Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 7, 2023

Những điều ít biết về Thiền phái Tào Động ở Hải Dương

Ngay tại Hải Dương, một trong những trung tâm Thiền phái Trúc Lâm, còn có một thiền phái đã xuất hiện lâu đời cùng dòng chảy của Phật giáo Việt Nam - Thiền phái Tào Động.

Chùa Nhẫm Dương là chốn tổ của Thiền phái Tào Động Việt Nam

12 thg 6, 2023

Chùa Kal Bô Prưk – Ngôi chùa Khmer cổ trên triền núi Ba Thê

Chùa Kal Bô Prưk nằm trên triền núi Ba Thê, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Chùa có kiến trúc đặc trưng của người Khmer và tượng Phật lớn nổi bật trên màu xanh của núi rừng. Nét cổ kính, khung cảnh thanh tịnh và thoát tục của chùa Kal Pô Prưk đã tạo nên sức hút đặc biệt và trở thành điểm du lịch An Giang không thể bỏ qua.

Toàn cảnh Chùa Kal Bô Prưk

7 thg 6, 2023

Ngôi chùa 'đệ nhất Hoan Châu' trên núi Hồng Lĩnh

Được mệnh danh là một trong 21 thắng cảnh đẹp nhất nước Nam xưa, chùa Hương ở huyện Can Lộc thu hút rất nhiều khách đến vãn cảnh, chiêm bái.


Chùa Hương hay còn gọi là Hương Tích Cổ Tự, có nghĩa là chùa Thơm, thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc. Chùa nằm ở độ cao 650 m, lưng chừng đỉnh Hương Tích, một trong những đỉnh đẹp nhất trong 99 ngọn trên núi Hồng Lĩnh. Nơi đây được mệnh danh là "Hoan Châu đệ nhất danh lam" - ngôi chùa đẹp nhất vùng Hoan Châu (xứ Nghệ), một trong 21 thắng cảnh của nước Nam xưa.

2 thg 6, 2023

Đại tượng Phật cao nhất Đông Nam Á ở Hà Nội

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 40 km, chùa Khai Nguyên thuộc xã Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội (còn được gọi là chùa Tản Viên) là một ngôi chùa cổ có niên đại lịch sử từ thời nhà Lý (nửa đầu thế kỉ XI). Tại đây, có đại tượng Phật mới được xây dựng theo quy mô lớn nhất Đông Nam Á từ trước đến nay với chiều cao lên tới 72 m.

Toàn cảnh khuôn viên chùa Khai Nguyên với pho đại tượng Phật A Di Đà cao 72 m. Ảnh: Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam

Trải qua nhiều thế kỷ không có trụ trì chăm nom, ngôi chùa xuống cấp, phần lớn đất chùa được cắt cho nhân dân canh tác. Đến năm 1990, chùa Khai Nguyên xuống cấp trầm trọng và gần như trở thành phế tích. Được sự đồng thuận của người dân và các cấp chính quyền, đến năm 2003, Đại đức Thích Đạo Thịnh đã về trông nom và từ đó tu bổ, cải tạo, xây dựng lại chùa Khai Nguyên để đáp ứng nhu cầu tu học của tăng ni, cũng như tín đồ phật tử thập phương.

30 thg 5, 2023

Thăm chùa Côn Sơn - nơi tưởng nhớ công lao của danh nhân Nguyễn Trãi

 Chùa Côn Sơn thuộc thôn Côn Sơn, xã Sơn Tiến (Hương Sơn - Hà Tĩnh) có bề dày lịch sử gần 600 năm. Đây là ngôi chùa gắn liền với danh nhân Nguyễn Trãi và nghĩa quân Lam Sơn.


Chùa Côn Sơn nằm dưới chân núi Thiên Nhẫn ở xã Sơn Tiến, cách ngọn Hoàng Tâm - địa điểm chính của thành Lục Niên (huyện Nam Đàn - Nghệ An) di tích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn khoảng 2 km. Nơi đây thuộc hệ thống di tích, thành lũy khu căn cứ Đỗ Gia của khởi nghĩa Lam Sơn, trên đất Hương Sơn ngày nay. Chùa được xây dựng vào thế kỷ XV, tương truyền có tên Côn Sơn là do Nguyễn Trãi đặt cho để tưởng nhớ đến quê hương của ông.

Thăm Chân Tiên tự, ngôi chùa cổ trên dãy núi Hồng Lĩnh

Chùa Chân Tiên nằm ở thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) không chỉ là nơi có phong cảnh đẹp mà còn là địa chỉ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Chùa Chân Tiên tọa lạc trên núi Am Tiên (một trong 99 ngọn núi của dãy Hồng Lĩnh), nằm giữa rừng thông xanh mát, khung cảnh nên thơ, hùng vỹ.

