Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 10, 2023

Ngôi chùa trên núi giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Chùa Đại Tuệ nằm trên đỉnh núi Đại Huệ cao 500 m, với hồ nhân tạo, hệ thống câu đối đối thư pháp, những pho tượng hồng ngọc và gỗ dâu được công nhận kỷ lục Việt Nam.


Chùa Đại Tuệ rộng 6.000 m², tọa lạc trên đỉnh động Thăng Thiên, thuộc dãy núi Đại Huệ, xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, ở độ cao 500 m so với mực nước biển, là thắng cảnh nổi tiếng của Nghệ An.

7 thg 10, 2023

Ngôi chùa hơn 700 tuổi linh thiêng nổi tiếng miền Trung

Ở Quảng Bình có một ngôi chùa hơn 700 năm tuổi, nằm bên dòng sông Kiến Giang, đẹp và thơ mộng. Chùa mang tên Hoằng Phúc được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.

Nằm ở xã Mỹ Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) Chùa Hoằng Phúc là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung, một công trình kiến trúc tâm linh có chiều dài lịch sử trên 700 năm. Theo các tài liệu ghi lại, năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đến thăm chùa, cầu phúc đức cho nhân dân. Lúc đó, chùa có tên là Am Tri Kiến. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt lại tên chùa là Kính Thiên. Năm 1821, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần đã ghé lại chùa và đổi tên thành Hoằng Phúc tự.

6 thg 10, 2023

Vãn cảnh Chùa Bồ Đề bên bờ sông Hậu hiền hòa

Trong chuyến du lịch Vĩnh Long, ngoài việc khám phá cảnh sắc thiên nhiên sông nước yên bình, thăm các di tích lịch sử – văn hóa hấp dẫn thì bạn đừng quên đến viếng các ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại đây như: chùa Phước Hậu, chùa Phật Ngọc Xá Lợi, chùa Gò Xoài, chùa cổ Long An… và không thể bỏ qua cái tên là chùa Bồ Đề.

Cổng tam Quan Chùa Bồ Đề

Chùa Bồ Đề, tọa lạc tại ấp Mỹ Hưng 1, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Mình, tỉnh Vĩnh Long. Cách Thành phố Vĩnh Long khoảng 30 km về phía Tây, cách thành phố Cần Thơ 2 km về phía Đông Nam. Ngôi chùa có khung cảnh bình yên, thanh tịnh và kiến trúc độc đáo gắn liền với lịch sử lâu đời và những câu chuyện được truyền tụng, góp phần tôn vinh thêm vẻ đẹp của vùng đất này.

Chánh điện

Theo các bậc kỳ lão, chùa Bồ Đề xây dựng từ giữa thế kỷ XIX. Nơi đây là điểm tu hành của nhiều tín đồ sùng đạo, nhiều vị cao tăng đạo cao, đức trọng. Với thời gian tồn tại lâu dài cùng sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh vừa qua, chùa Bồ Đề không còn nguyên vẹn với những đường nét cổ kính xưa kia, nhưng trong ký ức của bao người, nơi đây vẫn là điểm son tươi thắm của tình yêu quê hương đất nước, sự hài hợp tuyệt vời giữa đạo pháp và dân tộc, thể hiện xuyên suốt hai cuộc chiến tranh vệ quốc.

Ngôi chùa nằm dưới chân cầu Cần Thơ

Tương truyền vào những năm 30 của thế kỷ XX, tại đây xuất hiện người thầy thuốc đã giúp đỡ nhân dân chữa bệnh, kể các câu chuyện cổ, giảng giải đạo lý cho bà con, từ đó khơi gợi trong họ nếp sống tốt, tình yêu quê hương đất nước hướng họ đến lẽ sống cao đẹp hơn. Và người thầy thuốc ấy sau này đã quy y, lấy pháp danh là Nhựt Quang.

Sự thật, thầy Nhựt Quang là nhà cách mạng Nguyễn Văn Nhẫn đang bí mật hoạt động, gầy dựng phong trào. Ông tìm về chùa Bồ Đề để tạo dựng cơ sở cách mạng, xây dựng tổ chức Đảng. Năm 1934, thầy Nhựt Quang vận động quần chúng xã Mỹ Hoà thành lập các hội Ái hữu, phổ biến các tài liệu cách mạng cho thanh niên tiến bộ. Năm 1936, Chi bộ đầu tiên của xã Mỹ Hoà được thành lập tại chùa Bồ Đề.

