Hiển thị các bài đăng có nhãn núi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn núi. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 1, 2015

Tà Chì Nhù sóng cuộn giữa đại dương mây

Tà Chì Nhù (thuộc huyện Trạm Tấu, Yên Bái) cao 2.979m, là ngọn núi cao thứ 6 ở Việt Nam và được ví như một đại dương mây tuyệt đẹp. Đỉnh núi này là điểm 'săn mây' nổi tiếng với dân phượt.


Vượt qua những thử thách khắc nghiệt trên đường leo núi, đặt chân lên đỉnh Tà Chí Nhù, bạn sẽ có cảm giác tuyệt vời mà không phải ai cũng được trải qua một lần trong đời.

Dưới chân là cả một biển mây bồng bềnh, những cơn gió man mát, chưa bao giờ tôi có cảm giác tê tái tới vậy. Thầm nghĩ, nếu được ngồi cùng một cô gái nào trong cái khung cảnh đó, có lẽ tôi sẽ không ngần ngại trao luôn cho cô ấy một nụ hôn bất tận.

3 thg 1, 2015

Phiêu bồng trên đại dương mây Tà Xùa

Vượt qua 230 km đường đèo dốc quanh co, trắc trở, thành quả mà bạn nhận được khi chinh phục thành công đỉnh Tà Xùa là niềm hân hoan tột độ khi thu vào tầm mắt là biển mây cuồn cuộn vô cùng ngoạn mục.

Tà Xùa thuộc địa phận xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, Yên Bái, là ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Yên Bái và Sơn La. 

26 thg 12, 2014

Vẻ đẹp kiêu hùng trên đỉnh Pha Luông huyền thoại

Ở độ cao gần 2.000m, Pha Luông đang là một điểm đến đầy hấp dẫn với giới trẻ. Chinh phục ngọn núi này đòi hỏi lòng quả cảm và sức bền của những người có đam mê khám phá thực sự.

Cách thị trấn Mộc Châu 30 km, đỉnh Pha Luông được ví như nóc nhà của Mộc Châu, nằm giữa biên giới Việt - Lào. Từ đồn biên phòng Pha Luông ở chân lên tới đỉnh núi phải mất 3 - 4 tiếng đi bộ. 

22 thg 12, 2014

Băng rừng, vượt suối chinh phục đỉnh Hàm Lợn

Núi Hàm Lợn thuộc dãy Độc Tôn, Sóc Sơn, Hà Nội là một địa điểm khá quen thuộc với giới trẻ, đặc biệt với những ai đang có ý định tập dượt trước cho những chuyến leo núi dài ngày.

Nằm cách Hà Nội 40 km theo hướng cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài nên việc di chuyển tới đây không quá khó, chỉ mất khoảng trên dưới một giờ đồng hồ. Do vậy bạn có thể chinh phục đỉnh núi này trong ngày hoặc lưu lại lâu hơn nếu muốn ngắm hoàng hôn và bình minh trên đỉnh núi. 

4 thg 12, 2014

Ngỡ ngàng trước “sóng núi” Chợ Chu

Cảnh đúng là “thiên tạo” với những “sóng núi” sừng sững, nhấp nhô uốn lượn quanh thung lũng. Ai một lần đến Định Hóa, Thái Nguyên cũng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của phố núi Chợ Chu. 

Phố núi Chợ Chu nằm yên bình dưới chân núi- Ảnh: N.T.Lượng 

Đi theo quốc lộ 3 Thái Nguyên - Bắc Cạn, cách thành phố Thái Nguyên 50km sẽ gặp thị trấn Chợ Chu bình dị có tự bao đời nay.

3 thg 11, 2014

Bí ẩn núi Tam Tòa

Núi Tam Tòa (P.Hải Cảng, TP.Quy Nhơn, Bình Định) có nhiều di tích nhưng ít người biết đến như đền thờ Uy Minh vương, tường lũy cổ bằng đá và nhiều câu chuyện hoang đường về sự linh thiêng.

