22 thg 9, 2014

Hiền hòa như Biên Hòa, hùng hổ như Biên Hùng!

Tên gọi Biên Hùng thường được dùng để chỉ vùng đất Biên Hòa. Đi ngược dòng thời gian một chút tên Biên Hùng có vẻ còn được ưa chuộng hơn Biên Hòa nữa. Trong bộ sách nổi tiếng Biên Hòa sử lược toàn biên của mình, cụ Lương văn Lựu đã đặt tựa tập 2 là Biên Hùng oai dũng, còn nhà văn Thái Thụy Vi thì đã viết bộ sách về Biên Hòa mang tên Biên Hùng liệt sử. 

Vì sao lại có 2 cái tên mang ý nghĩa hơi ngược nhau như vậy nhỉ? (Hòa là hiền hòa, còn Hùng là hùng dũng)

Có 2 chi tiết đáng chú ý:
  • Tên gọi Biên Hùng có trước tên gọi Biên Hòa
  • Biên Hòa là một địa danh hành chính chính thức, còn Biên Hùng chỉ là một tên gọi tự xưng.
Thuở ban đầu vùng đất Biên Hòa ngày nay có tên Trấn Biên, được đặt từ thời chúa Nguyễn. Trấn nghĩa là gìn giữ, cũng là đơn vị hành chánh có tính quân sự cấp tỉnh. Biên  là chỗ giáp giới bờ cõi. Đến năm 1808, vua Gia Long đổi tên dinh Trấn Biên thành Biên Hòa. Hòa là bình yên, hòa thuận, với mong muốn vùng đất nơi biên cương này được trấn giữ chắc chắn, thuận hoà.

Hải đăng Hòn Khoai


Hòn Khoai còn có tên là hòn Giáng Hương, hòn Độc Lập. Thời Pháp thuộc gọi là đảo Poulo Obi, tuy nhiên, người địa phương vẫn quen gọi là Hòn Khoai vì hình dạng của nó giống như củ khoai khổng lồ. 

Với địa hình đồi, núi, rừng nguyên sinh và bãi biển tuyệt đẹp, Hòn Khoai là một trong những hòn đảo đẹp nhất miền cực nam của nước ta và là một địa danh du lịch hấp dẫn. 

Hải đăng Mũi Điện


Mũi Đại Lãnh còn có tên gọi khác là mũi Điện, mũi Nạy, mũi Diều, hay mũi Kê Gà, thuộc địa phận thôn Phước Tân, xã Hoà Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.

Hải đăng mũi Đại Lãnh được người Pháp xây năm 1890 gồm khối nhà cao 5m. Tháp đèn hải đăng mũi Đại Lãnh là một khối hình trụ thon đều, màu xám, cao 26,5m. Bên trong hải đăng là cầu thang gỗ 110 bậc bóng loáng. 

Hải đăng Vĩnh Thực


Hải đăng Vĩnh Thực tọa lạc tại xã đảo Vĩnh Thực, Vĩnh Thực, huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh, được xây dựng từ năm 1986. Đây là ngọn đèn hải đăng quốc tế do Việt Nam xây dựng và quản lý ở vị trí đầu tiên biên giới biển hình chữ S. 


Hải đăng Lý Sơn


Không chỉ nổi tiếng với danh xưng "Vương quốc tỏi" cùng món đặc sản gỏi tỏi, đảo Lý Sơn còn được các phượt thủ biết đến và yêu thích với ngọn hải đăng nằm ở phía Đông đảo Lý Sơn thuộc xã Lý Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được đưa vào hoạt động năm 1898. 

Điều tuyệt diệu nhất là khi đứng ở trên đỉnh cao nhất của ngọn hải đăng chúng ta có thể nhìn toàn cảnh hòn đảo có bốn bề là biển cả: những con sóng miệt mài xô bờ đá, những ruộng hành, ruộng tỏi tuyệt đẹp và những con thuyền nhỏ bé xinh xinh. Nhưng có lẽ cảm giác khó quên nhất là cảnh hoàng hôn đỏ rực bao trùm biển khơi.
An Huỳnh - Ảnh: Vms North

Hải đăng Mũi Dinh


Hải đăng Mũi Dinh có từ năm 1904, khi toàn quyền Đông Dương Pôn Bô Paul Beau ký lệnh xây đèn biển Mũi Dinh phục vụ những chuyến hải trình ở khu vực. Kiến trúc sư Chavanat, người thiết kế đèn biển Mũi Dinh đã chọn vị trí đắc địa ở độ cao 178m để dựng đèn.

Muốn lên đến Mũi Dinh, bạn phải đi bộ, leo núi, đường dốc ngoằn ngoèo cả tiếng đồng hồ. Bù lại, cái mà Mũi Dinh "chiêu đãi" bạn gió, biển bốn bề hoang sơ, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm xa xa...

An Huỳnh - Ảnh: Vms North

Hải đăng Cửa Gianh


Hải đăng Cửa Gianh tọa lạc ở bờ Nam cửa sông Gianh thuộc xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình và được đưa vào hoạt động năm 1970. 

Hải đăng Cửa Sót


Hải đăng Cửa Sót tọa lạc ở mũi Sót thuộc xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh được xây dựng vào năm 1969, cao khoảng 91m.

Hải đăng Cô Tô


Hải đăng Cô Tô tọa lạc trên quần đảo cùng tên (tỉnh Quảng Ninh), được xây dựng từ cuối thế kỷ 19. Vào thời điểm khánh thành và những năm sau đó, những người “thắp đèn” phải hàng đêm chèo thuyền nan đi đốt đèn biển bằng dầu hỏa. Hiện nay, hải đăng đã được đầu tư chiếu sáng bằng pin năng lượng mặt trời. 

Hải đăng Ba Lạt


Hải đăng Bà Lạt cứng cáp và khoẻ khoắn bởi lớp áo phủ bên ngoài mầu nòng súng.