27 thg 9, 2013

Bảo tàng Lâm Đồng - Điểm đến 3 trong 1

Mỗi năm ước chừng Đà Lạt có gần 3 triệu lượt du khách ghé thăm, trong đó chỉ có chừng hơn 20.000 người đến Bảo tàng Lâm Đồng, nghĩa là chưa tới 1% (số liệu năm 2012). Bạn có nằm trong số hơn 99% du khách đến Đà Lạt mà không biết Bảo tàng Lâm Đồng chăng? Nếu phải thì đáng tiếc lắm đó bạn, vì đây là một điểm đến rất tuyệt vời!



Bảo tàng Lâm Đồng nằm tại số 4 Hùng Vương, TP Đà Lạt, trong khuôn viên 3 ha. Nơi này xưa kia là dinh thự của ông Nguyễn Hữu Hào, thân phụ của Nam Phương hoàng hậu. Bảo tàng Lâm Đồng chỉ mới dời về đây từ năm 1999, và tòa nhà trưng bày mới hoàn thành, đón khách tham quan từ cuối năm 2010. Đó cũng là lý do vì sao chưa có nhiều người biết địa điểm tham quan lý thú này. (Tuy nhiên, phải xác định rằng con số hơn 20.000 người đến thăm một năm là một con số rất lớn đối với nhà bảo tàng, nếu ta biết các bảo tàng lớn khác chỉ ở mức 5.000 - 6.000 khách mỗi năm).

Đường lên nóc nhà Đông Nam Bộ trên núi Bà Đen

Với chiều cao 986 m, núi Bà Đen được mệnh danh là “nóc nhà” Đông Nam Bộ. Không chỉ hút du khách hành hương lễ phật, núi Bà Đen còn là điểm đến hấp dẫn của người đam mê leo núi.

Núi Bà Đen nằm trong quần thể di tích Núi Bà thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hoà Thành, cách thị xã Tây Ninh 11 km về phía đông bắc. So với hai ngọn núi còn lại trong quần thể là Núi Heo và Núi Phụng, Núi Bà Đen nổi bật với chiều cao 986 m và là ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ. Quanh năm mây trắng lượn quanh đỉnh núi khiến Bà Đen trông giống như đang khoác một tấm lụa mỏng, bởi vậy núi còn có tên gọi Vân Sơn. Nhìn từ xa, núi Bà Ðen sừng sững như một chiếc nón úp giữa đồng bằng, nửa như muốn thách thức, nửa như quyến rũ khách du lịch ghé thăm. 

Núi Bà Đen nhìn từ xa mờ ảo trong làn mây che phủ. Ảnh: duongbo.vn 


Mây luồn Thung Khe

Nằm giữa Tân Lạc và Mai Châu (Hòa Bình) trên đường quốc lộ 6, đèo Thung Khe hay đèo Đá Trắng buổi sớm là bầu trời trong trẻo, buổi trưa là nắng gắt trời xanh, buổi chiều dìu dịu với ánh nắng chiều và đêm là sương mù giăng khắp lối.

Đã có rất nhiều người đi qua đèo Thung Khe mà không nhớ tên của con đèo trên mảnh đất Hòa Bình này. Đèo không hùng vĩ như Ô Quy Hồ đất Lào Cai, không cheo leo như Mã Pì Lèng của đất Hà Giang nhưng lại chứa đựng vô vàn hiểm nguy bất ngờ đối với bất kỳ tay lái nào.

Từ Phú Cường, Tân Lạc, con đèo bắt đầu đi mãi dần lên cùng cảnh sắc Hòa Bình thay đổi không ngừng. Đèo dốc chỉ khoảng 7, 8 và cao nhất tầm 10 độ chạy xuyên qua những dãy núi thấp. Quanh cảnh núi đồi chập chùng với thung lũng xanh mát lạnh. Từ xa, đã thấy đỉnh đèo bên dốc đá trắng, nơi luôn có sẵn vài lán bán ngô, bán cơm lam cho khách dừng chân nghỉ ngơi và ngắm cảnh. Dốc xuống xuôi về phía Mai Châu và con đèo kết thúc tại ngã ba Tòng Đậu. Trước đó, bạn có thể ngắm cảnh Mai Châu tuyệt đẹp dưới chân đèo. 

Đường vượt đèo Thung Khe trong buổi trưa là nắng vàng rót mật cùng mây trắng, trời xanh. 

Thung Khe không có những dốc đứng, không có những cua tay áo cháy phanh nhưng lại nguy hiểm bởi những chiếc xe tải ngược xuôi mỗi ngày cùng màn sương mù đặc quánh mỗi chiều xuống và buổi sớm cản trở tầm nhìn.

Hình ảnh hang Sơn Đoòng đang “lan tỏa” trên thế giới

Hình ảnh hang động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng (Phong Nha, Quảng Bình) đang “lan tỏa” trên các phương tiện truyền thông thế giới.

Đoàn du khách quốc tế đầu tiên thám hiểm hang Sơn Đoòng trong tháng 8-2013 - Ảnh: tripadvisor.com

26 thg 9, 2013

Đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ

Câu chuyện tôi sắp kể không phải chuyện đời xưa, mà là chuyện năm 2007 – và nơi xảy ra chuyện không phải một xứ sở thần tiên nào mà chính là một nơi trên đất nước Việt Nam của chúng ta. Thế nhưng do đặc điểm của câu chuyện, xin hãy gọi nó là chuyện cổ tích vậy nhé!

