18 thg 9, 2014

Viếng đền Trần

Đền Trần thuộc thành phố Nam Định, cách Hà Nội khoảng 94km, cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 4km về phía Tây Bắc thuộc phường Lộc Vựng. Là cụm di tích nổi tiếng trong cả nước với lễ hội đền Trần.

Khu di tích đền Trần gồm các hạng mục: ngũ môn, hồ nước, nghi môn, giải vũ, đền Thiên Trường, đền Cổ Trạch và đền Trùng Hoa. Ngũ môn gồm 5 cửa (ba cửa lớn và hai cửa nhỏ). Bước qua ngũ môn vào bên trong sẽ thấy hồ nước có diện tích khoảng 1.000m2. Hồ thoáng, cảnh trí đẹp, cây cao in bóng xuống mặt hồ rất nên thơ, lãng mạn. 

Đền Thiên Trường 

Giang Thơm long lanh đáy nước in trời

Bảy tầng thác Giang Thơm liên hoàn như một dải tóc của sơn nữ đang ngủ quên giữa bạt ngàn núi rừng.

Hố Giang Thơm dưới tán lá rừng 

Giang Thơm là một con suối thuộc thôn 9 (xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, Quảng Nam), cách thành phố Tam Kỳ khoảng 30 km về phía tây nam.

Người dân địa phương quen gọi địa điểm này là “hố Giang Thơm”. Thoạt đầu nghe gọi là “hố”, trong đầu tôi hình dung Giang Thơm chỉ như một cái hồ tự nhiên nằm giữa núi rừng mà thôi. Nhưng nếu nghĩ đó chỉ là “cái hố” không thôi và bỏ qua nó trong “danh bạ” phượt của mình có nghĩa bạn là đã bỏ lỡ cơ hội được chiêm ngưỡng một con suối với 7 tầng thác tự nhiên tuyệt đẹp.

17 thg 9, 2014

Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối...


Đây là ảnh của minh tinh Thẩm Thúy Hằng trên bìa lịch Xuân 1967 của báo Phụ nữ Ngày mai. Thẩm Thúy Hằng là người đẹp nổi tiếng ở miền Nam, và thời ấy bức ảnh này được xem là táo bạo (hic, lạc hậu quá so với bây giờ hả các bạn). Để tôn vinh vẻ đẹp của người đẹp, nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu đã cất công đi chọn một hậu cảnh thiên nhiên thơ mộng nhất. Và cái nền thiên nhiên mà ông đã chọn ấy là suối Lồ Ồ ở Dĩ An, Biên Hòa. (Xin lưu ý rằng thời đó Dĩ An thuộc Biên Hòa chứ không phải Bình Dương như bây giờ nhé).

Suối Lồ Ồ đã từng là một điểm du ngoạn nổi tiếng của vùng Biên Hòa - Sài Gòn. Trong Biên Hòa sử lược toàn biên viết cách đây trên bốn mươi năm, cụ Lương văn Lựu đã viết: Suối Lồ Ồ máy chục năm trước hãy còn hoang vu, là một mục tiêu du ngoạn của giới thanh niên nam nữ, dẫn nhau đến nghỉ trưa, tắm mát.

Khám phá 'chốn thần tiên' ở Vườn quốc gia Tràm Chim

Với hệ động thực vật tự nhiên phong phú và vẫn còn vẹn nguyên vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) được công nhận là khu Ramsar (vùng đất ngập nước đa dạng về sinh học, có tầm quan trọng quốc tế) thứ 4 của Việt Nam, và thứ 2.000 trên thế giới. 

Tràm Chim là nơi lý tưởng khám phá vẻ đẹp của miền sông nước và muốn hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên 

Vườn quốc giaTràm Chim đẹp nhất vào mùa nước nổi (bắt đầu từ tháng 8 đến hết tháng 11). Nếu đến Tràm Chim trong khoảng thời gian này, bạn có thể được ngắm những vạt nước mênh mang bên những đồng cỏ ống, năn kim, lúa trời, sen hồng, sen trắng, những rừng tràm phủ bóng xanh ngát xuống những dòng kênh.

Hòn Cau có trước rồi mới đến... thiên đường

Có thể nói, du khách nào đến với hòn Cau ở Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng dễ bị choáng ngợp trước vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ nhưng không kém phần lãng mạn của một thiên đường nhiệt đới giữa biển khơi.
Nơi đây, bờ cát trắng trải dài dọc theo dãy núi hình cánh cung, xen lẫn là hàng dừa và cây Phong Ba sừng sững chắn gió. Biển hòn Cau xanh bất tận, sâu lắng tiếng sóng vỗ rì rào vào bờ đá, từng làn sóng tung bọt trắng xóa, kéo du khách hòa vào không gian tuyệt vời.

Để đến được hòn Cau vào tháng bảy thật không dễ vì hòn Cau là một hòn đảo nhỏ nằm cách xa đảo chính Côn Sơn (người dân quen gọi là Côn Đảo). Nếu di chuyển bằng tàu thì mất gần hai giờ hoặc mất gần một giờ nếu di chuyển bằng ca nô.

Ngày nay, với nhiều người, hòn Cau có trước rồi mới đến... thiên đường. Nơi đây cảnh vật và thiên nhiên vẫn còn giữ được nét hoang sơ chưa bị tác động nhiều bởi con người.

