Hiển thị các bài đăng có nhãn người Mông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Mông. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 6, 2020

Một ngày khám phá bản người Mông

Nằm ở độ cao 1.500 m, bản Sin Suối Hồ là chốn mát mẻ, yên bình dành cho những ai muốn tạm xa phố thị ồn ào.

Đến với Sin Suối Hồ, du khách được đắm mình trong đời sống văn hóa bản địa của người Mông. Bản nằm ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển, thuộc xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, cách TP Lai Châu khoảng 30 km. Trong tiếng địa phương, Sin Suối Hồ có nghĩa là "suối có vàng". Không khí tại đây trong lành, mát mẻ quanh năm.

Sáng: Chợ phiên - Tham quan đời sống dân bản

Bước chân vào bản, du khách được người dân đón tiếp nồng nhiệt và mời uống một cốc nước thảo quả đựng trong ống tre. Sở dĩ họ dùng nước thảo quả vì có tính mát, tốt cho cổ họng. Người Mông lo rằng du khách từ dưới xuôi lên, khi thay đổi độ cao đột ngột dễ bị khan họng. Ngoài ra, thảo quả cũng là loại cây rừng phổ biến tại vùng này, là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương. Nó cũng được sử dụng trong việc chế biến nhiều món ăn hàng ngày. 

Giống như các bản vùng cao khác, chợ phiên Sin Suối Hồ họp vào sáng sớm thứ 7 hàng tuần. Chợ được thiết kế theo vòng tròn, chân các gian hàng xếp đá tảng và những viên sỏi lớn. Sản phẩm được bày bán chủ yếu là các nông sản do bà con nuôi, trồng hoặc thu hoạch từ rừng. Ngoài ra còn có những trang phục truyền thống do phụ nữ thêu thùa, may dệt. Tại chợ phiên, du khách sẽ được tham gia vào các trò chơi dân gian của người dân tộc, xem văn nghệ, thưởng thức thắng cố, trải nghiệm xay ngô...


30 thg 5, 2020

Đặc sắc nghi lễ cưới hỏi của người Mông xanh

Là dân tộc ít người ở Việt Nam, người Mông xanh cư trú chủ yếu ở 2 thôn Nậm Tu Thượng và Nậm Tu Hạ của xã Nậm Xé (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai). Người Mông xanh hiện vẫn còn lưu giữ được phong tục tập quán, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là nghi lễ cưới hỏi đặc sắc. 

Thổi sáo vầu xin mở cửa, treo ô


Theo phong tục truyền thống của người Mông xanh, nghi lễ cưới hỏi cũng giống như một số dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam như: lễ ăn hỏi, lễ cưới và lễ lại mặt. Để tổ chức lễ ăn hỏi, người Mông xanh thường chọn ngày Hợi, ngày Tuất hoặc ngày Thìn. Đoàn đi ăn hỏi chỉ có 3 người, thường đi vào buổi chiều tối, đi đầu là ông mối, tay cầm sáo vầu, tiếp đến là chú rể và sau cùng là phù rể. Ông mối được chọn phải là người giỏi giao tiếp, có tài hát đối đáp và đặc biệt phải biết thổi sáo vầu - để thổi bài sáo xin mở cửa vào nhà, xin treo ô…

Trước ngày cưới ông mối phải dẫn đầu đoàn nhà trai tay cầm sáo vầu đến nhà gái làm lễ ăn hỏi. 

3 thg 11, 2019

Bánh giầy trong đời sống đồng bào Mông Tây Bắc

Được kết tinh từ thổ nhưỡng, khí hậu nơi núi rừng, bánh giầy không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng dân tộc Tây Bắc và đồng bào Mông. 

Với đồng bào Kinh miền xuôi, bánh giầy thường được làm trong các dịp lễ hội, tết nguyên đán, có hình tròn, tượng trưng cho trời, trong truyền thuyết Lang Liêu và là hoạt động gắn kết tình làng, nghĩa xóm trong những dịp sinh hoạt cộng đồng. 

21 thg 10, 2019

Kiến trúc nhà ở của người Mông

Với đặc điểm chủ yếu ở những nơi khó khăn, địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, do đó, kiến trúc nhà ở của người dân tộc Mông cũng có những nét độc đáo riêng.

Người Mông xã Đức Xuân (Hòa An) dựng nhà ở ven chân núi có độ dốc cao. 

