23 thg 5, 2013

Mộ cổ hợp chất Cầu Xéo

"Di tích mộ cổ hợp chất Cầu Xéo (thị trấn Long Thành, tỉnh Đồng Nai) được nhận định ban đầu là của một nữ quý tộc ở thế kỷ XVIII, với rất nhiều giá trị lịch sử - văn hóa quý giá, nhất là có những chi tiết vô cùng độc đáo và cũng có thể nói là lần đầu tiên được thấy ở dạng mộ cổ hợp chất tại Việt Nam…", PGS.TS. Phạm Đức Mạnh (Trường Đại học KHXH&NV TP HCM), người chủ trì công trình khai quật, thích thú cho biết.

Chữ "Phu nhân chi mộ" và chữ "Hoàng" trên tấm bia.

Mộ cổ đã từng bị đào trộm…

Di tích mộ cổ hợp chất Cầu Xéo tọa lạc trong khuôn viên một nhà dân, thuộc địa phận tổ 24 thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Di tích này nằm trên khoảnh đất bằng phẳng rộng khoảng 40m2, với kiến trúc có tường thành bao quanh gần như nguyên vẹn và cửa mộ hướng bắc (chếch tây 40o), thuộc khu vực quy hoạch giải tỏa để xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.



10 thg 5, 2013

Tiếc cho Đà Lạt

Khi đặt chân đến Phố Núi, du khách sẽ cảm thấy thành phố hoa giờ đang thiếu… hoa.


Khi đặt chân đến Phố Núi, du khách sẽ cảm thấy thành phố hoa giờ đang thiếu… hoa
Đà Lạt từ lâu đã được mệnh danh là “thành phố hoa”. Nơi đây may mắn sở hữu những điều kiện lý tưởng bậc nhất về khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam để trồng hoa và là vựa hoa của Tây Nguyên và cả miền Nam. Thế nhưng khi đặt chân đến Phố Núi, du khách sẽ cảm thấy thành phố hoa giờ đang thiếu... hoa.


Hấp dẫn du lịch đi bộ ở Pù Luông

Là một huyện miền núi ở tỉnh Thanh Hóa, Bá Thước có nhiều cảnh thiên nhiên nên thơ, phong tục tập quán, lễ hội độc đáo của cộng đồng ba dân tộc Thái, Mường và Kinh cùng hệ thống nhà sàn truyền thống còn nguyên vẹn đến 85%…

Đặc biệt Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông ở đây đang được những người yêu thích trekking (hình thức du lịch khám phá bằng cách đi bộ) chú ý nhờ có hàng nghìn ha rừng nguyên sinh, khí hậu mát mẻ, hệ động, thực vật phong phú, nhiều khe suối, thác đẹp…

Nhà sàn dưới chân đồi

Đậm đà bản sắc với ẩm thực An Giang

Được biết đến là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc cư trú như: Chăm, Khmer, Hoa, Việt…với những nền văn hóa đa dạng. Vì thế mà những món ăn của An Giang đều mang đậm bản sắc riêng. 

Gỏi sầu đâu

Cây sầu đâu còn gọi là cây xoan ăn gỏi, một loài cây mọc hoang, nhiều nhất ở Châu Đốc và vùng Bảy Núi - An Giang. Lá sầu đâu nhỏ, dài và mỏng. Lúc còn non, đọt có màu tim tím.

Lá sầu đâu được chế biến thành nhiều món ăn, phổ biến nhất là sầu đâu chấm cá kho, thịt kho hoặc ăn kèm với mắm thái, mắm chưng, từng được coi là món ngon hiếm có trên đời.

Chính vị mặn nồng của mắm hòa hợp với vị đăng đắng, hậu ngọt của lá sầu đâu sẽ làm cho vị giác lâng lâng khó tả, càng ăn càng cảm thấy khoái khẩu.

Nhưng thực đơn nổi tiếng nhất ở An Giang xưa nay vẫn là món gỏi sầu đâu. Từ gỏi tôm, gỏi thịt, gỏi cá cho đến gỏi khô, thứ nào cũng tuyệt hảo.


Gỏi sầu đâu Châu Đốc


Bảo tàng Văn hóa Khmer Trà Vinh

Nhà Bảo tàng Văn hóa Khmer Trà Vinh được thiết kế kết hợp kiến trúc truyền thống và hiện đại. Ảnh: Mai Lĩnh 

Trà Vinh là tỉnh duyên hải thuộc đồng bằng sông Cửu Long, giáp tỉnh Sóc Trăng về phía Tây - Tây Nam (có ranh giới là sông Hậu dài hơn 60km), phía Tây - Tây Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long và phía Bắc - Đông Bắc giáp tỉnh Bến Tre, có ranh giới là sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền). Đến Trà Vinh, du khách thường ngạc nhiên trước một rừng cây cổ thụ trong lòng đô thị, cảm nhận được một bầu không khí hết sức trong lành.

Ngoài những di tích, thắng cảnh nổi tiếng như bãi biển Ba Động, ao Bà Om... và chùa chiền Khmer, nhà Bảo tàng Văn hóa Khmer nằm cạnh ao Bà Om cũng là một điểm đến thú vị.


