Hiển thị các bài đăng có nhãn Vĩnh Long. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vĩnh Long. Hiển thị tất cả bài đăng

1 thg 7, 2016

Linh thiêng chùa Đại Thọ ở Vĩnh Long

Những ai đã từng có dịp đến tham quan tìm hiểu về chùa Đại Thọ (tọa lạc tại ấp Đại Thọ, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) đều có chung nhận xét: Ngôi chùa này rất trầm mặc, cổ kính, mang nhiều dấu ấn rất huyền bí pha lẫn sự linh thiêng rất lạ thường.

Một góc chùa Đại Thọ

Ông Thạch Nghét, ngụ ấp Kỳ Son, xã Loan Mỹ cho biết “…ngôi chùa này có từ lâu đời, là nơi để bà con người Khơ Me đến cúng dường ngày thường lẫn ngày lễ truyền thống. Đây là niềm tự hào về di sản văn hóa cổ của chúng tôi…”. 

18 thg 5, 2016

Nét đẹp chùa Ông, Vĩnh Long

Anh Lê Thanh, người dân đoàn chúng tôi tham quan Vĩnh Long giải thích “…Đến Vĩnh Long, nhiều du khách rất thích đến chùa “Ông” bởi nơi đây có lối kiến trúc nghệ thuật đẹp, độc đáo, lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm, cổ xưa…”. 


Anh Thanh kể, người dân địa phương nơi đây quen gọi là chùa “Ông” chớ thật ra tên gọi đúng phải là Thất Phủ Miếu bởi đang có 7 phủ của người hoa đang hiện diện tại đây gồm: Ninh Ba, Phước Châu, Chương Châu, Truyền Châu, Quảng Châu, Triều Châu và Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) của các tỉnh Trực Lệ, Phước Kiến và Quảng Đông.

29 thg 4, 2016

Ký sự ngôi chùa Phù Ly ở Vĩnh Long

"Ngôi chùa này có mặt hàng trăm năm với nhiêu câu chuyện huyền thoại rất ly kỳ, đây là nơi sinh hoạt tâm linh của hơn 600 hộ dân người dân tộc Khơ Me rất thường xuyên…”

Chuyện xưa kể rằng : vào năm 1653 ở sóc Phù Ly đã có người Khmer đến sinh cơ lập nghiệp, vào năm 1672 chùa Phù Ly được xây dựng. Dù đến nay ngôi chùa đã gần 350 năm, nhưng do những thế hệ nối tiếp người tu hành và nhân dân địa phương trùng tu nhiều lần những luôn duy trì bảo vệ nền văn hóa nghệ thuật cổ nên ngôi chùa vẫn còn mang nét cổ kính và bền chắc theo thời gian cho đến hôm nay.

Chùa Phù Ly 2 tọa lạc tại xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Đây là một trong những ngôi chùa cổ của người Khmer Nam bộ với lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, hài hòa của Ấn Độ, Thái Lan và Campuchia...


22 thg 4, 2016

Độc đáo chùa Phước Hậu ở Vĩnh Long

Chùa Phước Hậu tọa lạc tại xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long chính thức được xây dựng năm 1894, do ông Hương cả làng Đông Hậu tên Lê Ngọc Đán (thường gọi là Cả Gồng) xây. 


Vị sư đầu tiên là Hòa thượng Hoằng Chỉnh, quê ở Quảng Ngãi. Ðây là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX cũng như lịch sử Cách mạng của tỉnh Vĩnh Long và khu Tây Nam Bộ thời chống Mỹ. Trong kháng chiến chống Mỹ chùa Phước Hậu đã trở thành cơ sở hoạt động của các tổ chức Cách mạng khu Tây Nam Bộ. Năm 1941 và năm 1961, riêng năm 1994 được xây mới với qui mô lớn. Chùa Phước Hậu là nơi có nhiều vị Tăng ni tài đức, có nhiều cống hiến cho tỉnh đất nước. Năm 1994 chùa Phước Hậu được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá xếp vào hạng danh lam trên đất nước Việt Nam. 