Ngôi chùa mang vẻ đẹp cổ kính ẩn hiện dưới những vòm cây xanh mát

Nhìn xuống từ cầu Cần Thơ, ngôi chùa mang vẻ đẹp cổ kính ẩn hiện dưới những vòm cây xanh mát, bên cạnh sông Hậu hiền hòa tạo nét duyên thầm cho ngôi chùa từng cưu mang bao chiến sĩ cách mạng qua suốt các thời kỳ. Khuôn viên chùa rộng khoảng một trăm mét vuông với kiến trúc mái vòm, trong sân là những bức tượng Phật được chế tác công phu, tinh xảo. Ngoài ra Chùa Bồ Đề còn là nơi tưởng niệm những người thiệt mạng khi tham gia xây dựng cầu Cần Thơ.

Chùa Bồ Đề được UBND tỉnh ra quyết định số 970/QĐ-UBT ngày 17/4/2003 công nhận là Di tích cấp tỉnh.

26 thg 9, 2023

Giữ gìn nét quê trong chùa Nghi Khê

Không gian yên tĩnh, cảnh đẹp hài hòa và lưu giữ được rất nhiều hiện vật quý từ cuộc sống đời thường - chùa Nghi Khê, xã Tân Kỳ (Tứ Kỳ, Hải Dương) hiện mang nét đẹp khác biệt.

Các phiến đá, chum, vại, cối, trục đá... được xếp ngăn nắp, gọn gàng trong chùa Nghi Khê

25 thg 9, 2023

Chùa gốm sứ ở Bát Tràng

Nhiều chi tiết trong chùa Tiêu Dao được trang trí bằng gốm sứ, thể hiện tinh hoa của làng nghề truyền thống Bát Tràng.


Nằm ở thôn Giang Cao, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nơi có nghề gốm sứ nổi tiếng, chùa Tiêu Dao được xây dựng từ thời nhà Trần (1226-1400). Chùa đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và hiện có diện tích khoảng 8.300 m², theo Tiểu ban Quản lý Di tích thôn Giang Cao.

24 thg 9, 2023

Chùa cổ Khánh Lâm và lịch sử khẩn hoang Nhơn Trạch

Trong lịch sử khẩn hoang, mở đất của xứ Đồng Nai, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo luôn gắn liền với lịch sử phát triển của vùng đất. Chùa cổ Khánh Lâm (xã Phú Thạnh) chính là minh chứng cho quá trình khẩn hoang của lưu dân Việt xưa ở vùng đất Nhơn Trạch.

Chính diện chùa Khánh Lâm (xã Phú Thạnh, H.Nhơn Trạch). Ảnh: H.Lam

Như hầu hết những ngôi chùa cổ khác ở Đồng Nai, đến nay chưa có tư liệu văn bản chính thức nào về năm hình thành, nhưng theo các lạc khoản còn lưu giữ trong chùa thì Khánh Lâm cổ tự được xây dựng vào năm 1787 và có lẽ đây là ngôi chùa ra đời sớm nhất ở vùng Nhơn Trạch. Ngoài giá trị là cơ sở tôn giáo gắn bó lâu đời với đời sống tinh thần của cư dân địa phương, gắn liền với lịch sử khẩn hoang của vùng đất, chùa Khánh Lâm còn lưu giữ những giá trị mỹ thuật độc đáo.

19 thg 9, 2023

Chùa Bích Động – Ngôi chùa cổ kính trong lòng di sản

Chùa Bích Động là một trong những danh thắng nổi tiếng mà Ninh Bình may mắn sở hữu. Nổi tiếng với cảnh sắc nguyên sơ và có chút trầm lắng, chùa là điểm đến hoàn hảo dành cho những ai muốn tạm xa sự náo nhiệt của cuộc sống đô thị thường ngày.

Chùa Bích Động vốn được xây dựng với cái tên “Bạch Ngọc Thanh Sơn Đồng” nghĩa là ngôi chùa đẹp, trong sáng như ngọc ngự ở chốn núi rừng thâm sâu. Tồn tại gần 600 năm với biết bao sự kiện lịch sử, tại đây hiện đang lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa. Ngày nay, chùa Bích Động đã được xếp hạng là một di tích quốc gia đặc biệt và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa, thiên nhiên của thế giới. Đây là một trong những ngôi chùa linh thiêng hàng đầu miền Bắc, thu hút rất nhiều hành khách tìm về mỗi năm.

Chùa Nhất Trụ - Chứng tích của kinh đô Hoa Lư phồn hoa

Chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Tiền Lê với nhiều kiến trúc độc đáo. Chùa nằm trong quần thể di tích cố đô Hoa Lư, cách đền thờ vua Lê Đại Hành khoảng 100m. Với những giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt, chùa đã được công nhận là di tích cấp Quốc gia năm 1997.

16 thg 9, 2023

Độc đáo ngôi chùa nhiều tháp nhất ở Hải Dương

Với hơn 30 ngôi tháp đá thể hiện phong cách kiến trúc của từng thời kỳ phong kiến, chùa Muống là ngôi chùa có nhiều tháp nhất tỉnh Hải Dương.