29 thg 5, 2023

Chùa Thầy rực rỡ mùa hoa gạo

Hoa gạo nở đỏ rực một góc trời trong không gian hùng vĩ của núi đá vôi giữa khu vực đồng bằng khiến người hành hương, vãn cảnh không khỏi thích thú khi đến chùa Thầy (xã Sài Sơn, H.Quốc Oai, Hà Nội) những ngày này.

Vào những ngày cuối tháng ba, khi tiết trời ấm lên, những bông hoa gạo nở rộ sắc đỏ, rạng rỡ khắp vùng quê Bắc bộ. Những cây hoa gạo ở chùa Thầy trổ hoa rực rỡ khiến ngôi chùa nghìn năm tuổi mang vẻ đẹp đặc biệt. Hoa gạo gắn liền với làng quê Bắc Bộ. Cứ mỗi độ tháng 3 về, hoa gạo nở như ngầm báo hiệu những đợt rét cuối cùng của mùa xuân sẽ qua và báo hiệu một mùa hè sắp đến.

Cây gạo còn có tên gọi khác là Mộc miên, Pơ-lang. Hoa gạo mọc riêng lẻ chứ không theo chùm, thế nhưng hoa trên cây nở dày đặc khiến cả một mảng trời nhuộm màu hoa, nhìn từ xa như mâm xôi gấc.Đến chùa Thầy vào thời điểm này, du khách vừa được vãn cảnh, lễ chùa, tìm hiểu lịch sử quần thể di tích rộng lớn đầy ý nghĩa về văn hoá, lịch sử này; lại vừa được ngắm hoa gạo nở rực một góc sân chùa.

19 thg 5, 2023

Nét đẹp chùa Tà Pạ

Là một trong những điểm đến quen thuộc của du khách gần xa khi đến tham quan Tri Tôn (tỉnh An Giang), chùa Tà Pạ (xã Núi Tô) mang nét độc đáo điển hình của những ngôi chùa Khmer. Nhờ nằm ở vị trí đắc địa, được bao quanh bởi đồng ruộng, nên chùa có sức hút đặc biệt đối với du khách tham quan.

Chùa Tà Pạ còn có tên khác là chùa Núi hay chùa Chưn - Num (theo cách gọi của người Khmer). Tọa lạc trên núi Tà Pạ, nên người dân địa phương lấy tên địa danh này để gọi tên chùa.

18 thg 5, 2023

Dấu ấn lịch sử chùa Bà Lê

Cách trung tâm thị trấn Hội An (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) khoảng 1km, chùa Phước Hội hiền hòa nằm sâu bên trong rạch Cái Tàu Thượng. Vẻ đơn sơ, mộc mạc xen lẫn những hàng cây cổ thụ rợp bóng mát quanh năm là điểm nhấn thu hút của ngôi chùa. Đặc biệt, chùa còn là cơ sở cách mạng vững chắc từ khi mới thành lập cho đến lúc đất nước hoàn toàn giải phóng. Đây là nơi ghi dấu sự kiện lịch sử quan trọng của quê hương Hội An anh hùng.

10 thg 5, 2023

Cổ kính chùa Kal Pô Prưk

Tọa lạc ở thị trấn Óc Eo, chùa Kal Pô Prưk không chỉ đặc biệt khi là ngôi chùa Khmer duy nhất ở huyện Thoại Sơn, mà còn là một trong số chùa cổ nhất theo kiến trúc Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang.

9 thg 5, 2023

Bình yên trong không gian chùa Phật Quang

Chùa Phật Quang tọa lạc tại thôn Dư Nhân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 70km. Ảnh: Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam

Cách Hà Nội khoảng 70km về phía Nam, tọa lạc ở thôn Dư Dân, xã Thanh Phong, huyện Thanh Liêm (Hà Nam), chùa Phật Quang trở thành điểm tu tập, thuyết giảng và hành hương của du khách trong và ngoài nước những năm gần đây.

Trước đây chùa Phật Quang là ngôi chùa nhỏ bé xuống cấp có tuổi đời hơn 100 năm. Mãi đến năm 2015 khi Đại đức trụ trì Thích Thiên Ân kiến tạo xây dựng lại khang trang với lối kiến trúc vô cùng độc đáo.

Với tổng diện tích khoảng 5000 m², Chùa Phật Quang như khoác lên mình với vẻ đẹp độc đáo với nét hiện đại và truyền thống đan xen. Đến cổng chùa, du khách có thể đi theo 3 cổng gồm 1 cổng chính và 2 cổng phụ. Đoạn đường từ cổng chùa dẫn vào khuôn viên được rải đá trắng và đường đi là những phiến đá lớn. Bước chân qua cổng chùa là bức tượng phật bà quan âm được đặt chính diện.




