3 thg 6, 2015

Khám phá Madagui

Trên tuyến quốc lộ 20 nối hai trung tâm du lịch Tp. Hồ Chí Minh và Đà Lạt, ở Km 152 thuộc khu phố 1, thị trấn Madagui, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng), Khu du lịch sinh thái Rừng Madagui là một điểm du lịch nổi tiếng, mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời về cả một vùng thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú. 

Là một phần của Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Cát Tiên được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, Khu du lịch sinh thái Rừng Madagui có diện tích khoảng 368ha là địa điểm lý tưởng cho du khách muốn khám phá núi rừng Tây Nguyên.

Không chỉ nằm trong vùng khí hậu mát mẻ trong lành giữa vùng đồi núi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, khu du lịch còn được bao quanh bởi một hệ thống sông suối và hang động liên hoàn, cùng với thảm động, thực vật phong phú. Nơi đây cũng rất thích hợp cho các hoạt động tham quan dã ngoại, cắm trại và khám phá sự kỳ thú kèm theo một chút mạo hiểm trong không gian hoang sơ của núi rừng.

Từ bánh khoái Huế đến bánh xèo Nam bộ

Nhìn ở góc độ văn hóa, sự giao thoa và tiếp biến là một trong những nét đặc trưng của nghệ thuật ẩm thực. Phải chăng theo bước chân người xa xứ vào vùng đất mới miền sông nước Cửu Long khai hoang lập nghiệp, cái bánh khoái miền Trung đã chuyển thành cái bánh xèo Nam bộ?


Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa, để có những chiếc bánh thơm ngon, người đổ bánh bằng bếp củi mà trời xứ Huế mưa dầm quanh năm nên củi ướt, khói mù mịt cả gian bếp khiến cay sè mắt nên chiếc bánh được gọi là bánh khói, dần dà theo cách phát âm của người Huế mà chệch đi thành bánh khoái.

Một thế giới khác ở nhà vườn An Hiên

Những ngày hè oi bức được dạo chơi ở nhà vườn An Hiên (phường Kim Long, TP.Huế) dưới những tán cây mát rộng và thư thái dưới ngôi nhà rường khiến bạn như lạc vào một thế giới khác, yên bình đến lạ.

Nhà vườn An Hiên là một kiến trúc tiêu biểu, mẫu mực của nhà vườn xứ Huế 

Ngôi nhà có lịch sử lâu đời. Theo tư liệu, trước năm 1895, đây là phủ của một công chúa con vua Dục Ðức. Đến năm 1895, ngôi nhà này thuộc về quyền quản lý của ông Phạm Đăng Khanh, cháu gọi bà Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ bằng cô ruột. Nhưng đến năm 1920, ông Khanh bán toàn bộ khu nhà vườn này cho bà Khâm Điệp. Năm 1936, con trai của bà Khâm Điệp là ông Tham Tề bán nhà vườn An Hiên cho ông Nguyễn Đình Chi, bấy giờ đang giữ chức Tuần phủ tỉnh Hà Tĩnh. Vợ ông là bà Đào Thị Xuân Yến tiếp tục quản lý chăm sóc và nâng cao giá trị khu nhà vườn này cho đến khi bà tạ thế vào năm 1997. Hiện nay, nhà vườn An Hiên thuộc quyền thừa kế của người con dâu Phan Thị Hoàng Oanh và bốn người cháu nội (hiện đang sinh sống tại Pháp). 

Đậm đà tô mỳ Quảng ếch

Người dân quê ngoại tôi thường có câu cửa miệng “ếch tháng ba, gà tháng chạp” để ca ngợi hương vị thơm ngon của hai loại thực phẩm này vào những thời điểm ấy.

Riêng tôi cảm nhận điều đó qua những lần cùng mẹ về thăm quê ngoại xứ Quảng khi được thưởng thức món mỳ Quảng ếch. Ngày nay, từ Nam chí Bắc, món mỳ Quảng không chỉ xuất hiện tại nơi nó sinh ra mà hầu như có mặt trong thực đơn của không ít nhà hàng trên mọi vùng miền đất nước. 

Về Quy Nhơn ăn ốc vỉa hè

Ở phố, chiều chiều xế xế, có lẽ không gì thích bằng đi dạo biển rồi ghé một quán ốc vỉa hè với giá rất bình dân. 

Ốc, hàu, sò nướng lửa than ngay trước quán thơm phức 

Trong ký ức tuổi thơ của chúng tôi, những đứa trẻ quê biển, không gì hấp dẫn bằng nồi ốc, sò, cua ghẹ của bà Hai Chợ Lớn. Hồi đó, làm gì làm, cứ chiều đến lại mon men vô chợ để… chờ bà Hai gánh nồi ra bán. Trưa, ghe vô, đủ các loại hải sản, ốc át tươi ngon được bà Hai chọn lựa rồi cho vô nồi nấu rồi gánh thẳng đến chợ.

