Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 2, 2024

Chợ Bích La năm họp một lần để vạn người mua may mắn, cầu tài lộc

Chợ đình Bích La mỗi năm chỉ mở một đêm duy nhất vào mùng 2 Tết, thu hút hàng vạn người khắp mọi miền về du xuân, cầu may mắn, sức khỏe, tài lộc.

Chợ đình Bích La mở xuyên đêm, thu hút khách thập phương đến cầu may mắn, tài lộc - Ảnh: HOÀNG TÁO

Năm nay, để thu hút đông đảo du khách thập phương, chợ đình Bích La (xã Triệu Thành, Triệu Phong, Quảng Trị) được kéo dài thời gian tổ chức với nhiều hoạt động vui chơi hơn các năm, từ 14h ngày mùng 2 Tết đến trưa mùng 3.

9 thg 2, 2024

Thú vị thay, phương ngữ Quảng Trị

Trước khi đi vào một số khía cạnh thú vị của phương ngữ Quảng Trị, cũng xin dẫn luận đôi điều liên quan đến lời ăn tiếng nói vùng đất có vị trí lịch sử, địa lý đặc biệt này. Điều này có giá trị và cả về lý thuyết lẫn thực hành khi muốn khảo tả thực tế.

Tinh sương - Ảnh: Nông Văn Dân

Phương ngữ Quảng Trị được nhắc đến trong một vài công trình nghiên cứu về ngôn ngữ các tỉnh Bắc Miền Trung của các nhà khoa học như: Hoàng Thị Châu, Vương Hữu Lễ... và được khúc xạ qua cách ghi nhận bằng văn bản như cuốn Văn học dân gian Quảng Trị do Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Trị ấn hành sau khi tái lập tỉnh không lâu, một công trình sưu tầm và biên soạn văn hóa địa phương gần gũi với loại sách công cụ khá hữu ích. Tuy nhiên, do phương thức biểu đạt đã được “phổ thông hóa” về mặt ngôn ngữ để bạn đọc gần xa dễ tiếp thu nên sắc thái phương ngữ địa phương đã “hương đồng gió nội bay đi”... cũng nhiều rồi.

Ngân vọng tiếng hò...

Người Quảng Trị thường cho rằng giọng mình nặng, khó nghe, không được thanh lịch như Hà Nội hay ngọt ngào như Sài Gòn. Thế nhưng chính chất giọng ấy, phương ngữ ấy khi được thông qua “chất xúc tác” từ âm nhạc lại trở nên quyến rũ lạ kỳ.

Cần có sự nghiên cứu để đề nghị đưa Hò Giã gạo Quảng Trị vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Ảnh: Trúc An

Có lẽ không ngạc nhiên khi tác giả Văn Long - thành viên của đoàn công tác tỉnh Hòa Bình đã sững sờ đến mức kinh ngạc khi nghe giọng hò Quảng Trị cất lên trong đêm trăng sáng trên bãi biển Cửa Tùng: “Ôi! Giọng hò Quảng Trị làm xao xuyến lòng tôi. Có phải một phần của mảnh đất miền Trung, đoạn giữa chiếc đòn gánh đặt trên vai họ suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước đã sinh ra câu hò Quảng Trị cùng biết bao danh nhân, những tên làng, tên núi, tên sông,.. Ôi! Những câu hò sao mà giản dị, thiệt thà và yêu đời đến thế…” (“Điệu ví Mường và câu hò Quảng Trị”, Tạp chí Cửa Việt số 5 (tháng 2/1995).

7 thg 2, 2024

Trăm năm xóm đóng ghe, xuồng

Với đôi dòng Vàm Cỏ và hệ thống sông ngòi phát triển, nghề đóng ghe, xuồng có mặt ở Long An từ trăm năm trước với những chiếc ghe lườn mũi đỏ nổi tiếng một thời. Ngoài xóm đóng ghe ở xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, Long An còn có một xóm đóng ghe, xuồng trăm tuổi ở vùng Cần Giuộc vẫn được duy trì, phát triển cho đến ngày nay.

Theo anh Huỳnh Văn Hiệu, dù thị trường ngày nay có nhiều thay đổi nhưng để đi biển và phục vụ du lịch thì xuồng, ghe gỗ vẫn là lựa chọn hàng đầu

6 thg 2, 2024

Nhộn nhịp nghề làm muối ớt Tây Ninh

Tết Nguyên đán đang đến gần cũng là lúc không khí sản xuất ở những làng nghề làm muối ớt Tây Ninh rộn ràng, nhộn nhịp.

Ông Vũ Đức Khiêm- chủ cơ sở sản xuất, chế biến muối ớt Hải (phường Long Hoa, thị xã Hoà Thành) kiểm tra khâu phơi muối tại cơ sở.

