11 thg 1, 2013

Nét đẹp Khôsa Răngsây

Chùa Khôsa Răngsây, còn gọi là chùa Viễn Quang, tọa lạc tại số 27/18 đường Mạc Đĩnh Chi, phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Đây là một địa điểm tín ngưỡng không chỉ của bà con Khmer, mà của cả người Việt quanh vùng.

Chùa có diện tích khá hẹp, chỉ khoảng 150 m². Bên trái là dãy Đông lang Sala (trai đường), một trệt một lầu, có diện tích sử dụng 200 m², phía sau là nhà khói 100 m². Bên phải là dãy Tây lang, cũng một trệt một lầu, còn phía trước là thất trụ trì, phía sau dùng làm nơi ở trọ của học sinh, sinh viên người Khmer ở các tỉnh lên trọ học.

Ngôi tháp trong khuôn viên chùa

10 thg 1, 2013

Nhớ người xưa, từng ở nơi này...

Trong ảnh là cầu Gành, chiếc cầu sắt cũ kỹ bắc ngang sông Đồng Nai, nối liền cù lao Phố và Bửu Hòa. Ở đầu cầu phía bên kia, tả ngạn sông Đồng Nai là đền thờ thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh - xây đã hơn 3 trăm năm. Ở đầu cầu phía bên này, hữu ngạn sông Đồng Nai là đền thờ danh tướng Nguyễn Tri Phương - xây đã hơn trăm năm. Trớ trêu thay, chiếc cầu nối 2 đền thờ của 2 bậc danh nhân Việt Nam lại là sản phẩm thiết kế bởi một danh nhân Pháp: kiến trúc sư Gustave Eiffel! Chiếc cầu này cũng đã hơn trăm năm tuổi.



Nguyễn Tri Phương là đại danh thần triều Nguyễn. Ông sinh ngày 21 tháng 7 năm Canh Thân(1800) tại Phong Điền, Thừa Thiên, tuẫn tiết ngày 20 tháng 12 năm Quý Dậu (1873) khi thất thủ thành Hà Nội.

Trà Vinh, những đêm gió bấc

Hàng chục năm qua, cứ hễ vào những ngày lộng bấc, nhất là vào buổi tối, là tôi lại nhớ tới thị xã nhỏ bé đầy bóng sao dầu cổ thụ Trà Vinh. Tôi nhớ đến căn nhà mái tôn thấp, nằm lọt thỏm dưới hai “con đê” cao là đường Lê Quang Liêm (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai) và đường Trần Quốc Tuấn (đường số 2). Đó là căn nhà tôi trọ học những năm phổ thông trung học. Cùng với tôi còn có năm ba anh em đồng hương Cầu Kè “ăn cơm tháng” tìm lấy cái chữ cho cuộc đời mình. Vì vậy căn nhà rộn rịp vào ban ngày tuổi trẻ chúng tôi. Nhưng đêm xuống lại thanh vắng bởi mỗi đứa “chiếm ngự” một góc với cuốn tập học bài hoặc cây viết trên tay giải bài toán hay viết bài văn nào đó. Càng vào sâu đêm, sự thanh vắng càng rõ và buồn nhất là trong những đêm gió bấc cuối năm.





Trái quách - vị ngon đất giồng



Rổ trái quách bán bên đường. Ảnh: Phương Kiều

Đi khắp sáu huyện, thành phố của tỉnh Trà Vinh, nơi nào ta cũng bắt gặp những xề trái quách bày bán ven đường. Và, rải rác trong sân nhà giữa hai bên lộ là những cây quách thân ốm yếu, khẳng khiu với những chiếc lá giống lá cần thăng cùng những trái thõng xuống thân cành. Tuy nhiên, Cầu Kè mới là “quê hương" của trái quách xứ biển Trà Vinh.

Trái quách đã có mặt trên đất Trà Vinh từ hơn nửa thế kỷ, nay được trồng nhiều ở huyện Cầu Kè. Quách là loại cây cao khoảng 7-8 mét, lá nhỏ và thân giống như cây cần thăng, trồng khoảng bảy năm thì cho trái. Cây quách già hàng chục tuổi, cho hàng trăm trái. Trồng quách sướng cái là không cần phải trèo lên cây hái. Quách bắt đầu chín thì tự rụng. Dù rơi từ trên cao xuống nhưng quách không giập vỡ vì vừa chớm chín, trái còn rắn.