10 thg 2, 2016

Bộ kèo hiếm có nhà ông Phủ Cần

Mặt trước ngôi nhà xưa của Phủ Cần - Ảnh: Hoàng Phương 

Tại Vĩnh Long còn khá nhiều ngôi nhà xưa được cất vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Trong đó, nhà của ông Phủ Cần nổi tiếng vì có bộ kèo chạm trổ tinh vi. 

Nhà của ông Phủ Cần (còn gọi là Huyện Cần) tọa lạc tại số 98 Nguyễn Chí Thanh, P.5, TP.Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long). Ngôi nhà này cũng cất theo kiểu nhà rường 3 gian 2 chái. Kèo, cột bằng gỗ căm xe, đòn tay, rui mè bằng gỗ thao lao. Nguyên thủy đây là ngôi nhà của một vị cai đội đồn điền Vũng Liêm xây cất vào khoảng năm 1863. Đến đời ông huyện Phan Khắc Cần được trùng tu lại. Bộ giàn trò và các công trình mỹ thuật được thuê thợ gốc từ Quảng Nam vào thực hiện.

7 thg 2, 2016

Nhà gỗ Vĩnh Long lên phim

Ngôi nhà của ông Huỳnh Kim Tiến - Ảnh: Hoàng Phương 

Ở khu du lịch sinh thái - nhà xưa H.Long Hồ, ngôi nhà của ông Huỳnh Kim Tiến là công trình được thực hiện công phu đạt đến độ hoàn chỉnh về kết cấu và có quy mô khá lớn trong số nhà gỗ xưa ở Vĩnh Long. 

Nằm bên cạnh rạch Ông Me thuộc ấp Phước Ngươn A (xã Phước Hậu, H.Long Hồ, Vĩnh Long), ngôi nhà của ông Tiến tọa lạc giữa khu vườn rộng hơn 1,2 ha. 

19 thg 9, 2015

Nhà thờ Chánh tòa Vĩnh Long

Nhà thờ Chánh tòa Vĩnh Long tọa lạc tại 141 Lý Thái Tổ, phường 2, TP Vĩnh Long.
Nhà thờ hiện nay được khởi công xây dựng ngày 24/11/1960. Diện tích khuôn viên nhà thờ Chính tòa Vĩnh Long là 7.878 km2.

Nhà thờ Chánh tòa Vĩnh Long. Ảnh: Bùi thị Đào Nguyên trên Wikipedia

4 thg 8, 2015

Cù Lao Dài - dải đất phù sa

Dọc theo con sông chảy giữa ba tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh này là rất nhiều làng mạc trù phú, xinh đẹp đậm chất miền Tây Nam bộ. Trong đó, cù lao Dài (thuộc huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long), dải đất dài hai chục cây số như một viên ngọc xanh nằm giữa dòng sông nặng phù sa đã thu hút những đoàn khách theo tour chuyên nghiệp đầu tiên.

Sầu riêng vào mùa

Để đến được cù lao Dài, du khách có thể đi đò ở bến Vũng Liêm hoặc qua phà Quới An – Quới Thiện, bến phà nhỏ trông hiền lành, người đi phà cũng dễ thương, không có sự gấp gáp, chen lấn, hối hả như ở các bến phà khác.

25 thg 7, 2015

Kỷ niệm khó quên ở cù lao Dài

Cảm giác thư thái, thanh bình, mộc mạc, thân quen… là những điều người lớn có được khi đến cù lao Dài (Vĩnh Long). Còn với trẻ con, những trải nghiệm như trèo cây hái trái, nướng ốc, làm bánh… sẽ là kỷ niệm khó quên cho một kỳ nghỉ hè.

