22 thg 6, 2013

Lên rừng uống rượu tà-pai

Người Raglai ở đất É Lâm gọi rượu cần là tà-pai. Như đồng bào các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên, ngày thường chủ nhân của tiếng đàn Chapi hiếm khi uống rượu tà-pai. Người Raglai chỉ vít cần rượu những khi buôn làng có lễ hội, nhất là vào dịp cuối năm, khi lúa đầy bồ, khi núi rừng khoác màu xanh áo mới.

Người Raglai làm rượu cần rất công phu với nguyên liệu gồm nhiều loại rễ cây, lá rừng có vị thuốc. Cũng chính vì vậy mà rượu cần Raglai rất thơm ngon và bổ dưỡng, ai đó đã vít cần một lần hẳn sẽ mãi đắm say, ngây ngất!

Một lần đến É Lâm, tôi hết tỉnh lại say. Say không chỉ vì men rượu tà-pai đượm nồng mà còn vì tình đất tình người miền sơn cước!


Huyền bí ngôi tháp cổ 7 tầng trên núi Đề Liêm

Lần theo lời kể của những người lớn tuổi sinh sống tại Hà Tiên, chúng tôi đến phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang để tìm ngôi tháp cổ 7 tầng nổi tiếng linh thiêng. Tại chân núi Đề Liêm, chúng tôi phải vượt qua một nghĩa địa rêu phong, leo lên sườn dốc dựng đứng khoảng 70 mét mới đến được ngôi tháp cổ gần 300 năm tuổi. 

Tấm bia bị mất một góc do đạn của lính Pôn Pốt.

Những chuyện lạ kỳ

Từ xa chúng tôi chỉ thấy đó là một cây bồ đề đại thụ có nhiều thân rễ chằng chịt đứng sừng sững nơi lưng chừng núi. Khi đến tận nơi, chúng tôi mới nhận ra, ngôi tháp nằm lọt thỏm giữa những thân rễ chằng chịt của cây bồ đề. Từ trên chót đỉnh của tháp, những dây rễ rất to của cây bồ đề tủa xuống ôm vào lòng gần như toàn bộ diện tích bên ngoài tháp.

21 thg 6, 2013

Quảng Bình - Điểm hẹn miền Trung

Với quần thể hơn 300 hang động lớn nhỏ và đường bờ biển dài 116km có những triền cát trắng tuyệt đẹp, Quảng Bình đang trở thành điểm du lịch đầy tiềm năng trong hệ thống “Con đường di sản miền Trung”. 

Từ “vương quốc” hang động phía Tây

Ngược về phía Tây Bắc, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50km, chúng tôi đến Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Từ trên đường Hồ Chí Minh, nhìn lên vách núi đá vôi sừng sững, dòng chữ “Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng” hiện lên như một lời mời hứa hẹn nhiều thú vị trong hành trình khám phá nơi đây.

Được mệnh danh là “vương quốc hang động”, hiện nay Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng đang thu hút du khách trong nước và quốc tế tới tham quan vì có nhiều hang động nổi tiếng như: động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường, hang Tối, hang Én, hang Sơn Đoòng…

Anh Luke Ford, du khách người Anh, lần thứ 3 quay trở lại chinh phục và khảo sát hang động Quảng Bình chia sẻ: “So với các hang động khác tôi từng tham quan ở các nơi thì hang động ở Quảng Bình khó đi hơn một chút nhưng cảnh sắc lại đẹp và hoang sơ hơn nhiều”.

Vẻ đẹp cổ xưa ở Tiên Lục, Bắc Giang

Cách thành phố Hà Nội khoảng 80km, cụm di tích Tiên Lục là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật và các lễ hội đặc sắc của tỉnh Bắc Giang. Quần thể thắng cảnh nằm giữa vùng đất trung du đầy sức sống này có vẻ đẹp vừa thơ mộng, vừa cổ kính, rất đáng để khách phương xa ghé thăm.

Điểm đến thứ nhất ở Tiên Lục là cây dã hương ngàn năm tuổi tỏa bóng mát trên một sườn đồi có nhiều kiến trúc cổ. Dù ruột đã bị rỗng, cây vẫn quanh năm xanh tốt.

Đình Viễn Sơn


Món ngon gié bò vùng đất võ

Khi đến với mảnh đất Bình Định, ngoài những món đặc sản như nem, bánh tráng dừa,…thường được du khách mua về làm quà thì món gié bò ăn ngay tại chỗ khiến ai cũng muốn tìm để thưởng thức một lần cho biết. 

Gié bò là loại món ăn bình dân hợp với túi tiền của mọi người, du khách vừa có thể thưởng thức ăn chơi hay ăn đến no bụng. Nguồn gốc của món ăn này có từ thời Tây Sơn của đồng bào dân tộc Ba Na vùng đất Bình Định được lưu truyền cho đến ngày nay. Hàng năm, khi vào dịp lễ hội Đống Đa hay ngày Tết, các quán ăn ở địa phương đều có món gié bò để phục vụ khách hành hương thăm quê của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Để làm món gié bò khi mổ bò người ta chọn khúc ruột non ngon nhất, còn tươi, bên trong ruột còn chất nhầy trong xanh có vị đắng và hôi gọi là gié. Xổ phần gié trong ruột non ra, ruột để riêng. Ướp muối, tiêu, hành, tỏi băm nhỏ vào gié trong mươi phút cho ngấm.

