21 thg 1, 2013

Mặn mà bún chả cá Tam Kỳ



Trong một quán bún chả cá nổi tiếng ở thành phố Tam Kỳ. Ảnh: Thanh Ly 

Đã nhiều lần thưởng thức bún chả cá Tam Kỳ (Quảng Nam) nhưng cứ nhắc đến tôi lại vẫn thấy thèm. Một tô bún nóng hổi thơm phức, bốc khói, với những viên chả cá chiên vàng, những lát chả hấp trắng dai dai, điểm thêm mùi thơm của vài lát ớt cay, hòa trong chất ngọt đậm đà của mắm ruốc... chỉ thế thôi mà bún chả cá lại là món ăn nổi tiếng ở Tam Kỳ.

Món ngon từ xương rồng

Chắc hẳn ít ai biết rằng cây xương rồng - một loại cây mọc hoang thành rừng ở vùng cát ven biển các tỉnh miền Trung - lại có thể chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu. 


Gỏi xương rồng - Ảnh: KIM EM 

Với cư dân vùng cát huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, xương rồng là một loại thực phẩm có thể luộc, nấu canh hoặc làm gỏi ăn thay cơm vào những năm đói kém, mất mùa. Loài cây chịu được nắng nóng, cát bỏng với gai nhọn chi chít quanh thân này là một nguồn rau xanh dồi dào của người dân vùng cát. Xương rồng có thể xào với tôm, trộn với thịt heo ba chỉ, nấu canh chua với cá lóc, cá trê... Hay đơn giản chỉ cần một nắm hạt đậu phộng rang giòn là đã có một đĩa gỏi xương rồng vừa ngon mắt vừa khoái khẩu.

Mì Quảng cá lóc



Tô mì vừa ngon mắt vừa ngon miệng.

Xứ Quảng có món mì là đặc sản truyền thống nay đã trở nên quen thuộc với người dân ba miền và cả du khách nước ngoài có dịp đến Quảng Nam, Đà Nẵng. Nhưng để có một tô mì Quảng đúng điệu cũng cần nhiều công phu, tỉ mỉ trong quá trình chế biến.

Để làm ra được những sợi mì mỏng, mềm lại trắng tinh bước đầu tiên phải vo, đãi gạo sạch sẽ rồi đem xay thành bột. Nước bột gạo được người thợ đem tráng bánh, công đoạn này đòi hỏi phải khéo tay, bánh mỏng, đều thì con mì mới ngon hơn khi ăn. Bánh vừa tráng xong vớt ra còn gọi là mì lá, từ mì lá này người thợ tiếp tục thực hiện việc xắt mì thành từng sợi bằng dao rất nhịp nhàng và đều tay.

Bánh ú tro - hồn quê xứ Quảng

Quảng Nam là “một điểm đến hai di sản”: một Hội An còn được gọi là Hoài Phố, vừa sâu lắng vừa nhộn nhịp, đầy sức sống và khu tháp Mỹ Sơn trầm mặc với thời gian. Ẩm thực xứ Quảng cũng mang nhiều nét đặc trưng với nhiều món ngon đi vào ký ức thực khách như cao lầu, mì Quảng, bánh hồng, bánh vạc, xí mà… và cả bánh ú tro mộc mạc hương quê. 


Bánh ú tro gói bằng lá tre lồ ô. Ảnh: Kim Loan 

Du khách đến Quảng Nam thường bắt gặp những dãy hàng bánh ú tro bày bán khắp các chợ; không mấy ai không dừng chân mua một ít để thưởng thức, rồi sau đó lại tìm đến mua thêm vài chục bánh đem về làm quà cho người thân.


Đến Hội An nghe hô bài chòi


Biểu diễn bài chòi ở Quảng Nam. Ảnh: Hải Sơn

Bài chòi là một thú giải trí đậm nét văn hóa của người dân xứ Quảng và cả vùng duyên hải miền Trung nói chung. Riêng ở Quảng Nam, thật khó hình dung một ngày xuân ở vùng quê mà thiếu vắng hội bài chòi.

