Hiển thị các bài đăng có nhãn Thái Bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thái Bình. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 7, 2018

Vẻ đẹp hoang sơ vùng biển Tiền Hải

Nhắc đến biển Thái Bình, người ta không thể không nhắc đến ba bãi biển tuyệt đẹp của vùng đất này là biển Đồng Châu thuộc huyện Tiền Hải, cách thành phố Thái Bình 35km, Khu du lịch sinh thái biển Cồn Vành thuộc xã Đông Minh, Cửa Lân và Khu du lịch sinh thái biển Cồn Đen thuộc địa phận xã Thái Đô, Thái Thụy, cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 40km.

Nét đẹp hấp dẫn của Cồn Đen chính là những bãi cát trải dài với chiều dài khoảng 3km, chiều rộng chỗ lớn nhất khoảng 700m, chỗ hẹp nhất 450m; được hình thành do kiến tạo bồi đắp phù sa và bùn cát của sông Trà Lý. Cồn Đen được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004.

Có khá nhiều hoạt động phong phú cho du khách tại đây như tắm biển, tổ chức picnic, tham gia các trò chơi bãi biển như câu cá, bóng chuyền bãi biển. Bên cạnh cồn cát là rừng thông xanh mát với thảm thực vật còn nguyên sơ, va một hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển độc đáo (cây vẹt, bần, sú, hoa muống biển, dừa nước...) cho du khách khám phá. Còn nếu có thêm thời gian, bạn có thể thăm các đền chùa xung quanh khu vực.

10 thg 7, 2018

Sự thật về thân phụ Trần Thủ Độ, được thờ trong ngôi đền khổng lồ ở Thái Bình

Ngày 14/9 tới đây, Ban chấp hành họ Trần Việt Nam tổ chức đại lễ giỗ Đức Hoằng Nghị Đại Vương, phụ thân Trần Thủ Độ, đón nhận Bằng của Liên hiệp các hội UNESCO Thế giới tôn vinh các giá trị di sản lịch sử văn hóa thời Trần thế kỷ thứ 13.

Tại làng Phương La, họ Trần đã xây dựng một ngôi đền cực lớn, uy nghi, thờ phụng thân phụ Trần Thủ Độ. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu sử Đặng Hùng (Hội viên hội Khoa học lịch sử Việt Nam) lại phản đối quyết liệt chuyện này. Theo ông, Hoằng Nghị Đại Vương là một nhân vật không có thật, không phải bố của vị tướng kiệt xuất Trần Thủ Độ, nên việc tôn vinh của Liên hiệp các hội UNESCO Thế giới là thiếu cẩn trọng.

Ông Hùng đã gửi đến Báo điện tử VTC News rất nhiều tài liệu khẳng định Hoằng Nghị Đại Vương là nhân vật không có thật. Báo đăng tải bài viết của ông Hùng để rộng đường dư luận.

22 thg 5, 2018

Nuôi ngao trên vùng lấn biển

Người dân Tiền Hải (Thái Bình) tự hào là vùng đất minh chứng cho việc chinh phục biển cả của cư dân đồng bằng Bắc Bộ, vì từ thế kỷ 18, khi Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) đã đưa dân đến lấn biển dựng làng. Tiếp nối truyền thống chinh phục biển cả của cha ông, ngày nay người dân Tiền Hải đã sáng tạo dựng những “ngôi làng trên biển” để nuôi trồng ngao mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Có vị trí địa lý nằm giữa hai cửa sông lớn là sông Hồng và sông Trà Lý, huyện Tiền Hải có lượng phù sa màu mỡ bồi đắp tạo thành những cồn đất ven biển là những bãi nuôi ngao lý tưởng. Đi trên con đê giữ biển có chiều dài hơn 20km dọc bờ biển Tiền Hải là những cánh đồng nuôi ngao rộng mênh mông ngút tầm mắt.