Tượng đài Trần Hưng Đạo trên núi Tam Tòa - Ảnh: Hoàng Trọng 

Tường lũy phòng thủ bờ biển

Tường lũy trên đỉnh núi Tam Tòa được xây dựng bằng những viên đá xếp chồng lên nhau, điểm bắt đầu từ tượng đài Trần Hưng Đạo (ở khu vực Hải Minh, P.Hải Cảng), dài khoảng 10 km. Qua thời gian, lũy đá này bị hư hỏng nhiều đoạn, nằm lẩn khuất trong bụi rậm, những đoạn lộ thiên còn nguyên vẹn có chiều cao từ 0,6 - 1,2 m, bề mặt rộng gần 1 m.

7 thg 10, 2014

Núi Châu Thới, suối Lồ Ồ: Một thời chiến địa

Núi Châu Thới nằm cách trung tâm TP. Biên Hòa khoảng 5 km, có thể nhìn thấy khi ngồi uống cafe ở bất kỳ quán cafe nào bên bờ sông Đồng Nai. Trên núi có Châu Thới sơn tự, ngôi chùa có đông đảo khách thập phương lui tới. Nơi đây không chỉ là điểm du lịch tâm linh mà còn là nơi du lịch sinh thái hữu tình (xem: Núi Châu Thới). Còn suối Lồ Ồ ở cách đó không xa cũng đã từng là nơi ngoạn cảnh thiên nhiên tươi đẹp của bao nam thanh nữ tú (xem: Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối).

Thế nhưng cách đây gần 250 năm, chốn thiên nhiên hữu tình ấy là bãi chiến trường đầu rơi máu đổ của một trong những thời kỳ rối ren nhất trong lịch sử Việt Nam.

Cảnh thủy mặc bên sườn núi Châu Thới. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

7 thg 9, 2014

Lên núi Ngũ Phong gióng chuông Hòa Bình

Nằm cách thành phố Huế chừng 7 km về phía Tây, đền Huyền Trân (151 đường Thiên Thai, phường An Tây, TP. Huế) với nhiều công trình kiến trúc được xây dựng công phu như điện thờ công chúa Huyền Trân, tượng Phật Di Lặc, tháp chuông Hòa Bình… Đây là một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo người dân địa phương và khách du lịch mỗi khi đến Huế.

Toạ lạc trên diện tích rộng hơn 28 ha, rợp bóng cây xanh, đền Huyền Trân được xây dựng dưới chân núi Ngũ Phong, là một cụm quần thể kiến trúc truyền thống bốn bề đồi núi trùng điệp, phong cảnh hữu tình.


4 thg 9, 2014

Thử sức leo núi Ngũ Hành Sơn

Với những du khách có sức khỏe và thích khám phá, dành một ngày lượn lờ bằng xe gắn máy đến năm ngọn núi trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) và chinh phục độ cao của các ngọn núi này là thú vị nhất.

Có thể leo núi Thủy Sơn bằng cách dễ nhất: đi theo các bậc tam cấp 

Trong hệ thống năm ngọn núi này (còn gọi là núi Non Nước), Thủy Sơn là ngọn núi lớn nhất và là nơi du khách ưa thích viếng thăm, do có nhiều hang động đẹp và có hệ thống thang máy dành cho người sức khỏe giới hạn.

Nằm ở phía đông bắc trong quần thể này, Thủy Sơn có ba ngọn từng được gọi là núi Tam Thái, trên núi có chùa Tam Thái từng được xếp vào dạng quốc tự thời Minh Mạng.

6 thg 7, 2014

Khám phá vẻ đẹp hoang sơ trên đỉnh Mẫu Sơn

Vào mùa hè, du khách thập phương lại rồng rắn kéo nhau lên Mẫu Sơn nghỉ mát, thưởng ngoạn. 

