Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuổi trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuổi trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 12, 2023

Cây kơ nia cổ thụ 1.230 tuổi trong rừng Mã Đà được công nhận Cây di sản Việt Nam

Trong số 162 cây cổ thụ trong rừng Mã Đà vừa được công nhận Cây di sản Việt Nam có "cụ" cây kơ nia khoảng 1.230 tuổi.

Bình Phước long trọng tổ chức lễ công nhận quần thể 162 Cây di sản Việt Nam trong rừng Mã Đà - Ảnh: NAM HÀ

Ngày 9-12, UBND huyện Đồng Phú (Bình Phước) phối hợp Tập đoàn Trường Tươi và các đơn vị liên quan tổ chức công nhận quần thể 162 Cây di sản Việt Nam tại tiểu khu 379, rừng Mã Đà.

9 thg 12, 2023

Cây thị 700 tuổi ‘cứu vua Lê Lợi’ được công nhận là Cây di sản Việt Nam

Cây thị có tuổi đời trên 700 năm gắn liền với sự tích "cứu vua Lê Lợi" ở Hà Tĩnh vừa được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Cây thị trên 700 năm tuổi gắn liền với sự tích "cứu vua Lê Lợi" được công nhận Cây di sản Việt Nam - Ảnh: H.A.

Ngày 30-5, ông Phan Văn Đoài - chủ tịch UBND xã Kim Hoa (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) - cho biết Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam vừa ra quyết định công nhận một cây thị tại địa phương là Cây di sản Việt Nam.

3 thg 12, 2023

Thác Đắk G'lun quyến rũ bởi sự hoang sơ, hùng vĩ

Nước từ độ cao gần 60m đổ thẳng xuống như một dải lụa mềm mại trắng xóa rơi trên các ghềnh đá tự nhiên ngàn năm tuổi giữa các cánh rừng tự nhiên, tạo nên sức hấp dẫn cho thác Đắk G'lun (huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông).

Thác Đắk G’lun được bao bọc bởi gần 100 ha rừng tự nhiên với hệ sinh thái đa dạng và phong phú - Ảnh: ĐỨC LẬP

2 thg 12, 2023

Chiêm ngưỡng đồi cỏ hồng thay đổi màu sắc trong ngày ở Gia Lai

Cỏ lông chim hay cỏ hồng đang vào mùa nở rộ ở tỉnh Gia Lai, thu hút hàng ngàn du khách đến check-in.

Đúng vào lúc bông nở rộ, du khách từ khắp nơi kéo về chiêm ngưỡng cảnh tượng rực rỡ của đồi cỏ - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Cỏ lông chim, hay cỏ hồng đang vào mùa nở rộ ở Gia Lai. Ở khu vực rừng thông xã Glar, huyện Đak Đoa, quang cảnh vốn dĩ đã nên thơ vào mùa này lại có thêm sắc màu rực rỡ của cỏ càng làm khung cảnh thêm đẹp.

30 thg 10, 2023

Lên núi gặt lúa cùng dân bản

Bỏ điện thoại, quên mọi phiền lo, xắn tay, lên đồ y như một người nông dân thứ thiệt và gặt lúa cùng dân bản là trải nghiệm được du khách yêu thích khi đến với Nà Sàng (Sơn La).

Anh Samuel và chị Lò Thị Sen cùng lưu lại khoảnh khắc tuyệt vời ngày mùa vui - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Say đắm vẻ đẹp suối Tiên giữa núi rừng Phú Quốc

Ngoài suối Đá Bàn, suối Tranh… thì suối Tiên (xã Hàm Ninh, TP Phú Quốc) thời gian gần đây hút khách du lịch trẻ đến trải nghiệm, khám phá và chiêm ngưỡng vẻ đẹp dịu dàng của suối ở giữa núi rừng này.

