con gái đẹp chọn riêng cho mình một cuộc đời bình yên, không vướng chút bụi trần.

Ngó mặt ra cửa Vạn, nơi chỉ khiêm nhường với độ 400 hòn đảo đá vôi, nhưng tất cả lại khéo sắp bày thành hình cánh cung như một bức phù điêu 
thiên tạo tuyệt vời.

26 thg 1, 2016

Rừng khộp Tây nguyên mùa thay lá

Những ngày này, rừng khộp ở Tây nguyên bước vào mùa đẹp nhất trong năm, khi lá cây đồng loạt chuyển sang sắc vàng sắc đỏ, rực rỡ đến mê hoặc lòng người. Một mùa thay lá nữa lại về. 

Tháng 12 là thời điểm đẹp nhất của rừng khộp khi những tán lá cây chuyển màu rực rỡ 

Rừng khộp là kiểu rừng thưa cây lá rộng, rụng lá vào mùa khô vốn chỉ có ở khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, Tây nguyên là nơi duy nhất có kiểu rừng này, trong đó địa điểm thuận lợi để khám phá rừng khộp là Vườn quốc gia Yok Đôn (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk).

Béo giòn bánh xèo Đà Lạt

Nếu bánh xèo miền Tây có khổ bánh lớn, với nhiều loại nhân như thịt, hải sản, nấm… thì bánh xèo miền Trung có khổ bánh nhỏ hơn, “chung thủy” với nhân ba chỉ heo, tôm và giá đỗ. Mỗi loại bánh mỗi miền ngon khác nhau nên rất khó để so sánh. 

Nhưng, nếu thực khách thích thưởng bánh xèo với vị giòn đều, nhân trải khắp mặt bánh thì có lẽ, bánh xèo miền Trung là lựa chọn tối ưu hơn. 

Cũng là khổ bánh nhỏ vừa, nhân đều khắp thân bánh – chỉ ba chỉ heo, một con tôm, giá đỗ và hành lá – ăn cùng nước mắm ngọt tỏi ớt và rau sống… 

Bông giờ trên rẻo núi cao

Ngay từ lúc chưa đến mùa, người dân xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn (Bình Định) đã râm ran đón chờ. 

Họ bảo, sau những cơn mưa tháng mười, trên rẻo núi đá cao, nơi không có bóng người, những bông giờ sẽ nở. Mùa bông chỉ có chưa đầy một tháng. 

Bông giờ còn có tên là bông dật dờ, bông vật vờ... được đọc theo nhiều kiểu phương ngữ khác nhau. Bông mọc từng cụm ép vào nhau như bông gừng, bông huệ, bông lục bình trôi trên sông nước. Từng cánh bông mỏng nhẹ màu vàng, cam, đỏ thẫm hoặc tim tím ôm vào nhau. Bông giờ có mùi hương rất đặc biệt. Nó là sự pha trộn giữa nhiều loại mùi thơm như mùi nghệ, mùi gừng, sả... rất dễ chịu khiến người ta cứ đứng hít hà. 


Bông giờ có mùi hương rất đặc biệt. Nó là sự pha trộn giữa nhiều loại mùi thơm như mùi nghệ, mùi gừng, sả... rất dễ chịu khiến người ta cứ đứng hít hà. Ngon nhất là nồi canh bông giờ nấu với chút rau rừng, giá đỗ và mấy con cá ngọt như cá liệt, cá ngân... - Ảnh: Tâm Ngọc 

24 thg 1, 2016

Chuyện nhà họ Phạm

Mặc dù tui cũng họ Phạm, nhưng đây không phải chuyện nhà tui mà là chuyện nhà ông ngoại vua Tự Đức. Nói tới đây chắc mọi người biết rồi, đó chính là Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, thân sinh của bà Từ Dũ, vợ vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức.

Lăng mộ và đền thờ Đức Quốc Công hiện vẫn còn ở Gò Công, gọi là Lăng Hoàng gia. Đây là một di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia, và là một kiến trúc đặc sắc.