Nền đất ngôi biệt thự cổ của Người Pháp xây dựng vẫn còn nguyên tường gạch 

Đoạn đường lên núi dài 15km được xem là gian nan và khó khăn nhất với những khúc cua lượn, gấp khúc liên tục. Mẫu Sơn (Lạng Sơn) với độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, tách biệt hẳn với những khu dân cư, vẻ đẹp nơi đây mang đầy nét hoang sơ, cổ kính chứa đựng nhiều huyền bí đối với mỗi du khách khi đặt chân tới đây. Đặc biệt nhất nlà những ngôi biệt thự với kiến trúc cổ từ thời Pháp thuộc.

3 thg 7, 2014

Non thiêng Yên Tử

Trong dòng chảy lịch sử hơn 2000 năm của Phật giáo Việt Nam, danh sơn Yên Tử gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Phật hoàng Trần Nhân Tông, người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa Phật giáo của người Việt. Và mảnh đất “địa linh” này chính là “kinh đô” Phật giáo của nước Đại Việt xưa. Với những giá trị đặc biệt về cảnh quan, kiến trúc, văn hóa và lịch sử, Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử đã được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt và đang xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận là Di sản Thế giới...

Về miền cõi Phật

Vào một ngày đầu tháng Năm, khi tiết trời đầu hạ bắt đầu rực vàng ánh nắng, chúng tôi hành hương về miền cõi Phật trên đỉnh non cao Yên Tử ở Quảng Ninh, nơi cách đây hơn 700 năm, vua Trần Nhân Tông từ giã chốn cung vàng điện ngọc lên núi sống kiếp khổ hạnh tu hành, lập nên Thiền phái Trúc Lâm, dòng thiền mang đặc sắc văn hóa Phật giáo của người Việt.

2 thg 7, 2014

Buổi sáng lên chùa

Từ nhà tui nhìn ra phía xa có một ngọn núi nhỏ như thế này

 

Đó là núi Châu Thới, thuộc địa phận tỉnh Bình Dương. Trên núi có một ngôi chùa, gọi là Châu Thới Sơn Tự.

Sáng nay, uống cà phê xong, tui đi mua báo, và đi thẳng lên chùa núi Châu Thới... đọc báo.


30 thg 6, 2014

Trên ngọn Núi Già (Tà Kóu)

Núi Tà Cú ở huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận có tên gốc là Tà Kóu, theo tiếng Chăm cổ nghĩa là núi già ( nghĩa là núi, Kóu nghĩa là cũ, già).

Nói đến du lịch Tà Cú, người ta thường nghĩ đến dạng du lịch tâm linh. Điều đó đúng, vì trên núi Tà Cú có ngôi chùa Linh Sơn Trường Thọ nổi tiếng linh thiêng với nhiều huyền tích, có Tượng Phật nằm dài nhất châu Á, có bộ tượng Di đà Tam tôn đã được công nhận di tích văn hóa cấp quốc gia... (Thông tin thêm về chùa núi Tà Cú xin xem tại đây)

Chùa Tà Cú ẩn hiện giữa núi rừng. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Đền thờ Bác Hồ trên đỉnh non thiêng Ba Vì

Ở đỉnh cao nhất với độ cao 1.296m trong dãy núi Ba Vì, Đền thờ Bác Hồ luôn luôn ấm áp khói hương lan tỏa và hoa tươi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam luôn trong trái tim mọi người dân đất Việt. Sau khi Người qua đời, đã để lại muôn vàn thương tiếc cho đồng bào, đồng chí cả nước. Không chỉ ở Nghệ An quê Bác, nhân dân cả nước đã lập bàn thờ Bác Hồ ở khắp nơi, từ trong chính ngôi nhà mình, ở nhiều công sở, ở các tỉnh, ở những nước Người đã bôn ba và đặt chân tới trên đường đi tìm đường cứu nước. Thậm chí trong nhiều đền, chùa đình, đền, miếu cũng lập bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tỏ lòng thành kính, nhớ thương Người.