Suối Tiên (thuộc xã Hàm Ninh) là một trong những con suối đẹp ở Phú Quốc - Ảnh: CHÍ CÔNG

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, cuối mùa mưa nên suối Đá Bàn, suối Tranh và suối Tiên ở TP Phú Quốc có nước chảy nhiều.

21 thg 10, 2023

Thác nước 'cổ tích' trên đường chinh phục đỉnh núi Lùng Cúng

Nằm cách Hà Nội khoảng 300 km, đỉnh núi Lùng Cúng được mệnh danh là nóc nhà của Mù Cang Chải, đang trở thành điểm chinh phục mới của giới trẻ thời gian gần đây.

Những thác nước hùng vĩ cùng vạt rừng nguyên sinh là "đặc sản" khi chinh phục Lùng Cúng - Ảnh: HỒNG QUANG

Giữa tháng 10, trời cuối thu mát mẻ, chúng tôi quyết định chinh phục đỉnh núi Lùng Cúng - nóc nhà của Mù Cang Chải (Yên Bái) - với độ cao 2.913m, để được thỏa sức ngắm bức tranh miền Tây Bắc xanh tươi trước khi bước vào những tháng mùa đông khô cằn, giá lạnh.

Một vùng đất tại Quảng Bình được vinh danh là Làng du lịch tốt nhất thế giới

Một vùng đất tại vùng núi Quảng Bình vừa được Tổ chức Du lịch thế giới vinh danh là Làng du lịch tốt nhất thế giới. Đây là làng duy nhất của Đông Nam Á được chọn vào danh sách này.

Tân Hóa - làng du lịch vừa được Tổ chức Du lịch thế giới vinh danh - Ảnh: T.A

Chiều 19-10, tại Samarkand, Uzbekistan, Tổ chức Du lịch thế giới đã vinh danh Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) là Làng du lịch tốt nhất thế giới.

Tân Hóa là làng duy nhất của Việt Nam được chọn vào danh sách này.

Tân Hóa là làng duy nhất của Việt Nam được Tổ chức Du lịch thế giới bầu chọn trong danh sách 260 làng đến từ 60 quốc gia tham gia dự giải năm 2023.

3 thg 10, 2023

Làng Gò Cỏ của không gian văn hóa Sa Huỳnh: Ngôi làng sống dậy nhờ di sản

Biến ngôi làng, câu hát dân ca, bờ đá, giếng nước... thành sản phẩm du lịch, người dân vùng "văn hóa Sa Huỳnh" đang sống dựa vào di sản. Với họ, đây là sinh kế ngàn năm, trăm đời.

Người dân làng Gò Cỏ đã biết tận dụng những ghềnh đá tuyệt đẹp quanh làng làm nơi cho du khách tham quan - Ảnh: DUY SINH

Khu vực quanh đầm An Khê (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi) là không gian sinh sống của người Sa Huỳnh cổ từ 2.000 năm trước, tiếp nối bởi nền văn hóa Champa và Đại Việt đang thay da đổi thịt từng ngày.

Người dân sống được với du lịch, biết giữ gìn từng bờ đá, giếng cổ, đầm nước, núi đồi... như tài sản vô giá tiền nhân để lại.

11 thg 9, 2023

Cá cóc, đặc sản lừng danh Cổ Chiên

Mất gần buổi sáng, ông Nguyễn Hùng Hậu, một cựu dân Vĩnh Long, mới tìm được người bán cá cóc để... chụp hình, nhưng không con nào đạt trọng lượng 1kg.

Cá cóc bố mẹ được thuần dưỡng và sinh sản nhân tạo tại Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt

Ông Hậu than thở: "Hồi xưa cá cóc nặng 2 - 3 kg là thường, giờ cá lớn hầu như không còn, dù giá bán lên đến 500.000 - 600.000 đồng/kg. Cá cóc đang trở thành đặc sản quý hiếm của dòng Cổ Chiên".

