16 thg 1, 2013

Mùa mưa lên thăm xứ sương mù

Nhiều người cho rằng Đà Lạt đẹp nhất vào mùa đông, khi khắp mọi nẻo đường tràn ngập màu vàng hoa dã quỳ. Nhưng cũng nhiều người thích du lịch Đà Lạt vào mùa mưa, khi ở nhiều thành phố khác, mọi người khổ sở với cái nắng oi nồng mùa hạ; đó cũng là mùa mà học sinh nghỉ học và các đơn vị, cơ quan thường tổ chức những chuyến đi chơi.

Đà Lạt thường vào mùa mưa với những cơn mưa vùi. Đến Đà Lạt vào mùa này, khí hậu mát mẻ, dễ chịu, không lạnh như những ngày đông giá, Tuy vậy, du khách đến từ những vùng duyên hải hay Nam bộ cũng thường chuẩn bị trang phục đủ ấm khi dạo phố đêm hay sáng sớm để ngắm sương mù.

Các chuyến xe xuất phát từ Nha Trang hay TPHCM đều đến Đà Lạt vào giữa trưa. Điểm tham quan đầu tiên trong hành trình thường là thác Prenn. Vào mùa mưa, thác Prenn chảy mạnh, nước không trong mà vàng màu phù sa. Bạn có thể gặp mưa khi dừng chân ở Prenn, sẽ khó cho việc chụp ảnh lưu niệm nhưng đó là những giây phút thú vị trong chuyến đi, bởi mưa không nặng hạt mà như những hạt bụi li ti, rỉ rả vừa đủ cho ướt tóc, vừa đủ cho những người yêu nhau gần nhau. Trời cũng khéo chọn là thường một ngày những cơn mưa có khi vào buổi sáng, có lúc vào buổi chiều. Mỗi ngày Đà Lạt thường dành cho du khách một buổi không mưa để rong chơi. 



Hồ Xuân Hương sau cơn mưa. 

Du lịch Lâm Đồng nhìn từ phía biển


Nằm chung dải đất miền Trung, Đà Lạt là một trong những thành phố thu hút đông đảo khách du lịch bên cạnh những Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang. Tuy nhiên, khác hẳn với đặc điểm chung của những thành phố du lịch miền Trung là nằm trên dải đất ven biển nhiệt đới, Đà Lạt lại là thành phố mang khuôn mặt của vùng cận ôn đới. Và, nhìn Đà Lạt từ phía biển để rõ hơn những điều du lịch Đà Lạt đã làm được và còn thiếu, để rừng và biển tiến gần nhau hơn. 


Du khách nước ngoài thăm Đà Lạt 

Đà Lạt - khí hậu lạ đất miền Trung

Ông Lê Thế Sơn, đại diện cho Vitour, một hãng lữ hành thừa nhận: “Khí hậu miền Trung nói chung là nóng, riêng Đà Lạt được thiên nhiên ưu đãi khí hậu, mát mẻ quanh năm. Đây là một trong những điều làm khách hàng của chúng tôi rất thích, nhất là khách nội địa”. Giữa một miền Trung nắng đổ lửa, Đà Lạt được trời cho cái mát lành, nhẹ nhõm, để giữa mùa nóng bức du khách chợt bắt gặp không gian xứ lạnh.

Thung lũng Vàng mộng mơ

Nhắc đến Đà Lạt mọi người thường nghĩ đến hồ Xuân Hương, thung lũng Tình Yêu, hồ Tuyền Lâm và những đồi thông ngút xanh với đỉnh Langbiang vời vợi… Ở cái thành phố mù sương này thật sự có biết bao điều kỳ thú hấp dẫn du khách gần xa. Từ năm 2005 trở lại đây, đến Đà Lạt, du khách thường tìm đến thung lũng Vàng, hay khu du lịch Đankia - Suối Vàng.


Khu du lịch Đankia - Suối Vàng. Ảnh: Nguyễn Ngọc Tuyết

Nằm cách thành phố Đà Lạt 15km về hướng tây bắc, khu du lịch sinh thái Thung lũng Vàng có tổng diện tích hơn 170km được khai thác từ năm 2005. Một ngày giữa mùa hạ năm nay, cùng đoàn tham quan của trường Châu Văn Liêm (Cần Thơ), lần đầu tiên tôi đặt chân đến Thung lũng Vàng, nằm cạnh hồ Đankia - Suối vàng.


Thung lũng Tình Yêu



Thung lũng Tình Yêu. Ảnh: Khuê Việt Trường

Trong các điểm du lịch ở Đà Lạt, thung lũng Tình Yêu là điểm đến đông khách nhất, điều này dễ hiểu vì đây là nơi phong cảnh lãng mạn, trữ tình. Cách Đà Lạt 5 cây số, đi hết con đường Phù Đổng, rẽ qua đường Mai Anh Đào là tới điểm hẹn của tình yêu này.