Dưới cái nắng gay gắt của miền biên viễn, những nhân công Cơ sở sản xuất, chế biến muối ớt Hải (phường Long Hoa, thị xã Hoà Thành) đang tất bật thực hiện các công đoạn làm muối, từ chọn nguyên liệu, rửa, xay, trộn, rang đến phơi muối trên giàn, đóng hàng giao cho khách.

Chợ bánh truyền thống người Hoa ở Sài Gòn nhộn nhịp ngày Tết

Chợ trên đường Phùng Hưng, quận 5, bán nhiều loại bánh của người Hoa như bánh trái lựu, bánh tổ, bánh đường, bánh phát tài, tấp nập mua bán những ngày cận Tết.


Chợ có tuổi đời hơn 50 năm nay nằm ở góc đường Phùng Hưng - Nguyễn Trãi. Tại đây, hàng chục sạp bánh đủ màu sắc nổi bật góc phố, nhộn nhịp buôn bán từ 20 tháng Chạp.

3 thg 2, 2024

Lưu giữ nét xưa nghề vẽ tranh trên kiếng

Nghề vẽ tranh trên kiếng ở cù lao Chợ Mới (tỉnh An Giang) tồn tại và phát triển hơn 100 năm. Trải qua bao thăng trầm với quyết tâm gìn giữ, những người làm nghề vẽ tranh kiếng đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo theo xu thế thời đại, đáp ứng được thị hiếu khách hàng.

Nghề trăm năm

Là truyền nhân thứ hai của làng nghề, nghệ nhân Nguyễn Thanh Hòa (ấp Long Tân, xã Long Điền B, huyện Chợ Mới) cho biết, trước năm 1975, tranh kiếng bán rất đắt. Bởi nguyên vật liệu khan hiếm, người có tay nghề vẽ tranh kiếng rất ít, hàng làm ra không đủ bán. Thời vàng son, một nghệ nhân làm tranh có thể cả nuôi gia đình. Làng nghề vì thế mở rộng lên hàng trăm hộ. Những năm đầu thập niên 90 thế XX là thời kỳ cực thịnh của làng nghề tranh kiếng.

Ngoài tranh thờ cúng, nghệ nhân ở Chợ Mới còn sáng tạo thêm các dòng tranh đặt trước cửa phòng, được Việt hóa từ những điển tích, truyện dân gian, như: Tấm Cám, Thoại Khanh - Châu Tuấn, Phạm Công - Cúc Hoa, Lưu Bình - Dương Lễ hoặc tuồng cải lương.

30 thg 1, 2024

Chợ phiên rực rỡ sắc màu ở vùng biên Y Tý

Chợ phiên của của các dân tộc Hà Nhì, Mông, Giáy tại xã vùng biên giới huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, rực rỡ sắc màu của các trang phục thổ cẩm truyền thống, nông sản và các món ẩm thực dân dã trong vùng.


Y Tý là xã nằm giáp biên giới Trung Quốc của huyện Bát Xát, cách trung tâm TP Lào Cai khoảng 70 km. Nằm ở độ cao hơn 2.000 m so với mực nước biển, Y Tý nổi tiếng trong mắt du khách với "đặc sản" là những biển mây trắng, dày.

Cũng giống như các xã vùng cao khác, người dân Y Tý họp chợ phiên mỗi tuần một lần vào thứ bảy ở trung tâm xã. Chợ phiên Y Tý là nơi tụ họp của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Bát Xát, trong đó dân tộc Hà Nhì chiếm đa số, sau đó là dân tộc Mông, Giáy.

29 thg 1, 2024

Làng nghề đúc đồng đỏ lửa xuyên đêm đón Tết

Những người thợ ở làng nghề đúc đồng Phú Lộc (huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) thức trắng đêm, tất bật đúc đồng chuẩn bị cho dịp Tết.

Các người thợ ở làng nghề đúc đồng phải châm lửa liên tục nhằm duy trì nhiệt độ của lò nấu - Ảnh: TRẦN HOÀI

Từ cuối giờ chiều, các người thợ đúc đồng đã bắt đầu thổi lửa, làm khuôn, nấu đồng, đúc đồng và chế tác, các công việc này trải dài đến sáng sớm hôm sau.

Theo những người dân làm nghề lâu năm tại đây, dịp Tết, nhu cầu cho các lễ cúng, trang trí của người dân cao, nên phải làm việc xuyên đêm để đảm bảo cung ứng hàng hóa đầy đủ, kịp thời cho khách hàng ở các địa phương.

28 thg 1, 2024

Thăm làng hoa giấy Thanh Tiên 300 năm tuổi xứ Huế

Cuối năm, các nghệ nhân làng Thanh Tiên tất bật chế tác những cây hoa giấy thủ công rực rỡ sắc màu để phục vụ Tết Nguyên đán.


