13 thg 1, 2013

Bún cá Hà Tiên



Tô bún cá Hà tiên. Ảnh: Mai Lý

Về Hà Tiên, sau khi viếng thăm những di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh làm say đắm lòng người, du khách có thể tìm hiểu những món ẩm thực đặc trưng của vùng đất nầy. Do đặc điểm địa lý, sinh thái vừa có bờ biển dài, vừa có đồng bằng rộng lớn sâu trong nội địa. Ngoài các món ẩm thực biển đặc sắc, Hà Tiên còn có những món ẩm thực cá đồng độc đáo. Bún cá Hà Tiên là một món ngon dễ làm, nhưng có những đặc trưng khác với nhiều nơi.

Dù là món ăn dân dã nhưng kỹ thuật chế biến khá công phu. Mua cá lóc còn tươi sống, chọn con nặng cỡ dưới một ký trở lại. Làm cá, chặt vây, cạo vẩy, rửa sạch, cắt làm hai khúc, đầu và đuôi. Đầu cá được cắt rời với nguyên bộ lòng. Rạch bao tử, lấy thức ăn ra, chà muối, rửa sạch. Bộ ruột cá là phần ngon nhất nên cố tránh không để vỡ mật, dập gan thì bộ ruột mất ngon.

Cơm xào ghẹ Phú Quốc



Miền Bắc gọi là cơm rang, miền Nam gọi là cơm chiên, Phú quốc gọi là cơm gì nếu cũng công thức chế biến tương tự? Xin giới thiệu đến du khách một món ăn rất đặc sắc của vùng biển cực nam của tổ quốc: món Cơm xào ghẹ Phú Quốc.

Không tả pí lù như cơm Hến của Huế, không màu sắc rực rỡ như cơm chiên Dương Châu của Trung Hoa, cơm xào ghẹ Phú Quốc là cốt cách của đất, là tinh túy của biển, là tinh thần của người phương Nam Việt Nam. Thực chất món cơm ghẹ này chỉ là món cơm trộn và xào đã được cách điệu từ món cơm trắng hàng ngày của người nông dân. 

Thành phần chính của cơm xào ghẹ Phú Quốc là cơm trắng, thịt ghẹ bóc sẵn, hành tây xắt lát mỏng, tỏi, ít tương cà vàng, dầu ăn. Thịt ghẹ khoảng 300g bỏ vào chảo xào sau khi phi tỏi vàng cùng với hành tây, cơm trắng khoảng một ký cho năm người dùng. Tương cà giúp cho món ăn có màu sắc đẹp, nêm gia vị vào để có hương vị ngon, khi chế biến cũng thể dùng hạt nêm Knorr thay thế cho gia vị.


Món lạ Phú Quốc: Ghẹ Sachis

Phú Quốc, một thiên đường du lịch mới của Việt Nam. Khắp mọi nơi, du khách đến tham quan du lịch, nghỉ dưỡng ở đảo ngọc ngày càng nhiều. Để giúp du khách có thêm những hiểu biết về văn hóa, lịch sử, môi trường sống của con người Phú Quốc trong thời gian tham quan đảo, chúng tôi xin giới thiệu một vài các món ngon đặc biệt của đảo nhằm làm phong phú chuyến đi của du khách.




Nhum biển



Con nhum, còn gọi là cầu gai, sống dưới đáy biển.

Nhum thuộc loài nhuyễn thể sống ở đáy biển, thân tròn có nhiều gai nhọn, dễ gãy... còn được gọi là cầu gai, có nơi gọi là nhím biển (tên khoa học là sea urchin, sea-chestnus). Nhum có nhiều loại: nhum mỡ, nhum ta, nhum sọ… Không biết thực hư ra sao, nhưng theo nhiều quý ông cho biết, món cầu gai giúp nam giới tăng cường sinh lực.

Khi nhỏ, trông con nhum tựa như trái chôm chôm, màu đen thẫm. Lớn lên, nhum có hình tròn dẹt, đường kính khoảng 8 - 10 cm; dày 3 - 4 cm. Con nhum lớn hết cỡ có thể lớn bằng trái cam sành nhưng dẹp, dày cỡ ba lóng tay. Người miền Trung ăn nhum khá “cầu kỳ”. Nào nhum kho, chưng hột vịt để ăn cơm, cháo nhum hải sản (hàu, sò, nghêu) ngọt như cháo trứng gà.

Về Rạch Giá ăn bún cá

Ai về Rạch Giá, Kiên Giang
Ăn tô bún cá, chứa chan tình người.

Không rõ ai là tác giả của hai câu ca dao truyền miệng này nhưng đến tận bây giờ, một người con phương xa của thành phố biển Rạch Giá như tôi mới cảm nhận được ý nghĩa của nó.

