Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuổi trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuổi trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng

13 thg 2, 2024

Khám phá 'nàng tiên xanh' giữa vịnh Nha Trang

Dịp Tết thay vì đến những điểm tham quan quen thuộc tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), nhiều du khách lại thích khám phá những hòn đảo vắng, trong đó đảo Bích Đầm đã thu hút không ít những người yêu vẻ đẹp hoang sơ tại đây.

Du khách thưởng thức đồ uống trên đảo Bích Đầm - Ảnh: XUÂN VIÊN

Tết về Bạch Mã, thưởng ngoạn hết miền 'đại ngàn ngựa trắng'

Du xuân chốn 'đại ngàn ngựa trắng' Bạch Mã, chúng tôi xuyên qua cánh rừng hoang sơ, bát ngát rộng hàng ngàn héc ta, leo Vọng Hải Đài, ngắm toàn bộ thung lũng Bạch Mã sống động, lộng lẫy như một bức tranh.

Đường cao tốc La Sơn - Túy Loan xuyên qua những tán rừng xanh ngút ngàn của vườn quốc gia Bạch Mã - Ảnh: TẤN LỰC

12 thg 2, 2024

Ngắm đầm Thị Nại đẹp như tranh vẽ

Đầm Thị Nại được mệnh danh là lá phổi xanh của TP Quy Nhơn và là viên ngọc quý của tỉnh Bình Định. Đầm có diện tích 5.000 ha. Nơi đây quanh năm cảnh vật xanh tươi, thơ mộng.

Hoàng hôn ngả bóng trên đầm Thị Nại. Khung cảnh nơi đây vô cùng nên thơ - Ảnh: DŨNG NHÂN

Nằm cách thành phố Quy Nhơn 8 km về phía đông bắc, đầm Thị Nại là đầm lớn nhất Bình Định, có hệ sinh thái phong phú. Điểm nổi bật của đầm Thị Nại là những cánh rừng ngập mặn xanh bạt ngàn cùng những con rạch kéo dài tỏa đi khắp nơi. Du khách đến đây như lạc vào miền sông nước, trời mây vô cùng hoang sơ, thú vị.

Đầm Thị Nại: Trái tim độc đáo của Bình Định

Thị Nại - đầm nước mặn độc đáo, đa dạng sinh học rộng 5.000 ha nằm giữa lòng TP Quy Nhơn - được quy hoạch như "trái tim" cho một đô thị độc đáo của Bình Định trong tương lai gần.

Phối cảnh trong ý tưởng quy hoạch xây dựng xung quanh đầm Thị Nại có chủ đề “Sức sống quanh đầm” - Ảnh: Sở Xây dựng Bình Định

Trong ánh nắng sớm ngày đầu xuân lấp lánh mặt đầm Thị Nại, gương mặt lão ngư Nguyễn Văn Dũng (78 tuổi, ở thôn Diêm Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) rạng rỡ, nụ cười "thiếu mấy cái răng" của ông dường như làm cho không gian thêm tươi vui.

Ông Dũng vừa kéo tấm lưới từ đầm lên, gỡ các loài cá, cua dính lưới bỏ vào khoang thuyền, vừa nói: "Đầm Thị Nại là nơi cưu mang cuộc sống của tụi tui bao nhiêu đời nay. Giờ nghe quy hoạch quanh đầm thành đô thị hiện đại, phát triển thì đương nhiên là mừng vui lắm".

Mê mẩn với cánh đồng hoa cải ở đất tổ đầu năm mới

Không cần phải đi xa tận Hà Giang hay Sơn La, chỉ cách Hà Nội 1 giờ 30 phút lái xe, cánh đồng hoa ở công viên Văn Lang, TP Việt Trì (Phú Thọ) được giới trẻ tìm đến như một điểm check-in bốn mùa.

Cư dân mạng coi cánh đồng hoa cải là “thiên đường sống ảo”. Nhiều người đến đây chụp ảnh mải miết cả tiếng không biết chán

Chợ Bích La năm họp một lần để vạn người mua may mắn, cầu tài lộc

Chợ đình Bích La mỗi năm chỉ mở một đêm duy nhất vào mùng 2 Tết, thu hút hàng vạn người khắp mọi miền về du xuân, cầu may mắn, sức khỏe, tài lộc.

Chợ đình Bích La mở xuyên đêm, thu hút khách thập phương đến cầu may mắn, tài lộc - Ảnh: HOÀNG TÁO

Năm nay, để thu hút đông đảo du khách thập phương, chợ đình Bích La (xã Triệu Thành, Triệu Phong, Quảng Trị) được kéo dài thời gian tổ chức với nhiều hoạt động vui chơi hơn các năm, từ 14h ngày mùng 2 Tết đến trưa mùng 3.

29 thg 1, 2024

Làng nghề đúc đồng đỏ lửa xuyên đêm đón Tết

Những người thợ ở làng nghề đúc đồng Phú Lộc (huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) thức trắng đêm, tất bật đúc đồng chuẩn bị cho dịp Tết.