Người Mông ở Cao Bằng thường cư trú thành xóm, bản trong những thung lũng hoặc ven chân núi có độ dốc cao. Ông Hoàng Văn Dí, dân tộc Mông, xã Đức Xuân (Hòa An) cho biết: Người Mông thường dựng nhà vào mùa xuân. Ăn Tết Nguyên đán xong, dựng nhà để chuẩn bị một vụ mùa mới. Chọn ngày để làm nhà thường là vào ngày chẵn do quan niệm ngày chẵn là ngày đem lại may mắn. Thông thường bà con làm nhà 3 gian, 12 cột hoặc nhiều hơn do điều kiện của từng gia đình và địa thế của nơi ở đó.

17 thg 10, 2019

Đặc sắc trang phục dân tộc Mông

Đối với dân tộc Mông tại Cao Bằng, trang phục truyền thống luôn mang nét đẹp và ý nghĩa riêng, in dấu văn hóa và phong tục đặc trưng.

Nam nữ dân tộc Mông xã Nội Thôn (Hà Quảng). 

Trang phục truyền thống của người Mông chủ yến may bằng vải, tay tự dệt, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đối với một bộ trang phục nữ hoàn chỉnh thường gồm áo xẻ cổ, váy xòe xếp ly, xà cạp và khăn đội đầu. Trong đó, áo được trang trí với kỹ thuật đa dạng. Áo có cổ phía trước hình chữ V, hai bên được nẹp thêm vải màu. Phía sau là bức thêu họa hình chữ nhật được trang trí hoa văn rất hài hòa, trang nhã. Hai ống tay áo thường được thêu những hoa văn với đường nét vắn ngang có đủ màu sắc từ nách đến cổ tay. Đây là nơi tập trung hoa văn nhiều nhất làm nổi bật chiếc áo của người phụ nữ. Với nghệ thuật thêu chỉ màu, khâu chắp vải... những mảng màu hoa văn được phân bố hợp lý làm cho chiếc áo tươi sáng, hài hòa hơn.

15 thg 10, 2019

Dệt vải lanh - Nghề thủ công truyền thống của dân tộc H'mông

Với dân tộc HMông, bên cạnh nghề làm nương rẫy, ruộng nước và chăn nuôi...họ còn có một số nghề thủ công truyền thống đạt kỹ thuật cao....
Ở Sơn La, dân tộc HMông có số dân đông thứ 3 với 114.578 người cư trú chủ yếu ở các vùng nuí cao thuộc các huyện: Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Thuận Châu và Sông Mã, Mai Sơn, Mường La. Sơn la có 3 nghành Mông: HMông hoa, HMông trắng, HMông đen với các nét đặc trưng văn hoá độc đáo khác nhau.

Ảnh: TTXVN

Với dân tộc HMông, bên cạnh nghè làm nương dãy, ruộng nước và chăn nuôi...họ còn có một số nghề thủ công truyền thống đạt kỹ thuật cao mà đặc sắc hơn cả là nghề dệt vải lanh (dùng sợi lanh để dệt thành vải).

23 thg 8, 2019

Người Mông Nghệ An 'lên trời' ăn tiệc trong lễ cúng 'giàng'

Trong lễ cúng "giàng", còn gọi là cúng họ của dòng họ Và, người ta tin rằng mình được "lên trời" ăn tiệc và trở về qua 3 cánh cổng tâm linh. 

Mỗi dòng họ người Mông ở miền núi Nghệ An lại có một tập tục riêng. Dòng họ Và ở bản Thăm Hín, xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn cũng vậy. Họ tổ chức lễ cúng "giàng" vào cuối tháng 6 âm lịch. Các dòng họ khác cũng có tập tục này nhưng thường tổ chức vào thời gian khác nhau và cách cử hành cũng khác nhau. 

23 thg 6, 2019

Đến Cổng Trời… xem người Mông vẽ sáp ong

Trên đỉnh đèo Ma Thì Hồ mà người dân bản địa vẫn thường gọi dân dã “cái yên ngựa” có một bản người Mông với cái tên khá ấn tượng - bản Cổng Trời. Từ xa xưa, Cổng Trời không chỉ như một chấm phá trong bức tranh hùng vĩ của thiên nhiên mà còn lưu giữ nét văn hóa độc đáo, quý giá, đó là kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải của người Mông hoa - tri thức dân gian về một nghề thủ công truyền thống đã gắn bó với đồng bào tự ngàn xưa. 