Tại góc đường Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng của phố cổ Hội An có một khuôn viên nhỏ được dành cho trò chơi bài chòi diễn ra đều đặn vào đêm 14 âm lịch hàng tháng. Đầu tiên, bài chòi chỉ là một trong hàng chục hoạt động do Trung tâm Văn hoá Thể thao thị xã Hội An tổ chức để tái hiện không gian đêm rằm phố cổ, với mục đích thu hút và giữ chân du khách lưu lại Hội An.

Lúc ấy, nhiều người nghĩ "chắc cũng chỉ được dăm bữa nửa tháng là cùng...". Thế nhưng đã hơn ba năm kể từ đêm rằm phố cổ đầu tiên, hội bài chòi vẫn hấp dẫn người dân tham gia.


Phước Kiều vang vọng tiếng đồng



Ông Dương Ngọc Sang đang thử chiêng. Ảnh: Doãn Thành Trí

Làng Phước Kiều (nằm bên quốc lộ 1A, thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, Quảng Nam) nổi danh với nghề đúc cồng chiêng hàng trăm năm nay. Làng nghề này có một người làm công việc đặc biệt quan trọng để giữ chất lượng cho sản phẩm độc đáo của mình: nghề thẩm âm. Người đó là nghệ nhân Dương Ngọc Sang. 



Ngôi nhà tâm linh của đồng bào Cơ Tu

Dân tộc Cơ Tu sống chủ yếu ở ba huyện miền núi cao Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang (Quảng Nam), A Lưới (Thừa Thiên - Huế) và một bộ phận khác cư trú ở huyện Đắc Chưng và Kà Lùm (Seekoong, Lào). 


Các nghệ nhân phối hợp thực hiện những chi tiết trên nhà mồ

Nhà mồ là một trong những công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất, vừa là văn hóa vật thể, vừa là văn hóa phi vật thể mang tín ngưỡng dân gian truyền thống hướng về tổ tiên, nguồn cội của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Huyện Tây Giang đã chủ trương bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Cơ Tu cho mục tiêu phát triển, trong đó có việc khôi phục nhà mồ - ngôi nhà tâm linh của đồng bào Cơ Tu - tại làng truyền thống của huyện.

Một dòng sông truyền thuyết

Sông Thu Bồn chảy ra Cửa Đại
Lạch Bình Long chảy mãi ra Hàn

Ngó lên Hòn Kẽm đá dừng, 
thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi!… 

là những câu ca dao xứ Quảng gắn liền với sông Thu Bồn nổi tiếng dài hơn 200 km.


 Du khách phương Tây trên sông Thu Bồn - Ảnh: Trương Điện Thắng 

Miếu Ông Cọp


Cứ đến dịp Tết nguyên đán, miếu Ông Cọp lại được bà con trong vùng dọn dẹp, sửa soạn, quét vôi mới sáng đẹp bằng tất cả tâm ý. Những ngày Xuân, lúc nào miếu cũng ấm áp bởi hương trầm khói quyện. Và, dù có đi đâu xa, chân trời góc bể, khi nhắc về miếu Ông Cọp hầu như người Hội An xa xứ nào cũng nhớ.


Miếu ông Cọp Hội An xuân Canh Dần

Đó là một ngôi miếu nhỏ tọa lạc ở Tổ 3, Khối Xuân Mỹ, Phường Tân An, TP. Hội An. Xa xưa, Hội An có 13 ấp, mỗi ấp đều có một đình làng thờ Thành hoàng và các vị thần bảo trợ cho làng. Miếu Ông Cọp được dân làng đóng góp dựng nên từ đầu Thế kỷ 17 và Xuân Thu nhị kỳ đều cúng vọng trang nghiêm. Năm 2007, chính quyền TP. Hội An đầu tư kinh phí trùng tu nên hiện nay, miếu khá khang trang, vững chãi.

Mỹ Sơn kỳ diệu



Thánh địa Mỹ Sơn cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69km và cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 km,. Ảnh: Ph. Kiều

Mỹ Sơn là “kho báu cổ hoành tráng” vô cùng hiếm còn sót lại trên đất nước ta. Theo một số tư liệu thì Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đã đổ nát khá nhiều trước khi được phát hiện, sau đó một số phù điêu, tượng thần… tiếp tục bị đục gỡ trộm hoặc đổ nát thêm vì chiến tranh và sự hủy hoại của thời gian.