Xã Nam Thịnh một trong những xã có diện tích nuôi ngao lớn nhất huyện. Ông Trần Văn Toán - Phó Chủ tịch xã cho biết, bắt đầu từ những năm cuối thập niên 80, người Tiền Hải đã bắt đầu nuôi ngao. Người dân gom ngao con từ biển vào cồn, quây bãi dựng chòi nuôi. Từ loại có kích cỡ như ngón tay chỉ trong vòng hơn 10 tháng đã có ngao thương phẩm. Cộng thêm được giá, lợi nhuận rất cao, đã có rất nhiều hộ nuôi ngao vì thế mà giàu có.

Huyện Tiền Hải có diện tích nuôi ngao khoảng gần 3000 ha trải dài dọc trên 20km bờ biển. Ảnh: Khánh Long

28 thg 12, 2017

Thăm vườn táo 40 năm tuổi

Vườn táo ở thôn Đông Thành, xã Bình Minh (Kiến Xương) được các cụ cao tuổi trồng mùa xuân năm 1979 từ phong trào hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân thực hiện Tết trồng cây của Bác Hồ và kỷ niệm 10 năm Người đi xa. 

Vào khoảng tháng 10 đến tháng 3 âm lịch hàng năm, những cây táo sai trĩu quả và thơm mát cả vườn.

Vườn táo với những thân cây cổ thụ hình dáng đẹp, những trái táo căng tròn chín mọng và không khí trong lành, tĩnh lặng làm mê hoặc lòng người đã thu hút hàng trăm lượt du khách đến thăm quan, trải nghiệm và thưởng thức mỗi ngày.

Cánh đồng cỏ lau bạt ngàn ở Thái Đô - Điểm đến mới của giới trẻ

Những năm gần đây, cánh đồng hoa cải vàng rực ở Hồng Lý (Vũ Thư) được nhiều bạn trẻ và khách phương xa tìm đến chiêm ngưỡng, chụp cho mình cùng bạn bè, người thân những bộ ảnh lưu giữ làm kỷ niệm. Năm nay, giới trẻ bất ngờ khám phá và rỉ tai nhau về một địa chỉ trong hành trình "phượt" của mình: cánh đồng lau bạt ngàn tại xã Thái Đô (huyện Thái Thụy). 

Cánh đồng lau ngút ngàn tại xã Thái Đô thu hút sự quan tâm của giới trẻ đến hòa mình cùng thiên nhiên và chụp cho nhau những bộ ảnh mới lạ.

14 thg 9, 2017

Cánh đồng nuôi ngao trên bãi biển Đồng Châu - Thái Bình

Biển Đồng Châu với bãi nuôi ngao thu hút các tay săn ảnh cả khi thuỷ triều lên hay nước cạn. 

Bãi nuôi ngao được quây trên vùng đất bùn pha cát thoai thoải trải dài. Khi thủy triều xuống, những cánh đồng ngao ngập dưới nước loang loáng, ôm lấy những chòi canh cao lớn tạo nên khung cảnh hoang sơ và bình dị. 

6 thg 7, 2017

Đồng Xâm - Làng nghề của những đôi bàn tay vàng

Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm (xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) là một trong những làng nghề kim hoàn lâu đời của Đồng bằng Bắc Bộ. Với bí quyết được gìn giữ trong suốt bốn thế kỷ qua, danh tiếng của những sản phẩm tuyệt mỹ, tinh xảo mà nghệ nhân làng Đồng Xâm làm đã vượt ra khỏi biên giới, tới nhiều quốc gia trên thế giới. 

Tinh hoa làng nghề
Mới đến đầu làng nghề chạm bạc Ðồng Xâm, những tiếng lách cách đục đẽo râm ran vui tai đã thu hút du khách. Tương truyền, ngôi làng nằm bên hữu ngạn sông Đồng Giang đã có tuổi đời trên 600 năm. Nhưng phải tới thế kỷ XVII, làng mới có nghề làm đồ kim hoàn. Công ơn của vị tổ nghề Nguyễn Kim Lâu, người có công truyền về và lập những phường nghề đầu tiên ở đây vẫn được dân làng tưởng nhớ và tôn thờ tại đền Đồng Xâm (xã Hồng Thái).