Đón chúng tôi giữa đỉnh đèo, ông Hạng Xá Thằng, trưởng bản Cổng Trời, xã Sa Lông, huyện Mường Chà vừa đi vừa kể lại thời gian đầu khi người dân mới chuyển từ bản Huổi Toóng, xã Huổi Lèng về đây lập bản. Ngày mới đến, đời sống gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, cơm không đủ no, áo không đủ ấm... Nhưng với tính cần cù, chịu thương chịu khó, “không có đỉnh núi nào cao hơn đầu gối người Mông, không có việc khó nào người Mông không thể làm bằng đôi tay của mình” nên chúng tôi đã sớm ổn định cuộc sống, tích cực lao động sản xuất. Nhờ đó, những công cụ sản xuất như: Bừa, dao cuốc, súng kíp, đồ mây tre đan; những sản phẩm truyền thống như: váy áo, vòng cổ, vòng tay của người Mông... đã ra đời với trình độ kỹ thuật cao, tinh xảo, phục vụ cho cuộc sống thiết yếu. Người Mông ở Cổng Trời còn lưu giữ kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong dệt, thêu hoa văn trên trang phục truyền thống. Một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc trong cách tạo hoa văn, phối màu trên các sản phẩm vải góp phần tạo nên những trang phục đẹp, độc đáo, riêng của người phụ nữ Mông. 

Sản phẩm váy của người Mông ở bản Cổng Trời có hoa văn độc đáo. 

Phố Mông tuyệt đẹp trên núi Khun Há

Đường bêtông quanh co qua từng ngõ nhà, hai bên đường là những chậu địa lan đắt tiền đang trổ hoa lẫn trong các cành hồng, hoa bướm, dâm bụt. Cổng ngõ sạch đẹp khiến bản Mông trên độ cao hơn 2.000m như một hoa viên.

Một góc bản làng tuyệt đẹp - Ảnh: NGỌC QUANG

Nhìn quang cảnh phố Mông trên núi Khun Há, chúng tôi ngẩn ngơ, ước được ngồi trước các bậc cửa nhà đồng bào trong se lạnh của chiều núi cao, nhấp ly rượu ngô thơm nồng cùng hương vị bùi ngậy của nồi thắng cố và ngắm mây vờn trên đỉnh Hoàng Liên Sơn...

20 thg 5, 2019

Khèn - biểu tượng văn hóa của người Mông

Vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ, khèn của người Mông cũng vừa là nhạc khí thiêng kết nối giữa cõi trần và thế giới tâm linh nhưng cũng là phương tiện kết nối cộng đồng, chia sẻ tâm tư tình cảm, giúp chủ thể văn hóa thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời.

Từ trong truyền thuyết
Trong truyền thuyết truyền miệng của người Mông, nguồn gốc chiếc khèn được kể về một gia đình có 6 người con, ai cũng hát hay, sáo giỏi. Tiếng sáo của 6 anh em lại rời rạc khi không khi thổi cùng nhau. Khi cùng nhau thổi, tiếng sáo cất như vi vút như cây rừng gặp gió, véo von như chim trên cành và rì rào như suối reo, ào ạt như thác đổ. Đến khi họ đều có gia đình, những lúc không hợp đủ cả 6 người, tiếng sáo trở nên rời rạc, lạc điệu. Họ đã bàn nhau chế tác ra thứ nhạc cụ hợp nhất nhiều thứ. Người anh cả nghĩ ra cái bầu, anh thứ hai nghĩ ra ống thổi dài, 4 người còn lại nghĩ ra những ống thổi tiếp theo. Tất cả là 6 ống, thay cho 6 anh em. Lạ thay, thứ nhạc cụ lạ lùng ấy khi hoàn thiện, thổi lên tạo ra nhiều tầng âm thanh có sức quyến rũ kỳ lạ… Đó là chiếc khèn Mông ngày nay.

Diễn tấu khèn Mông. 

21 thg 4, 2019

Tết rừng của đồng bào Mông Nà Hẩu - Yên Bái

Cuối tháng Giêng hàng năm, đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái lại tổ chức Lễ hội cúng rừng hay còn gọi là Tết rừng. 