Cù lao Dài là một dải đất phù sa nổi lên giữa hạ lưu sông Tiền 

Sở dĩ có cái tên cù lao Dài là vì khi nhìn từ trên cao xuống, cái cù lao nằm giữa bốn bề sông nước này có hình dáng giống như một chiếc giày. Do người miền Tây đọc trại từ nên "giày" biến thành "dài". 

19 thg 7, 2015

Mưa xuống lại thèm thuồng bánh xèo cù lao Dài…

Không cần phải là con của xứ cù lao Dài (huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) thì khi đi xa bạn mới nhớ đến món ăn đặc biệt của người dân nơi đây - bánh xèo hến với măng mạnh tông, mà chỉ cần đến một lần vào mùa hè, cũng là mùa mưa về, thưởng thức một lần cũng đủ để bạn nao lòng mong có dịp được quay lại… 

Bánh xèo hến măng mạnh tông rất ngon 

Với người miền Tây, mưa xuống cũng là mùa thu hoạch của măng mạnh tông (vốn có nhiều ở đây) và cũng là thời điểm xách rổ xúc kéo nhau đi cào hến. 

15 thg 7, 2015

Bến phà Đình Khao

Hồi đầu năm nay, tôi có việc phải đi Vĩnh Long. Thay vì chọn lộ trình thuận tiện và nhanh chóng là đi theo quốc lộ 1, qua cầu Mỹ Thuận là tới ngay, vì "ham của lạ" tôi lại chọn một lộ trình lắt léo hơn: vô Mỹ Tho, đi theo quốc lộ 60 qua cầu Rạch Miễu sang Bến Tre, qua cầu Hàm Luông tới Mỏ Cày Nam rồi chuyển sang quốc lộ 57 sang Chợ Lách, tiếp tục qua phà Đình Khao để tới Vĩnh Long. Vì duyên cớ ấy nên lần đầu tiên tôi có dịp qua phà Đình Khao. Đây là chuyến phà qua sông Cổ Chiên, bờ bên này là huyện Chợ Lách của Bến Tre sang bờ bên kia là TP Vĩnh Long.

Vì chưa tìm hiểu nên tôi chẳng biết gì về Đình Khao, chỉ có nhận xét là cái tên Đình Khao nghe ngồ ngộ và sẵn tiện đứng trên phà chụp vài tấm hình làm kỷ niệm.

Từ hướng Chợ Lách (Bến Tre) chụp sang bờ Đình Khao (Vĩnh Long), nổi bật từ xa là ngôi nhà thờ Đình Khao

13 thg 7, 2015

Đình Khao một thuở

Chùa Bửu Lâm

Phưởng phất xa đưa ngọn khói trầm, 
Đình Khao cảnh cũ rất thương tâm.
Trước kia rộn rịp người lui tới,
Non nước bây giờ khách viếng thăm.
Cám cảnh người xưa đà khuất bóng,
Tưởng công tông tổ mấy trăm năm.
Chắp tay vái lạy trời mây thẳm,
Phù hộ muôn dân buổi cát lầm

Sách “Vĩnh Long xưa”, trang 143)

Chúng tôi tìm đến Đình Khao, một di tích văn hóa dân gian mang đậm huyền thoại qua không ít thăng trầm của đất Vĩnh Long.

2 thg 7, 2015

Về miệt Cù lao Dài

Nằm trọn trong lòng sông Cổ Chiên, quanh năm được bồi đắp phù sa màu mỡ, Cù lao Dài xanh mướt với những vườn trái cây đặc sản. Không chỉ hoa trái quanh năm, người dân nơi đây còn ước mong “Biến cù lao thành nơi du lịch/Tô điểm rạng ngời cho trang sử Vũng Liêm”.

Thuộc địa phận huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, trước đây mảnh đất này có tên là Cù lao Giày do nhìn từ trên cao trông giống hình một chiếc giày. Người miền Tây Nam bộ thường đọc trại những từ có âm “y” thành “i” nên riết rồi Cù lao Giày trở thành Cù lao Dài. Thanh Bình hay Quới Thiện cũng chính là cách người ta gọi mảnh đất này và đó là tên gọi của hai xã thuộc cù lao. 