Vùng đất cao nguyên nay là thành phố Đà Lạt được bác sĩ Yersin phát hiện và đưa vào bản đồ từ năm 1893. Khoảng giữa thập niên 1910, khu đô thị Đà Lạt được hình thành và dần dần trở thành nơi nghỉ dưỡng cho giới quan lại và nhà giàu người Pháp ở Đông Dương. Từ năm 1930, Vallée d'Amour (thung lũng Tình Yêu) được người Pháp đặt tên cho một vùng thung lũng xanh tươi, lãng mạn. Đến thời vua Bảo Đại, vùng này được gọi là thung lũng Hòa Bình; cho đến năm 1953, thắng cảnh du lịch này được gọi là thung lũng Tình Yêu đến nay. Năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng tạo thành hồ Đa Thiện. Năm 1998, hồ Ða Thiện - Thung lũng Tình Yêu được công nhận là thắng cảnh cấp quốc gia. 




Nơi thời gian đi giật lùi



Không gian café Cổ là bản hợp tấu những hòa âm chỏi. Màu xanh lá cây, đỏ, cam… của những chiếc xe máy đủ loại hồn nhiên giành giật sự chú ý bên cạnh những bàn ghế màu tối, những chiếc đĩa hát cũ đen đủi và những đèn măng-sông xỉn màu thời gian.

 Ngay cửa vào quán, màu gỗ nâu đỏ trong cái quán trần thấp hơi âm u bị đập toang bằng một chiếc mô-tô Steed Chopper sơn màu xanh lá cây. Không gian trong quán bị đảo lộn, phân ly bởi bảy chiếc xe án ngữ ngay cửa, bên lối đi, treo trên tường, dựng áp mái... Steed Chopper đời 1992, Honda H90 đời 1964, rồi mấy chiếc Mobylette, Velo Solex Pháp thời thượng của những năm 1950. Một chiếc Jawa của Tiệp Khắc bánh xe sau móc chặt trên tường sát trần nhà, bánh trước chúi xuống như cứ chực lao xuống đầu bất kỳ ai ngồi bên dưới.


Ngôi chùa và chiếc bàn xoay bí ẩn



Quang Minh Bửu Điện. Ảnh: Cúc Tần

Con đường Khe Sanh lượn lờ qua những dãy nhà đủ kiểu, qua những lũng cây xanh mướt, qua những ngọn đồi thấp chập chùng gợi cảm, những con dốc thơ mộng, cách khá xa trung tâm thành phố Đà Lạt dẫn đến cổng một ngôi chùa Tàu trầm mặc trên một ngọn đồi giữa ngàn thông xanh rì rào tiếng lá gió.

Con đường lót đá chẻ hình chữ nhật, giống một số con đường cổ ở châu Âu, dẫn đưa bạn đến chiếc cổng tam quan chùa với bốn chữ Hán thật lớn “Thiên Vương Cổ Sát” tạo nét uy nghiêm cho chốn thiền môn. Đi thêm một đỗi, cũng trên con đường lót đá chẻ, khách gặp một cổng tam quan khác với bốn chữ Hán “Đồng Đăng Thánh Địa”. Bước qua cổng, khách đối diện với chính điện chùa với tên đề, cũng bằng chữ Hán “Quang Minh Bửu Điện”.

Cõi hoan lạc của đá



Mảnh đất tam giác ngay ngã ba Hùng Vương-Yên Thế đối với tôi là một điểm đến không có trên bản đồ du lịch Đà Lạt. Từ bảy năm qua, nơi này trở thành ngôi nhà và vườn tượng của điêu khắc gia Phạm Văn Hạng.

Bước vào vườn tượng Phạm Văn Hạng là bước vào cõi riêng của tượng. Những bức tượng ngồn ngộn phồn thực khoe những đường cong sung sức dưới tán thông và giữa cỏ hoa. Ta gặp ở đây hình hài thiếu nữ thanh xuân, tình mẹ con viên mãn, những bầu vú no nê, những sinh thực khí cách điệu... Giữa những pho tượng đó, ta nhận ra bầy chim câu bao quanh chân dung Trịnh Công Sơn và nếu để ý, sẽ thấy luôn khuôn mặt chủ nhân tạc vào đá vĩnh viễn quên đời trong cõi riêng này.


Chùa Linh Sơn giữa phố núi Đà Lạt

Chùa Linh Sơn, Đà Lạt. Ảnh: Kinh Luân

Nằm trên một triền đồi thấp trong lòng thành phố Đà Lạt, khuôn viên chùa Linh Sơn như một cõi riêng, nơi chỉ nghe thông reo và tiếng chuông mõ đều đều vọng lại. Từ đầu phố Nguyễn Văn Trỗi – Bùi Thị Xuân, theo con đường dốc bước qua cổng chùa, khách lãng du cảm nhận rõ sự khác biệt; dưới kia là những chiếc xe máy ồn ào khói bụi, còn trên đây chỉ có vài chú ngựa thong dong gặm cỏ…

Linh Sơn được xây dựng vào năm 1938, ngày nay đây còn là trường đào tạo Phật học Cơ bản và nơi đặt văn phòng của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Lâm Đồng (120 Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Đà Lạt). Quy mô và kiến trúc của Linh Sơn khá khiêm tốn, giản dị, không bề thế, thơ mộng như Thiền viện Trúc Lâm, Thiền viện Vạn Hạnh; không có bề dày lịch sử như Tổ đình Linh Quang là những tự, viện nổi tiếng khác ở Đà Lạt. 