Do khoảng cách địa lý thuận lợi và được quy hoạch trong phân khu bảo tồn biển của Vườn Quốc gia Côn Đảo nên hệ sinh thái rừng và biển ở hòn Cau còn khá hoang sơ, biển rất sạch và trong.

Bờ biển của Hòn Cau vẫn còn khá sạch và hoang sơ 

10 thg 9, 2014

Hàm Rồng ở... Biên Hòa

Trong Nam, khi nhắc đến Hàm Rồng người ta thường nghĩ ngay đến núi Hàm Rồng ở Pleiku, Gia Lai. Có nhiều lý do khiến địa danh Hàm Rồng Pleiku trở nên quen thuộc:
  • Đại bản doanh của đội bóng đá Hoàng Anh - Gia Lai và học viện bóng đá của HAGL đặt tại Hàm Rồng. Do vậy những người không quan tâm du lịch, địa lý, chỉ quan tâm thể thao cũng biết tên Hàm Rồng.
  • Hàm Rồng là ngọn núi lớn ở Pleiku, từ nhiều vị trí ở TP Pleiku đều có thể nhìn thấy ngọn núi này.
  • Truyền thuyết rằng núi Hàm Rồng là phần dương của núi lửa, còn Biển Hồ Pleiku là phần âm, đem núi Hàm Rồng úp lên Biển Hồ sẽ... vừa khít!
Núi Hàm Rồng ở Gia Lai. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Nằm mơ... tìm đất cho làng

Để dời về làng mới, đồng bào ở Tây nguyên thường cử người đi đến đất mới nằm ngủ một đêm, nếu giấc mơ “ưng cái bụng” thì cả làng đến ở.
Thủ tục “xin đất”


Già làng Thao Dêu làm lễ cúng nơi vừa tìm đất mới (trong lễ phục dựng tìm đất mới ngày 13 và 14.1) - Ảnh: Phạm Anh 

Nghệ nhân Thao La, người Brâu (ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, H.Ngọc Hồi, Kon Tum) kể hơn 100 năm qua, làng Đăk Mế đã 11 lần dời đến nơi ở mới. Ông và cha của Thao La lần lượt từng là già làng nên ông biết nhiều nguyên tắc tìm vùng đất mới. Tất cả đều do già làng định đoạt, chọn những trai tráng và một số người lớn tuổi trung thực trong làng, kiêng cữ ba ngày không được giết con gì để đến ngày đẹp trời theo già làng ra đi. Trên vai đoàn người đi tìm đất mới lập làng là con gà, rượu cần và đồ ăn thức uống đầy đủ. Lội rừng băng suối, hễ nghe phía bên tay phải, con chim xu xi kêu lên thánh thót là điềm lành, được tổ tiên chỉ lối tìm ra đất cho làng. Khi tìm ra vùng đất bằng phẳng, cây xanh tốt, gần nguồn nước là già làng cùng đoàn người tìm đất dừng lại. Thủ tục “xin đất” bắt đầu…

Những hòn đá linh thiêng

Ở Kon Tum có ba hòn đá mà đồng bào bản xứ xem đó là vật thiêng của làng, được thêu dệt bằng những câu chuyện ly kỳ, bí ẩn.

Hòn đá thiêng ở làng Kon Rế - Ảnh: Phạm Anh 

Hòn đá “may mắn”

Làng Kon Rế (xã Ngọc Wang, H.Đăk Hà) có hòn đá được đồng bào Xê Đăng ở địa phương xem là vật thiêng. Theo già làng A Hé, hòn đá được cất dưới một gốc cây lớn nằm phía đông nam nhà rông của làng, có hàng rào tre, lồ ô bao bọc xung quanh. Dẫn chúng tôi đến gốc cây, già làng A Hé kính cẩn, nhẹ nhàng lật lớp rào nhỏ để lộ ra hòn đá cao gần nửa mét, hình lưỡi mác. “Hòn đá thiêng này, chỉ có già làng A De (nay gần 90 tuổi) rõ nhất, sau đó đến tao. Chỉ già làng mới truyền nhau việc này”, A Hé tự hào.

Truyền thuyết 7 hồ ở Măng Đen

Bảy hồ và ba thác nước tuyệt đẹp ở khu du lịch sinh thái Măng Đen (H.Kon Plông, Kon Tum) được người Mơ Nâm địa phương lý giải bằng câu chuyện đắm màu huyền thoại.

Thác Pa Sỹ, một cảnh đẹp thoát tục ở Khu sinh thái du lịch Măng Đen - Ảnh: Hoàng Ngọc 

Già làng A Đồ Ren ở làng Kon Bring (xã Đăk Long, H.Kon PLông) kể, người Mơ Nâm gọi Măng Đen là T'măng Deeng, nghĩa là đất bằng (rộng lớn).

7 thg 9, 2014

Lên núi Ngũ Phong gióng chuông Hòa Bình

Nằm cách thành phố Huế chừng 7 km về phía Tây, đền Huyền Trân (151 đường Thiên Thai, phường An Tây, TP. Huế) với nhiều công trình kiến trúc được xây dựng công phu như điện thờ công chúa Huyền Trân, tượng Phật Di Lặc, tháp chuông Hòa Bình… Đây là một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo người dân địa phương và khách du lịch mỗi khi đến Huế.

Toạ lạc trên diện tích rộng hơn 28 ha, rợp bóng cây xanh, đền Huyền Trân được xây dựng dưới chân núi Ngũ Phong, là một cụm quần thể kiến trúc truyền thống bốn bề đồi núi trùng điệp, phong cảnh hữu tình.