Nằm dọc theo hạ lưu sông Hương, cách cầu Trường Tiền khoảng 8 km, làng Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, TP Huế, nổi danh với nghề làm hoa giấy trong 300 năm. Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là làng nghề truyền thống năm 2013.

Người dân làng Thanh Tiên chủ yếu làm nông. Vào một số thời điểm trong năm, đặc biệt vào tháng chạp (tháng 12 âm lịch), người dân trở lại làm hoa giấy để phục vụ nhu cầu trong dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Nguyễn Thư

Rương xe ngày xưa

Bây giờ, có lẽ nhiều người không biết về cái rương xe, vì nay rất ít người dùng vật dụng này. Vì thế, khi thấy rương xe trong một ngôi nhà lá mái trên đảo Lý Sơn, tôi lại hoài niệm về cuộc sống thuở còn gian khó.

Trong dân gian hay gọi ngôi nhà lá mái là nhà rường cổ, nhà đắp, nhà thờ tộc họ. đây là một kiểu nhà được cư dân Lý Sơn xây dựng cách đây hàng trăm năm. Ngôi nhà do ông trưởng tộc cai quản, sinh sống, cũng là tài sản chung của tộc họ. Ngôi nhà lá mái có 3 gian 2 chái được xây dựng bằng gỗ và có hai lớp mái để giữ nhiệt độ cho ngôi nhà được điều hòa, ấm vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè.

Rương xe ngày xưa.

27 thg 1, 2024

Nghề “làm hàng” thuở trước

Quảng Ngãi xưa nổi tiếng là xứ sở mía đường. Để nấu được đường thì đầu tiên phải ép mía lấy nước. Để ép mía người xưa dùng bộ che ba trục tròn có răng truyền động (ba ông che), hay là một “cỗ máy” mang đậm tính chất tiền công nghiệp. Không có che mía thì không thể ép mía nấu đường và không thể có xứ sở mía đường.

Một thứ công nghệ thiết yếu như vậy, nhưng các sách vở ghi về nghề mía đường trước nay chỉ chăm chăm mô tả bộ che, không đả động gì chuyện ai đã làm che, làm như thế nào. Bây giờ tìm ra thợ làm che thì không thể. Tôi đi đến những làng quê giàu truyền thống làm mía đường, gặp những người thợ nấu đường lớn tuổi để hỏi việc làm che.

Ba ông che.

22 thg 1, 2024

Giữ nhịp chiêng Tha

Với người Brâu ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi), chiêng Tha là biểu tượng thông linh giữa thế giới phàm tục của con người với thế giới các vị thần, và là biểu tượng cho quyền lực linh thiêng. Bởi vậy khi có lễ trọng trong làng, người Brâu mới tổ chức “mời Tha nói” (Tha pơi) để cầu mong các thần linh che chở, bảo trợ cho gia đình có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Cùng với dân tộc Rơ Măm, dân tộc Brâu là 1 trong 2 dân tộc rất ít người sinh sống trên địa bàn tỉnh ta. Dân tộc Brâu sinh sống tập trung ở làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi với 174 hộ, 546 nhân khẩu. Mặc dù số lượng người rất ít nhưng đời sống văn hóa của người Brâu hết sức đa dạng với nhiều lễ hội truyền thống. Các loại nhạc cụ của người Brâu cũng phong phú, bao gồm goong đinh, ting ning, pông pông, đinh pú, klong pút, sáo… Đặc biệt là chiêng Tha, loại chiêng chỉ có trong cộng đồng tộc người Brâu.

Với người Brâu, chiêng Tha không chỉ là nhạc cụ mà còn là biểu tượng cho quyền lực linh thiêng, được coi là thành viên trong gia đình và được gìn giữ như báu vật. Một bộ chiêng Tha có hai chiếc lớn nhỏ khác nhau, đường kính khoảng 45 - 50cm, chiếc nhỏ là chiêng vợ (Chuar) và chiếc lớn hơn là chiêng chồng (Jơ Liêng); mỗi chiêng có khoan 2 lỗ để luồn dây treo lên khi biểu diễn.

Một buổi tập cồng chiêng, xoang của người Brâu ở thôn Đăk Mế. Ảnh: NB

18 thg 1, 2024

Người Thái Nghệ An cúng 'pủ xừa' - gốc cây cổ thụ

Vào 12 tháng 9 âm lịch hàng năm, người Thái ở huyện Quỳ Châu lên núi cúng thần linh dưới gốc cổ thụ. Tục này gọi là “pủ xừa” để cầu cho bản làng bình yên, mùa màng bội thu.

