19 thg 1, 2013

Eo Gió Quy Nhơn

Những nốt nhạc hòa quyện trong cung bậc của những cơn gió lùa vào các hang động, tiếng sóng biển rì rào, tiếng róc rách của những con suối nằm trong khe núi, tiếng đàn yến lao xao… Đến Quy Nhơn bạn hãy một lần ghé qua Eo Gió.

Eo Gió nhìn từ trên cao


Eo Gió  thuộc thôn Hưng Lương, xã Nhơn Lý, nằm cách Quy Nhơn hơn 20 km về hướng đông bắc. Đây là thắng cảnh đẹp, mang dáng vẻ hùng vĩ bậc nhất ở Bình Định.

Gỏi lá Kon Tum


Gỏi lá là một đặc sản của phố núi Kon Tum, xuất hiện ở nơi đây từ năm 1995. Món ăn này đặc biệt cả về tên gọi lẫn hương vị. Ai đến với thành phố Kon Tum cũng muốn tìm đến số 77 Hùng Vương - địa chỉ quán gỏi lá nổi tiếng của ông Trần Văn Nhơn - để thưởng thức một lần.


Món gỏi lá Kon Tum 

Gỏi lá đúng kiểu phải có đủ 40-50 loại lá gồm: mơ lông, đinh lăng, lá sung, lá cải, tía tô, lá bứa, hồng ngọc, lá chua, lá ổi, lá chùm ruột, lá xoài..., và các loại rau gia vị như hành, rau húng, rau thơm, rau é tím... Trong đó, ba loại lá không thể thiếu là mơ lông, đinh lăng và lá sung, ngoài tác dụng tạo hương vị còn dùng để quấn gỏi. Mùa nắng khó tìm lá hơn, cố gắng lắm chỉ được chừng 15-20 loại. Vì vậy, khi muốn thưởng thức món ăn đặc biệt này bạn phải đặt trước, chủ quán mới có thời gian chuẩn bị.

Ký sự Măng Đen



Những khách sạn trong vườn thông xanh mát ở Măng Đen. Ảnh: Hồ Sĩ Bình

Nhiều năm sống ở thành phố biển, quen nghe tiếng sóng vỗ về, nhưng lòng không nguôi ngoai một nỗi nhớ về Tây nguyên bởi tôi đã có nhiều năm dạy học ở vùng cao ấy. Vì thế, khi có cơ hội tôi lại vội vàng thu xếp công việc để lên đường.

Sinh thời, nhà báo Đặng Ngọc Khoa có lần đi Tây nguyên về, say sưa kể chuyện Măng Đen, một vùng đất tôi vẫn còn nặng nợ nỗi niềm hạnh ngộ, đầy xao xuyến, đôi khi vấn vương thương cảm. Rồi nhớ, Khoa lại đọc thơ, những câu thơ đóng vào lòng tôi một dấu ấn của hẹn hò tiếc nuối. "Tay buồn vì không ai nắm / Cái chân buồn thì nhớ con đường / Cái bụng đau như con suối cạn / Cái ngực bồi hồi lại nhớ Măng Đen…".

Cao nguyên đông Trường Sơn



Đông Trường Sơn. Ảnh: Phạm Mạnh Anh

Chúng tôi đến Pleiku trời vừa tối. Phố núi hôm nay lộng lẫy quá, đèn giăng khắp nơi, những kiến trúc vượt tầng trời... nhưng đi loanh quanh mãi vẫn không tìm lại được cái cảm giác rong chơi “phố núi cao, phố núi đầy sương, phố núi cây xanh trời thấp thật buồn, anh khách lạ đi lên đi xuống..." (*).

Phố núi đổi thay nhiều quá, hào nhoáng quá đối với ký ức về Pleiku của một người ở xa trở lại thăm sau hơn ba mươi năm đằng đẵng. Bụng đói, chúng tôi tìm một nơi ăn tối. Cái lạ ở Pleiku là mì phải gọi là bún mới đúng vì trắng nhách và sợi nhỏ; còn mì quảng thì lại giống bánh đa. Nhưng khi đói thì món gì cũng xơi được.

18 thg 1, 2013

Tản mạn Xẻo Quýt

Xẻo Quýt là khu rừng tràm rộng khoảng 200.000 m2, thuộc huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp. Nơi này xưa kia là căn cứ của tỉnh ủy Kiến Phong (Đồng Tháp). Đến đây vừa thưởng thức vẻ đẹp của rừng tràm, vừa là tham quan những di tích cách mạng: hầm trú ẩn, chòi làm việc...

