Mười vị trí thường được gọi là Hà Tiên thập cảnh ấy, nổi tiếng từ khi đất Hà Tiên được khai phá, gắn liền với Hà Tiên thập vịnh - mười bài thơ ngâm vịnh miêu tả mười cảnh đẹp do Mạc Thiên Tích (1718-1780) sáng tác. Mạc Thiên Tích là con trai Mạc Cửu (1655-1736 - người có công khai phá đất Hà Tiên) và cũng là người sáng lập nên Tao đàn Chiêu Anh Các - nơi đã cho ra đời hơn 300 bài thơ xướng họa về 10 cảnh đẹp này.
13 thg 1, 2013
Mất dần Hà Tiên thập cảnh
Mười cảnh đẹp và nên thơ bậc nhất của đất Hà Tiên (Kiên Giang) đã
và đang bị xâm hại, có những cảnh đã hoàn toàn biến mất...
Đảo Kim Dự (nay là núi Pháo Đài) ngày xưa như một hòn ngọc nổi trên biển nhưng nay đã nối với đất liền - Ảnh: Tấn Thái
Mười vị trí thường được gọi là Hà Tiên thập cảnh ấy, nổi tiếng từ khi đất Hà Tiên được khai phá, gắn liền với Hà Tiên thập vịnh - mười bài thơ ngâm vịnh miêu tả mười cảnh đẹp do Mạc Thiên Tích (1718-1780) sáng tác. Mạc Thiên Tích là con trai Mạc Cửu (1655-1736 - người có công khai phá đất Hà Tiên) và cũng là người sáng lập nên Tao đàn Chiêu Anh Các - nơi đã cho ra đời hơn 300 bài thơ xướng họa về 10 cảnh đẹp này.
Mười vị trí thường được gọi là Hà Tiên thập cảnh ấy, nổi tiếng từ khi đất Hà Tiên được khai phá, gắn liền với Hà Tiên thập vịnh - mười bài thơ ngâm vịnh miêu tả mười cảnh đẹp do Mạc Thiên Tích (1718-1780) sáng tác. Mạc Thiên Tích là con trai Mạc Cửu (1655-1736 - người có công khai phá đất Hà Tiên) và cũng là người sáng lập nên Tao đàn Chiêu Anh Các - nơi đã cho ra đời hơn 300 bài thơ xướng họa về 10 cảnh đẹp này.
Non nước Hà Tiên
Ở vị trí cuối vùng biên giới xa xôi tây
nam nước ta, Hà Tiên là vùng đất nổi tiếng với nhiều danh lam thắng
cảnh. “Hà Tiên thập cảnh” cùng với lịch sử khai mở vùng đất này đã từng
đi vào thi ca.
Đến Hà Tiên, nơi đầu tiên du khách nên viếng thăm là khu đền thờ và lăng mộ dòng họ Mạc ở núi Bình San. Họ Mạc ở Hà Tiên, khởi đầu từ Mạc Cửu, người có công khai phá và xây dựng vùng đất này hơn 300 năm trước. Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha, và ông là vị tướng văn võ song toàn, là người lập nên Tao Đàn Chiêu Anh các, làm rạng danh xứ Hà Tiên.
Thạch động ở Hà Tiên. Ảnh: ĐHT
Đến Hà Tiên, nơi đầu tiên du khách nên viếng thăm là khu đền thờ và lăng mộ dòng họ Mạc ở núi Bình San. Họ Mạc ở Hà Tiên, khởi đầu từ Mạc Cửu, người có công khai phá và xây dựng vùng đất này hơn 300 năm trước. Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha, và ông là vị tướng văn võ song toàn, là người lập nên Tao Đàn Chiêu Anh các, làm rạng danh xứ Hà Tiên.