Không gian bên trong được bài trí trang nghiêm. Ảnh: Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam

Tòa chính điện nằm bên trên hồ nước nhỏ, khung cảnh gần gũi nhưng không kém phần thơ mộng. Trong chính điện gồm 3 gian nhà bày trí đơn giản nhưng tinh tế. Chính giữa là ban thờ Đức Phật ngự trên đài sen, bên phải thờ quan thế âm bồ tát, bên trái thờ đại tạng vương bồ tát. Các bức tượng làm bằng gỗ, chạm khắc tỉ mỉ công phu. Điều đặc biệt là câu đối hoành phi trong chùa đều bằng tiếng Việt được theo phong cách thư pháp. Điều này giúp các phật tử hiểu rõ hơn về ngôi chùa.

Phía đằng sau là một gian nhà tranh vách nứa được dựng ở góc chùa, bước chân tới đây sẽ cảm nhận được nét văn hóa của người Việt xưa. Một ngôi nhà nhỏ, giếng nước, chiếc bàn ngồi uống trà với tiếng nhạc phật được bât du dương trong chùa sẽ khiến du khách có cảm giác nhẹ nhàng, tĩnh tâm để cảm nhận cuộc sống bình yên.



Khuôn viên sân vườn chủa Phật Quang được thiết kế tỉ mỉ với phong cảnh thiên nhiên thoáng đãng. Ảnh: Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam

Khuôn viên chùa không quá hoành tráng nhưng cách phối hợp khá tinh tế với sự kết hợp giữa nét văn hóa Việt Nam và kiến trúc Nhật Bản. Với việc bày trí cây, hồ nước, các phiến đá đều được viết thư pháp, tất cả đều được kiến thiết thành những tiểu cảnh trong khu vực khuôn viên.

Ở đây, du khách có thể thong dong đi dạo giữa khuôn viên xanh mát, chiêm ngưỡng khung cảnh nên thơ được kiến thiết vô cùng công phu và tham gia các hoạt động tâm linh. Bên cạnh đó, có nhiều du khách cũng có thể ghi lại nhiều tấm hình đẹp trong chuyến đi hành hương tới cửa chùa nơi đây.

Có thể nói, đến nay, chùa Phật Quang đã trở thành một trong những điểm dừng chân du lịch tâm linh của nhiều người trong chuyến đi khám phá mảnh đất Hà Nam.

Ngôi chùa bình yên như chốn bồng lai tiên cảnh. Ảnh: Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam

Địa chỉ chùa Phật Quang Hà Nam không khó tìm, quãng đường cũng được đánh giá là dễ đi nên bạn hoàn toàn có thể đến địa điểm này bằng cả ô tô lẫn xe máy.

Di chuyển bằng xe máy: từ Hà Nội, bạn đi theo đường quốc lộ 1A cũ qua Phủ Lý Hà Nam rồi dựa theo bản đồ để đến chùa Phật Quang.

Di chuyển bằng ô tô: từ Hà Nội, bạn đi cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đến quốc lộ 1A cũ, cũng đi qua Phủ Lý, Hà Nam và dựa theo bản đồ để đến chùa.

Bài: Ngân Hà - Ảnh: Công Đạt

3 thg 5, 2023

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong - niềm tự hào của Sóc Trăng

Dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5, chùa Som Rong tại Sóc Trăng đón đông Phật tử và du khách tham quan, chiêm bái.

Sóc Trăng có nhiều ngôi chùa Khmer độc đáo thu hút rất đông khách đến tham quan vào các dịp Lễ, Tết. Cùng với chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, chùa Bôtum Vong Sa Som Rong (còn gọi là chùa Som Rong) cũng là một ngôi chùa Khmer nổi tiếng mà du khách khó có thể bỏ qua khi đến với quê hương của bài hát "Sóc sờ bai Sóc Trăng".

Theo ghi nhận của Lao Động, dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 tại chùa Som Rong có rất đông khách đến tham quan. Trong đó, có nhiều du khách đến từ các tỉnh, thành phố khá xa như: Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương...

Chùa Som Rong. Ảnh: Văn Sỹ

27 thg 4, 2023

Chùa Phước Thành: Ngôi chùa có quần thể tượng Phật lớn nhất ở An Giang

Tọa lạc tại Cù Lao Giêng, xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, ngôi cổ tự Phước Thành có kiến trúc độc đáo, địa điểm tâm linh được nhiều du khách gần xa tìm đến tham quan và chiêm bái.