8 thg 9, 2023

Cồn Cá Hô trên dòng Cổ Chiên

Ngoài cái tên cồn Cá Hô, chắc cũng đã hai, ba thế hệ rồi, dân xứ này đi đâu cũng hay được người ta hỏi về loài cá vua trên sông Mekong còn tụ về đây không, nhưng người biết về nó càng ít dần...

Cồn Cá Hô nằm giữa sông Cổ Chiên, nơi giáp nước giữa 3 tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long và Bến Tre - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Cù lao Cá Lóc bảy nổi ba chìm

Phù sa bồi đắp dòng Mekong làm "sinh sôi" nhiều cồn, bãi. Đất mở và bước chân người tìm đến. Những ngôi nhà nhỏ, những xóm làng nhỏ là cả những thế giới nhỏ giữa các dòng sông mà không phải ai cũng biết với bao chuyện vừa gần gũi vừa lạ lẫm, thú vị.

Ông Hai Bé, ông Ba Hưng, những người cố cựu từng gắn bó với cồn Cá Lóc lúc cồn này mới nổi - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Nằm gần bên thành phố Vĩnh Long, cồn Cá Lóc từng khiến người ta phát sốt lên khi khoảng năm 2019 bỗng dưng... lặn mất. Lúc mọi người nhốn nháo đi tìm thì nó lại... nổi lên. Chiếc cồn chỉ mới hết cảnh "ba chìm bảy nổi" trong thời gian gần đây khi có quyết tâm giữ cồn của những người "liều cùng mình".

7 thg 9, 2023

Ngậm ngùi 'vương quốc đỏ' bên dòng phù sa

Buổi sáng trên tỉnh lộ 902 chạy cặp bờ sông Cổ Chiên từ huyện Long Hồ xuống huyện Mang Thít (Vĩnh Long), người xe tấp nập.

Một góc “vương quốc đỏ” Vĩnh Long bên bờ sông - Ảnh HÙNG ANH

Tỉnh lộ 902 cặp bờ sông Cổ Chiên - con lộ dài hàng chục cây số đi qua nhiều xã, bên đường những miệng lò nung như những cây nấm khổng lồ bằng gạch đỏ vươn lên trời cao nhưng không còn hoạt động.

Nhờ dòng Cổ Chiên bồi đắp, Vĩnh Long có đất sét rất tốt, phù hợp làm đồ gốm độc đáo. Hy vọng làng nghề xuất khẩu này sẽ phục hồi.

Ông LÊ VĂN MÔN

Dấu xưa Long Hồ dinh bên bờ Cổ Chiên

Di tích cửa Hữu thành Long Hồ - Ảnh: HÙNG ANH

Tại giao lộ đường 19-8 và Hoàng Thái Hiếu ở TP Vĩnh Long có một gò đất, trên đó có cây da cổ thụ cao lớn sum sê tỏa bóng mát, bên cạnh là một cổng thành với tấm biển "Di tích cửa Hữu thành Long Hồ".

Một chiều cuối hè, chúng tôi theo các bậc cao niên đi tìm lại dấu xưa bên bờ Cổ Chiên giang...

Cổ Chiên: Tên lạ của trường giang

Cổ Chiên, dòng trường giang rộng lớn và dài hơn 80 km, là chi lưu sông Tiền đổ ra Biển Đông. Hơn ba trăm năm qua theo dòng lưu dân xuôi về miệt đất phương Nam, xóm ấp cũng dần mọc lên sầm uất đôi bờ cùng bao câu chuyện ẩn mờ trong sương khói lịch sử.

Đoạn sông Cổ Chiên qua TP Vĩnh Long trước năm 1975 - Ảnh tư liệu

Chiều tháng 8, mưa giăng mờ sóng nước. Ở ngã ba sông mênh mông gần cầu Mỹ Thuận, ông lái đò Hai Phong rổn rảng cho biết đây là nơi hội tụ giữa dòng Tiền giang và Cổ Chiên trước khi con sông mang cái tên kỳ lạ này xuôi ra biển.