Quần đảo Bà Lụa trong vịnh Hà Tiên
Biển hòn Nhum. Ảnh: Mai Lý
Bà Lụa là tên gọi một nhóm khoảng 45 đảo lớn nhỏ trong vùng biển huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang; trong số đó chỉ có 10 đảo là có người ở. Do có nhiều đảo cấu thành, che chắn nhau trong một vùng biển nông nên biển trong khu vực quần đảo Bà Lụa ít có gió to, sóng lớn, thích hợp cho các tàu du lịch đưa khách dạo chơi, tham quan, ngắm cảnh. Nhiều người ví quần đảo này như một tiểu Hạ Long ở phía Nam.
Quần đảo Bà Lụa còn có tên là Bình Trị, vị trí cách mũi hòn Chông - Bình An, khoảng 7km về phía tây, cách Ngã Ba Hòn 15km về hướng đông. Những hòn đảo do người địa phương đặt tên thường tùy theo hình dạng, hoặc do những truyền thuyết, giai thoại như hòn Heo, hòn Dê, hòn Ngang, hòn Đước, hòn Đụn, Ba hòn Lò, hòn Nhum Ông, hòn Nhum Bà, hòn Rể Lớn, hòn Rể Nhỏ, hòn Đồi Mồi, hòn Dừa, hòn Ba Vồ, hòn Thơm, hòn Đá Bạc, hòn Bờ Đập, hòn Ông Tiều, hòn Kiều Ngựa, Ba hòn Đầm, hòn Đá Lửa, hòn Con Nghê, hòn Chướng, hòn Một, hòn Móng Tay, hòn Vông, hòn Khô, hòn Sơn Tế, hòn Sơ Rơ, hòn Lô Cốt v.v...
Chùa Lò gạch ở Hà Tiên

Chùa Lò Gạch, số 32, đường Mạc Cửu, phường Bình San, thị xã Hà Tiên. Ảnh: Anh Việt
Dưới chân núi Bình San, gần lăng Mạc Cửu, thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, có chùa Phật Đà thường được người dân địa phương gọi là chùa Lò Gạch.
Ban đầu, vào năm 1945, trên bước đường hành đạo hòa thượng Thích Chí Hoà đã dừng chân tại Hà Tiên và dựng một tịnh thất nhỏ bằng cây lá đơn sơ trên mảnh đất nền cái lò gạch bỏ hoang. Năm 1949, hòa thượng cùng với vài đệ tử rời chùa sang Campuchia để hoằng đạo. Một năm sau đó, ngài trở về quê hương và tham gia kháng chiến chống Pháp. Khoảng năm 1954, hòa thượng viên tịch tại Bà Rịa-Vũng Tàu.
Do chiến tranh kéo dài, trải qua nhiều năm tháng không người chăm sóc, tu bổ nên chùa bị hư hỏng, xuống cấp nặng. Vào tháng 9/1993, chùa Lò Gạch mới được khởi công xây dựng lại và đến năm 2009, chùa lại được trùng tu khang trang như hiện nay.
Với lối kiến trúc hài hòa, trang nghiêm, thanh nhã, chùa Phật Đà làm tăng thêm vẻ đẹp nên thơ của thắng cảnh Bình San điệp thúy (*) ở vùng đất Hà Tiên thập cảnh.
Đến Hà Tiên, du khách thường ghé vào chùa Lò Gạch viếng thăm, chiêm bái và thưởng ngoạn một công trình nghệ thuật kiến trúc Phật giáo rất độc đáo, giàu tính thẩm mỹ, vừa cổ kính, lại vừa hiện đại…
Du khách sẽ rất ngạc nhiên với cảm giác khi bước vào bên trong ngôi chánh điện kiểu lò nung gạch. Có tượng một vị bồ tát cầm phương trượng, nét mặt từ bi, tự tại mang hình tượng ngài Mục Kiền Liên đi tìm mẹ ở chốn âm cung. Cũng có người cho rằng đó là pho tượng ngài Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh ở Tây Thiên, khi đã đắc đạo hóa thân thành bồ tát…

Ngôi chánh điện của chùa có hình dạng một lò nung gạch, kiểu kiến trúc độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Ảnh: Anh Việt
_________________________________________________
(*) Bình San điệp thúy (nghĩa là "núi dựng một màu xanh") là tên hai bài thơ của Mạc Thiên Tứ; một bằng chữ Hán trong tập "Hà Tiên thập vịnh" (in năm 1737); một bằng chữ Nôm được xếp trong tập "Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh". Cả hai bài đều miêu tả cảnh đẹp của núi Bình San, một trong mười thắng cảnh của đất Hà Tiên xưa. Nay núi thuộc phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Anh Việt
11 thg 1, 2013
Về đình Tân An... đóng phim!