Đã hơn 10 năm kể từ ngày tôi cùng gia đình lên Sài Gòn học tập và làm việc, trở về quê nhà, thật buồn cười khi như một người khách phương xa, tôi được bạn bè đưa đi ăn bún cá Rạch Giá, món ăn quê hương của mình.


Ăn nhộng ong U Minh

Thợ ong ở U Minh Thượng sau mỗi chuyến gác kèo lấy mật thường mang phần sáp đầy nhộng ong về. Bà con chòm xóm được một bữa nhộng béo ngậy.


Nhộng ong rừng U Minh Thượng

Người ta gạt ong già ra khỏi tảng. Chế nước sôi vào thau rồi thả nguyên tảng ong vào. Phần sáp gặp nước nóng tan chảy ra sền sệt. Dùng một tấm lưới, đổ nước sôi lẫn sáp để lọc nhộng. Sau khi nước sáp chảy qua khe lưới, còn lại trên mặt lưới toàn là nhộng. Người ta tráng nước sơ qua rồi ăn ngay hoặc chế biến.


Ra thăm hòn "đảo 7 nhà"

Bãi Nam trên hòn Nhum Bà. Ảnh: Phương Kiều

Chúng tôi cùng lên chiếc ghe đánh ốc rời bến tàu hòn Nghệ tiến ra hòn Nhum Bà (ấp Hòn Ngang, xã Sơn Hải, Kiên Lương). Ghe đánh ốc là loại ghe nhỏ, rộng khoảng 2 mét và dài chừng 5 mét, phía trước chứa những vỏ ốc vôi xâu dài trên mành lưới dùng để thả xuống biển dụ mực tuộc chun vô. Càng ra xa càng thấy ghe quá nhỏ so với những con sóng cấp 3, cấp 4 bạc đầu đánh tạt vào mũi, nhiều lúc như muốn nhấn chìm.

Trên sóng nước xanh dờn, chốc chốc lại bắt gặp một bầy cá gỏi nhỏ như cọng tăm bay lướt trên mặt biển. Cách nhau chỉ 9 cây số mà phải mất đến hơn hai tiếng đồng hồ ghe mới cặp vào bãi Nam của hòn Nhum Bà.

Hòn Nghệ


Nhấp nhô núi, đảo trong vùng biển Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Mai Lý

Khoảng 12 giờ trưa, tàu rời bến thị trấn Ba Hòn (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang), trong thoáng chốc đã lọt thỏm giữa vùng biển xanh thẫm chung quanh nhấp nhô, lớn nhỏ những núi non, hải đảo, cứ như đang ở vịnh Hạ Long. Hai giờ sau, tàu cặp bến hòn Nghệ (xã Hòn Nghệ, Kiên Lương).

Từ “homestay”…

Hòn Nghệ không có khách sạn, nhà nghỉ, kể cả phòng trọ, nhưng người dân nơi đây rất mến khách, xem khách từ đất liền ra là người thân. Nhờ vậy mà mới quen nhau trên tàu chúng tôi đã được ông Vũ Ngọc Dẻo nằng nặc “kéo” tới nhà ông ăn nghỉ.


Mất dần Hà Tiên thập cảnh

Mười cảnh đẹp và nên thơ bậc nhất của đất Hà Tiên (Kiên Giang) đã và đang bị xâm hại, có những cảnh đã hoàn toàn biến mất...


Đảo Kim Dự (nay là núi Pháo Đài) ngày xưa như một hòn ngọc nổi trên biển nhưng nay đã nối với đất liền - Ảnh: Tấn Thái

Mười vị trí thường được gọi là Hà Tiên thập cảnh ấy, nổi tiếng từ khi đất Hà Tiên được khai phá, gắn liền với Hà Tiên thập vịnh - mười bài thơ ngâm vịnh miêu tả mười cảnh đẹp do Mạc Thiên Tích (1718-1780) sáng tác. Mạc Thiên Tích là con trai Mạc Cửu (1655-1736 - người có công khai phá đất Hà Tiên) và cũng là người sáng lập nên Tao đàn Chiêu Anh Các - nơi đã cho ra đời hơn 300 bài thơ xướng họa về 10 cảnh đẹp này.



Non nước Hà Tiên

Ở vị trí cuối vùng biên giới xa xôi tây nam nước ta, Hà Tiên là vùng đất nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh. “Hà Tiên thập cảnh” cùng với lịch sử khai mở vùng đất này đã từng đi vào thi ca.


Thạch động ở Hà Tiên. Ảnh: ĐHT

Đến Hà Tiên, nơi đầu tiên du khách nên viếng thăm là khu đền thờ và lăng mộ dòng họ Mạc ở núi Bình San. Họ Mạc ở Hà Tiên, khởi đầu từ Mạc Cửu, người có công khai phá và xây dựng vùng đất này hơn 300 năm trước. Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha, và ông là vị tướng văn võ song toàn, là người lập nên Tao Đàn Chiêu Anh các, làm rạng danh xứ Hà Tiên.