Đến với chùa Phước Thành, du khách sẽ không khỏi trầm trồ với sắc vàng đẹp mắt, bao phủ ngôi chùa. Đặc biệt hơn, nơi đây đã được Kỷ lục Việt Nam ghi nhận là ngôi chùa có công trình Quần thể tượng Phật Tổ A Di Đà và 48 vị Bồ Tát Thánh chúng lớn nhất vào năm 2017.

Chùa Khải Đoan: Ngôi chùa được phong Sắc tứ cuối cùng tại Việt Nam


Chùa Khải Đoan là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Tây Nguyên, nằm ở phường Thống Nhất (thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk). Đây cũng là ngôi chùa cuối cùng được phong Sắc tứ ở Việt Nam.

Chùa Bắc Nga: Ngôi cổ tự nơi 'dòng sông chảy ngược'

Chùa Bắc Nga là một ngôi chùa cổ có niên đại lên đến hàng trăm năm tuổi, nằm tại thôn Bắc Nga (xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn). Ngôi chùa nằm ven bờ sông Kỳ Cùng, nơi đây có rất nhiều giai thoại, truyền kỳ về những tiên nữ giáng trần, chuyên ban phúc và bảo vệ dân làng.


Nơi tiên nữ dạo chơi

Chùa Bắc Nga có tên chữ “Tiên nga phật tự” hay còn gọi là Chùa Tiên Nga (Tiên Nga Tự), thuộc địa phận thôn Bắc Nga, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Chùa được xây dựng trên một sườn đồi, mặt hướng ra quốc lộ 4B và dòng sông Kỳ Cùng trong xanh uốn lượn tạo nên thế “rồng chầu hổ phục”. Tuy kiến trúc, bài trí khá đơn giản, nhưng chùa Bắc Nga từ lâu đã nổi tiếng thu hút rất nhiều du khách thập phương đến tham quan và nguyện cầu.

19 thg 4, 2023

Độc đáo ngôi chùa màu hồng nằm giữa hàng trăm cây còng ở An Giang

Ngôi chùa Prochum Meáp Chhưm Kiriram, có nghĩa là “ngôi chùa ở giữa núi” nằm tại ấp An Hòa, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.


Đây là một trong những điểm đến thú vị, không chỉ với những tín đồ Phật giáo, mà còn với những người yêu thiên nhiên và muốn trốn xa nhịp sống đô thị ồn ào.

Khác với nhiều ngôi chùa cổ kính khác ở vùng Bảy Núi, ngôi chùa Prochum Meáp Chhưm Kiriram trở nên đặc biệt bởi hàng trăm cây còng được trồng xung quanh.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương là một công trình kiến trúc độc đáo vào hạng nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam, với sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc truyền thống và không gian sinh cảnh tự nhiên.


Chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc tự), nằm trên địa phận xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây, theo Đại lộ Thăng Long, qua ngã tư Chùa Thầy, rẽ phải khoảng 5 km, sau đó rẽ trái 1 km nữa, là đến di tích.

12 thg 4, 2023

Khám phá vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của ngôi chùa Khmer Sóc Lớn


Chùa Sóc Lớn tọa lạc tại ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh - là ngôi chùa Khmer lâu đời nhất ở Bình Phước, được xây dựng năm 1931 và khánh thành năm 1937.

10 thg 4, 2023

Chùa Bửu Minh: Ngôi chùa với nét đẹp cổ kính tồn tại cùng tháng năm

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được xem là một trong những ngôi chùa có đỉnh cao nhất Việt Nam, tháp chùa trang nghiêm, giữa bốn bề là những đồi chè xanh hút mắt.


Cách trung tâm TP Pleiku hơn 15 km về phía Bắc, chùa Bửu Minh tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh) là một trong những ngôi chùa xuất hiện đầu tiên ở Gia Lai.

Chùa Xà Xía: Ngôi chùa đổ nát nhưng được giữ nguyên trạng ở miền Tây

Trải qua cuộc chiến chống Khmer Đỏ, chùa Xà Xía (cũ) thuộc phường Mỹ Đức (TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) dù đã bị đổ nát, loang lổ vết bom đạn nhưng được giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay.


Chùa Xà Xía nằm trên địa phận phường Mỹ Đức (TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) là chứng tích chiến tranh còn sót lại từ thời chiến đấu chống quân xâm lược của Khmer Đỏ. Thời điểm 1977-1978, ngôi chùa là nơi cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 18, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2, chiến đấu chống lại các cuộc tấn công, xâm lược của Khmer Đỏ.