18 thg 2, 2014

Ngày Xuân gặp người lưu giữ hồn Huế

Ngày xuân, mời các bạn đi tham quan "bảo tàng nhà rường tại gia" của nghệ nhân Nguyễn Màn, một lão nông vẫn ngày đêm say mê sưu tập và tìm cách phục chế nhà rường, góp phần lưu giữ “hồn Huế” trên đất cố đô.

Gian nan học nghề

Bước vào tuổi 82, nghệ nhân Nguyễn Màn (thôn Thạch Căn, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế) đã có 50 năm trong nghề phục chế nhà rường. Buổi đầu ông chỉ là một người thợ mộc, vì kế mưu sinh mà phải tha phương cầu thực khắp nơi. Những bước chân không mỏi trên đường mưu sinh qua mỗi miền đất, đã giúp ông thấy rõ không chỉ những ngôi nhà rường cổ kính ở Huế mà cả ở Hội An (Quảng Nam) đang mai một từng ngày. Ông tâm sự: “Những năm sau giải phóng, tui thấy ở phố Bao Vinh (Huế) nhiều ngôi nhà rường người ta dỡ bỏ không thương tiếc. Nhiều vì kèo tui tìm thấy trong... lò đốt bánh mì mà xót lắm!” 

Chơi suối Đá Giăng

Suối Đá Giăng nằm cách trung tâm TP. Nha Trang (Khánh Hòa) 35 km về phía tây nam, kề bên đường lên đỉnh Hòn Bà, một di tích của bác sĩ Yersin thuộc huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Từ Cam Ranh ra hoặc Nha Trang vào đến Suối Dầu rẽ về hướng tây và đi men theo dòng suối bên trái khoảng 15 km thì đến, đường rộng, ô tô hoặc xe máy đều đến tận nơi.

Dòng suối này xuất phát từ vùng núi Hòn Bà; ở độ cao 300 mét (so với mực nước biển) hai dòng suối Đá Hàn và suối Cá nhập lại đổ ra hướng đông. Cũng dòng suối đó, đoạn lòng suối trải rộng với những bãi đá nằm giăng ngang, trải dọc này được gọi là suối Đá Giăng, đoạn dưới hẹp, hai bờ phủ đầy lau lách được gọi tên suối Lau và đoạn cuối ra gần quốc lộ 1 thì mang tên suối Dầu. Càng đi ngược lên thượng nguồn, dòng nước càng chảy xiết, nhiều đoạn tạo thành những thác nước nhỏ, trắng xóa.

Chùa Đất Sét

Thành phố Sóc Trăng có hai ngôi chùa Khmer nổi tiếng là chùa Dơi và chùa Chén Kiểu. Nhưng du khách đến địa phương nầy ai cũng háo hức tìm đến một ngôi chùa Việt cũng nổi tiếng không kém: đó là chùa Đất Sét, di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Sóc Trăng.

Tam quan chùa Đất Sét. 

Chùa Đất Sét, tên chữ là Bửu Sơn Tự, tọa lạc tại số 286 đường Tôn Đức Thắng, khóm 1, phường 5, thành phố Sóc Trăng. Người dân địa phương gọi tên chùa Đất Sét không phải vì nó được xây dựng hoàn toàn bằng đất sét, mà chính vì vật kiến trúc, thờ tự trong chùa được hoàn thành bằng loại vật liệu rẻ tiền, đơn giản là đất sét. Đó mới là điều tài tình và kỳ công của nghệ nhân làm ra nó.

Kỳ thú ghềnh đá Bàn Than

Huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam) có hai địa danh mà bất cứ du khách nào đến đây đều rất thích là biển Rạng (xã Tam Quang) và ghềnh đá Bàn Than (xã Tam Hải). Cả hai địa danh này cách nhau chưa đầy 6km và đều nằm ở phía đông thị trấn Núi Thành khoảng 10km.

«
          Cách thành phố Tam Kỳ chừng 40km về hướng đông nam, ghềnh đá Bàn Than nằm ven theo đường bờ biển Thuận An, nơi con sông Trường Giang đổ ra cửa biển Tam Hải.
                  »
Vậy là một hành trình bụi ngẫu hứng ngoài dự kiến dẫn chúng tôi đến Núi Thành. 5h sáng, chúng tôi bắt đầu xuất phát từ thị trấn Núi Thành. Dọc theo con đường Quốc lộ 1, qua đoạn đường nối 619 đi xã Tam Quang, sau 10 phút đi xe máy, chúng tôi đã có mặt ở Biển Rạng.

Không giống những nơi khác, Biển Rạng không đông đúc, không ồn ào, nó bình lặng, thơ mộng, huyền ảo như một nàng công chúa vẫn còn đang ngái ngủ, đưa nhẹ cánh tay vén tấm rèm trắng đón những tia nắng mặt trời long lanh đầu tiên trong ngày. Yếu ớt, nhẹ nhàng nhưng lại lung linh đến mê hồn như chính cái tên của nó. Biển Rạng có nghĩa là một khung cảnh đẹp đẽ nhất, tuyệt vời nhất, rạng rỡ nhất trước những tia nắng bình minh đầu tiên rọi xuống thế gian. Hình ảnh đôi tình nhân cùng dắt tay nhau đi trên ghềnh đá, cùng tắm biển vui đùa thỏa thích trong một không gian chỉ có 2 người và trời đất khiến chúng tôi không thể không nghĩ Biển Rạng như một món quà thiên nhiên vô giá được đặt tại đó để làm sinh sôi, nảy nở cho những mối tình cảm đẹp đẽ của con người.