2 thg 6, 2015

Chảnh không cần chỉnh

1.

Báo chí và các trang web viết khá nhiều về quán bánh xèo tôm nhảy Bà Năm ở Tuy Phước, Bình Định. Quán ở khá xa Quy Nhơn: 20 cây số, và nếu đi trễ thì... hết ráng chịu!

Bởi vậy tôi quyết định khởi hành từ Quy Nhơn lúc 6 giờ sáng, dự kiến tới nơi trước 7 giờ để kịp ăn bánh xèo. Tối trước khi đi, bạn tôi (dân Quy Nhơn) nói:
  • Muốn ăn bánh xèo bà Năm, anh phải đi từ 5 giờ sáng!
  • Đi chi sớm vậy? Đó cách đây có 20 cây, đi 1 tiếng là cùng!
  • Là bởi vì đường làng quê, khó đi, và anh không biết đường, phải đi tới 2 tiếng. Tới đó là 7 giờ, trễ hơn là hết!
Sau khi giải thích rằng tôi không phải tự đi mà có bác tài là dân địa phương chở đi, và rằng ngày mai là thứ Sáu, không phải thứ Bảy, Chủ Nhật là những ngày đông khách, anh gật đầu, nói: Vậy 6 giờ chắc cũng được!

Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ trên núi Đá Chồng

Ngoài kiến trúc mang đậm dấu ấn Phật giáo, thiền viện còn thu hút du khách bởi sự kết hợp hài hòa với khung cảnh xung quanh như non nước, làng mạc, đồng ruộng và đầm phá.

Thiền viện tọa lạc tại lưng chừng núi Đá Chồng, thuộc thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan Rang Tháp Chàm khoảng 5 km về hướng đông bắc. 

Thắng cố - món ngon chợ phiên Đồng Văn

Một cái chảo gang lớn đặt trên bếp củi cháy đỏ rừng rực. Trong chảo là đầy đủ lòng non, lòng già, dạ dày, phổi, gan, tiết và những phần thịt thừa trong khi xẻ thịt con ngựa. Vậy là món thắng cố chuẩn bị sẵn sàng.

Thắng cố, món ăn không còn xa lạ với nhiều người du lịch tới vùng Tây Bắc đất nước, nơi cộng đồng các dân tộc Mông, Dao sinh sống. Có thể xem thắng cổ như một món lẩu ngựa của đồng bào miền núi.

Sau khi đã lọc hết phần thịt ngon của con ngựa ra, người ta chế biến thắng cố từ gần như toàn bộ nội tạng và phần xương, thịt, mỡ thừa của con ngựa này. 

Trời Tây Bắc nắng vàng rực, bếp củi được đốt ngay ngoài trời, những chảo thắng cố sùng sục, tỏa  hương hấp dẫn. Một bát thắng cố, thêm một bát rượu ngô. Ăn, uống, chuyện trò đến no say. 

Lai rai gân kiệu xứ Huế

Đến Huế mà chưa thưởng thức món gân kiệu sừn sựt, chua chua, cay cay thì quả là một thiếu sót.

Gân kiệu là món mồi khoái khẩu cho những ai thích “lai rai”, tuy chỉ từ hai nguyên liệu dân dã là gân bò và củ kiệu nhưng để có món ăn thấm gia vị, vừa ăn vừa hít hà quả thực không đơn giản. 

Chút chua chua, giòn giòn của kiệu, chút sừn sựt, ngòn ngọt của gân bò, thêm chút béo của đậu phộng hòa cùng các gia vị đặc trưng của Huế như nước mắm, ớt làm nên món ăn chơi thơm ngon vô đối 

Sức quyến rũ của bề bề

Nếu phải để miêu tả vị ngọt của bề bề (tôm tích, hoặc tôm tít) ở Quảng Ninh, rất khó tìm được một tính từ để điền cho trọn vẹn. 


Chỉ biết là ai lần đầu ăn thử món ăn này, dù là hấp chín bề bề lên, không cho thêm chút gia vị nào, lột vỏ bề bề, chấm với một chút tương ớt đỏ sánh, thế mà nhớ mãi vì sự đậm đà của món ăn vùng biển.

Con bề bề bắt bằng cách kéo lưới. Đấy là cách truyền thống. Thế nhưng nếu có dịp đi ra đảo Quan Lạn của huyện Vân Đồn, bạn sẽ được những đứa trẻ ở đây đưa đi “chộp” bề bề bằng tay. Nghĩa là thế này, nước biển xuống, chỉ còn lấp xấp ngang mắt cá chân, một chiếc đèn pin, một cái xô nhựa, bạn soi đèn xuống mặt nước và nhìn theo dấu hiệu “khả nghi”.