Dừa sáp - đặc sản giải khát đồng bằng Cửu Long

Dừa sáp còn gọi là dừa đặc ruột, dừa kem, vì cơm dày, mềm, dẻo như sáp. Bọng dừa thường ít hoặc không có nước. Cơm do nước dừa từ từ đặc lại rồi phình ra tạo thành một khối xôm xốp, vị béo và ngọt. 

Dừa sáp là đặc sản của quê hương Trà Vinh, nổi tiếng nhất là tại huyện Cầu Kè. Tương truyền cách nay khoảng 70 năm có một nhà sư người Khmer ở Trà Vinh sang Campuchia tu hành, khi về mang theo giống dừa này trồng tại huyện Cầu Kè và phát triển cho đến ngày nay. Xã Tân Hòa, huyện Cầu Kè, được mệnh danh là "Làng triệu phú dừa sáp" với hơn 100 xã viên hợp tác xã. 


Dừa sáp Cầu Kè. Ảnh: Thiên Lộc.


Các món rươi ở Trà Vinh

Món khô rươi đang được làm thử trước khi sản xuất đại trà. Ảnh: Cát Lộc

Chuyện xưa kể rằng, khi Nguyễn Ánh bôn tẩu đến vùng biển huyện Duyên Hải (thuộc Trà Vinh hiện nay), được một phú hộ phục vụ các bữa ăn bằng nước mắm rươi. Sau khi lên ngôi, xưng hiệu Gia Long, nhà vua vẫn rất nhớ hương vị thứ nước mắm này, nên năm nào cũng cho ghe bầu vào đây mua nước mắm rươi về thưởng thức. Vì vậy món nước chấm dân dã này được người địa phương gọi là nước mắm ngự.

Nhưng từ bấy đến nay, thứ nước mắm rươi ấy vẫn chỉ được tiêu thụ quẩn quanh trong huyện Duyên Hải, rộng ra cũng chỉ trong địa phận tỉnh Trà Vinh. Là bởi loại nước mắm này chỉ được sản xuất thủ công nhỏ lẻ, dùng trong gia đình. Mãi gần đây, nước mắm rươi mới có cơ hội mở rộng thị trường, một phần nhờ việc áp dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất và tiếp cận thị trường. Bên cạnh hàng trăm gia đình sản xuất nhỏ, Duyên Hải đã có 3 nhà sản xuất có quy mô khá lớn; trong đó có thương hiệu nước mắm rươi Long Vinh.

Bánh canh Bến Có


Mặt tiền quán bánh canh Bến Có. Ảnh: Phương Kiều

Khách phương xa đến Trà Vinh nên thưởng thức tô bánh canh của quán Bến Có nổi tiếng ở địa phương này. Từ hướng Vĩnh Long, gần đến Trà Vinh khoảng chục cây số, hỏi bất cứ người nào về quán cũng đều được bày: “Thấy bên tay trái, chỗ nào xe honda, xe du lịch đậu đầy thì cứ ghé vô”.

Những năm 1980, người dân khu vực Bến Có - ao Vuông (ao Bà Om) đều được ăn bánh canh tại nhà do cô Hai Hên phục vụ. Bánh canh được làm từ bột gạo đắp quanh cái chai, dùng dao cắt từng sợi cho rơi vào nồi nước luộc, nấu với tép quết nhuyễn, chan nước cốt dừa, là món món ăn bình dân của nhiều người.

Trà Vinh êm đềm

Không khí và cảnh quan của Trà Vinh hết sức êm đềm với nét cổ kính của chùa chiền, hàng cây trăm tuổi và phố xá yên tĩnh. Nghỉ hè mà về Trà Vinh cũng có nhiều điều thú vị. 


Thắng cảnh ao Bà Om - Ảnh: D.T.H.

Từ TP.HCM đi Trà Vinh chỉ mất 3 giờ qua đoạn đường 130 km nhờ có quốc lộ 60 qua Mỹ Tho, cầu Rạch Miễu (Tiền Giang - Bến Tre) và bắc Cổ Chiên (so với đi quốc lộ 1 qua Vĩnh Long mất tới 4 giờ với 200 km).