Cổng chùa Linh Sơn. Ảnh: Kinh Luân 

Thế nhưng Linh Sơn vẫn là nơi mà khách phương xa đến Đà Lạt thường muốn một lần ghé vào vãn cảnh. Với nhiều người, mỗi lần đặt chân lên thành phố sương mù này vẫn nghe văng vẳng câu thơ của thi sĩ Dạ Cầm viết từ thập niên 60: “Linh Sơn đâu đây buông tiếng chuông ban chiều...” được nhạc sĩ Minh Kỳ phổ thành ca khúc bất hủ “Thương về miền đất lạnh”. Đối với du khách nước ngoài, họ tìm đến Linh Sơn qua lời giới thiệu trong sách “Lonely Planet - Vietnam”.

Kiến trúc chùa Linh Sơn mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông, đường nét giản dị và hài hòa. Với kết cấu cổ điển tường gạch mái ngói, từ xa khách có thể thấy rõ kiểu nóc đặc trưng của đình chùa Việt Nam: đôi rồng uốn khúc nằm đối xứng ở hai đầu hồi, trong khi bốn mái riềm xuôi cong về phía dưới với những đường nét hoa văn riêng biệt. 

Chính điện chùa Linh Sơn. Ảnh: Kinh Luân 

Nhìn từ ngoài vào, dưới hàng thông và bạch đàn cao vút là tòa chính điện với bốn cột gỗ lớn sơn màu son đỏ - trên đó là những hàng câu đối chữ Nho thếp vàng. Từ dưới đường bước lên chục bậc thang là sân chùa, hai bên có mấy trụ gạch khảm bằng sứ những lời của Đức Phật. Những người lớn tuổi cho biết trước kia ngay giữa sân có tượng Phật Quan Âm đứng trên đài sen, nay được dời qua một bên sân.

Chính điện bao gồm hai ngôi nhà nối liền nhau, được bài trí trang nghiêm với tượng Phật Thích Ca ngồi trên tòa sen đúc bằng đồng từ năm 1952, cao 1,7 mét, nặng 1,25 tấn. Bên trái chính điện là Tổ đường - nơi thờ Ðạt Ma Sư Tổ, ngoài cái trống lớn có đường kính 0,75 mét thì đây cũng là nơi đặt bài vị các nhà sư đã viên tịch và những người đã khuất mà thân nhân họ đưa vào chùa với niềm tin “để linh hồn được hưởng hương khói và nghe kinh mỗi ngày”. Bên phải chính điện là tượng Hộ pháp Di đà, gần đó đặt khung gỗ quý treo Ðại Hồng Chung” nặng 450 ký.

Trở ra ngoài sân, du khách thưởng ngoạn những hòn non bộ xây dựng rất công phu - nhiều cái thực sự là những tác phẩm nghệ thuật. Gần đó dưới bóng thông reo là tòa bảo tháp 3 tầng hình bát giác, nơi thờ kính xá lỵ của các vị cao tăng đã sáng lập chùa. Trong chùa Linh Sơn còn có nhà vãng sinh (nơi quàn thi hài Phật tử mà gia quyến họ muốn cử hành tang lễ tại chùa) và phòng phát hành kinh bổn...

Kinh Luân

15 thg 1, 2013

Thích Ca Phật đài ở Vũng Tàu

Khi tôi còn nhỏ, khoảng cuối thập niên 60, đầu 70, Thích Ca Phật Đài ở Vũng Tàu là điểm đến không thể thiếu khi đến thành phố biển này. Hồi ấy, dưới mắt một cậu bé lên mười và thời ấy những tượng lớn chưa có, tượng Phật nhập Niết bàn, kim thân Đức Phật ở đây thật là vĩ đại...

Năm tháng trôi qua, chú bé ngày xưa giờ đã thành người đàn ông qua tuổi tri thiên mệnh. Biết bao chùa lớn, tượng to đã được dựng lên, tôi đã đến nhiều chùa, và cũng đã đến Vũng Tàu không biết bao nhiêu lần, nhưng chưa hề viếng thăm lại Thích Ca Phật Đài.

Rồi một ngày, tôi đến viếng Thích Ca Phật Đài cùng một người thân yêu.

Kim thân Đức Phật

Lầu Ông Hoàng thành phế tích


Nằm cách trung tâm TP Phan Thiết khoảng 7 km về hướng đông bắc, trên khu vực đồi Bà Nài, sau gần trăm năm được phát hiện, xây dựng và nổi danh với những bài thơ của thi sĩ bạc mệnh tài hoa Hàn Mặc Tử, di tích lầu Ông Hoàng nay đã ngủ quên trong nhịp sống hối hả của dòng đời.

Lầu cao 105m so với mặt nước biển, đỉnh đồi là vị trí đẹp nhất TP Phan Thiết ngày nào giờ chỉ là một bãi hoang tàn.


Lầu Ông Hoàng giờ chỉ là một bãi hoang tàn