Khi chúng tôi gửi xe hai bánh để vào chợ Dương Đông (Phú Quốc), tôi lúng túng chờ hoài mà chẳng thấy người ta đưa cho mình chiếc thẻ giữ xe. Rồi đến khi lấy xe cũng thế, cũng chẳng cần giấy tờ gì cả mà người giữ xe chỉ tỉnh bơ:  “Xe nào của ông, ông cứ lấy!”.



Con đường nối biển và hoa

Con đường mới nối TP biển Nha Trang với TP hoa Đà Lạt dài 138 km. Với chúng tôi, mỗi cuộc hành trình trên con đường nối biển và hoa này đều là một cuộc du ngoạn hết sức thú vị.

Từ Nha Trang, đi khoảng 50 km, băng qua những cánh đồng lúa xanh ngắt và nương rẫy bạt ngàn, chúng tôi dừng lại tại một điểm nghỉ chân tuyệt đẹp có tên là cầu Bến Lội. Sau khi nghỉ ngơi, thăm thú phong cảnh, khỏa chân xuống dòng nước trong vắt chảy lơ thơ qua những lớp sỏi của dòng sông cạn, cả đòan tiếp tục cuộc hành trình vượt con đèo dài nhất Việt Nam: đèo Khánh Lê, dài hơn 30 km. 

Đường đèo gấp khúc ngoằn nghoèo giữa những vách đá cheo leo, lên xuống, quanh co liên tục 


Ăn bánh đa cua đất cảng Hải Phòng

Hải Phòng có món đặc sản nổi tiếng mà đi đâu ăn cũng không bằng. Ấy là bánh đa cua. Không hiểu tại bát bánh đa cua mặn mòi vị biển, hội tụ tinh hoa của ẩm thực đất cảng hay không mà ai cũng muốn được thưởng thức món bánh đa cua “chính hiệu” ở nơi này.

Tô bánh đa cua đủ sắc màu và mùi vị - Ảnh: Thủy Trần

Cách đây 3-4 năm đã thấy Hà Nội - Hải Phòng gần ghê lắm. Ra bến xe phía bắc, Lương Yên - Gia Lâm là đón ngay được xe chất lượng cao về đất cảng rồi. Sau hai tiếng ngủ ngon trên xe đã là chiều cuối tuần và phải hỏi nhau: Hôm nay ăn gì?

Ăn cá éc nướng mọi vùng ngập lũ

Cá éc có quanh năm nhưng thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa nước nổi, từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch. Mùa này về vùng ngập lũ An Giang, bạn đừng quên tìm cho mình món ăn dân dã nhưng cực kỳ ấn tượng này.

Cá éc mới đánh bắt - Ảnh: H.Vũ

Bà con miệt đồng thường giải thích ngắn gọn khi có ai hỏi về cái tên cá là lạ: “Cá éc cũng như... cá ét” vì loài cá này khi vừa bắt lên khỏi mặt nước thường phát ra âm thanh... “éc, éc”.

25 thg 9, 2013

Mùa vàng Bát Xát

Những ngày tháng 9 này, trên khắp các mạng xã hội, nhiều nhóm rủ nhau tổ chức các chuyến đi "thăm lúa". Đặc biệt là Bát Xát (Lào Cai) với những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ.


Bát Xát đang bước vào thu với phong cảnh mùa lúa chín vàng đẹp như mơ trên những thửa ruộng bậc thang nằm dưới chân đỉnh Nhù Cồ San hùng vĩ. Đây là mùa đẹp nhất ở vùng núi cao xã Ý Tý, A Lù, Ngải Thầu thuộc huyện Bát Xát với những đồng ruộng bậc thang như những chiếc thang trời ở các bản làng.

Lung linh lồng đèn Phú Bình

Hơn nửa thế kỷ qua, lồng đèn Phú Bình (phường 5, quận 11, Tp. Hồ Chí Minh) vẫn luôn là nơi gửi gắm những ước mơ, phép nhiệm mầu trong tâm hồn ngây thơ của biết bao thế hệ trẻ thơ qua những nét hoa văn rực rỡ, hình tượng phong phú của con cá, con tôm, nai đủ màu vàng, xanh, đỏ… 

Chúng tôi đến giáo xứ Phú Bình khi đêm rằm tháng Tám cận kề để chứng kiến khung cảnh tất bật hoàn thiện những “mẻ” lồng đèn cuối cùng sẽ vận chuyển đi khắp nơi tiêu thụ. Theo các nghệ nhân cao niên ở Phú Bình, nghề làm lồng đèn của giáo xứ có nguồn gốc từ làng nghề ở Bác Cổ (Nam Định). Những người dân di cư ở đây đã mang theo nghề của cha ông rồi cứ thế tiếp tục lưu giữ và truyền lại cho đến ngày nay.

Trong ngôi nhà có 4 thế hệ, với gần 100 năm làm lồng đèn từ khi còn ở Nam Định, chị Nguyễn Thị Ánh Loan chia sẻ cách thực hiện một chiếc lồng đèn hoàn chỉnh. Tấc cả phải trải qua hơn 10 công đoạn từ chẻ lồ ô (một loại giống tre rỗng ruột ), kết kẽm, tạo hình, dán giấy, vẽ hoa văn... Với nguyên liệu làm khung đèn là lồ ô thì giấy dán đèn phải có màu đỏ, đẹp. Tuy vậy, cách tạo hình, dán và những họa tiết trang trí trên đèn mới là yếu tố quyết định làm nên nét đặc thù của từng chiếc đèn. Đây là những công đoạn đòi hỏi không chỉ khéo tay mà còn phải có khiếu vẽ, sự tỉ mẩn, kiên trì của nghệ nhân.