Hàng chạm bạc Ðồng Xâm có sự chau chuốt, thể hiện sự chuyên nghiệp rõ từ hình khối cân đối, dáng vẻ thanh thoát, điệu nghệ trong từng sản phẩm. Để có được những sản phẩm tinh xảo, vừa lấp lánh ánh kim, vừa mềm mại, tinh tế trong từng đường nét, hoa văn đòi hỏi phải đạt tới trình độ điêu luyện. Chính những đôi bàn tay vàng tỉ mỉ đã thổi hồn vào sản phẩm, khiến chúng trở nên có hồn. Thương hiệu của làng nghề cũng nhờ vậy mà có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. 

Đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân làng Đồng Xâm. 

17 thg 12, 2015

Về Thái Bình tìm ăn canh cá Quỳnh Côi

“Sao buổi sáng người dân ở đây lại ăn canh cá hả bác?” - “Không phải cá nấu canh đâu, canh cá là bát mì cá hay bánh đa cá, giống như người Hà Nội ăn Phở buổi sáng đấy!”, một người chỉ đường ở Thái Bình cho biết. 

Chúng tôi bước vào một quán chỉ bán đặc sản canh cá sau khi bỏ qua nhiều biển hiệu có cùng món xếp đầy hai bên đường, thầm đoán quán ngon vì khá đông khách. 

Đúng là đất Thái Bình quê lúa, ngoài hương nếp thơm lừng từ những lò bánh cáy thì chỉ cần đặt chân đến đây người ta đã hít hà được hương vị thôn quê từ món canh cá – món ăn giống như mỳ trứng dùng với cá rô (hoặc cá quả) chiên và nước hầm từ xương heo và xương cá. 

Chẳng cần sặc sỡ, lại càng không cần phù phiếm lòe loẹt, không phẩm màu, không bột gia vị khó kiếm, mọi thứ giản đơn, chân quê để rồi ăn một lần, nhớ quán, nhớ người chân quê. 

14 thg 12, 2015

Bữa trưa bên bờ biển Đồng Châu

Bây giờ về Đồng Châu (Thái Bình), sẽ không còn thấy những bãi biển dài trong câu ca “Anh đi tắm mát” nữa. Cách bờ không xa, chòi nuôi ngao nhấp nhô trên sóng nước, rải rác vươn ra đến tận chân trời.

Trên bãi biển Đồng Châu - Ảnh: Thủy OCG 

Bãi biển Đồng Châu không phải là một nơi nghỉ dưỡng lý tưởng nhưng lại là nơi mà dân nhiếp ảnh phía Bắc khá ưa thích, cũng là một địa điểm khám phá thú vị phù hợp cho cuối tuần.

13 thg 12, 2015

Bình dị như bánh cáy làng Nguyễn, Thái Bình

“Chú cứ chở cháu tới nhà làm bánh cáy ngon nhất ở đây”, chúng tôi đề nghị một người lái xe ôm tóc hoa râm ở thị trấn Đông Hưng, Thái Bình.
Người đàn ông gật đầu lia lịa, tay đưa mũ bảo hiểm, miệng nói liến thoắng: “Vậy tới một nhà này, chồng tên Đức, vợ tên Thu, con bé còn trẻ, học nghề làm bánh cáy của ông bà nhưng ngon nhất ở đây”. Đó, những bước chân đầu tiên của chúng tôi ở làng Nguyễn, nức tiếng bánh cáy Thái Bình là thế. 

Bánh cáy được cắt thành từng lát mỏng, pha một ấm trà nóng, nhâm nhi miếng bánh cáy để cảm nhận được một thức quà quê ngon bình dị. 

6 thg 12, 2015

Cánh đồng hoa cải vàng rực rỡ ở Thái Bình

Đến với xã Hồng Lý, tỉnh Thái Bình những ngày này, du khách bị hút hồn vì vẻ đẹp của đồng hoa cải vàng đang vào độ đẹp nhất.