Tục cúng “pủ xừa” có từ lâu đời và được các cộng đồng người Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu duy trì đều đặn và thường diễn ra sau khi đã thu hoạch vụ mùa. Khi lập bản, để xác định cây “pủ xừa”, thầy mo phải làm lễ và ném thẻ tre hoặc đồng xu. Nếu một sấp, một ngửa là cây đã được thần linh chọn. Một số nơi dùng trứng luộc ném trên gốc cây. Nếu trứng vỡ cũng là tín hiệu cho thấy thần linh đã ưng thuận cái cây. Ảnh: Hữu Vi

17 thg 1, 2024

Về làng Lung trải nghiệm văn hóa dân tộc Thổ

Huyện Nghĩa Đàn đang xây dựng mô hình du lịch văn hóa dân tộc Thổ tại làng Lung, xã Nghĩa Lợi để thu hút du khách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đến với làng Lung, du khách sẽ được trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo.

Làng Lung thuộc xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) có 3 mặt tựa núi, nằm giữa thung lũng phì nhiêu, cây trái tốt tươi, khu dân cư được xếp thành hình ô bàn cờ. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Thổ. Bà con làng Lung còn lưu giữ được khá nhiều nét văn hóa truyền thống. Làng Lung được lựa chọn xây dựng mô hình du lịch cộng đồng để du khách trải nghiệm văn hóa dân tộc Thổ. Ảnh: Quốc Đàn 

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

Nghề đan lưới lồng bắt đầu xuất hiện tại làng Trung Sơn từ những năm 2009. Người đưa nghề về làng là anh Hoàng Văn Hợi, hiện là chủ một doanh nghiệp chuyên sản xuất lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bằng nhựa HPDE. Ảnh: Thanh Phúc

13 thg 1, 2024

Làng miến dong ngoại thành Hà Nội hối hả vào vụ Tết

Sát Tết Nguyên đán, hầu hết hộ kinh doanh ở làng nghề xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội, tất bật sản xuất miến dong.

Làng nghề Dương Liễu có truyền thống làm miến dong nổi tiếng. Sợi miến thành phẩm sẽ được đóng gói bao bì đẹp mắt, phù hợp để biếu tặng. Ảnh: Thu Thuỷ.

Làng nghề miến Dương Liễu đã có từ lâu đời, các sản phẩm miến làm từ thủ công được phân phối khắp khu vực các tỉnh phía Bắc. Nghề làm miến vừa tạo công ăn việc làm, vừa đem lại nguồn thu nhập ổn định nên hiện nhiều hộ kinh doanh vẫn duy trì và tiếp nối nghề qua các thế hệ.

Đến làng nghề những ngày đầu tháng 1.2024, khi chỉ còn chưa đầy một tháng là tới Tết Nguyên đán, không khó để bắt gặp các loại xe chở miến khắp ngõ xóm. Dù thời tiết mưa gió, các hoạt động sản xuất miến vẫn diễn ra nhộn nhịp.

12 thg 1, 2024

Đặc sản làm từ rêu đá của người dân xứ Nghệ

Những ngày mùa Đông, người dân vùng cao Nghệ An lại tìm về các dòng sông, con suối để vớt rêu đá. Đây là món ăn không thể thiếu đối với đồng bào các dân tộc thiểu số miền Tây Nghệ An trong những ngày lễ, tết.

Bắt đầu từ tháng 11 – 12 (âm lịch), trên các con sông, khe suối ở vùng cao Nghệ An, rêu đá phát triển rất nhiều. Đây là thời điểm thuận lợi để người dân vớt rêu đá về chế biến các món ăn truyền thống của dân tộc. Ảnh: Đào Thọ 

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

Ngày Tết càng đến gần cũng là dịp người Mông ở Nghệ An bắt đầu vào mùa làm bánh "lua dúa". Những chiếc bánh dẻo của cộng đồng này chủ yếu dùng để ăn trong gia đình và cũng là vật phẩm không thể thiếu trong lễ cúng của một số dòng họ.

Cộng đồng người Mông (Nghệ An) chủ yếu sống quần cư trên các ngọn núi cao ở các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong. Dân tộc này hiện còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng từ trang phục, lễ tết, ma chay, cưới hỏi…đến ẩm thực. Ảnh: Đào Thọ 

6 thg 1, 2024

Người Thái Quỳ Châu vào 'mùa' làm cọn nước

Trước vụ lúa xuân, người Thái ở xã Châu Tiến (huyện Quỳ Châu) bận rộn với "mùa" làm cọn nước. Cọn vừa là công trình thủy lợi, vừa là nét đẹp văn hóa lâu đời tạo nên bản sắc vùng cao xứ Nghệ.

Nhiều huyện miền núi ở Nghệ An như Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong, bà con nông dân sử dụng cọn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhưng nhiều nhất vẫn là ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu. Lúc cao điểm, địa bàn này có đến hàng trăm cọn nước được bà con nông dân lắp đặt dọc các sông, suối. Ảnh: Đình Tuyên