27 thg 5, 2013

Ninh Kiều ở Cần Thơ hay ở... Hà Nội?

Hồi còn nhỏ, tôi chưa được đi nhiều để biết đó biết đây nên chưa có dịp đến và biết bến Ninh Kiều ở Cần Thơ. Thế nhưng tôi lại biết đến địa danh Ninh Kiều! Và tôi nhớ như in rằng đó là một nơi ở gần thành Đông Quan (tức là Hà Nội bây giờ), không phải thông qua tài liệu du lịch mà qua bài học... lịch sử!

Trận Ninh Kiều là một trận thắng lẫy lừng của nghĩa quân Lam Sơn diễn ra năm 1426, còn gọi là trận Chúc Động. Ninh Kiều là chiếc cầu bắc qua sông Ninh Giang (sông Đáy), khi quân Minh tháo chạy qua sông, nghĩa quân Lam Sơn đã tập kích và chặt đứt cầu, quân Minh chết đuối làm nghẽn cả một khúc sông. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi có nhắc đến sự kiện này trong câu:

Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm

Ninh Kiều ngày ấy nay là thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Đèo An Khê cưỡi voi chập chùng

Các bạn đã từng nghe bài hát này chưa



Thung lũng buồn trong mờ sương
Nhà tôi chênh vênh trên đèo mây
Phố núi nghèo như bàn tay
Nhà bên kia vẫy nhà bên này

Một lần đến Điện Biên

Những ô ruộng xanh ngắt màu lúa non thấp thoáng ngoài cửa sổ máy bay, rồi được đặt chân xuống sân bay trong thung lũng Mường Thanh lọt thỏm giữa núi rừng Tây Bắc, du khách thực sự thấy hào hứng và không khỏi xúc động.

Chuyến bay sớm từ TP. Hồ Chí Minh đi Hà Nội hạ cánh trong sương mù. Thời tiết xấu làm chuyến bay tiếp đi Điện Biên trễ thêm vài giờ, không ngăn nổi sự háo hức của nhóm bạn phương Nam lần đầu đến với địa danh lịch sử. Hà Nội - Điện Biên gần 500km đường bộ, xe chạy 10 - 12 tiếng, cả đoàn chọn cách bay lên Điện Biên để khi về sẽ đi xe ngắm cảnh.

Đi trong phố Điện Biên Phủ không thấy được cánh đồng Mường Thanh lớn nhất vùng Tây Bắc, nhưng chỉ cần đi thêm vài cây số đã thấy trải rộng hai bên đường màu lúa non tuyệt đẹp, như đang ở giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cánh đồng, lũy tre ven những thôn làng nhỏ, trên nền núi lam chàm Tây Bắc nhấp nhô lưng trời. 

Cánh đồng Mường Thanh lớn nhất vùng Tây Bắc 


Thăm khu di tích Nguyễn Du

Năm 1965, sau khi Nguyễn Du được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới, Bộ Văn Hóa quyết định thành lập khu di tích và tập hợp trưng bày những di vật của dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền trong khuôn viên rộng khoảng 3 ha.

Từ phía Nam cầu Bến Thủy, ranh giới giữa hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, du khách dễ dàng thấy tấm biển chỉ đường vào khu di tích đại thi hào Nguyễn Du, cách Bến Thủy khoảng 6km về phía Đông thuộc xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. 

Cổng vào khu di tích 


Xôi vị

Có thể nói xôi có một vị trí khá quan trọng trong đời sống văn hóa và ẩm thực của người Việt Nam. Buổi sáng, với một nắm xôi là người ta có thể no bụng với một số tiền nho nhỏ. Nhưng xôi cũng là món quan trọng trong những giày giỗ chạp, tết nhứt... Ngoài những dĩa xôi trắng, xôi đậu phộng, xôi gấc, có nhà, trên bàn thờ cúng, nhất thiết phải có dĩa xôi vị.

Xôi vị bán tại chợ Sóc Trăng không pha nước lá cẩm hoặc nước lá bù ngót hay nước lá dứa để tạo màu đẹp mắt như các nơi khác. Ảnh: Cát Lộc 

Cho tới bây giờ tôi vẫn nhớ và không thể nào quên miếng xôi mà má tôi vừa đem từ bàn cúng xuống cho tôi. Hồi còn nhỏ, lần đầu ăn miếng xôi ấy và cảm nhận một mùi vị thơm quyến rũ mà những loại “xôi thường” không thể có, nhất là cái màu tím than đẹp mắt đầy quyến rũ của nó. Cái mùi thơm đặc trưng ấy và cái màu đẹp mê mắt ấy của nó đã theo cánh mũi và mắt nhớ cùng tôi đi suốt dặm dài năm tháng cuộc đời.


Bánh trôi, bánh chay

Bánh trôi được phủ vừng và dừa rất bắt mắt. 