Cánh đồng cải ở thôn Hội Khê, xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình rộng khoảng 10 ha nằm bên bờ sông Hồng. Bước vào tháng 12, cả khu vực trồng cải dần nở rộ và bắt đầu phủ vàng cả miền quê lúa. 

12 thg 11, 2015

Ngày nắng ở Diêm Điền

Cách Hà Nội hơn 100km về phía đông nam, Diêm Điền (Thái Bình) đủ xa để thoát khỏi phồn hoa phố thị, đủ gần để có thể “xách” trẻ con lên và đi. 

Trên triền đê sông Diêm Hộ - Ảnh: Băng Giang 

Tìm về một miền đất trong câu ca “rừng phi lao gió hát” để dù không kịp “tắm mắt trên bãi biển Đồng Châu” cũng có được một cuối tuần như ý.

9 thg 10, 2015

Nhà thờ Chính tòa Thái Bình

Nhà thờ Chính tòa Thái Bình tọa lạc tại số 8 Trần Hưng Đạo, P. Lê Hồng Phong, TP Thái Bình.

Nhà thờ Chính tòa cũ được xây dựng từ năm 1906, đã được trùng tu hai lần dưới thời Đức cha Đaminh Đinh Đức Trụ do cha Giuse Mai Trần Huynh là quản xứ Thái Bình thực hiện; một lần dưới thời Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang do cha Giêrônimô Nguyễn Văn Đạo thực hiện. Nhà thờ chính tòa được xây bằng các vật liệu kém là gạch thủ công, cát đào đồng nội với vôi nung gia công, không có bê tông cốt sắt. Trần nhà thờ được thiết kế bằng các chất liệu vôi vữa, rơm tre. Toàn bộ các xà cong được treo bởi các gông bằng gỗ; xà trần và các đầu mộng các xà vòm vì tuổi thọ quá dài nên đã bị mục nát, dù đã khôi phục bằng những dây thép buộc chằng chịt, nay đến ngày sụp đổ. Toàn bộ mái nhà thờ gồm hoành, rui, gỗ và ngói được dựa trên các xà ngang bằng hai thanh sắt chữ I, đã mục nát; quá nhiều lần sửa chữa đã phải dùng giây thép và ốc bulông vít lại, trận bão năm 1997 đã làm nhiều xà bị gãy, toàn bộ lan can bị vỡ nát do tình trạng thụt lún của nhà thờ.
Nhà thờ Chính tòa Thái Bình hiện nay

7 thg 10, 2015

Tưng bừng khai hội đền Đồng Bằng ở Thái Bình

Đây là lễ hội tứ phủ lớn trong vùng, là dịp tập hợp lớn nhất của các ông đồng, bà cốt từ khắp mọi miền về tụ hội.

Ngày 2/10/2015, tức 20/8 âm lịch, tại xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, (tỉnh Thái Bình), Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Quỳnh Phụ phối hợp với chính quyền xã An Lễ tổ chức Lễ khai hội Đền Đồng Đồng Bằng. 

Tưng bừng khai hội đền Đồng Bằng ở Thái Bình. 

Đã thành thông lệ, hàng năm đền Đồng Bằng khai hội vào ngày 20/8 (âm lịch), tại Đền Đồng Bằng xã An Lễ, Quỳnh Phụ, là nơi thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, người có công lớn trong việc bình thục giữ nước và chiêu dân lập ấp xây dựng giang sơn xã tắc từ buổi sơ khai.

13 thg 7, 2015

Bình minh đẹp mê hồn trên ruộng ngao Đồng Châu

Bãi biển Đồng Châu thuộc xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, cách thành phố Thái Bình khoảng 30km. Đến Đồng Châu, bạn sẽ thấy lạ mắt với cánh đồng ngao rộng mênh mông và rất nhiều chòi canh. Khung cảnh nơi đây càng đẹp khi bình minh lên.

Nắng sớm 

24 thg 6, 2015

Bún bung hoa chuối - món ăn đậm chất quê Thái Bình

Những sợi bún trắng được chan nước dùng từ chân giò ninh, điểm vài lát chả xương sông, thưởng thức cùng hoa chuối tạo nên sự khác biệt cho bún bung ở Thái Bình trong lòng du khách.

