Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh niên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh niên. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 12, 2023

Phan Thiết, mì 'quảng' và bánh căn

Mì 'quảng' Phan Thiết là... mì quảng, chẳng phải mì Quảng ở xứ Quảng, tức Quảng Nam hiện nay.

1. "Phan Thiết - Bình Thuận có đặc sản nào?". Không dám khẳng định, nhưng nếu đó là món yêu thích, ăn từ nhỏ đến lớn, và đi xa lại nhớ, lại thèm, thì tôi có thể trả lời ngay: mì quảng và bánh căn.

Bánh căn thì Phan Rang, Nha Trang, Đà Lạt... cũng có, nhưng "lỉnh kỉnh" các thứ ăn kèm nhất, có lẽ là bánh căn Phan Thiết. Ảnh Quế Hà

11 thg 12, 2023

Giới trẻ rủ nhau 'check in' với tuồng cổ miễn phí và bao đẹp tại đây

Xuống phố mùa đông Hà Nội ở thời điểm hiện tại trời mới se se lạnh, rất hợp với một buổi chụp ảnh với áo dài. Một địa điểm đang được nhiều bạn trẻ 'để mắt' là không gian văn hóa 'check in' bao đẹp tại 50 Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Nếu bạn đang sống và làm việc tại Hà Nội hay đơn giản là trong một chuyến đi chơi, công tác đừng bỏ qua địa điểm này - trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội. Ở đây rất hay có những triển lãm hay ho về văn hóa để du khách gần xa có thể tìm hiểu về Hà Nội theo chiều dài lịch sử. Để chào mừng ngày di sản văn hóa Việt Nam năm nay, tại đây đã và đang tổ chức trưng bày sắp đặt nghệ thuật Tuồng cổ trên chất liệu mới sẽ kéo dài tới hết ngày 17.12.2023.

Du khách tương tác với một nhân vật diễn viên tuồng được vẽ trên một tấm nhựa trong suốt. MocNhi_Amazing

9 thg 12, 2023

Về Quảng Ngãi xuôi dòng Kinh Giang tham quan rừng dừa nước

Hàng chục hộ dân tham gia chèo thuyền, làm hướng dẫn viên du lịch phục vụ khách đến tham quan rừng dừa nước bên dòng sông Kinh Giang, thuộc xã Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi).

Rừng dừa nước xã Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi, Quảng Ngãi) được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh "Căn cứ rừng dừa nước". Người dân nơi đây đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng, thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Rừng dừa nước Tịnh Khê nằm trên dòng sông Kinh Giang, đang là địa điểm du lịch sông nước hữu tình của nhiều du khách. Đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm chèo thuyền băng qua các con lạch, thưởng thức trái dừa nước và cùng người dân làm nghề thủ công.

Rừng dừa nước Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi). Ảnh: HẢI PHONG

Món khoai Quảng Bình có gì mà vào top 10 đặc sản quà tặng Việt Nam?

Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập 10 kỷ lục châu Á mới về ẩm thực và quà tặng đặc sản Việt Nam theo bộ tiêu chí kỷ lục ẩm thực và đặc sản châu Á năm 2023, trong đó khoai deo Quảng Bình vào top 10.

Khoai deo từ lâu đã trở thành đặc sản gắn liền với lịch sử phát triển, đời sống văn hóa của người dân Quảng Bình. Khi du lịch Quảng Bình phát triển, món ăn độc đáo này cũng trở thành đặc sản song hành, góp phần quảng bá địa phương được mệnh danh là "vương quốc hang động".

Khoai deo Quảng Bình vào top các đặc sản thiên nhiên và đặc sản quà tặng Việt Nam 2023. Ảnh BÁ CƯỜNG

10 thg 11, 2023

Vừa thức dậy đã say nắng đầu ngày Bãi Môn

Choàng tỉnh sau đêm say giấc trong lều du lịch ở Bãi Môn (Phú Yên), nhận ra mình đang đón tia nắng đầu tiên trên đất liền nước Việt, là cảm giác rất lạ.

Mũi Điện của Phú Yên được cho là điểm cực đông của Việt Nam. Và Bãi Môn nằm kề ngay dưới chân Mũi Điện, là bãi biển hứng ánh nắng mai đầu tiên trên đất liền nước ta.