Các người thợ ở làng nghề đúc đồng phải châm lửa liên tục nhằm duy trì nhiệt độ của lò nấu - Ảnh: TRẦN HOÀI

Từ cuối giờ chiều, các người thợ đúc đồng đã bắt đầu thổi lửa, làm khuôn, nấu đồng, đúc đồng và chế tác, các công việc này trải dài đến sáng sớm hôm sau.

Theo những người dân làm nghề lâu năm tại đây, dịp Tết, nhu cầu cho các lễ cúng, trang trí của người dân cao, nên phải làm việc xuyên đêm để đảm bảo cung ứng hàng hóa đầy đủ, kịp thời cho khách hàng ở các địa phương.

20 thg 1, 2024

Mùa xuân, thăm 'cụ' kơ nia 800 năm ở Phú Quốc

Sừng sững trên ngọn núi Cửa Lấp (xã Dương Tơ, TP Phú Quốc, Kiên Giang), cây kơ nia tương truyền đã 800 năm tuổi có gốc xòe hình quạt to 10 vòng tay người ôm không xuể, dáng thẳng đứng với năm tàng nhánh tỏa bóng mát khi mùa xuân về.

Một tàng cây xù xì, khổng lồ

Nghe danh đã lâu, hôm nay chúng tôi quyết định ngồi tàu cao tốc 2 giờ 30 phút từ TP Rạch Giá đến bến tàu Bãi Vòng (TP Phú Quốc) rồi hỏi thăm đường về Hùng Long Tự (còn gọi chùa Sư Muôn), ở ấp Suối Đá (xã Dương Tơ) để mục sở thị "cụ" cây kơ nia trên đỉnh núi Cửa Lấp.

Thăm 'cụ' xoài rừng 300 tuổi bên bờ biển Phú Quốc

Có dáng thẳng đứng, "cụ" xoài rừng khoảng 300 tuổi ở xã Gành Dầu, TP Phú Quốc luôn khiến khách du lịch trong và ngoài nước tò mò, chiêm ngưỡng nét đẹp độc lạ của cây.

Người dân tưới nước đều đặn mỗi ngày chăm sóc "cụ" xoài 300 năm tuổi - Ảnh: CHÍ CÔNG

15 thg 1, 2024

Những di sản văn hóa độc đáo trên rẻo cao Mù Căng Chải


Tháng 12-2019, ruộng bậc thang Mù Cang Chải được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2021, Lễ mừng cơm mới của người Mông ở đây tiếp tục được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Sau hai năm (ngày 23-12-2023), nghệ thuật khèn Mông và nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải tiếp tục được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Vậy là những người Mông chịu thương, chịu khó xứ Mù đã góp cho đời ba di sản văn hóa quý giá.

Vườn bưởi diễn 30 năm tuổi sai trĩu quả hút khách đến check-in


Bưởi sai trĩu cành, quả nào quả nấy vàng óng với không gian xanh mát đã biến vườn bưởi diễn 30 năm tuổi (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thành điểm check-in trong dịp nghỉ lễ.

Vườn bưởi 30 năm tuổi rộng 4 ha với 2.000 gốc bưởi - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Năm nào cũng đến vườn bưởi trên đường Văn Tiến Dũng để mua về ăn và đi biếu họ hàng, nhưng đây là lần đầu chị Thu Phương (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thấy du khách đến vườn bưởi 30 năm tuổi này chụp ảnh đông vậy.

7 thg 1, 2024

Mê mẩn vẻ đẹp hoang sơ trong Vườn quốc gia Núi Chúa

Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận) hội tụ đầy đủ 3 không gian: rừng, biển, bán sa mạc, có những cảnh đẹp hấp dẫn trong rừng đặc dụng, khiến du khách như lạc vào thế giới khác.

Một góc Vườn quốc gia Núi Chúa nhìn từ trên cao - Ảnh: DUY NGỌC

Vườn quốc gia Núi Chúa ở xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải) rộng khoảng 106.000 ha, là một trong 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam.

Vẻ đẹp ngày và đêm của công viên Rồng nhả ngọc ở Tuy Hòa

Công viên Thanh thiếu niên ở TP Tuy Hòa thường được gọi là công viên Rồng nhả ngọc vì nhìn từ trên cao, hồ nước ở công viên có hình con rồng uốn lượn đang nhả viên ngọc.

Hình ảnh rồng nhả ngọc tại công viên Thanh thiếu niên ở TP Tuy Hòa - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

6 thg 1, 2024

Ngắm Măng Đen mùa rừng thay lá kỳ ảo như trong phim

Ít năm gần dây, vùng đất nhỏ nằm ở điểm chạm cuối cùng của Tây Nguyên hướng phía đông, Măng Đen (Kon Tum), thu hút khách thập phương đổ về mỗi mùa hoa anh đào nở.

Rừng thay lá ào ạt tạo ra những khối màu tương phản - Ảnh: HÀ NGUYÊN

Nếu đến Măng Đen những ngày này, bạn sẽ ngạc nhiên trước cảnh kỳ ảo của thiên nhiên. Khi hơi rét luồn lên cao nguyên, những cánh rừng đổ lá ào ạt.