Xuống phà Vũng Liêm để sang Cù lao 

11 thg 6, 2015

NSND Út Trà Ôn - Anh nông dân thành đệ nhất danh ca

Bài vọng cổ Tình anh bán chiếu hầu như người dân miền Nam nào cũng biết, bởi giọng ca Út Trà Ôn đã làm thăng hoa nó lên, biến nó thành “kinh điển”. Và ngược lại, bài vọng cổ ấy cũng làm thăng hoa tên tuổi Út Trà Ôn, một nghệ sĩ lẫy lừng được tôn là “đệ nhất danh ca” của miền Nam.

Ảnh: gia đình NS cung cấp

4 thg 3, 2015

Đi "chợ phiên thứ ba" ở đồng bằng sông Cửu Long

Miền Tây mà cũng có chợ phiên? Xin thưa là có và đó là chợ phiên tại xã Quới An (Vũng Liêm, Vĩnh Long) - một chợ phiên hiếm hoi tạo nên nét văn hóa độc đáo của vùng sông nước. 

Chợ phiên họp trước cổng UBND xã - Ảnh: Hưng Phú 

Qua hơn mười năm qua chợ chỉ nhóm họp vào sáng thứ ba, nên bà con miệt vườn gọi là “chợ thứ ba”.

Xã Quới An là một xã vùng sâu nằm bên trong quốc lộ 53, cặp sông Cổ Chiên. Muốn đến chợ phiên có thể đi bằng hai cách: đi đường bộ theo tỉnh lộ 901 (Mang Thích, Vĩnh Long) trên quốc lộ 53, đến cuối đường quẹo phải 100m là thấy chợ phiên; hoặc đi đường thủy trên sông Cổ Chiên vào đến ngã ba sông là nơi hợp lưu sông Cổ Chiên và sông Mang Thích.

12 thg 2, 2015

5 điểm ngắm hoa Tết đẹp nhất miền Tây

Thời tiết chuyển ấm áp, ánh nắng mặt trời chan hòa mùa xuân là thời điểm thích hợp nhất để ghé thăm vườn hoa. Nếu muốn làm 1 tour du lịch ngắm hoa miền Tây những ngày giáp Tết, bạn có thể tham khảo 5 làng hoa, cây kiểng sau:

1. Làng hoa Tân Quy Đông, Sa Đéc


Nói đến hoa, cây kiểng, không thể không nhắc đến làng hoa Sa Đéc trăm năm. Mùa Tết, làng hoa Tân Quy Đông trồng nhiều nhất là cúc: cúc mâm xôi, đại đóa, đồng tiền, vạn thọ… Bên cạnh đó là bát ngát thược dược, vạn thọ, hoa dâm bụt, mãn đình hồng, ớt kiểng…, ngoài ra còn có hàng trăm thực vật quý hiếm miền Nam. Vì vậy nơi đây mỗi mùa giáp tết đều tấp nập du khách tham quan, vừa ngắm hoa vừa chụp ảnh.

27 thg 1, 2015

Thăm Văn thánh miếu Vĩnh Long

Sử sách ghi lại rằng vùng đất Nam bộ có 3 văn miếu xưa, theo thứ tự thời gian thành lập là: Văn miếu Trấn Biên (Biên Hòa) xây dựng năm 1715, Văn miếu Gia Định (1825) và Văn miếu Vĩnh Long (1866). Điều đáng nói là 3 văn miếu này không phải tồn tại cùng lúc, mà Văn miếu Vĩnh Long ra đời khi quân Pháp đã chiếm 3 tỉnh miền Đông và phá hủy hoàn toàn Văn miếu Trấn Biên cùng Văn miếu Gia Định.

