13 thg 8, 2012

Tam Đảo - thị trấn trong mây

Tam Đảo cách Hà Nội không xa, vốn là một điểm nghỉ mát lý tưởng khi cái nắng nóng gay gắt của mùa hè khiến ai nấy đều ngột ngạt. Mùa hè, Tam Đảo tấp nập các đoàn khách du lịch từ khắp các vùng lận cận tìm đến. Người ta vẫn thường nói Tam Đảo được ví như Đà lạt của miền Bắc bởi sương và mây, cùng với đó là không khí trong lành, mơ màng và dễ chịu.

Tam Đảo mờ ẩn trong màn sương mờ giăng giăng



Lên chơi thung lũng Mường Hoa

Thung lũng Mường Hoa cách thị trấn Sapa chừng 10 cây số. Đây là nơi có bãi đá chạm khắc chữ cổ và những họa tiết bí ẩn. Đến Mường Hoa, nhiều du khách đã chọn thú đi bộ khám phá cuộc sống và văn hóa người bản địa tại hai xã Lao Chải và Tả Van, ngắm con suối Mường Hoa uốn lượn qua những thửa ruộng bậc thang xinh đẹp. Tả Van có nhiều nhà dân đón khách lưu trú, là cơ hội tốt cho những người muốn gần gũi thiên nhiên và con người vùng Tây Bắc.


Toàn cảnh Tả Van bên triền đồi thoai thoải với ruộng bậc thang.



Chợ nổi Long Xuyên

Đồng bằng sông Cửu Long có đến hàng trăm cái chợ nhóm họp trên sông; các vựa, quầy hàng và phương tiện vận chuyển hàng hóa đều bằng thuyền, ghe đủ loại lớn nhỏ. Dù lớn hay nhỏ, các chợ nổi đều có nếp sinh hoạt và mua bán giống nhau. Chợ nổi Long Xuyên không thuộc loại nổi tiếng nhưng có dịp ghé qua, du khách vẫn cảm nhận được phong thái hào sảng của người dân miệt vườn sông nước Nam bộ.



Cách trung tâm thành phố Long Xuyên chừng 2 cây số, xuống bến phà Ô Môi đi thuyền qua một ngã ba sông thì gặp chợ nổi Long Xuyên


12 thg 8, 2012

Về thăm "Lộc trĩ thôn cư"


Một ngày cuối năm đẹp trời, chúng tôi rủ nhau lên đường tìm đến “Lộc trĩ thôn cư” (xóm quê Mũi Nai) - một trong mười danh thắng của Hà Tiên thập cảnh, cách thị xã Hà Tiên (Kiên Giang) chừng 5km và giáp với đất bạn Campuchia.


Mũi Nai nhìn từ đỉnh Tà Pang - Ảnh: Sentosa

Đường vào “Hà Tiên mến yêu, đẹp như xứ thơ...” (1) xuyên qua những xóm làng thanh bình, một bên là biển khơi mênh mang, một bên là dải đồi thấp với đồng cỏ xanh mượt cùng những mảnh ruộng nhỏ xen giữa những hàng dừa lả ngọn. Và đây rồi, đã tới thắng cảnh mà Mạc Thiên Tích từng ca ngợi “Lâm lộc ai rằng thú chẳng thanh/ Nửa kề nước biếc, nửa non xanh...” (Đông Hồ dịch).

9 thg 8, 2012

Miếu Nổi trên sông Vàm Thuật

Trên sông Vàm Thuật đoạn qua địa phận quận Gò Vấp và quận 12 (TPHCM) có một ngôi miếu nằm giữa mênh mông sông nước. Đó là miếu Sa Tân - người địa phương quen gọi là miếu Nổi hay miếu Bà - nằm trên cồn đất rộng chừng 2.500 mét vuông, giữa bốn bề sông nước mênh mông. Hai bờ sông, một bên là khu dân cư thuộc phường 5, quận Gò Vấp và bên kia là vùng trồng hoa mai nổi tiếng của phường An Phú Đông, quận 12. 



Theo truyền thuyết, cách đây gần hai trăm năm, một ngư phủ quăng lưới đánh cá trên dòng sông Bến Cát (thuộc xã Hạnh Thông, tổng Bình Trị Thượng huyện Gò Vấp, tỉnh Gia Định; nay thuộc TPHCM) đã vớt được một pho tượng mà lúc ấy người ta cho rằng đó là tượng Bà Thủy Tề. Từ đó, ngôi miếu thờ Bà được dân chúng trong vùng lập nên để cầu cho mưa thuận gió hòa, thuyền bè đi về bình an, thuận buồm xuôi gió.