Cả cánh rừng chuyển màu, tạo ra cảnh tượng những khối màu tương phản nhau như trong bức tranh sơn dầu.

Ngoài ngắm rừng trút lá ào ạt, Măng Đen thời gian này cũng đang vào mùa hoa anh đào, mùa cỏ đuôi chồn…

2 thg 1, 2024

Mê mẩn mùa cao su thay lá

Thời điểm giao mùa giữa năm cũ và năm mới cũng là lúc rừng cao su thay lá, những hàng cây thẳng tắp lá xanh bắt đầu chuyển vàng đỏ nên thơ.

Lá cây cao su chuyển mình từ vàng sang đỏ đậm, rồi rụng để chuẩn bị khoác lên mình bộ lá non xanh tươi mới.

Mùa cây cao su thay lá kéo dài khoảng 2 tháng, mọi người sẽ dễ dàng bắt gặp những khung cảnh nên thơ, lưu lại bộ ảnh đẹp. Chỉ cần một cơn gió lùa tới, lá cao su vàng đậm rụng tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp.

Dịp nghỉ lễ Tết dương lịch, chúng tôi đi về hướng những nông trường cao su lâu đời ở các tỉnh Đông Nam Bộ.

Các nông trường như Sông Nhạn, Ông Quế, Hàng Gòn… ở khu vực TP Long Khánh, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai là địa điểm chúng tôi hướng tới đầu tiên. Nơi đây gần các nút giao cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, thuận tiện việc di chuyển. Đi trên cao tốc đến các địa điểm này, bạn sẽ bắt gặp hai bên là các nông trường cao su đang ngả màu thay lá.

1 thg 1, 2024

Lễ cúng 'Hòn đá thần' của người Hà Nhì

Trong bếp của người Hà Nhì luôn có một hòn đá, gọi hòn đá là Phu Chu Ma - có nghĩa là "thần bếp", hay còn gọi là "chủ bếp". Người Hà Nhì tin rằng không cúng thần bếp ngày tết sẽ bị bắt tội.

Nghệ nhân Ly Seo Chơ chỉ vào "Hòn đá thần" trong căn bếp của người Hà Nhì ở xã Y Tý - Ảnh: QUANG THẾ

Hòn đá có ý nghĩa làm chủ đất, không chỉ tết mà mỗi khi vào nhà mới đều phải cúng thần bếp.

Lễ cúng máng nước thiêng liêng của người Ca Dong

Sáng 23-11, đồng bào Ca Dong ở làng Mong Pry nằm dưới đỉnh Ngọc Linh thuộc xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) làm Lễ cúng máng nước - lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào vùng núi cao.

Không gian làng Mong Pry nơi diễn ra Lễ cúng máng nước - Ảnh: P.T.

Cộng đồng người Ca Dong xưa nay luôn coi trọng nguồn nước, xem nước là mạch nguồn của sự sống.

Vì vậy, cúng máng nước là lễ hội quan trọng bậc nhất để cầu mong thần rừng, thần nước phù hộ, đưa nước về cho bà con có cuộc sống no ấm. Cúng máng nước cũng để cầu mong mưa thuận gió hòa, dân làng khỏe mạnh.

23 thg 12, 2023

Lạ lẫm món bánh nghệ

Có tên là "bánh nghệ" nhưng bánh không có màu vàng cũng không làm từ nghệ. Đây là món bánh truyền thống Việt Nam, xuất hiện ở miền Trung và Nam Bộ cách đây hơn nửa thế kỷ, hiện đang được các nghệ nhân làm "sống" lại.

Nghệ nhân ẩm thực xe bánh nghệ bằng tay - Ảnh: T.VÂN

22 thg 12, 2023

Bánh ngào xứ Nghệ

Ngày bà ngoại tôi còn khỏe, bánh ngào là thứ không thể thiếu trên mâm cỗ Tết nhà tôi. Đó cũng là món bánh ghi dấu biết bao kỷ niệm của gia đình tôi.

Món bánh ngào thương nhớ

Kể từ sau khi bà mất, thấm thoát đã gần hai mươi năm nay, gia đình tôi vẫn giữ truyền thống cũ làm bánh ngào để cúng lễ.

Theo thời gian, bánh ngào không chỉ là món ăn được chế biến trong những thời điểm nhàn rỗi nhà nông mà còn có mặt trong nhiều nghi lễ truyền thống của người Việt.

10 thg 12, 2023

Nguyễn Công Cơ, người được học trò Trung Quốc lập đền thờ khi còn sống, là ai?

Trong lịch sử Việt Nam có một vị tiến sĩ tài cao đức trọng, được các sử gia xếp vào số ít những vị quan có công lao lớn. Ông còn được hai học trò người Trung Quốc xây miếu thờ khi ông còn sống. Ông là tiến sĩ Nguyễn Công Cơ.

Nhân dân địa phương và dòng họ tổ chức lễ kỷ niệm 290 năm ngày mất của tiến sĩ Quận công Nguyễn Công Cơ - Ảnh: BÌNH NGUYÊN