Thơm ngon tô gié bò nhâm nhi với rượu Bầu Đá. 


Bí ẩn khu lăng mộ của các gru giữa rừng già Yok Đôn

Nhắc đến Vườn Quốc gia (VQG) Yok Đôn (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk), người ta thường liên tưởng đến khung cảnh núi rừng hoang, nơi vẫn còn sự hiện diện của những khu rừng nguyên sinh ngút ngàn cùng những đàn voi rừng, bò tót và có cả mãnh hổ quý hiếm! VQG Yok Đôn hấp dẫn du khách bởi khung cảnh núi rừng hoang sơ đến kỳ lạ. Thông thường để thưởng ngoạn cảnh sắc nơi đây, du khách thường cưỡi voi băng dòng Sêrêpốk hùng vĩ.

Bia lập công tại mộ cụ Y Dot Knul.

Quá trình cưỡi voi chiêm ngưỡng rừng như thế thường chỉ dừng lại trong vòng 30 phút không đủ để khách lãng du khám phá hết những bí ẩn của rừng già. Bởi giữa nơi rừng sâu, không chỉ có muông thú và cây rừng, nếu chịu khó khám phá, người ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp những điều kỳ lạ!

Biến tướng rừng ma Ia K’reng

Là địa bàn cư trú lâu đời của tộc người Jrai, Ia K'reng là xã vùng cao xa xôi cách trở nhất của huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai. Xã nằm chênh vênh trên đỉnh đèo Sê San dài 33km với vô số đoạn cua ngoặt, đường đèo khúc khuỷu, hiểm trở. Do tách biệt gần như hoàn toàn với thế giới bên ngoài nên đồng bào bản địa nơi đây còn lưu giữ nhiều bản sắc lạ đậm dấu ấn thuở hồng hoang. Nổi bật nhất là những khu rừng ma với tượng nhà mồ trầm mặc, bí hiểm.

Một tượng mặt người buồn ra-coon hiếm hoi ở rừng ma.

Từng được nhiều nhà dân tộc học, các chuyên gia văn hóa, những ai quan tâm đến nghệ thuật tạc tượng nhà mồ thường xuyên tìm đến chiêm ngưỡng, nghiên cứu vì những nét đặc sắc hiếm gặp trong văn hóa tộc người chốn rừng sâu, tuy nhiên, rừng ma ở Ia K'reng ngày nay xuất hiện những biến dạng… đáng sợ!


Lạ lẫm Ba Na: Tục lệ bú vú kết nghĩa

Xã Đắk-Rơ-Wa (thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum) là địa bàn cư trú lâu đời của tộc người Xơ-đăng, Jrai và Bana. Trong những ngày lưu lại vùng đất xa xôi cách trở này để tìm hiểu những hủ tục có từ ngàn xưa, chúng tôi biết đến hủ tục rùng rợn - chôn sống con theo mẹ mà người vùng cao gọi là "dọ-tơm-amí". Nhưng vùng đất này còn có một tục lệ lạ kỳ… bú vú kết nghĩa.

Bé Pi-an, đứa trẻ may mắn thoát khỏi hủ tục chôn sống theo mẹ được nuôi dưỡng ở Mái ấm Vinh Sơn 1 - Kon Tum.


12 thg 6, 2013

Mộc Châu – Sơn La: một trải nghiệm khác!

Có những vùng miền của đất nước mà mỗi bước chân đi, mỗi khung hình bấm được cứ làm lòng ta thắt lại. Vì những mặt người trong những khung hình đó, dường như cả đời chưa một lần no đủ. Nên những tấm ảnh gây nhiều cảm xúc nhất, lại là những tấm ảnh chụp cảnh lầm than, cơ cực.

Cao nguyên Mộc Châu – Sơn La là một trải nghiệm khác. Núi non hùng vĩ, đường phẳng lì xa tít tắp, “cỏ cây xanh tận chân trời”, Sơn La – Mộc Châu giàu có, trù phú với rất nhiều sản vật: chè, măng tre luồng, gỗ tek, mật ong, bò sữa… Đồng thời, vùng đất này là nơi quần cư của 12 dân tộc khác nhau. Chính sự đa dạng về văn hóa và phong phú về tài nguyên, sản vật nơi đây đã làm cho Mộc Châu – Sơn La có một dung mạo khác: cái đẹp của ấm no, trù phú!

Đi nhiều, chẳng lẽ cứ mãi xót xa vì đất nước ta nghèo và đẹp hay sao?”.



Món rẻ mà không nghèo hương vị

Bắp chuối bóp da heo luộc, nghe cái tên có lẽ nhiều người chắc lưỡi, món bèo này mà ngon lành gì! Bèo thật, toàn những nguyên liệu mà bà nội trợ ra chợ, đồng chị đồng em lắm khi… chảnh không dám ngó ngàng tới. Chao ôi, thử làm ăn đi, ngon phải biết!

Bắp chuối bóp da heo luộc. 

Nhớ món này thời xa lắc kìa, những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước khi khó khăn quá sức, mẹ tôi đi chợ mua da heo với hai mục đích: lạng lọc mỡ còn bám theo da để thắng cho vô vịm – kể tới mỡ heo mà vẫn thèm trong ký ức, còn da suông nấu với củ cải, su, khoai… thay giò heo – như nồi canh súp – ai thấy cũng oách lắm chớ; hoặc bóp gỏi.