Nhưng thôi, chuyện kể về Xẻo Quýt xin dành cho một dịp khác, hôm nay chỉ kể chuyện đàm đạo của cha con Hai Ẩu về địa danh Xẻo Quýt thôi.



Bùm hỏi: Xẻo Quýt nghĩa là gì ba?

Hai Ẩu: Xẻo là một danh từ của dân miền Tây, để chỉ ngọn nước nhỏ hơn rạch. Rạch là dòng nước đổ ra sông nhưng nhỏ hơn sông. Tóm lại, theo thứ tự lớn nhỏ thì là sông, rạch, xẻo. À, còn có danh từ mương, mương cũng giống xẻo, nhưng khác cái là mương là dòng nước do người ta đào, còn xẻo là do tự nhiên mà có!

Nhị Thanh - hang động giữa phố núi

Cửa động Nhị Thanh. Ảnh: Khuê Việt Trường 

Nhìn từ bên ngoài, nơi này chẳng có gì đặc biệt, trông giống như cổng của một ngôi chùa bình thường dựa vào vách núi. Con đường trước cổng chùa có nhiều hàng quán, bán từ chai rượu "đặc sản" đến các loại thuốc Nam để cho khách mua về ngâm rượu. Nhưng khi bước chân vào chùa là gặp một không gian khác, hang động ngay trong lòng thị tứ của phố núi Lạng Sơn. 

Có lẽ không có một hang động nào mà du khách có thể dừng lại ở bên vệ đường, thong dong bước chân vào tham quan như động Nhị Thanh. Động Nhị Thanh thuộc phường Tam Thanh, Lạng Sơn, nằm ngay giữa lòng thành phố Lạng Sơn, rất dễ dàng tìm kiếm và là một trong những nơi du khách không nên bỏ qua khi đến tỉnh miền núi Đông Bắc sát biên giới Trung Quốc này. 

Biển Hồ Pleiku


Với tôi: Tình và cảnh Biển Hồ (Hồ Tơ Nưng) tựa như trái cam để trong lòng bàn tay. Muốn nói gì viết gì mà chẳng được, dễ như ăn ớt. Ấy vậy mà hơn ba mươi năm, bây giờ mới viết về Biển Hồ. Tôi sinh trưởng xóm Trại Mộ, nhà cách bờ Biển Hồ khoảng cây số. Tuổi thơ, thơ thẩn rong chơi quanh Hồ nên thuộc lòng từng chỗ: Chỗ này là nhà nghỉ mát của ông chủ Tây, chỗ kia là nhà bà Nâng, người đàn bà không biết chữ, chỉ biết bán cá Biển Hồ, vậy mà làm chấn động tâm hồn của người dân quanh Biển Hồ một thuở . Chỗ nọ là thuyền đắm học sinh chết, tôi thuộc lòng vị trí của từng hòn đá lớn đá nhỏ nằm quanh Hồ, mỗi khi Hồ cạn nước (Hồ có khi đầy khi vơi tùy theo mùa mưa nắng) .

Tâm lý con người hay coi thường cái gì có trong nắm tay, tầm tay, khi vuột mất rồi mới hối hận, mới nuối tiếc, mới thấy nó quý giá, mới thấy nó đẹp. Phong cảnh Biển Hồ đối với cư dân quanh vùng thì chẳng có gì đáng nói, đáng bàn, bởi họ đã nhìn thấy hằng ngày,lờn cảm xúc, với lại họ nhìn bằng đôi mắt thường, nên khi thấy cái gì thì chỉ thấy một cái, nhìn núi thì thấy núi, nhìn mây thì thấy mây, nhìn nước thì thấy nước, nhìn thông thì thấy thông, cái thấy tách bạch ra từng món như vậy nên không thấy Biển Hồ đẹp. Phải nhìn Biển Hồ trong tổng thể vừa nêu( núi,mây, thông,nước) mới thấy Biển Hồ đẹp. Đẹp với những người đã từng có những kỷ niệm với Biển Hồ, bây giờ ly hương xa xứ, trong cõi nhớ của họ Biển Hồ đẹp như một bức tranh, như một cõi tiên mà văn nghệ sĩ đã mô tả. Nhưng Biển Hồ đẹp nhất vẫn là đẹp trong những bài viết của giới văn nghệ sĩ, tâm hồn họ quá nhạy cảm,quá bao la nhìn cảnh vật như một cái máy thu hình nên bao quát tất cả hình ảnh, âm thanh, cọng với lời văn điêu luyện trong sáng thơ mộng, thêm một chút tưởng tượng nữa nên Biển Hồ càng thêm thơ mộng, trữ tình, huyền thoại, tràn ngập tiếng chim đủ loại, tràn ngập hoa, tràn ngập cá, cá lội nhởn nhơ từng đàn, vựa cá cung cấp cho cả tỉnh, hoa sen hoa súng trên nở trên mặt hồ….khiến cho ban biên tập Bách khoa toàn thư mở Wikipedia phải e dè nói rằng những tin nầy chưa được kiểm chứng.