Một trong số những nơi thờ Bác được nhiều người biết đến là đền thờ Bác Hồ trên đỉnh non thiêng Ba Vì.

Ba Vì được coi là ngọn núi tổ của nước Đại Việt. Dãy núi Ba Vì có ba ngọn, đỉnh cao nhất là đỉnh Vua, cao 1.296m. Đỉnh giữa là đỉnh Tản Viên, cao 1.281m. Đỉnh thứ ba là đỉnh Ngọc Hoa, cao 1.120m. Trên đỉnh ngọn núi nổi tiếng nhất là Tản Viên có đền Thượng thờ Thánh Tản – một trong “tứ bất tử” theo tín ngưỡng của người Việt (Thần Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Bà chúa Liễu Hạnh). Còn trên đỉnh núi Vua cao nhất tọa lạc một ngôi đền thờ một con người, một nhân vật của lịch sử của thời đại – Đền thờ Bác Hồ.

22 thg 6, 2014

Vẻ đẹp như tranh của núi rừng Bạch Mã

Là điểm du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên Huế, Bạch Mã có rất nhiều nơi để tham quan như: Thác Đỗ Quyên, Ngũ Hồ, Vọng Hải Đài với vẻ đẹp của núi trời như một bức tranh thủy mặc.

Bạch Mã là vườn quốc gia thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế 40 km. Trước khi trở thành một vườn quốc gia, Bạch Mã được nhiều người quan tâm vì sự nổi tiếng về tài nguyên đa dạng sinh học của nhiều loài động - thực vật quý hiếm. 

30 thg 5, 2014

Dưới chân Hòn Đền

Có một miền tâm linh phía sau những khu đền tháp Mỹ Sơn, nơi cánh rừng nở đầy hoa sim và tiếng suối dội vào vách đá ầm ào như một bản nhạc kéo dài bất tận.

Đỉnh núi Hòn Đền mây trắng bao phủ quanh năm. 

Mỹ Sơn cuối ngày, khi những tia nắng vàng xuyên qua tán lá, phủ mờ trên những cổ tháp rêu phong cũng là lúc các vũ nữ Apsara bước ra từ thần thoại uốn mình nhịp nhàng theo vũ điệu đất trời, giữa tiếng chim ríu rít và gà rừng lảnh lót. Cách đó không xa, sau những hoang vu là không gian của màu xanh với bạt ngàn cây rừng, hoa lá, chim muông những địa lan, cau rừng, sim tím… hồn nhiên khoe sắc.

26 thg 5, 2014

Biển mây trên đỉnh Sừng trâu

Xuyên qua những cánh rừng nguyên sinh rực đỏ hoa đỗ quyên, leo được đến đỉnh ngọn Nhìu Cồ San cao hơn 2.600m so với mực nước biển, cảm giác tuyệt vời thật không thể nào tả được bằng lời.


Ngọn Nhìu Cồ San thuộc địa phận xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Lào Cai. Theo hướng dẫn của một thanh niên người bản địa tên Chu Chê Sàn, chúng tôi đi theo lối mòn xuất phát ở làng Lao Chải của người Hà Nhì. Ngay từ điểm xuất phát, nếu là người lần đầu đến đây, chắc chắn bạn sẽ ngỡ ngàng trước những ngôi nhà xinh xắn được đắp bằng đất sét, dáng dấp đặc trưng của đồng bào nơi này.


7 thg 5, 2014

Thăm chiến khu Minh Đạm

Khu căn cứ Minh Đạm thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Rừng núi cheo leo, hiểm trở cùng những thắng cảnh hùng vĩ của tự nhiên và các chứng tích lịch sử đã khiến nơi đây trở thành một điểm đến thú vị.

