20 thg 11, 2015

Thương hoài cá leo mùa nước lên

Mấy hôm nay trời miền Trung mưa liên miên, nước trắng đục chảy tràn cánh đồng trước nhà. Trong cơn gió se lạnh lại thèm các món cá leo dân dã ngày xưa ở quê nghèo giờ đã thành đặc sản.

Ra đồng bủa lưới bắt cá mùa mưa - thú vui nông nhàn của người thôn quê - Ảnh: T.LY 

Cũng như nhiều nông dân khác, từ khi còn trẻ ba tôi đã yêu thú ra đồng đặt lờ, thả lưới bắt cá. Vì vậy những đợt mưa lũ về làm cô lập cả làng, chỉ cần đợi nước vừa rút xuống, những con cá lóc, cá trê, cá rô... đặc biệt cá leo mê chất rong bùn nên còn mắc kẹt trong vũng, ao, các đám ruộng là ba lại tìm lờ, lấy lưới ra đồng.

Ngọt đắng rau nghệ

Cái lạnh se se tiết chớm đông như muốn ru người ngủ vùi trong chăn vào những ngày cuối tuần. Điện thoại chợt reo, người bạn mời gọi: Về Sa Huỳnh ăn rau nghệ thơm ngon đến “quên đời” đi!

Cây, hoa và lá rau nghệ - Ảnh: Minh Kỳ 

Rau nghệ (còn gọi là rau huệ) trông như một loài hoa với thân cao 30 - 40cm mọc hoang dại nơi núi rừng và gò đồi vào mùa mưa, rải rác nhiều nơi trên địa bàn Quảng Ngãi.

Đắm say Võ Nhai

Những nương chè xanh tươi in hình xuống dòng sông trong vắt, con đường bình yên vắng lặng men theo núi đồi… Đó là hành trình đến với Võ Nhai, Thái Nguyên. 

Phong cảnh bản làng, đồng ruộng nhìn từ núi Phượng Hoàng - Ảnh: H.Dương 

Nơi đây vẫn còn khá xa lạ với nhiều người nhưng không thể bỏ qua nếu muốn du ngoạn khám phá cuối tuần

Từ Hà Nội, muốn đến Võ Nhai có hai lựa chọn. Thứ nhất, xuôi theo quốc lộ 3 hoặc cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên khoảng 80km rồi rẽ vào quốc lộ 1B đi tiếp 40km.

Thứ hai, chạy theo quốc lộ 1 Hà Nội - Lạng Sơn, tới Hữu Lũng rẽ vào tỉnh lộ 242 đi thẳng sang Võ Nhai. Chúng tôi đã chọn hành trình thứ hai, xa xôi hơn, đường đi khó khăn hơn nhưng là một hành trình đầy thích thú.

19 thg 11, 2015

Vịt Vân Đình và chùa Hương mùa không lễ hội

Trái mùa với lễ hội chùa Hương dịp tết, từ Hà Nội có một tuyến khá kinh điển với dân đi, và thường được chốt bằng một bữa vịt Vân Đình như bạn tôi tấm tắc “Ăn để nhớ... chùa Hương”. 

Hành trình chùa Hương mùa không lễ hội - Ảnh: Thủy OCG 

Không vô cớ khi chùa Hương nằm cách Hà Nội chưa đầy 50km đường lại được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động”, một vùng đất sơn chầu thủy tụ với những người nông dân chân lấm tay bùn, chăm chỉ đồng áng, nuôi trồng đầm phá, làm du lịch tự phát nhỏ lẻ, chân chất và mộc mạc.

Ấm lòng lá mơ trộn trứng nướng trên than hồng

Vị bùi bùi, vị béo của trứng gà, vị thơm của đồ nướng cộng với mùi ngai ngái của lá chuối khiến món lá mơ trộn trứng gà nướng trên bếp than hồng vừa ngon, vừa lạ miệng.

Món lá mơ nướng thơm ngon bổ dưỡng - Ảnh: N.T.Lượng 

Mơ vốn là một gia vị được trồng khá nhiều trong vườn nhà. Thường người ta hay dùng lá này để ăn kèm với thịt chó hay các loại nem chua, thịt chua. Thế nhưng từ lâu, người dân miền trung du lại dùng lá mơ để chế biến thành một món ăn vừa dân dã, vừa bổ dưỡng và ngon đến lạ. Đó là món lá mơ trộn trứng nướng trên than hồng.