Có hai cách để trở thành người đón bình minh sớm nhất bên bờ Biển Đông. Một là, xuất phát thật sớm đến Bãi Môn trước khi mặt trời lên. Hai là, cắm trại qua đêm ngay trên bãi cát. Trong ảnh, nhóm du khách đến Bãi Môn từ hôm trước, dựng lều ăn uống, vui chơi, hôm sau thức dậy với con nắng đầu ngày. TRÍ MINH

'Cánh đồng' rong hẹ dưới biển Lý Sơn khiến khách mê mẩn

Rong hẹ mọc gần bờ biển đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp tuyệt khi thủy triều rút.

Khi thủy triều rút, bãi biển thôn Đông An Vĩnh, H.Lý Sơn (Quảng Ngãi) lộ ra những đám rong hẹ rất đẹp, trông như thảm cỏ xanh mượt. Rong hẹ có chiều cao gần 10 cm, mọc dưới nước.

Những đám rong hẹ là nơi trú ngụ cho cá con, sao biển và các loại ốc... HẢI PHONG

Phở 'treo gió' chỉ Hà Giang mới có

Thắng cố, nậm pịa, mắc khén... là những món ăn nổi tiếng vùng núi cao phía bắc mà người dân tộc miền Đông hay miền Tây cũng đều rất quen thuộc. Song, có một món đặc sản tưởng quen thuộc nhưng chỉ khi đặt chân tới Quản Bạ - Hà Giang, du khách mới có cơ hội thưởng thức, đó là phở Tráng Kìm.

"Sáng mai anh chị nhất định phải ăn phở Tráng Kìm. Món này rất đặc biệt, đảm bảo độc lạ, chỉ ở đây mới có" - trước khi chia tay đoàn chúng tôi sau cuộc gặp gỡ tình cờ ở điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình khám phá Hà Giang, chị Mai Lan (đã gần 40 năm sinh sống và công tác ở Quản Bạ - Hà Giang) cứ dặn đi dặn lại.

Lúc đầu nghe tới phở, cả đoàn không mấy ai hào hứng bởi 2 ngày ở Hà Nội trước đó, chúng tôi đã ăn phở đủ cả 2 ngày. Thế nhưng, sau một hồi hỏi thăm từ người dân bản địa cho tới cánh tài xế thạo đường cũng như tham khảo những gợi ý trên Google thì đáp án cuối cùng vẫn là: Đến Quản Bạ, phải ăn phở Tráng Kìm!

31 thg 10, 2023

Vẻ đẹp nhà thờ đá gần 120 năm được xây dựng bằng nhựa cây ở Đà Nẵng

Nhà thờ Tùng Sơn là một trong những nhà thờ lâu đời ở TP. Đà Nẵng, gần 120 năm tuổi, xây dựng bằng đá, kết dính bằng hỗn hợp nhựa cây, đến nay vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, kiến trúc độc đáo thu hút du khách.

Cách trung tâm TP. Đà Nẵng hơn 16 km về hướng tây là nơi tọa lạc của nhà thờ cổ Tùng Sơn (xã Hòa Sơn, H.Hòa Vang), tồn tại gần 120 năm. Đặc biệt, nhà thờ được xây dựng bằng đá, vữa được làm từ các loại cây có nhiều nhựa, có tính kết dính cao.

Vẻ cổ kính của nhà thờ Tùng Sơn. HỮU TÚ

4 thg 10, 2023

Chợ nổi trăm năm nhìn từ trên cao

Dù không còn xôm tụ như xưa, nhưng chợ nổi ở miền Tây vẫn còn khá đông đúc, là nét độc đáo riêng của vùng miền mà mỗi khi nhìn thấy, người ta nhận ra ngay...

Những phiên chợ nổi được hình thành như một thói quen di chuyển trên sông nước của người dân ĐBSCL, từ Ngã Năm, Ngã Bảy xuôi dọc sông Tiền qua sông Hậu rồi chảy dài tận miệt thứ Cà Mau, các phiên chợ nổi sầm uất giúp giao thương từ nông thôn ra thành thị. Những sản vật đặc trưng của vùng đất chín rồng màu mỡ cứ lênh đênh theo ghe, vỏ lãi hay những chiếc xuồng ba lá mà xuôi theo con nước lớn ròng qua từng kênh, rạch để đến với mọi người.