Tết rừng của đồng bào Mông diễn ra ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có diện tích gần 17.000 héc ta, là nơi có thảm thực vật phong phú và cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm của Việt Nam. 

14 thg 3, 2019

Vén mây trẩy hội Gầu Tào

Sapa (Lào Cai) vào Xuân, mùa mây kéo đến bảng lảng khắp thôn bản, hẻm núi, người Mông ở xã San Sả Hồ lại nô nức tổ chức hội Gầu Tào. Gầu Tào từ hội của một dòng họ, đến nay đã thành hội chung vui của cả vùng Hoàng Liên Sơn với ý nghĩa cầu tự, cầu mùa. 

Theo truyền thuyết dân gian vùng Sapa kể lại, trước đây những cặp vợ chồng người Mông nào lấy nhau nhiều năm chưa sinh được con cái thì người chồng sẽ lên một quả đồi nào đó cầu xin thần đồi, thần núi phù hộ gia đình sinh được người con trai... Trong 3 năm hoặc 5 năm liên tiếp sau khi sinh hạ, gia đình đều tổ chức lễ Gầu Tào mời anh em, họ hàng, bà con người Mông đến chia vui và tạ ơn các vị thần đã giúp đỡ.

Nguồn gốc Lễ hội Gầu Tào của người Mông ở xã San Sả Hồ bắt đầu từ đó. Sau này, lễ hội được tổ chức thường xuyên và trở thành lễ hội của cộng đồng làng xã. Bởi vậy, Lễ hội Gầu Tào ngoài việc cầu con, còn cầu sức khỏe, cầu may mắn, cầu cho mùa màng bội thu, dân bản có cuộc sống ấm no, thịnh vượng.

Bà con người Mông vùng Hoàng Liên Sơn nô nức trẩy hội Gầu Tào. Ảnh: Trọng Chính 

12 thg 3, 2019

Bí ẩn lễ cúng rừng của người Mông ở khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu

Đến giờ lành, thầy cúng kính cẩn dâng hương, lần lượt quay về 4 phía gõ mõ và khấn mời thần linh về chứng giám, hưởng lễ vật, phù hộ, ban lộc rừng cho người dân, cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu.

Cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hằng năm, đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu lại tổ chức Lễ hội cúng rừng - nghi lễ truyền thống có ý nghĩa lớn nhất, quan trọng nhất trong năm đối với người dân nơi đây và còn được gọi là “Tết rừng”.

Tờ mờ sáng, ông Mùa A Vừ (bản Tát, xã Nà Hẩu, Văn Yên, Yên Bái) cùng thanh niên trong thôn đi bắt lợn về thịt chuẩn bị cho ngày “Tết rừng”. Ông Vừ cho biết, cứ đến ngày cuối cùng của tháng Giêng, bà con các thôn lại góp tiền mua lợn, mang ra bìa rừng mổ và chế biến sau khi cúng thần rừng. Mọi người trong thôn sẽ cùng nhau ăn ngay tại bìa rừng, hoặc trong rừng. “Năm nay kinh tế khá nên bản mổ con lợn to, con này hơn 1 tạ đấy”, ông Mùa A Vừ khoe với PV Dân Việt. 

Ông Mùa A Vừ: “Năm nay kinh tế khá nên bản mổ con lợn to, con này hơn 1 tạ đấy”. Ảnh: Hoàng Hữu 

26 thg 2, 2019

Món bánh Tết thơm ngon từ gạo của người Mông Nghệ An

Cứ vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, khi những bông hoa đào đã bung cánh khoe sắc cũng là khoảng thời gian đồng bào Mông ở huyện vùng cao Nghệ An, cùng giúp nhau làm bánh “Mông” truyền thống để cúng ông bà tổ tiên. 

Dù đã ăn cùng một Tết Nguyên đán như mọi dân tộc khác trên đất nước Việt Nam, nhưng chiếc bánh truyền thống dâng lên ông bà tổ tiên ngày Tết của người Mông ở Kỳ Sơn, Nghệ An không phải là bánh chưng, mà đó là “Dúa túa” có nghĩa là bánh đâm (Dúa dịch là bánh, túa là đâm) - một loại bánh được đâm nhuyễn từ cơm sôi đã hông chín, người dân tạm gọi là bánh "Mông". 