Bún bung thường có dọc mùng, mọc, chân giò... từ lâu là món ăn ưa thích của nhiều người, phổ biến ở một vài tỉnh phía bắc. Nhưng khác với các nơi, bún bung Thái Bình không ăn kèm dọc mùng mà thay bằng hoa chuối. Đây là một trong những món ăn nổi tiếng và được nhiều người Thái Bình ưa thích.

Nguyên liệu chính để nấu gồm bún, chân giò, xương sườn (hoặc xương ống), lá xương sông, thịt lợn và hoa chuối. Trong đó, thịt lợn băm nhỏ, trộn cùng gia vị, hạt tiêu, hành và cuốn lá xương sông hoặc lá lốt để làm chả.

Xương sườn (xương ống) ninh lấy nước dùng cho ngọt. Chân giò luộc chung cùng nước xương nhưng không để mềm quá, vẫn đảm bảo độ dai, giòn. 

Bún bung Thái Bình mộc mạc như chính con người quê lúa. Ảnh: Hà Nhung 

4 thg 12, 2014

Chùa Keo - Kiến trúc chùa đẹp bậc nhất Việt Nam

Ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, một trong những công trình kiến trúc chùa đẹp nhất Việt Nam, sẽ là điểm dừng chân thú vị với du khách ghé thăm Thái Bình.

Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình được khởi công xây dựng từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê. 

13 thg 10, 2014

Hoang sơ Cồn Vành

Cồn Vành nằm trong Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng được UNESCO công nhận từ năm 1994 và là một trong các điểm đến duy nhất ở Việt Nam giữ được hệ sinh thái cũng như bãi biển nguyên sơ, thu hút những người ưa thích khám phá.

Cồn Vành nằm cách đất liền 7km thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Với một vị trí địa lý đắc địa, Cồn Vành nằm ở cửa sông Ba Lạt, nơi cửa sông Hồng hòa mình vào biển cả tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hữu tình và tĩnh lặng. Cồn Vành hiện là điểm đến ưa thích của những du khách thích khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, làng chài với những người dân miền biển hiền hòa, hiếu khách.

Nếu như trước đây muốn đến Cồn Vành, người dân Thái Bình phải chèo thuyền thì bây giờ tuyến đường bê tông hiện đại đã nối Cồn Vành với đất liền giúp giao thông thuận lợi. 

Một góc Cồn Vành nhìn từ ngọn hải đăng Ba Lạt.

3 thg 6, 2014

Đến thăm ruộng muối Diêm Điền của Thái Bình

Trong hành trình tới vùng biển Thái Bình, không ít du khách tìm đến làng nghề truyền thống Diêm Điền, nơi những hạt muối trắng mặn mòi của biển khơi ra đời.

Cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông nam, thị trấn Diêm Điền thuộc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là một trong 3 khu dự trữ sinh quyển lớn nhất của vùng châu thổ sông Hồng. Theo nghĩa Hán Việt, diêm là muối, điền là ruộng, nghĩa gốc của từ Diêm Điền có nghĩa là ruộng muối. Tên làng đã nói lên nghề của nhân dân nơi đây, đó là làm muối và đi biển.

Biển Diêm Điền với nồng độ mặn của nước biển đạt chuẩn để làm ra những hạt muối trắng. Làng nghề truyền thống làm muối biển ở đây đã có từ rất lâu đời. Nghề làm muối kéo dài từ khoảng tháng 4 đến tháng 7 trong năm. Đặc biệt vào tháng 4 và tháng 6 khi có những ngọn gió nồm thổi về, và nắng vàng gay gắt là thời điểm thuận lợi nhất để làm ra được những hạt muối trắng to, đậm vị và chắc nhất. 

Thường xuyên tưới nước có độ mặn cao giúp lượng muối kết tinh tăng thêm độ dày. Ảnh: Nguyễn Minh Sơn