Chùa Muống (Quang Khánh tự) ở xã Ngũ Phúc là trung tâm tôn giáo lớn của huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương

3 thg 9, 2023

Chùa dơi trên cù lao Mỹ Hòa Hưng

Chùa có tên Hưng Long, tọa lạc ấp Mỹ An 1, xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang). Ngôi chùa bình dị giữa vùng quê, ngoài nét cổ kính, nội thất còn có nhiều bức tượng niên đại trăm năm. Điều đặc biệt hơn, xung quanh chùa còn có hàng trăm con dơi quạ trú ngụ theo mùa, nên nhiều người vẫn quen gọi là “chùa dơi”.

19 thg 8, 2023

Tìm bình yên tại ngôi chùa giữa rừng thông xứ Huế

Chùa Huyền Không Sơn Thượng nằm giữa lưng chừng núi, được bao bọc bởi rừng thông xanh tại thôn Chầm, P. Hương Hồ, TP. Huế (Thừa Thiên - Huế), là điểm đến cho những ai muốn tìm chút an yên, tạm quên những xô bồ phố thị.

Từ trung tâm TP. Huế, đi theo hướng chùa Thiên Mụ lên phía tây nam tầm 10 km sẽ đến chân núi Vạn Tùng Sơn, men theo những con đường bê tông khúc khuỷu, đến lưng chừng núi du khách sẽ thấy chùa Huyền Không Sơn Thượng hiện ra.

Chùa Huyền Không Sơn Thượng rộng khoảng 10.000m², dưới các dãy núi lớn, được xây dựng vào năm 1989. LÊ HOÀI NHÂN

12 thg 8, 2023

Độc đáo kiến trúc chùa Ngũ Phúc

Tọa lạc trên mảnh đất rộng rãi bằng phẳng, với lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, chùa Ngũ Phúc là niềm tự hào của người dân khu dân cư Duẩn Khê, phường Long Xuyên (Kinh Môn).

Khuôn viên chùa Ngũ Phúc

10 thg 8, 2023

'Vườn thượng uyển của nhà Phật' ở Lâm Đồng

Chùa Tổ Đình Sắc Tứ Giác Nguyên nằm trên đỉnh đồi ở thị trấn D’ran, Lâm Đồng, được xây dựng từ 100 năm trước, lưng dựa núi, mặt hướng về thủy điện Đa Nhim.

Cuối năm 1923, Chùa Tổ Đình Sắc Tứ Giác Nguyên (Giác Nguyên) hay còn gọi là chùa Bà Xám được xây dựng trên một ngọn đồi tại thị trấn D’ran, thị trấn thuộc huyện Đơn Dương nằm giữa lưng chừng hai con đèo D'ran và Ngoạn Mục. Giác Nguyên hoàn thành năm 1924, là chùa cổ nhất ở thị trấn D'ran, theo anh Châu Danh Khang, huynh trưởng của Tổ chức Gia đình Phật tử trực thuộc chùa.

Anh Khang cho biết thêm, lúc mới lập, chùa chỉ là một am nhỏ với mái lá, tường đất. Năm 1925, chùa được xây lại bằng gạch mái ngói, nơi chính điện có chín cây cột nên còn gọi là chùa Chín Cột. Chùa được sắc tứ (lệnh vua ban) vào thời Bảo Đại năm thứ 14 (năm 1939).

Đến năm 1976, hòa thượng Thích Pháp Chiếu người Bình Định về làm trụ trì đã cho sửa chữa, tu bổ chùa cũ, đồng thời xây dựng thêm chùa Trung, điện Thượng và một số công trình phụ.

Chùa được xây dựng trên một ngọn đồi ở thị trấn D’ran, hướng về phía thủy điện Đa Nhim.

8 thg 8, 2023

Ngôi chùa ở Nam Định gần ngàn năm tuổi, nơi có 'báu vật' nặng 9 tấn giữa lòng hồ

Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, chùa Cổ Lễ là quần thể kiến trúc phật giáo độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Nằm trên khu đất rộng hơn 10 mẫu Bắc Bộ tại huyện Trực Ninh (Nam Định), chùa Cổ Lễ hiện lên yên bình, trầm mặc giữa những khu nhà ở cao tầng, hiện đại. Ngôi chùa gần nghìn năm tuổi với những bức tường rêu phong bạc màu ấy đã âm thầm chứng kiến biết bao đổi thay của thời đại; lưu giữ trong mình sự trôi chảy của thời gian, của lịch sử và cả những giá trị văn hoá không thể đong đếm được. 