Từ Tp. Hồ Chí Minh, sau gần 2 giờ đi xe núi rừng Minh Đạm chào đón chúng tôi với những mảng rừng xanh tươi rậm rạp. Nếu không vội vàng, hãy đi thật chậm trên con đường uốn lượn lên khu căn cứ để ngắm nhìn sắc tím của những chùm hoa bằng lăng hay các loại hoa rừng khác đang khoe sắc. Một bên đường là rừng núi thoai thoải, một bên là thung lũng cây xanh, xa xa phía dưới là bãi cát trắng uốn lượn ven biển đã tạo nên một cảnh sắc tự nhiên thơ mộng. Núi Minh Đạm dài 8km, có điểm cao nhất 355m, với 3 mặt giáp biển cùng nhiều hang đá lớn nhỏ bí ẩn núp dưới những rừng cây, vách đá, suối nước ngọt róc rách quanh năm. Địa hình hiểm trở là điều kiện thuận lợi để quân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xây dựng căn cứ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông Huân, một hướng dẫn viên kỳ cựu nơi đây cho biết, núi Minh Đạm trước kia còn được gọi là núi Châu Long – Châu Viên. Năm 1948, hai vị lãnh đạo huyện Long Điền là ông Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm đã hy sinh tại khu căn cứ. Người dân địa phương lấy tên của hai chiến sỹ cách mạng đặt tên cho ngọn núi này như một sư tri ân. 

Khu căn cứ Minh Đạm thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

23 thg 3, 2014

Nói chuyện với "Vọng Âm Sơn"

Lai Châu, một tỉnh phía Tây Bắc Việt Nam, với núi non trùng điệp vẫn là vùng đất biên viễn đầy bí ẩn và quyến rũ thôi thúc những bước chân khám phá. Phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, là nơi hàng vạn núi cao, vực sâu sừng sững bao đời như bức tường thành chở che cho nước Việt. Trên dãy núi này, cột mốc 79 nằm ở độ cao hơn 2.800 mét trở thành điểm cao nhất trên toàn tuyến biên giới Việt Nam. Những lý do này thôi thúc chúng tôi thực hiện hành trình chinh phục điểm cao nhiều ý nghĩa này dù mùa này Lai Châu đang chìm trong giá lạnh...


Người lữ khách đắm chìm trong những tầng mây ngũ sắc ở đỉnh Vân Hồ, bần thần trước những cung đường đèo nắng vàng uốn lượn, dạo chơi ở những thung lũng hoa mận trắng mênh mông và nghe tiếng mình vọng trong tiếng núi của ngàn xưa dội về.

7 thg 3, 2014

Bánh xèo núi Cấm

Núi Cấm (còn gọi là Thiên Cấm Sơn) cao 705 met, là ngọn núi cao nhất trong Thất Sơn ở An Giang. Như vậy dĩ nhiên là cao nhất miền Tây Nam bộ luôn. Đã cao mà còn cấm nữa nên ngọn núi này chứa đầy sự huyền bí.

Thuở xưa, đây đúng là vùng cấm, không ai được phép lên núi, nhưng giờ đây núi Cấm là khu du lịch sinh thái và tâm linh tuyệt vời. Ở độ cao trên 700 met, nơi đây lành lạnh như Đà Lạt. Có chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh tấp nập khách hành hương. Có tượng Phật Di Lặc lớn nhất châu Á. Và có... bánh xèo.

Bánh xèo núi Cấm là món ăn nổi tiếng của An Giang. Bánh xèo có bán từ dưới chân núi Cấm lên đến trên núi. Nhưng đã tới núi Cấm thì lên tuốt trên núi ăn mới sướng! 

Thành thật mà nói, bánh xèo núi Cấm tuy có ngon nhưng chưa chắc ngon bằng bánh xèo Mười Xiềm ở Cần Thơ (mà giờ đã có chi nhánh ở Sài Gòn), cũng chưa chắc ngon bằng bánh xèo Ăn là Ghiền. Thế nhưng bánh xèo núi Cấm có một thứ độc đáo nơi khác không có được. Đó là rau rừng!