Tết Hàn thực diễn ra vào mồng 3 tháng 3 (âm lịch) hàng năm đã trở thành một phong tục cổ truyền, một nét văn hóa đi sâu vào lòng người dân đất Bắc. Vào ngày này, nhiều gia đình ở Hà Nội lại rộn ràng mua nguyên liệu về làm bánh trôi, bánh chay dâng lễ Phật và cúng tổ tiên.

Tết Hàn thực năm nay, tiết trời Hà Nội se se lạnh trong cái rét “Nàng Bân” khiến con người dường như cảm nhận đúng hương vị ngày tết Hàn thực. Ngày này, xuống đường đâu đâu cũng bắt gặp những gánh hàng rong, những quán vỉa hè… bán bánh trôi, bánh chay.


Cửu Thiên miếu ở Tri Tôn


Lối đi lên Cửu Thiên miếu ở Tri Tôn, An Giang. Ảnh: Cát Lộc 

Mùa khô. Nắng cháy da. Trên mảnh đất biên thùy Tri Tôn (An Giang), ánh nắng càng thêm gay gắt. Ruộng úa màu. Cây ven đường xơ xác. Chúng tôi băng mình trong nắng gió bán sơn địa, trên con đường bóng ngời như muốn chảy nhựa. Dọc theo dãy núi Dài, tên chữ Ngọa Long Sơn, bất ngờ phát hiện trên ngọn đồi đá của dãy núi nầy, có một ngôi miếu nhỏ, mái lợp ngói xinh xắn. Chiếc cổng ghi : Cửu Thiên miếu, chữ màu vàng trên nền tấm bảng đỏ.

Hai hàng cột cổng là hai câu đối cũng màu vàng nền đỏ. Đường dẫn lên miếu là bậc thang uốn lượn như rồng múa. Hai bên đường là hai hàng lan can sơn xanh. Con đường nầy vừa mới làm xong ngày mồng 9 tháng Tư năm Nhâm Thìn (2012). Đã bao lần ngang qua đây, nhưng mãi đến lần nầy chúng tôi mới nhìn thấy ngôi miếu nầy, có lẽ “nhờ” trời nắng cháy da, cây cối, nhất là các bụi cây tầm vông cháy vàng, xơ xác lá, và ngôi miếu hiện ra như một lời “mời” lữ khách dừng chân trú nắng!

Khám phá hang Dơi ở Đồng Nai

Cửa một hang Dơi ở Tân Phú. Ảnh: Đoàn Xá 

Gần đây, trên báo chí nước ngoài, các nhà thám hiểm người Đức đã công bố một kết quả khảo sát khiến nhiều người sửng sốt. Đó là họ đã tìm thấy cụm hang động dung nham dài nhất Đông Nam Á trên địa bàn huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai, Việt Nam) gồm 11 hang rộng lớn đủ cho người bình thường đi lại, được hình thành bởi những dòng dung nham núi lửa phun trào cách đây hàng triệu năm ở vùng đất này.

Từ thông tin hấp dẫn đó, chúng tôi đã làm một cuộc thám du đến vùng đất đỏ nằm ven vùng đệm của Vườn quốc gia Cát Tiên.


Chủng viện Thừa Sai Kon Tum

Chủng viện Thừa Sai Kon Tum, hay còn được gọi là Toà Giám mục Kon Tum, được xây dựng vào năm 1935 và hoàn thành vào năm 1938. Chủng viện tọa lạc trong khuôn viên rộng lớn, bốn phía được bao bọc bởi những bức tường cao, mặt chính nằm trên đường Trần Hưng Đạo, thành phố Kon Tum. 

Chủng viện Thừa Sai Kon Tum là sự kết hợp hài hoà giữa lối kiến trúc phương Tây với kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống. Vật liệu chính xây dựng Chủng viện được làm bằng những loại gỗ quý hiếm của núi rừng Kon Tum, có độ bền cao với thời gian. Từ mộng lắp ghép đến các hoa văn trang trí đều phù hợp với chức năng của từng phòng, thể hiện nét tài hoa, sắc sảo của bàn tay người thợ.

Nằm khuất sau hai rặng sứ (cây đại) lâu năm và những hàng cây cổ thụ rợp bóng mát, Chủng viện mang dáng vẻ yên bình, tĩnh lặng như chính nhịp sống của người bản địa Kon Tum. Qua cánh cổng nhỏ, du khách có thể chậm rãi rảo bước và cảm nhận mùi thơm dìu dịu của hoa sứ, hoa ngọc lan. 

Đường vào Chủng viện với hai hàng cây đại cổ thụ được trồng hai bên.

23 thg 5, 2013

Cổ mộ lăn lóc lề đường

Trên con đường vào Văn miếu Trấn Biên từ hướng cổng chào ở đường Huỳnh văn Nghệ, khi gần đến Văn miếu người ta thấy ngổn ngang 2 bên đường những kiến trúc đá đã vỡ. Những khối đá này có dạng giống như một ngôi mộ cổ đồ sộ. Chúng nằm lăn lóc, trơ vơ ở đó đã hơn một năm nay.