Một số chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây được biết đến nhiều như: chợ nổi Ngã Năm ở Sóc Trăng, chợ nổi Ngã Bảy ở Hậu Giang, chợ nổi Cái Bè ở Tiền Giang, chợ nổi Long Xuyên ở An Giang, chợ nổi Cái Răng và chợ nổi Phong Điền ở Cần Thơ. Trong đó, chợ nổi Cái Răng đông đúc hơn cả...

Bình minh trên chợ nổi Cái Răng. BÙI VĂN HẢI

21 thg 9, 2023

Bên trong lâu đài lộng lẫy nơi hoàng hậu cuối cùng triều Nguyễn từng ở

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, cho đến nay, cung An Định vẫn giữ nguyên được khối kiến trúc khác biệt khi có sự giao thoa độc đáo Á - Âu...

Cung An Định, tọa lạc tại địa chỉ 97 Phan Đình Phùng (TP.Huế, Thừa Thiên-Huế), là một trong những công trình kiến trúc triều Nguyễn độc đáo, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ngày nay, công trình này còn là điểm đến không thể bỏ lỡ của nhiều du khách đến Huế.

Cung An Định tọa lạc tại số 97 Phan Đình Phùng (TP. Huế), quay mặt về hướng nam, phía sông An Cựu. LÊ HOÀI NHÂN

18 thg 9, 2023

Có gì bên trong Dinh tỉnh trưởng hơn trăm năm, nơi Đà Lạt muốn xây khách sạn?

Được xây dựng khoảng từ năm 1910, Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt (Lâm Đồng) là một trong những công trình lớn đầu tiên trong lịch sử 130 năm Đà Lạt hình thành và phát triển.

Thời gian qua, câu chuyện về việc quy hoạch Trung tâm khu Hòa Bình nói chung và khu vực đồi Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt (số 1 Lý Tự Trọng, P.1, TP. Đà Lạt) nói riêng thu hút sự quan tâm của dư luận.

Khu vực đồi Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt, nơi có mảng xanh hiếm hoi còn lại ở trung tâm khu Hòa Bình. G.B

Độc đáo làng bích họa yên bình nằm sát biên giới Trung Quốc

Tại biên giới Việt - Trung (TP.Móng Cái, Quảng Ninh) có một ngôi làng bích họa tuyệt đẹp, yên bình. Du khách thường lui tới đây để khám phá nét độc đáo của người dân vùng biên giới.

Xóm họ Đặng (thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn, TP.Móng Cái) từ nhiều năm nay được biết đến là làng bích họa độc đáo. Khu dân cư này chỉ cách Trung Quốc vài trăm mét.

Đến đây, du khách không khỏi ngạc nhiên giữa núi rừng biên giới có một khu dân cư yên bình, thơ mộng mà nhà ai cũng có những bức tranh tường rực rỡ.

Từ nhiều năm nay, xóm họ Đặng được biết đến là ngôi làng bích họa yên bình - LÃ NGHĨA HIẾU

13 thg 9, 2023

Ông chủ 'sê-ri' rạp ở Sài Gòn

Sài Gòn từng có gần cả trăm rạp hát, rạp chiếu bóng trải dài khắp các quận nội, ngoại thành. Nhưng ai là người sở hữu nhiều rạp nhất Sài Gòn? Dưới đây là câu chuyện từ hậu duệ của ông chủ "sê-ri" - chuỗi hơn 10 rạp hát, rạp chiếu bóng xưa ở Sài Gòn.

Ông Tư Thiêm nổi danh đất Bắc

Một câu chuyện lưu truyền trong giới mê rạp hát - rạp chớp bóng trước năm 1975 kể rằng ở Sài Gòn thập niên 1950, từng có ông chủ của "chuỗi" rạp trải dài từ trung tâm Sài Gòn qua khu Tân Định, Gia Định. Lời đồn ấy có thật? Tháng 6.2023, tôi đã được gặp ông Nguyễn Tiến, 71 tuổi (Q.11, TP.HCM), cựu giáo viên dạy toán ở TP.HCM, để tìm hiểu câu chuyện này. Ông Tiến cho biết ông là con út của ông chủ rạp từng sở hữu mấy chục rạp hát, chớp bóng từ Bắc vào Nam trước năm 1975.