Chùa Cò ở Trà Vinh

Chùa Nodol ở Trà Vinh còn có tên gọi là chùa Cò. Ảnh: Mai Lý

Trà Vinh nằm giữa hai con sông lớn là Cổ Chiên - một nhánh của sông Tiền và sông Bac Sac - một nhánh của sông Hậu. Đây là một trong hai tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều người dân tộc Khmer sinh sống. Người Khmer rất sùng đạo Phật. Khắp các làng xã, phum, sóc ở Trà Vinh đều có chùa chiền; trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng với đặc điểm riêng.

Chùa Nodol ở ấp Giồng Lớn, xã Đại An, huyện Trà Cú còn được gọi là chùa Cò hay chùa Giồng Lớn, cách thị xã Trà Vinh khoảng 40 cây số về phía nam.

Theo quốc lộ 54 đến huyện Trà Cú, đi tiếp về phía cảng Định An (sông Hậu), tới cổng chào của xã Đại An, rẽ vào tay trái du khách sẽ gặp tam quan chùa Nodol bề thế với hoa văn, họa tiết sặc sở. Qua cổng, theo con đường đất xuyên giữa hai bờ tre, bạch đàn, me tây, du khách rẽ vào một cổng nữa sẽ lọt vào khu vực chùa Cò. Từ đây, ta sẽ nhìn thấy rất nhiều chim, cò sải cánh bay lượn trên những mái ngói, những vòm cây, những đỉnh tháp thâm nghiêm cổ kính. 


Hàng ngàn con chim đủ loại, nhiều nhất là cò đã sinh sống trong khuôn viên chùa Nodol hàng trăm năm qua. Ảnh: Mai Lý 

 Chùa Nodol là một ngôi chùa cổ to lớn, bao gồm cổng chùa, ngôi chính điện, tháp đựng cốt, nhà tăng, nhà hội... có nét kiến trúc đặc sắc của nền văn hóa Khmer ở Trà Vinh. Ngôi chính điện với những mái uốn cong theo hình đuôi rồng, có những đỉnh tháp nhọn hình ngọn núi Xôme và những hình tượng quen thuộc như thần Riehu (Reahu), thần bốn mặt Mohabrom, chim thần Kâyno, Mahaknốt...

Chung quanh chùa được bao bọc bởi những rặng tre, hàng cây sao, dầu, sầu đâu rợp bóng, xa hơn là những cánh đồng lúa xanh mơn mởn. Người dân địa phương thường gọi chùa Nodol là chùa Cò vì đã hơn 100 năm qua, trong khuôn viên chùa rộng khoảng 4 hec ta và những bờ tre bao bọc là nơi cư trú của hàng ngàn con chim các loại như cò, cồng cộc, bồ câu... trong đó đông nhất là họ nhà cò với rất nhiều loại như cò trắng, cò quắm, cò đầu đỏ, cò đầu vàng, cò mỏ vàng, cò mỏ đen...

Du khách sẽ rất thú vị khi nhìn thấy những đàn cò với nhiều chủng loại bay đi kiếm ăn, bay về tổ với tiếng kêu quang quác giữa một khung cảnh thâm trầm u tĩnh. Đến với chùa Cò, ta sẽ thấy yêu mến và muốn hòa mình, đắm chìm cùng với thiên nhiên hoang dã.

Mai Lý

Biển Duyên Hải ở Trà Vinh


Biển Duyên Hải ở Trà Vinh. Ảnh: Phương Hà

Duyên Hải là một huyện sát biển của tỉnh Trà Vinh; vùng đất nầy vắt ngang từ cửa biển Cổ Chiên (sông Tiền) đến cận cửa Định An (sông Hậu). Đây là nơi cuối dòng Mékong đổ ra biển Đông.

Từ Trà Vinh theo quốc lộ 53 đi về phía đông sẽ đến Duyên Hải. Từ đây, du khách sẽ có nhiều tiết mục khám phá vùng biển còn khá nguyên sơ nầy. Điểm nhấn, hấp dẫn của chuyến đi nầy là khu vực xã Trường Long Hòa, nơi có bãi biển Ba Động nổi tiếng với những động (cồn) cát hoang sơ được hình thành nên bởi gió biển thổi cát dồn tụ lại. Dọc theo triền, dưới chân những động cát là rừng phi lao tuyệt đẹp, nhiều lớp, xanh thẳm chạy dài xa tít tắp. Rừng phi lao cũng là rừng phòng hộ chống sự xâm lấn của cát vào trong đất liền.