Ở Bình Dương có một ngôi đình cổ, đó là đình Tân An tọa lạc tại ấp 1, xã Tân An, thị xã Thủ Dầu Một, gần chợ Bến Thế (nên còn gọi là đình Bến Thế). Đình được lập vào năm 1820 để thờ Tiền Quân Cơ Nguyễn Văn Thành, một công thần triều Nguyễn.
Về Châu Đốc ăn bún nước kèn
Về miền Tây Nam bộ, du khách thích ăn bún
có nhiều lựa chọn như món bún bì, bún chả giò, bún thịt nướng, bún cà
ri, bún gỏi dà..., trong đó, món được nhiều người ưa thích nhất có lẽ là
bún nước lèo của bà con Khmer. Những món này, có thể thưởng thức bất kỳ
ở đâu khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng muốn ăn bún nước kèn thì
phải đến Châu Đốc (An Giang) mới có.
Đến Châu Đốc lại phải có “thổ địa ẩm thực” dẫn đường mới biết đến cái quán bún nước kèn nầy. Dù quán lề đường nhưng lúc nào cũng tấp nập khách, phải chờ mới có ghế ngồi, lại phải tới sớm, nếu không quán đã “đóng cửa”. Sau khi an vị, bạn sẽ có một tô bún màu vàng anh cùng một dĩa rau thơm nằm bên cạnh mấy lọ gia vị.
Tô bún nước kèn Châu Đốc. Ảnh: Cúc Tần
Đến Châu Đốc lại phải có “thổ địa ẩm thực” dẫn đường mới biết đến cái quán bún nước kèn nầy. Dù quán lề đường nhưng lúc nào cũng tấp nập khách, phải chờ mới có ghế ngồi, lại phải tới sớm, nếu không quán đã “đóng cửa”. Sau khi an vị, bạn sẽ có một tô bún màu vàng anh cùng một dĩa rau thơm nằm bên cạnh mấy lọ gia vị.
Măng núi Cấm
Canh măng hầm thịt. Ảnh: Phương Kiều
Nơi này một rổ măng to tướng. Chỗ kia là một nhà măng. Còn ở nơi khác một căn nhà rất rộng chứa cơ man nào măng là măng. Toàn măng mạnh tông - một loại măng ngon có tiếng. Mỗi một mụt măng nặng tối thiểu 2 ký, nặng nhất tới chừng 10 ký. Giá măng chỉ có 2.500 đồng một ký. Giá rẻ như vậy vì một ngày người ta chít măng từ núi Cấm đem xuống đến 20 tấn, chủ yếu cung cấp cho TPHCM.
Lạp bò Tri Tôn
Lạp bò - còn gọi lạp xưởng
bò, có thể nói là sản phẩm của người Kinh ở An Giang phát triển và nâng
cao từ món ngon “tung lò mò”, đặc sản truyền thống nổi tiếng của đồng
bào Chăm tỉnh nầy. Và đó là một thức ăn chơi đã khiến những ai đã nếm
thử cũng mê cái hương vị hấp dẫn đặc biệt của nó.
Không mê sao được khi nhìn từng khúc lạp bò trắng ngà, ú nu nằm phơi mình trên bếp than hồng tỏa lên làn khói trắng thơm phức. Khoanh lạp bò từ từ ửng màu đỏ hấp dẫn, dưới bàn tay chăm sóc cẩn trọng của người bán. Chỉ nhìn đã thấy ngon rồi. Nhưng “ngon” nhất là càng lúc mùi thơm của khoanh lạp bò tỏa bay trong không gian, kích thích vị giác.