Việt phủ Thành Chương hoành tráng trong rừng đặc dụng

Bên trong Việt Phủ Thành Chương có nhiều tác phẩm nghệ thuật được bài trí đẹp mắt. Tuy nhiên, nơi được coi là bảo tàng văn hóa tư nhân này lại nằm trên diện tích 8.000 m2 đất sử dụng trái phép.


Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội vừa kết luận thanh tra về vi phạm trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp ở 8 xã thuộc huyện Sóc Sơn của Công ty Lâm nghiệp Sóc Sơn. Liên quan việc này, Việt phủ Thành Chương (xây dựng năm 2006) bị Thanh tra Chính phủ kết luận đã xây dựng trên khu đất có nguồn gốc đất rừng đặc dụng. 

9 thg 5, 2013

Bí mật của ba khía

Ở vùng nước lợ ven biển đồng bằng sông Cửu Long, thiên nhiên thương tình ban tặng thêm cho nông dân nghèo con ba khía. Đi bắt ba khía tuy cũng vất vả nhưng thu nhập khỏe hơn nhiều so với làm thợ hồ.

Quá giang xuống đi bắt ba khía tập thể. Ảnh: Phan Lữ Hoàng Hà 

Cũng giống như loài còng, ba khía có tám chân, hai càng, là con vật bò ngang sống tập trung ở vùng nước lợ ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ba khía càng gần biển, độ mặn cao, hình dáng càng rắn chắc, đen sạm và toàn thân gần như có… lông. Ba khía ở vùng nước lợ màu xám đen ngả chút màu đỏ, trên thân không có lông. Chúng bò đi ăn mồi bên bờ sông rạch, kênh mương... rất nhanh nhạy, láu lỉnh. Cũng sống trên vùng nước lợ, con tương cận với ba khía là con nha. Nhưng con nha trông mảnh mai và thịt nha ít chắc dẻ hơn.


Bánh giò

Có những món ăn ngon được giấu dưới lớp vỏ bọc tầm thường, thậm chí khi lột lớp vỏ bọc ấy ra thì trông chúng cũng chẳng hấp dẫn chút nào. Đơn cử chiếc bánh giò, sản phẩm của đồng bằng Bắc bộ.

Các món ăn Việt, nhìn chung, luôn được trình bày khá bắt mắt thực khách nhờ có nhiều màu sắc: ví dụ đơn giản nhất là màu xanh của rau, màu đỏ của ớt, màu nâu của những lát thịt trên cái nền trắng tinh của đĩa cơm hay tô phở.

Nhiều món ăn khác màu sắc còn phong phú như một kính vạn hoa. Đi cùng màu sắc là hương và vị.

Bánh giò ăn kèm với giò bò


725 năm chiến thắng Bạch Đằng

725 năm trước, chiến tích trên sông Bạch Đằng đã trở thành một dấu son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng này không chỉ cho thấy sức mạnh đoàn kết của quân dân Đại Việt mà còn thể hiện sức mạnh và nghệ thuật quân sự của Việt Nam thời bấy giờ… 

Đến thị xã Quảng Yên những ngày này, thay vì sự yên tĩnh, thanh bình vốn có của một vùng đất từng là trấn lỵ xưa của tỉnh Quảng Ninh, là không khí tưng bừng, náo nhiệt của Lễ hội 725 năm chiến thắng Bạch Đằng (1288 - 2013) cùng sự phấn khởi hiện rõ trên khuôn mặt của mỗi người dân vùng đất cổ này. 

Những dãy phố yên ả, chấm phá những công trình kiến trúc thời Pháp thuộc, đều được trang hoàng cờ hoa rực rỡ, chạy khắp từ Đền Trần Hưng Đạo đến đình Yên Giang - nơi diễn ra những nghi thức chính của Lễ hội Bạch Đằng. 

Khúc sông Bạch Đằng nơi diễn ra trận thủy chiến năm 1288.

Nhà rông Kon Tum

Kon Tum là vùng đất có nhiều dân tộc bản địa nhất Tây Nguyên gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Ja Rai, Jẻ Triêng, Brâu, Rơ Măm, là vùng đất mang đậm nét truyền thống sử thi và cũng là quê hương của ngôi nhà rông truyền thống. 

Nhà rông là một tác phẩm nghệ thuật lớn bao gồm điêu khắc, hội họa, trang trí,… đặc biệt là sự thể hiện không gian thiêng liêng, sức mạnh cộng đồng, là linh hồn của làng bản. Nhà rông chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong tư duy và hiện thực đời sống sinh hoạt của tất cả các thành viên trong cộng đồng.

Nhà rông gắn với lịch sử cư trú lâu đời của các dân tộc bản địa ở Kon Tum. Nhà rông Kon Tum có kỹ thuật đơn giản, kiến trúc đa dạng, không chỉ hấp dẫn bởi kiểu dáng đẹp cùng các hình thức trang trí đặc sắc mà còn ở tập quán sử dụng. Buôn làng có nhà rông như được tiếp thêm sức sống. 

Ngôi nhà rông là linh hồn của đồng bào các dân tộc ở Kon Tum. (Ảnh: Minh Đức)