Poster phim chiếu rạp Đại Đồng Sài Gòn. Nhà sưu tầm Huỳnh Minh Hiệp

Những người giữ ký ức rạp chớp bóng cuối cùng ở Sài Gòn

Sài Gòn xưa từng có hàng trăm rạp hát, rạp chớp bóng; nhưng nay, hầu hết các rạp đã hư hỏng nặng, hoang phế hoặc chuyển đổi công năng.

Trong số hàng trăm rạp chớp bóng xưa, có một gia đình gốc Bắc di cư vào Sài Gòn năm 1954 đã gầy dựng hàng loạt rạp từ những năm 1954 – 1975. Đó là gia đình ông Nguyễn Tiến, 71 tuổi, ngụ quận 11, TP.HCM. Thuở mới vào miền Nam lập nghiệp, ba ông là ông Nguyễn Thiêm đã cho xây hàng chục rạp hát từ Sài Gòn đến Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu. Một trong những dấu ấn mà gia đình ông còn giữ lại được trong chuỗi hơn 10 rạp hát của ba mẹ, có thể kể đến: Đại Đồng Sài Gòn (đường Cao Thắng, Q.3, TP.HCM), rạp Thăng Long (đường Cống Quỳnh, Q.1), rạp Quốc Thái (đường 3 Tháng 2, Q.11)… Ông Nguyễn Tiến cùng gia đình được giữ lại một phần các rạp hát kể trên, đồng sở hữu với các cơ quan quản lý nhà nước sau năm 1975.

Ông Nguyễn Tiến, 71 tuổi, cựu giáo viên dạy toán ở TP.HCM, là con út của ông chủ rạp từng sở hữu mấy chục rạp hát, chớp bóng từ Bắc vào Nam trước năm 1975, đứng trước rạp Quốc Thái trên đường 3 Tháng 2, Q.11, TP.HCM. Gia đình ông Tiến đang ở phần nhà giữ xe xưa kia của rạp Quốc Thái. NGỌC DƯƠNG

20 thg 8, 2023

Suối nước nóng có độ sôi cao kỷ lục tại Việt Nam

Tại buổi lễ ra mắt Khu nghỉ dưỡng và phục hồi chức năng suối nước nóng Bang Onsen spa & resort, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao chứng nhận cho suối Bang, suối có độ sôi cao nhất Việt Nam.

Tối 14.8, Tập đoàn Trường Thịnh đã tổ chức lễ ra mắt Khu nghỉ dưỡng và phục hồi chức năng suối nước nóng Bang Onsen spa & resort.

Suối Bang là địa danh nổi tiếng ở Quảng Bình. THANH LỘC

19 thg 8, 2023

Tìm bình yên tại ngôi chùa giữa rừng thông xứ Huế

Chùa Huyền Không Sơn Thượng nằm giữa lưng chừng núi, được bao bọc bởi rừng thông xanh tại thôn Chầm, P. Hương Hồ, TP. Huế (Thừa Thiên - Huế), là điểm đến cho những ai muốn tìm chút an yên, tạm quên những xô bồ phố thị.

Từ trung tâm TP. Huế, đi theo hướng chùa Thiên Mụ lên phía tây nam tầm 10 km sẽ đến chân núi Vạn Tùng Sơn, men theo những con đường bê tông khúc khuỷu, đến lưng chừng núi du khách sẽ thấy chùa Huyền Không Sơn Thượng hiện ra.

Chùa Huyền Không Sơn Thượng rộng khoảng 10.000m², dưới các dãy núi lớn, được xây dựng vào năm 1989. LÊ HOÀI NHÂN

Những bí mật trên chiếc ghe ngo của người Khmer Nam bộ

Ghe ngo là sản vật văn hóa, tinh thần, có giá trị to lớn đối với đồng bào Khmer và được cất giữ ở những ngôi chùa Khmer Nam bộ.