28 thg 7, 2023

Ngôi chùa bên đồi Trinh Nữ

Chiếc xe 16 chỗ ngồi dừng bánh, đoàn khách du lịch trên xe bước xuống, mắt dõi theo hướng bàu Trắng và đồi cát Trinh Nữ. Cô hướng dẫn viên hỏi: “Bây giờ ta đi chùa trước hay leo đồi cát? Một người trong đoàn lên tiếng: - Lên đồi cát trước để khỏi nắng, sau đó về chùa Bình Nhơn bái Phật.


Từ trên cao nhìn xuống, chùa Bình Nhơn nằm trên đụn cát giữa 2 hồ nước ngọt bàu Ông và bàu Bà (xã Hòa Thắng – Bắc Bình), xung quanh là ao sen, vườn thanh long ngút ngàn. Anh Lê Hữu Vinh - một du khách từ thành phố Đà Lạt đến tham quan, ngắm cảnh bàu Trắng ngày cuối tuần chia sẻ: “Lần đầu tôi đến đồi cát Trinh Nữ, bàu Ông, bàu Bà và viếng cảnh chùa Bình Nhơn. Thắng cảnh ở đây tuyệt đẹp. Theo giới thiệu của hướng dẫn viên du lịch chúng tôi đến chùa Bình Nhơn thắp hương bái Phật trước, cầu mong mọi sự bình yên trong cuộc sống; sau đó mới thuê xe đặc chủng lên đỉnh đồi Trinh Nữ ngắm cảnh đẹp Hòa Thắng và hứng làn gió từ đại dương thổi vào…”.

26 thg 7, 2023

Chùa Vĩnh Nghiêm - trường đại học Phật giáo đầu tiên

Chùa Vĩnh Nghiêm, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã được thư tịch và tư liệu cổ ghi nhận là một danh lam cổ tự đứng đầu thiên hạ. Giữ vị trí địa lý tâm linh quan trọng nên chùa Vĩnh Nghiêm trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho du khách trên hành trình về với kinh đô của đất thiêng Yên Tử.

Ngày 23/9/2014, Website của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) đã đăng tải Hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử vào danh mục dự kiến xây dựng hồ sơ Di sản thế giới. Theo đó, chùa Vĩnh Nghiêm là một trong 6 điểm thuộc 3 tỉnh (Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang) được lựa chọn để lập hồ sơ. Căn cứ vào thư tịch cổ cho biết, ngôi chùa được xây dựng thời Lý (thế kỷ XI) có tên gọi là Chúc Thánh. Đến thời Trần (thế kỷ XIII-XIV), chùa được mở mang, tôn tạo và đổi tên là chùa Vĩnh Nghiêm.

24 thg 7, 2023

“Cổng trời” ở Châu Lăng

Đó là cách ví von của giới trẻ, khi đứng trước những chiếc cổng chùa Khmer Nam Bộ in hằn dấu tích thời gian. Ở An Giang, nơi nào đông đồng bào dân tộc thiểu số Khmer sinh sống, nơi đó sẽ xuất hiện những chiếc “cổng trời” lớn nhỏ. Riêng tại xã Châu Lăng (huyện Tri Tôn), nhiều “cổng trời” nổi tiếng vì độ hòa hợp với đất trời Bảy Núi.

Cổng chùa Koh Kas là địa điểm “check-in”được yêu thích nhất, là nơi đầu tiên được gắn với tên “cổng trời”. Thông thường, cổng sẽ cách chùa một quãng, đủ dài để khám phá khuôn viên quanh chùa, nhưng cũng đủ ngắn để bước chân chưa kịp mỏi. Đằng này, từ cổng, phải chạy xe hơn nửa cây số, men theo con đường dân sinh quanh co xuyên qua ruộng lúa xanh ngắt mới đến chùa.

22 thg 7, 2023

19 thg 7, 2023

Cận cảnh ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Thanh Hóa

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử và thời đại, chùa Bụt ở xứ Thanh ngày nay đã được phục dựng lại bằng lối kiến trúc độc lạ đã trở thành điểm du lịch tâm linh níu chân du khách thập phương.

Chùa Bụt ở xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) được biết đến là trầm tích văn hóa từ gần 1.000 năm trước được người dân lập một gian thờ Phật ngay cạnh gian thờ Đức Thánh Cả - Tô Hiến Thành gắn liền với sự tích về một đại thần có tước vương làm việc trong phủ Liêu của triều Lý (dưới thời vua Lý Anh Tông, 1138 - 1175). Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Du xuân tại ngôi chùa tuyệt đẹp nơi cửa biển xứ Thanh

Những ngày Tết, chùa Bụt ở xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) thu hút nhiều du khách đến vãn cảnh, lễ chùa.

Là một trong những ngôi chùa mới được trùng tu, chùa Bụt nằm ở vị trí nơi cửa biển tuyệt đẹp với lối kiến trúc độc đáo.