22 thg 11, 2013

Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn

Hồi mới giải phóng, lứa tuổi teen như tôi (teen là nói theo kiểu bây giờ cho dễ hiểu, chớ hồi đó không có khái niệm teen à nghen!) khoái hát bài Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây (nhạc: Hoàng Hiệp - thơ: Phạm Tiến Duật). Khoái hát bởi vì đó là bản nhạc trữ tình lãng mạn và êm ái hiếm hoi giữa vô số những bài hung hăng, gào thét khác (Tiến về Sài Gòn, Sài Gòn quật khởi, Bão nổi lên rồi...).

Bài hát mở đầu nhẹ nhàng như lời tâm sự:


Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây

và kết thúc bằng âm điệu vút cao tha thiết


Từ bên em đưa sang bên nơi anh
Những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến
như tình yêu nối lời vô tận
Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn


Đuông dừa, đặc sản miền Tây Nam Bộ

Người miền Tây đã chế biến đuông dừa thành nhiều món ngon như: đuông dừa nướng, đuông ngâm nước mắm hay chiên bơ...

Với nhiều người, việc nhìn những con đuông dừa to bằng ngón tay ngọ nguậy là đã thấy lạnh sống lưng. Nhưng với người dân miền Tây thì đó là một tặng vật của thiên nhiên, một đặc sản mà không phải lúc nào cũng có. Ở miền Tây, đuông dừa có nhiều nhất ở Bến Tre, nơi có các cánh rừng dừa bạt ngàn. Tuy là loại vật có hại, vì cây dừa nào bị chúng đục khoét thân đều bị chết, nhưng đuông dừa là nguồn nguyên liệu để chế biến nên nhiều món ăn thơm béo, ngon miệng.

Hàng năm, cứ vào mùa mưa là những con bọ rầy bắt đầu đục khoét vào ngọn dừa để sinh trứng. Khi nở thành ấu trùng, chúng bắt đầu ăn hủ dừa đến khi cây dừa héo úa cũng là lúc những con đuông dừa đã to béo. Khi đó, người dân chỉ cần đốn hạ cây dừa là có thể bắt đuông để chế biến thành những món ăn. 

Đuông thường sống trong các ngọn cây dừa, chúng to bằng ngón tay út, có màu trắng, béo tròn. Ảnh: Tiêu Phong. 

Đến Huế nhớ ăn bánh canh cá tràu

Bánh canh cá tràu phải ăn khi đang nóng, rắc thêm ớt bột, hạt tiêu… Ảnh: Sao Mai 

Tuy chỉ là món ăn dân dã và phổ biến ở Huế, nhưng để chế biến được một tô bánh canh cá tràu ngon đúng vị… món ăn này cũng đòi hỏi người chế biến phải tỉ mẩn và khéo léo. Ở Huế, bánh canh có nhiều cách chế biến khác nhau, như bánh canh nấu tôm, chả cua, bò viên, da heo... Tuy nhiên, đặc sắc và thu hút nhất vẫn là bánh canh cá tràu (người Bắc gọi là cá quả, miền Nam gọi đó là cá lóc).

Bánh canh cá tràu là món trông có vẻ bình dân nhưng trong đó lại chứa đựng sự tinh tế, cầu kì ở công đoạn chế biến, chính điều này đã mang đến cho ẩm thực cố đô sự phong phú khiến bất cứ ai cũng phải ấn tượng.

Thác Tầm Du: Tiềm năng cho du lịch sinh thái

Cách xã Phan Điền khoảng 5 cây số, men theo bìa rừng khoảng 15 phút đường bộ, những ai thích khám phá sẽ rất thích thú với cảnh đẹp nơi đây đã được thiên nhiên ưu ái ban tặng. Dân địa phương quen gọi nơi hùng vĩ này là thác Tầm Du, không ai biết tên gọi ấy xuất phát từ đâu và có ý nghĩa như thế nào, nhưng ai đã đến một lần cũng muốn trở lại. 

Theo dân địa phương, ở khu vực này có rất nhiều thác, càng vào sâu bên trong (phía rừng), cảnh càng đẹp, càng hùng vĩ. Tuy nhiên, những người đi du lịch dã ngoại chỉ dừng chân ở thác Tầm Du bởi đường đi còn hiểm trở. Đến đây, mọi người tha hồ đắm mình trong dòng nước mát lạnh. Lên càng cao thác đổ càng mạnh, không khí càng trong lành. Khung cảnh ở đây gần giống với thác Bà (Tánh Linh), rất thích hợp cho du lịch sinh thái nếu được khai thác hết tiềm năng. 







M.Vân

Biển đen vẫn đen, người đi sao đành?

Mười năm trước, tôi đến bãi biển Thừa Đức thuộc huyện Bình Đại, Bến Tre với sự tò mò muốn biết biển miền Tây khác biển Vũng Tàu và biển miền Trung thế nào. Đường đi không xa lắm (hơn 130 km nếu xuất phát từ TPHCM, hơn 160 km nếu xuất phát từ Biên Hòa) nhưng cực kỳ khó đi và mất thời gian. Hồi đó chưa có cầu Rạch Miễu, qua phà Rạch Miễu lâu lắc lâu lơ. Qua đến thị xã Bến Tre (hồi đó chưa là thành phố) đường từ đó về Bình Đại nhỏ và xấu, rất khó đi. Còn từ trung tâm huyện Bình Đại ra đến xã Thừa Đức - nơi có bãi biển - lại càng khó đi hơn nữa, đến mức có thể gọi là không có đường cũng được.