Văn Miếu Vĩnh Long được xây dựng trong một tình thế đặc biệt: Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ; tỉnh Vĩnh Long cũng bị chiếm đóng nhưng sau đó được trao trả theo Hoà ước Nhâm Tuất (1862). Khi Vĩnh Long được trả, nhiều trí thức Nam kỳ ở Biên Hoà, Gia Định và Định Tường đã quy tụ về đây. Quan Đốc học Vĩnh Long là Nguyễn Thông đã hợp với các sĩ phu gấp rút xây dựng Văn Thánh Miếu làm nơi ôn tập cho các sĩ tử và cũng là trung tâm hoạt động văn hoá, đề cao Đức Khổng Tử và các bậc tiền hiền nhằm giáo dục lễ nghĩa và duy trì “đạo học”. Công trình khởi công từ mùa đông năm Giáp Tý (1864) và hoàn thành vào mùa thu năm Bính Dần (1866).


Cổng tam quan Văn miếu Vĩnh Long nhìn ra đường Trần Phú và sông Long Hồ

23 thg 1, 2015

Thành Long Hồ - Vĩnh Long

Bây giờ người ta gọi Cần Thơ là Tây đô, thủ phủ miền Tây Nam bộ, nhưng ngày xưa vai trò thủ phủ ấy không phải Cần Thơ, mà là Vĩnh Long.

Cứ theo tên gọi 3 tỉnh miền Tây từ thời Minh Mạng (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) là có thể thấy vai trò quan trọng của Vĩnh Long. Xa hơn nữa, thời chúa Nguyễn miền đất phương Nam có ba dinh và một trấn là: Trấn Biên dinh (vùng Biên Hòa), Phiên Trấn dinh (vùng Gia Định), Long Hồ dinh (vùng Vĩnh Long) và Hà Tiên trấn (vùng Hà Tiên).

Năm1757, chúa Nguyễn thuận cho dời trị sở dinh Long Hồ và châu Định Viễn về xứ Tầm Bào thuộc địa phận Long Hồ thôn (tức vùng chợ Vĩnh Long ngày nay). Đến lúc ấy, Long Hồ dinh là một dinh trấn quan trọng ở phía Nam xứ Đàng Trong, và trung tâm đầu não của nó có trách nhiệm cai quản cả một vùng đất rộng lớn. 

Thành Long Hồ ngày xưa

22 thg 1, 2015

Vĩnh Long - Văn Thánh miếu

Cổng Tam quan của Văn Thánh Miếu -Vĩnh Long

Trong kho tàng văn hoá, sinh hoạt lễ hội là loại hình văn hoá rất đặc trưng ở Việt Nam. có mặt khắp mọi miền đất nước, giúp con người nhớ về cội nguồn, hướng thiện, tạo dựng cho mỗi người chúng tamột cuộc sống yên vui, nhất là về mặt tinh thần được an lành , lạc quan. Lễ hội đem đến cho con người sự thanh thản tâm linh, loại bỏ hay quên đi những lo toan thường nhật để hướng về cội nguồn, nhớ ơn các bậc tiền nhân có công với tổ quốc, các bậc tiền hiền khai khẩn nơi mình đang sống, Thành hoàng bổn cảnh…

Chúng tôi xin nhắc đến VĂN THÁNH MÌẾU -Vĩnh Long.


19 thg 12, 2014

Về cù lao ăn rắn mối

Rắn mối là loài bò sát có hình dáng giống với kỳ nhông nhưng mập mạp hơn nhiều và có lớp vảy bóng óng ánh. Chúng thường sống trong vườn nhà, dưới các lùm cây, bụi rậm vùng quê. Gọi là rắn mối vì thức ăn ưa thích của chúng là những con mối sống ở các ụ mối, trong các hốc cây mục, rỗng...

Nhiều người khi nhìn rắn mối đã thấy sợ nhưng ai đã một lần ăn thịt chúng thì đảm bảo không thể nào quên cái hương vị thơm ngọt, đậm đà.

Rắn mối đi kiếm ăn trong các hốc cây.