23 thg 2, 2019

Lên Mèo Vạc xem người Mông “kéo vợ” ngày Xuân

Mèo Vạc (Hà Giang) - vùng đất cực Bắc đa sắc màu văn hóa bước vào ngày đầu Xuân đẹp như một bức tranh thêu. Cả dải biên cương thay “áo mới” bằng những cánh hoa đào, hoa mận bung nở khắp núi rừng. Mùa Xuân cũng là mùa đôi lứa yêu nhau, mùa của những chàng trai Mông đi “kéo vợ” để xây dựng tổ ấm cho riêng mình. 

Nét đẹp - bản sắc văn hóa truyền thống 


“Kéo vợ” - phong tục truyền thống của người Mông ở Mèo Vạc gắn liền với tục “vỗ mông” của đồng bào nơi đây. Phong tục này hình thành từ lâu đời trong đời sống sinh hoạt của người Mông. Tục “kéo vợ” chứa đựng một nét văn hóa rất riêng của người Mông, vừa chất phác, vừa táo bạo nhưng cũng không kém phần ý nhị. 

Vào dịp lễ tết, các chàng trai, cô gái Mông thường cùng nhau múa khèn vui hội. 

Tinh hoa nghề rèn của đồng bào Mông

Nghề rèn của đồng bào dân tộc Mông - Điện Biên có từ lâu đời, thể hiện sự tài hoa, khéo léo của người thợ đã cho ra lò những sản phẩm tinh xảo mang đậm bản sắc riêng của đồng bào nơi đây.

Kỹ thuật điêu luyện


Nghề rèn thủ công truyền thống của dân tộc Mông đã có từ bao đời nay, việc rèn các nông cụ nhằm phục vụ tập quán canh tác trong lao động sản xuất của đồng bào. Các sản phẩm được tạo ra hoàn toàn bằng thủ công, từ khâu cắt sắt, tạo hình, quai búa, làm tay cầm… tất cả vẫn làm bằng tay không có sự can thiệp của máy móc.

Đồng bào Mông giới thiệu nghề rèn tại không gian Chợ phiên vùng cao đón chào năm mới 2019 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam . Ảnh: Thanh Hà 

16 thg 1, 2019

Khám phá vẻ đẹp nên thơ của bản Mông cách thành phố Vinh 200km

Đến Huồi Giảng (Kỳ Sơn) mùa này, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí se lạnh với cảnh sắc thiên nhiên vô cùng lãng mạn của những chái nhà mái sa mu, hồng chín đỏ rực và đào chớm nụ. 

Huồi Giảng là cụm bản người Mông thuộc xã Tây Sơn, Kỳ Sơn. Nơi đây yên bình với những mái nhà sa mu dầu chen giữa tán cây xanh mướt và những nụ đào chớm nở. Ảnh: Thành Nguyễn 

10 thg 1, 2019

Những bí ẩn trong ngôi nhà người Mông ở Nghệ An


Khác với các cộng đồng dân tộc khác ở miền Tây Nghệ An, việc dựng nhà và bố trí trong căn nhà của người Mông gắn liền với cuộc sống quanh năm trên núi cao và mang một nét đặc trưng riêng tiêu biểu cho nền văn hóa lâu đời của họ. 

31 thg 10, 2018

Người Mông ở Lai Châu hồ hởi làm du lịch

Từ những bàn tay chỉ quen với cày cuốc, người Mông ở bản Thèn Pả, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã làm quen với cách tiếp đón, mời chào khách.

Từ cánh rừng thông rộng hàng chục ha cách đây hơn 10 năm, người dân ở bản Thèn Pả, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã khai thác để phát triển du lịch sinh thái, gắn với văn hóa dân tộc Mông

12 thg 7, 2018

Đào Mông chín rộ ở miền Tây Nghệ An

Xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) có 7 bản Mông sống dọc biên giới Việt – Lào, trong đó có 72 hộ của 3 bản Huồi Mới 1, Huồi Mới 2, Pà Khốm được Ban di dân phát triển nông thôn miền núi hỗ trợ trồng, chăm sóc gần 13.000 gốc đào Mẹo. Vào thời điểm này, đào đang chín rộ. 

Người Mông ở biên giới Quế Phong thường trồng đào phía trên những đỉnh đồi có đất rẫy. Đến nay, khắp núi đồi trải dọc biên giới Việt – Lào phủ kín những gốc đào. Ảnh: Hùng Cường