Và đến nơi, thật thất vọng. Biển đen ngòm như thế này:



21 thg 11, 2013

Quế Trà Bồng - thơm nồng đặc sản quà tặng Việt Nam

Đồng bào dân tộc Cor ở hai huyện Trà Bồng và Tây Trà (Quảng Ngãi) đang có một niềm vui chung vì quế Trà Bồng nằm trong số 8 đặc sản quà tặng Việt Nam vừa được xác lập là kỷ lục châu Á mới.

Vỏ quế Trà Bồng 

Tin vui này đến trong thời điểm tháng 11, mưa bão đầy trời chứ không phải mùa thu hoạch quế vụ đầu tiên (bắt đầu từ sau Tết Nguyên đán hay vụ quế “hậu” trong tháng 7 âm lịch hằng năm) nhưng cũng làm nức lòng người trồng quế ở hai huyện này.

Về miền Tây, ăn cá rô rang muối


Ở ĐBSCL, nguồn cá đồng rất phong phú. Trong đó, cá rô là loài có khá nhiều trong các kinh rạch, đầm lung, ruộng cỏ ngập nước. Cá rô có con bằng 3 ngón tay người lớn khép lại, mập ú và thịt dẽ dặt, thơm ngon.

Mùa nước nổi hoặc khi trời sa mưa, cá rô lên ruộng để kiếm thức ăn là những bông lúa rụng, hoặc những hạt lúa chét tái sinh sau vụ gặt trước. Cá rô lớn rất nhanh và mập béo vì lúc này thức ăn trong thiên nhiên rất phong phú. Cá rô to độ 2- 3 ngón tay, người ta gọi cá “rô mề”, nhỏ bé hơn gọi là cá rô “mén”. Cá “rô biển” mình bầu, dẹt có màu đen sáng. Cá rô thịt dẽ dặt, thơm ngon. Cá rô mề là loại ngon nhất và rất có giá trị thương phẩm.


Rau càng cua ruộng


Miền Tây Nam Bộ là xứ sở của biết bao loài rau đồng. Riêng Trà Vinh quê tôi, có một loài rau rất ngon, rất dễ ăn có tên “rau càng cua ruộng”.

Khác với rau càng cua mọc trên bờ, càng cua ruộng mọc lẫn trong ruộng lúa hay những chỗ nước đọng. Thân rau dài, mình nước thường cao cỡ hai tấc đến bốn tấc nếu chỗ nước sâu và có phân bón cho lúa tốt.

Nhớ lúc còn nhỏ, vừa dọn nhà ở quê ra, mỗi khi thấy rau càng cua ruộng được bán ở chợ thì má tôi không thể bỏ qua. Má thường kho mắm, kho tép hoặc một mớ cá hủn hỉn để chấm rau càng cua. Mùi vị của rau dễ ăn. Ngay cả đám con nít chúng tôi cũng rất thích.


Món ngon từ da cá mập

Rất ít người hình dung da cá mập có thể chế biến thành món ăn ngon. Hiện nay, tại những nơi chế biến thịt cá mập ở Bình Thuận như: thôn Thanh Linh, xã Tân Phước, thị xã La Gi; các xã Đông Hải, Tam Thanh và Ngũ Phụng (Phú Quý), da cá mập được thương nhân (đa số là Trung Quốc) đặt mua không hạn chế số lượng.

Chị Phạm Thị Mười, một trong những người chế biến khô da cá mập ở Tam Thanh, nói: “Thấy họ mua da thì bán chớ có biết họ làm gì!?”. Theo nhiều người, một con cá mập con, dài trên 1 m, đường kính thân nơi to nhất từ 20 - 25cm, sau khi xẻ thịt cho một lớp da dày phơi khô trọng lượng khoảng 300gr, hoặc hơn tùy theo việc lóc thịt. 



20 thg 11, 2013

Khám phá Thẩm Púa - "hang ông Giáp"

Là nơi đặt huy đầu tiên của chiến dịch Điện Biên Phủ và được người dân bản địa gọi là hang "ông Giáp", nhưng hang Thẩm Púa còn ít được nhiều người biết đến khi đến thăm địa danh "lừng lấy năm châu, chấn động địa cầu" này.

Hang Thẩm Púa 

Sau hơn 400km theo đường QL6 từ Hà Nội và vượt qua con đèo Pha Đin - một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam - chúng tôi đặt chân tới Điện Biên, vùng đất một thời oanh liệt của cha ông với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng danh. Theo lịch trình, cả nhóm cũng thăm thú các địa danh lừng lẫy Đồi A1, Hầm tướng Đờ-Cát, cánh đồng Mường Thanh...

Nhưng cứ thấy như đã bỏ quên điều gì đó.