​Chớm đông nhớ mùa hái ấu

Mỗi khi chớm đông, cư dân ở xã Động Lâm (Hạ Hòa, Phú Thọ) lại bước vào vụ thu hoạch củ ấu, một loại cây trồng dưới ruộng nước của cư dân nông nghiệp vùng này.

Củ ấu bày bán ở chợ phiên - Ảnh: N.T.Lượng 

Mùa thu hoạch ấu cũng là khi tiết trời cuối thu hòa trong cái hanh hao se lạnh và kéo dài đến những ngày chớm đông. Khi ấy, củ ấu đã già và rụng xuống ngay gốc.

Do ấu sống dưới ruộng bùn sâu nên việc hái ấu khá vất vả. Muốn hái được ấu, người ta phải ngồi trên thuyền nan, lướt nhẹ trên mặt bùn hoặc lội xuống ruộng, lưng cúi gập và hai tay lùa vào gốc ấu để hái củ.

17 thg 11, 2015

Bạch Đích và góc trời màu xanh

Nghĩ đến cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang) là nghĩ ngay đến núi tai mèo và đá xám xít lô nhô như thạch trận. Ít người rời khỏi con đường Hạnh Phúc để thấy trên cao nguyên ấy còn có những góc trời màu xanh. 

Trên cột mốc 358 - Ảnh: Đức Hùng 

Tôi nhớ quãng năm 2008 khi ngồi trên chuyến xe khách cuối năm lên chợ phiên Đồng Văn, tôi có lấy số điện thoại của một người lính biên phòng Bạch Đích nhưng chưa bao giờ có dịp ghé chơi.

Ngày thực hiện được giấc mơ Bạch Đích, người lính đã rời đồn từ bao giờ, số điện thoại không còn liên lạc được, tháng năm vật đổi sao dời. Chỉ có những ngọn núi vẫn in hình trên nền trời, ruộng bậc thang xanh rợp người và những con đường đi về mê mải.

Lang thang ở làng Cù Lần

Làng Cù Lần là một trong những điểm tham quan ăn khách nhất ở Đà Lạt trong những năm gần đây.

Đường vào làng bạt ngàn hoa kim châm, tuy nhiên, nếu hái, khách sẽ bị phạt 200.000 đồng

Cái tên “cù lần” gợi sự tò mò và tôi thích hiểu theo nghĩa tính từ hơn là danh từ. Ngày trước, cứ chàng trai nào thích con gái nhà người ta, đến nhà chơi cứ ngồi yên một chỗ, không nói không năng gì thường được tặng cho biệt danh: “thằng cù lần”. Rồi bạn bè nhóm họp, nếu cũng là con trai, tỏ ra không ga lăng, ít nói, lầm lì, không mời bạn được ly nước, cũng bị phán: Thằng đó cù lần, chơi không được!

Nhất Lâm Thủy Trang Trà, nơi không có u sầu

Sau lần hồi đi theo chỉ dẫn của người địa phương, bạn sẽ tìm được nhiều điều thú vị, tham quan cây đa nghìn tuổi, ngắm thảm thực vật phong phú, hãy tĩnh lặng ở góc bờ suối nhìn ráng chiều… Nhất Lâm Thủy Trang Trà không sầu muộn.

Đường đến Nhất Lâm Thủy Trang Trà nhiều đoạn dốc đứng nhưng cảnh vật khiến du khách ngẩn ngơ 

Nằm khép mình ở bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), Nhất Lâm Thủy Trang Trà là địa điểm tuyệt vời dành cho những ai thích khám khá, trải nghiệm cuộc sống hòa mình thực sự với thiên nhiên để quên hết đi bộn bề cuộc sống bên ngoài.

Thăm nhà cổ hơn 250 tuổi ở Hội An

Nằm lọt thỏm giữa hàng chục những ngôi nhà hiện đại, nhưng nhà cổ ở số 104 Thái Phiên, Hội An, Quảng Nam vẫn nổi bật bởi nét thâm trầm, cổ kính.

Chiếc cổng tam quan của ngôi nhà cổ ở số 104 Thái Phiên 

Mái ngói âm dương, những chạm khắc tinh xảo khiến ngôi nhà cổ có tuổi đời hơn 250 năm thu hút du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên. Không gian trong nhà dường như tách biệt hẳn với đời sống hiện đại bên ngoài nên khi bước chân vào, người ta sẽ có cảm giác ấm cúng lạ thường.