23 thg 8, 2023

Ghé thăm An Tất Viên - nơi an nghỉ của cụ Hồ Biểu Chánh

Tọa lạc trên một con hẻm yên tĩnh ở quận Gò Vấp (TP.HCM), An Tất Viên là nơi những người yêu thích các tác phẩm của cụ Hồ Biểu Chánh có thể đến thắp hương và ngồi lại cả ngày để thưởng thức sách của cố nhà văn.

Nơi an nghỉ, nhà trưng bày kỷ vật của nhà văn Hồ Biểu Chánh nằm cuối con hẻm ở quận Gò Vấp - Ảnh: HỮU HẠNH

16 thg 8, 2023

Thèm canh cá nục lá me non

Mùa mưa, những cây me giữa lòng Sài Gòn đâm lá non tua tủa, người con xa quê vùng duyên hải xứ Phan Rang (Ninh Thuận), Phan Rí (Bình Thuận) thường nghĩ ngay đến món canh cá nục nấu lá me non.

Cái nóng mùa hè bị xua đi khi húp miếng canh chua chua vị lá me non, beo béo vị cá nục - Ảnh: NGỌC ĐÔNG

Xứ Phan đầy nắng, cây me quanh năm lá dày, xanh rậm, thường lấm lem đất cát bởi những trận gió rạt rào từ biển, được cơn mưa mùa hè tưới rửa sạch sẽ thì khoác lại áo mới bằng những đọt lá me non xanh tươi màu đọt chuối mơn mởn, điểm thêm những búp me vàng nhạt.

Nồi cá nục Phan Rí kho nghệ của má tôi

Cá nục kho đối với dân xứ biển là món "thiên kinh địa nghĩa" - không có chi quen thuộc bằng. Nhưng món cá nục kho nghệ của má vẫn làm tôi lạ lẫm. Là vì không bắt gặp ở đâu nồi cá nục kho nghệ vàng ươm với các con cá lớp mặt đều "vểnh đuôi" lên.

Hồi nhỏ, nhiều lần má nhắc rằng trong nhà chỉ có tôi là đứa từng bị chết đói mấy lần. Chết đói trong đêm, tôi cũng không hiểu vì sao người lớn gọi là "đói lủi", bây giờ nghĩ lại có lẽ đó là cách nói giảm nhẹ đi chăng.

Hồi ở quê nội có mấy lần trong đêm tôi đói lủi, chết ngất đi, bố phải cạy miệng tôi đổ mật ong vào, lát sau hồi tỉnh lại. Đó cũng là một trong những lý do khiến má tôi quyết liệt quay về quê ngoại, ít ra cũng còn bòn mót kiếm được cái ăn.

Và hình ảnh về một nồi cá kho đầu tiên trong đời tôi chính là món cá nục con kho nghệ má nấu trong gian bếp.

18 thg 7, 2023

Bà con Cầu Muối xưa ngưỡng mộ "đại ca" Hai Miên

Cầu Muối là một chiếc cầu gỗ xưa bắc ngang một con kênh (nay là đường Nguyễn Thái Học, Q.1, TP.HCM) dẫn nước ngang qua kho muối thuộc Nhơn Hòa Xã.

Bảng tên Chợ Cầu Muối ghi rất rõ năm thành lập 1947 và năm tái thiết 1971, sau cơn cháy lớn thiêu rụi hết chợ - Ảnh: HỒ TƯỜNG

8 thg 7, 2023

Chợ Đầm tròn Nha Trang - 'đóa sen' cổ kính giữa lòng phố biển

Chợ Đầm tròn (TP Nha Trang, Khánh Hòa) là công trình có kiến trúc độc đáo, mang dấu ấn lịch sử, trở thành một địa chỉ tìm đến của du khách mỗi khi đến với thành phố biển này.

Chợ Đầm tròn nhìn từ trên cao như một bông sen - Ảnh: MINH CHIẾN