Viếng mộ bác sĩ Yersin

Nằm dọc quốc lộ 1A hướng từ TPHCM ra, khoảng 20km trước khi đến thành phố Nha Trang, địa danh Suối Dầu được gọi cho một vùng khá rộng thuộc địa phận xã Suối Cát (trước thuộc huyện Diên Khánh, nay là huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa). Ngoài Viện Pasteur và Bảo tàng Yersin tại Nha Trang, đây là nơi thứ hai còn lưu giữ một số di tích của bác sĩ Alexandre Yersin, một danh nhân thế giới đã gắn bó cuộc đời và sự nghiệp ở Việt Nam, sau khi ngôi nhà của ông ở Xóm Cồn đã bị xóa sạch dấu vết và trạm quan trắc, thực nghiệm trên núi Hòn Bà trở thành khu du lịch.


Phần mộ bác sĩ Alexandre Yersin nằm trên một ngọn đồi nhỏ sâu trong khuôn viên trang trại Suối Dầu, một cơ sở trồng trọt, chăn nuôi phục vụ nghiên cứu, sản xuất của Viện Pasteur Nha Trang do bác sĩ Yersin tạo lập từ năm 1914 với sự hỗ trợ của các bác sĩ Emil Roux và Calmette. Ảnh: Bảng chỉ dẫn lối vào ngôi mộ của bác sĩ Yersin dựng sát quốc lộ 1A, theo con đường đất đi vào khoảng 1 cây số.


Chợ tình Khau Vai

Khau Vai thuộc địa bàn huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, nằm trong một thung lũng đẹp, xung quanh là những dãy núi cao chót vót, xa hơn một chút là đỉnh Mã Pí Lèng quanh năm mây phủ trắng. Khau Vai nổi tiếng với phiên chợ tình độc đáo (còn gọi là "chợ phong lưu", hình thành từ những năm đầu thế kỷ XX), diễn ra mỗi năm một lần duy nhất từ chiều tối 26 đến chiều 27 tháng Ba âm lịch.

Từ một chuyện tình dang dở


Khau Vai, nơi có phiên chợ tình độc đáo hàng năm, nhìn từ trên núi cao. Ảnh: Phuot.vn. 

Về Châu Đốc viếng núi Sam

Cuối xuân, vào mùa lễ hội, về đồng bằng sông Cửu Long, du khách đến Châu Đốc (An Giang) sẽ là một chuyến đi với nhiều khám phá. Nếu như bạn là một người có tâm nguyện, cầu mong sự tốt lành cho người thân, thì có thể viếng miếu Bà Chùa Xứ, hoặc Tây An Cổ Tự hay Lăng Thoại Ngọc Hầu. Đó là những di tích với nhiều huyền thoại và truyền thuyết dân gian có từ thời tiền nhân khai mở đất phương Nam.

Đỉnh núi Sam

Một buổi sáng nắng ấm, trời quang, chúng tôi lên đỉnh núi Sam. Từ thị xã Châu Đốc, đi thêm 5 km tới một ngã ba dưới chân núi, rẽ trái là đường đi lên đỉnh núi Sam. Con đường nầy có từ thời Pháp thuộc, nơi đây thuở xưa từng là một pháo đài trấn ải vùng “Châu Đốc tân cương” của quan binh nhà Nguyễn.

6 thg 8, 2012

Một ngày làm ngư dân Vàm Sát

Với kỳ nghỉ ngắn ngày hoặc giới hạn trong ngày cuối tuần, nhiều du khách ở TP.HCM chọn Cần Giờ để thư giãn, hít thở không khí trong lành và vui chơi cùng gia đình.

Cần Giờ - được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới - tuy chưa phải tuyến điểm hấp dẫn nhưng xem ra cũng là lựa chọn thú vị, đường đi thuận tiện, lại không quá xa.


Ngồi trên canô dạo một vòng trên cung đường rừng ngập mặn Cần Giờ cũng là trải nghiệm thú vị - Ảnh: Đạt Tiến

“Đặc sản” cổ ở Bạc Liêu


Tưởng rằng chỉ có công tử Bạc Liêu mới là “đặc sản” ở xứ phồn vinh, phóng khoáng một thời này, dè đâu còn nhiều món lạ khác mà nhiều người chưa biết.

“Vườn nhãn cổ” chạy dài suốt 11km (từ xã Hiệp Thành tới Vĩnh Trạch Đông) - Ảnh: D.T.H.

Từ TP Bạc Liêu theo đường Cao Văn Lầu về hướng biển chừng 6km có con đường nhựa bên trái, trên có tấm bảng để “Vườn nhãn cổ”. Theo hướng đó chừng 2km là gặp ngay vườn nhãn mé bên trái.