Phở khô Gia Lai: Món ngon Phố Núi

Có ba món đặc sản làm nên nét độc đáo và quyến rũ của ẩm thực Gia Lai là cà phê, măng khô và tất nhiên, không thể không kể đến món phở khô - “món ruột” của người dân phố núi. 
Dù có nhiều điểm khác biệt với món phở Bắc vốn được xem là quốc hồn quốc túy cả trong cách chế biến lẫn thưởng thức, nhưng phở khô có một sức hấp dẫn riêng, không chỉ để thương để nhớ cho những người Gia Lai xa xứ mà còn khiến du khách đến đây ăn qua một lần rồi lưu luyến mãi. 



Độc đáo “Phở hai tô”

Một “thổ địa” tại Pleiku đưa chúng tôi đến quán phở Hồng trên đường Nguyễn Văn Trỗi - nơi tô phở có giá 22 ngàn đồng, thuộc hàng đắt đỏ nhất tại phố núi này. Tuy đắt nhưng quán Hồng lúc nào cũng tấp nập khách ra vào, nếu phải đứng đợi một lúc để “xí bàn” thì cũng là “chuyện thường ngày ở huyện”. Bù lại, được thưởng thức những sợi phở khô hương vị đậm đà đựng trong những chiếc tô sứ trắng ngần cùng với đĩa giá trụng, rau thơm, ngò gai được nhặt rửa sạch sẽ cũng đủ làm dịu lòng những thực khách khó tính nhất. Đến Pleiku, ngoài địa chỉ này, du khách còn có thể tìm đến các quán phở ngon nổi tiếng khác như Tàu Lí (đường Trần Phú), Ngọc Linh (đường Sư Vạn Hạnh), Ngọc Sơn (đường Hùng Vương)…


Phở khô Gia Lai

Ai lên Pleiku, thể nào cũng được người nơi đây một lần dắt đi ăn phở khô Gia Lai để cảm nhận cái ngon, cái thú vị của một đặc sản phố núi. Ăn một lần phở khô đảm bảo bạn sẽ "còn chút gì để nhớ". 


Phở khô Gia Lai

Phở khô là sự kết hợp của hai nguyên liệu: thịt heo và bò trong cùng một món ăn. Để có nước lèo trong, ngọt, người ta nấu xương heo và bò trong nồi nước giữ lửa liu riu 5-7 giờ để ninh xương thì nước lèo mới ngọt đậm, và phải canh hớt bọt liên tục. Thịt để nấu phở khô là thịt bò non hoặc thịt bê. Thịt được thái mỏng, trần thật nhanh qua nước lèo rồi cho vào chén nước, đây là phần nước dùng của phở. Còn thịt nạc heo băm nhuyễn được cho vào tô trên mặt bánh phở đã trần cùng với hành phi. Rau ăn chung với phở khô là xà lách, cần và rau quế.

Bún mắm cua Pleiku

Bún mắm cua là một đặc sản của phố núi Pleiku, xuất hiện khoảng hơn mười năm trở lại đây. Món bún mắm cua rất đặc biệt, ai chưa biết ăn chỉ cần ngửi mùi là không chịu nổi, chỉ cố chạy thật nhanh. Nhưng khi đã biết ăn rồi thì nó trở thành món ăn không thể thiếu, khi đi xa chỉ muốn trở về thưởng thức hương vị. 



Bún mắm cua

Bún mắm cua được bán rải rác khắp thành phố Pleiku, nhưng đặc biệt ngon và xuất hiện lâu nhất ở thành phố này là bún mắm cua chợ nhỏ nằm trên đường Phùng Hưng. Ai đến Pleiku cũng muốn được thưởng thức một lần hương vị khó quên này.