Khoanh lạp bò đang nướng trên bếp than, chỉ nhìn khói tỏa cũng đã thấy ngon. Ảnh: Phương Kiều
Không mê sao được khi nhìn từng khúc lạp bò trắng ngà, ú nu nằm phơi mình trên bếp than hồng tỏa lên làn khói trắng thơm phức. Khoanh lạp bò từ từ ửng màu đỏ hấp dẫn, dưới bàn tay chăm sóc cẩn trọng của người bán. Chỉ nhìn đã thấy ngon rồi. Nhưng “ngon” nhất là càng lúc mùi thơm của khoanh lạp bò tỏa bay trong không gian, kích thích vị giác.
Cá chạch lấu nướng tươi
Cá chạch lấu sống ở môi
trường tự nhiên nước ngọt, nhiều nhất là ở sông Tiền, sông Hậu và các
chi lưu. Cá chạch lấu có giá trị thương phẩm cao và cũng là đặc sản
trong các nhà hàng; để có đủ nguồn cung cho thị trường, gần đây nhiều
người đã có sáng kiến nuôi cá chạch lấu trong lồng bè, nhiều nhất là ở
huyện An Phú, An Giang.
Bà con thường mua con giống từ thượng nguồn sông Hậu mang về thả vào khoảng tháng 5 âm lịch. Sau 8 tháng chăm sóc, cá có thể đạt trọng lượng 500gr/con. Cá chạch lấu có hai loại đen và bông (mình có nhiều đốm xanh giống như hoa văn tự nhiên). Đặc điểm của cá chạch lấu là thịt ngọt, béo, chắc thịt, hơi dai nên người ta thường chế biến thành các món ăn hấp dẫn như kho nghệ, nướng ốp bẹ chuối hoặc nướng lửa than. Đặc biệt đối với cá nướng, thịt trở nên thơm ngon, béo và hương vị đậm đà.
Cá chạch lấu nướng tươi. Ảnh: Thiên Phúc
Bà con thường mua con giống từ thượng nguồn sông Hậu mang về thả vào khoảng tháng 5 âm lịch. Sau 8 tháng chăm sóc, cá có thể đạt trọng lượng 500gr/con. Cá chạch lấu có hai loại đen và bông (mình có nhiều đốm xanh giống như hoa văn tự nhiên). Đặc điểm của cá chạch lấu là thịt ngọt, béo, chắc thịt, hơi dai nên người ta thường chế biến thành các món ăn hấp dẫn như kho nghệ, nướng ốp bẹ chuối hoặc nướng lửa than. Đặc biệt đối với cá nướng, thịt trở nên thơm ngon, béo và hương vị đậm đà.
“Dấu xưa” cù lao Ông Chưởng
Dinh Ông ở thị trấn Chợ Mới. Ảnh: Phương Kiều
“Bao phen quạ nói với diều / Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm”. Theo câu hát xưa, chúng tôi tìm về vài “dấu xưa” trên mảnh đất cũng đã rất xưa lắm rồi: cù lao Ông Chưởng, ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Trịnh Hoài Đức viết trong Gia Định thành thông chí: “Lễ công giang thượng khẩu tục gọi là vàm Ông Chưởng; cửa sông nầy rộng 8 tầm, sâu 8 thước ta. Trước cửa sông có cù lao nhỏ và nhân tên sông mà gọi tên cù lao ấy (cù lao Ông Chưởng), ở cách phía tây đạo Đông Khẩu 90 dặm rưỡi. Sông chảy vào nam 60 dặm rưỡi đến hạ khẩu rồi hợp lưu với Hậu Giang. Bờ phía tây có sở thủ ngự Hùng Sai, bờ phía tây thượng khẩu có miếu thờ Khâm sai Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn (Nguyễn Hữu Cảnh) vì dân ở đấy cho rằng ông có công dẹp yên Cao Miên, khai thác đất này, nên nhân dân nhớ công đức mà lập miếu thờ”. Sự kính trọng Nguyễn Hữu Cảnh trong lòng người dân cù lao Ông Chưởng còn được Nguyễn Liêng Phong nhấn mạnh trong “Nam kỳ phong tục diễn ca” (năm 1909):
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)