Đời sống của đồng bào Khmer Nam bộ luôn gắn liền với văn hóa lễ hội, trong đó có giải đua ghe ngo truyền thống tại Lễ hội Oóc om bóc - đua ghe ngo Sóc Trăng, được bà con tổ chức vào rằm tháng 10 âm lịch hàng năm.

Những hình ảnh về chiếc ghe ngo dưới đây được chụp tại chùa Wath Pích, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Màn rượt đuổi so kè của hai đội ghe nam Wath Pích (áo xanh dương) và Pong Tứk Chắs (áo vàng) khi thi đấu chung kết giải 2022 trên sông Maspero, Sóc Trăng. Kết quả Wath Pích vượt lên Pong Tứk Chắs khi cách đích 3 - 4m cuối và đoạt chức vô địch. HUỲNH PHƯƠNG

Ngược dòng Lam thăm Tương Dương xứ Nghệ

Nếu không có những ngày lang thang từ Thanh Chương sang Con Cuông rồi dấn bước lên vùng biên ải Tương Dương, Kỳ Sơn, chúng tôi sẽ không biết bao giờ mới có dịp đặt chân tới thượng nguồn dòng sông Cả (sông Lam) huyền thoại, khám phá những nét văn hóa của người Ơ Đu - tộc người có dân số ít nhất trong 54 dân tộc Việt Nam.

Cứ mỗi lần đến một vùng đất mới lạ, tôi thường chọn chùa chiền hoặc đền miếu là điểm đến thăm viếng đầu tiên. Bởi lẽ di tích không chỉ đơn thuần là kiến trúc cổ kính, trầm mặc mang giá trị văn hóa tín ngưỡng, tâm linh bản địa mà còn gắn liền lịch sử khai hoang mở đất của tiền nhân.

Ngã ba sông Cửa Rào - nơi hợp lưu của hai dòng sông Nậm Nơn và Nậm Mộ, đồng thời là khởi nguồn của dòng Lam. TRẦN THẾ DŨNG

Chuyện về cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam

Để đến được bản Văng Môn thuộc xã Nga My vùng sâu, vùng xa huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An - nơi định cư của tộc người Ơ Đu, tôi phải đi xe máy từ thành phố Vinh, vượt khoảng 240 km dưới cái nắng nóng dữ dội của gió Lào vào một ngày cuối hè - thời điểm mà người bản địa ví von Tương Dương như chảo lửa rang chín mọi thứ.

Giữa trưa, theo sự chỉ dẫn của ông Lương Tuấn Dũng, Chủ tịch UBND xã Nga My, tôi tìm đến bản Văng Môn nằm ven con suối nhỏ cách trung tâm xã không xa. Giờ này, đường vào thôn bản vắng lặng, không một bóng người, nhiều nhà dân cũng cửa đóng, then cài. Có thể do ngại nắng nóng nên bà con hạn chế ra ngoài hoặc đi rừng đi nương cả. Tiếp tôi là bà Lương Thị Lan, năm nay 40 tuổi, là Trưởng bản do dân tín nhiệm bầu cách đây 5 năm. Từ đây, câu chuyện về cội nguồn của dân tộc Ơ Đu được bà kể lại.

Tổ tiên người Ơ Đu từng sống thịnh vượng dọc theo song Nậm Mộ khởi nguồn sông Lam. TRẦN THẾ DŨNG

9 thg 8, 2023

Ngôi trường chi chít vết đạn bom giữa lòng thị xã Quảng Trị

Trường Bồ Đề, ngôi trường đặc biệt với những mảng tường loang lổ, đổ nát nhưng vẫn giữ gìn nguyên trạng ngay giữa lòng TX.Quảng Trị (Quảng Trị), như một minh chứng lịch sử cho cuộc chiến khốc liệt 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ.

Ngược dòng lịch sử, vào năm 1972, cuộc chiến đấu của quân và dân ta chống lại chiến dịch tái chiếm TX. Quảng Trị diễn ra vô cùng ác liệt. Trường Bồ Đề trở thành một trong những chốt chiến đấu của quân và dân ta.

Trải qua 81 ngày đêm với mức độ bom đạn tàn khốc đã hủy diệt hầu như toàn bộ TX.Quảng Trị, Trường Bồ Đề là một trong số ít những kiến trúc còn tồn tại và được gìn giữ cho đến ngày nay.