Thú vị lễ hội ‘ngoại tình hợp pháp’ ở Việt Nam

Ngày 16 (âm lịch) hằng năm, đồng bào Ma Coong ở Thượng Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) lại tổ chức đêm hội đập trống cầu mưa thuận gió hoà, ngô lúa tốt tươi, người người khỏe mạnh. Đặc biệt dịp này mọi người có thể hẹn hò, tình tự “hợp pháp” với nhau.

Lễ hội đặc biệt

Đúng dịp cuối tuần, đường xá thông suốt nên lễ hội năm nay đón lượng khách đổ về nhiều hơn mọi năm. Không chỉ có dân các bản ở xã Thượng Trạch, Tân Trạch mà các bạn Lào và người Kinh ở các nơi cũng đến tham gia lễ hội với dân bản.

Lễ hội quan trọng nhất của người Ma Coong diễn ra theo những quy định rất nghiêm ngặt và chặt chẽ, thường có hai phần là phần Lễ và phần Hội.

Chuẩn bị chiếc trống cho đêm lễ hội

9 thg 2, 2014

Những chiếc cầu ở miền Tây

Hai Ẩu làm hướng dẫn viên cho du khách nước ngoài tham quan miền Tây Nam bộ. Chỉ những chiếc cầu tre lắc lẻo, Hai Ẩu nói:

Cầu tre là nét đặc trưng của miền Tây Nam bộ. Đó là những thân tre được bắc qua kinh, qua rạch để làm cầu. Hình ảnh chiếc cầu tre thân thương đã đi vào ca dao, lời ru của má, như:


Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi

Cầu tre còn đi vào lời ca, như

Làng tôi, nghe đu đưa mấy nhịp cầu tre
Làng bên, băng qua kinh nối tình miền quê.


Tình rừng

Đối với người Việt, rừng không chỉ là vàng, mà còn được ví như lá phổi xanh của đất nước. Để tìm hiểu vai trò, ý nghĩa đặc biệt của những cánh rừng trong các khu vườn quốc gia đối với cuộc sống hôm nay và ngày mai, chúng tôi đã thực hiện một chuyến xuyên rừng quốc gia Xuân Sơn (thuộc huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ). Chuyến đi tới những điểm đến mới lạ đã mang lại cho chúng tôi khá nhiều cảm xúc.

Qua rừng cọ, đồi chè

Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ, đồi chè đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát…

Những đồi chè Thanh Sơn như chạy tới tận chân trời

Đặc sắc Lễ hội Gầu tào

Lễ hội Gầu tào của đồng bào Mông ở thôn Gì Thàng, xã Thải Giàng phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai diễn ra từ ngày mùng 3 đến 6 Tết.


Tết Giáp Ngọ 2014 là năm thứ ba Lễ hội Gầu tào, còn gọi là Lễ hội Say sán được tổ chức, cũng là năm cuối theo chu kỳ tổ chức lễ hội của đồng bào Mông ở địa phương.
Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào dân tộc Mông, với những nghi thức, hoạt động văn hóa - văn nghệ dân gian, thể dục - thể thao dân tộc đậm đà bản sắc truyền thống dân tộc, nguyên sơ, độc đáo, đặc sắc.

8 thg 2, 2014

Khám phá cảnh đẹp Bình Lập

Cách Nha Trang khoảng 90km và cách trung tâm thành phố Cam Ranh khoảng 30km, Bình Lập, một thôn nhỏ của xã Cam Lập đang được giới du lịch chú ý bởi nơi đây có hai bãi biển rất đẹp và một làng chài nằm dưới chân núi khá nên thơ.


Ngày trước, muốn đến Bình Lập phải đi ghe mất hai tiếng từ Cảng Ba Ngòi bởi thôn này nằm biệt lập với đất liền, sau lưng là núi bao bọc, trước mặt là biển khơi mênh mông. Dân cư sống rải rác trên ba khu vực là Bãi Ngang, Bãi Lao và Tàu Bể.

Từ năm 2007, con đường dài hơn mười cây số nối liền từ xã Cam Lập vào tận làng Tàu Bể, điểm cuối cùng của Bình Lập mới được xây dựng. Con đường này còn có một nhánh rẽ đi vào tỉnh Ninh Thuận dọc theo biển.

Hoa trong món ăn Việt

Ngày xuân xin kể hầu bạn đọc vài thứ hoa trên bàn ăn người Việt, từ món vua ngự cao sang ở cung đình đến mâm cơm dân dã thơm mùi gạo mới.

Đầu tiên là hoa thiên lý Xuân - Hè ba miền đều có. Hoa thiên lý dùng nấu canh, là món ăn dân dã mà sang trọng. “Thương chồng nấu cháo le le/ Nấu canh thiên lý, nấu chè hạt sen”, nghĩa là hoa thiên lý nằm trong các món bổ, tráng dương.

Hoa thiên lý còn dùng xào với thịt bò, làm rau sống nhúng lẩu. Hoa thiên lý phải hái lúc sáng sớm, màu hoa còn xanh mướt, lúc đó vị hoa sẽ ngọt hơn. Canh thiên lý chỉ nấu một nhúm hoa thôi, hương đã tỏa thơm ngát, đã khiến người thưởng thức hứng khởi lạ thường. Thịt heo nạc băm nhỏ, hay tôm tươi lột nõn, điểm thêm ít măng vòi, bắp non, rau tập tàng, nêm tiêu, hành, mắm ruốc cho vừa ăn, xào thịt hay tôm xong mới bỏ hoa thiên lý vào.