Hiển thị các bài đăng có nhãn Tập quán. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tập quán. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 8, 2017

Mùa cào hến trên sông La

Nghề cào hến đem lại thu nhập ổn định cho người dân thôn Bến Hến. ẢNH PHẠM ĐỨC

Sau những ngày mưa lũ, dòng sông La trở nên hiền hòa trong mát. Đây cũng chính là thời điểm người dân thôn Bến Hến nằm cạnh dòng sông La, xã Trường Sơn, H.Đức Thọ (Hà Tĩnh) bước vào mùa cào hến.

30 thg 7, 2017

Vũ điệu độc đáo của đồng bào Ba Na

Mỗi tộc người đều có những điệu múa dân gian đặc trưng của mình. Người Việt có múa rồng, trống, sênh, mõ, sư tử...; người Mường có múa sạp, chàm đuống, chàm thau...Và với người Ba Na những vũ điệu là món ăn tinh thần không thể thiếu.

Trong tiếng Ba na, múa được biểu cảm bằng động từ soang. Soang là múa tổng hợp, múa nói chung, múa theo vũ điệu có sẵn, vũ điệu ăn sâu vào tâm trí và tình cảm của mỗi người dân. Bên cạnh Soang, đôi khi người dân cũng dung từ Yun để chỉ các điệu múa, tuy nhiên yun chỉ là động tác nhú nhảy đơn giản, nhiều khi ngẫu hứng, không theo bài bản, yun trong tiếng Ba na có nghĩa là dập dềnh nhún nhảy.

Có rất nhiều điệu múa khác nhau, được trình diễn trong những dịp khác nhau. Mỗi điệu múa lại được diễn tấu cùng với những nhạc cụ riêng, trong đó cồng chiêng bao giờ cũng là nhạc cụ bắt buộc. Các điệu múa phổ biến thường là múa bỏ mả (soang p rự p sát a tâu), múa mừng lúa mới (soang sa k pô et b nao), múa cúng máng nước, mừng chiến thắng, múa trong tang lễ người chết… Trong từng điệu múa trên lại có những điệu mua hợp phần như múa trống, múa chia tay người chết, múa tạ ơn thần lúa…

Độc đáo điệu soang của đồng bào Ba Na. 

Độc đáo làn điệu kà tơm – tà lềnh của đồng bào Chứt

Với đồng bào Chứt (nhóm Mã Liềng ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) thì sinh hoạt dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu và phổ biến nhất là làn điệu kà tơm – tà lềnh.

Làn điệu kà tơm – tà lềnh là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian có từ lâu đời của các dân tộc. Trong kho tàng văn hóa dân gian của người Mã Liềng, những làn điệu dân ca với nội dung phong phú, được sử dụng trong nhiều khung cảnh, với lời ca mộc mạc đã phản ánh về cuộc sống lao động sản xuất, về tình yêu đôi lứa và về những sinh hoạt hàng ngày của đồng bào như đi nương rẫy, đi rừng, mò cua bắt ốc và các dịp lễ tết, cưới hỏi…

Dân ca gắn bó một cách tự nhiên với sinh hoạt hàng ngày của đồng bào. Nội dung bài hát có thể sáng tác tùy hứng theo điệu “Kà tơm - tà lênh” rất được đồng bào ưa thích. Làn điệu kà tơm – tà lênh nghĩa là con trâu đi cày (kà tơm là con trâu, tà lênh là cày đất ). Điệu này bắt đầu bằng điệp khúc là “kà tơm – tà lênh ” hai lần và sau đó là nội dung bài hát. Làn điệu này thường dùng để hát đối nam nữ trong lao động sản xuất, trong vui chơi (cũng có thể hát một mình hoặc hát hai nam, hai nữ).

Điệu hát này bắt nguồn từ tiếng gọi nhau đi làm lúc sáng sớm, hoặc theo đồng bào trước đây còn có điệu “kà răng - tà nên” nghĩa là chiều về trên đỉnh núi, là tiếng gọi nhau đi về lúc trời đã chiều. Điệu dân ca này không chỉ tạo nên không khí vui nhộn, hăng say trong lao động sản xuất, mà thông qua đó các chàng trai, cô gái còn gửi gắm tâm tình cho nhau:

Lễ bỏ mả - nghi lễ tâm linh của người Raglai

Lễ bỏ mả là một nghi lễ tiêu biểu và quan trọng nhất trong hệ thống các nghi lễ truyền thống của người Raglai. Nó thể hiện một cách đầy đủ, đậm nét bản sắc văn hóa của tộc người này.

Lễ bỏ mả (Vidhi atơu) là một lễ thức quan trọng của người Raglai, được tổ chức vào tháng 3 đến tháng 4 hàng năm, sau khi đã thu hoạch xong mùa màng. Cũng như các tộc người khác ở Tây Nguyên, đồng bào Raglai quan niệm rằng, trong cõi nhân gian có hai thế giới cùng song song tồn tại, đó là thế giới của người đang sống và thế giới của những người đã khuất.

Trong lễ bỏ mả có múa hát, đánh mã la, uống rượu cần... mừng cho linh hồn người chết được siêu thoát. 

24 thg 7, 2017

Nét đẹp trong trang phục dân tộc Brâu

Cũng giống như các dân tộc Tây Nguyên, trang phục dân tộc Brâu dù đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ thanh thoát với màu sắc tinh tế, nhẹ nhàng.

Trước đây bà con dân tộc Brâu dệt áo bằng vỏ cây rừng. Người ta lấy vỏ cây, đập, vắt lấy nước, nấu với nước sôi để dệt thành áo. Nhưng bây giờ bà con không sử dụng thứ ấy nữa. Bây giờ bà con thực hiện nghề thủ công dệt vải, đan vải.

21 thg 7, 2017

Duyên dáng trang sức của phụ nữ Sán Dìu

Cùng với y phục đồ trang sức tạo nên tổng thể trang phục, cũng như nhiều tộc người khác trên đất nước ta, phụ nữ Sán Dìu từ rất lâu đã ý thức trong việc dùng đồ trang sức. Trang sức phụ nữ hay dùng gồm có vòng cổ (kéng lẹng), vòng tay (ác), vòng tai (mấm chấy)…

Trong đám cưới truyền thống có tục lệ trao vòng cho cô dâu, chú rể phải có vòng này tặng cho người vợ của mình để tỏ lòng yêu mến, vòng là “bảo vật” mà cô dâu sẽ mang theo suốt cuộc đời.

Vòng cổ phụ nữ Sán Dìu được làm bằng bạc, thường được uốn cong thành hình tròn, vòng luôn có chu vi rộng hơn vòng cổ bình thường của người đeo, vòng không có khóa mà thay vào đó là hai núm tạo móc hình mỏ vịt để khi đeo móc lại với nhau, trên thân vòng ở phía trước ngực thường được khắc họa tiết hoa văn nhỏ, nhìn rất đẹp mắt.

12 thg 7, 2017

Những kiêng kỵ trong tập quán dựng nhà của người Giáy

Đồng bào Giáy thường dựng làng ở nơi có nguồn nước, gần ruộng, ven núi tương đối bằng. Mỗi khi có người nơi khác đến ở, bà con làng sở tại thường rủ nhau đi đón, chuyển hộ nhà cửa, đồ dùng và giúp đỡ mọi thứ cho người mới đến mau chóng ổn định nơi ở, việc làm.

Nhóm Giáy vùng Hà Giang, Cao Bằng ở nhà sàn. Nhóm Giáy vùng Lào Cai, Lai Châu ở nhà đất. Nhưng qua tài liệu văn học dân gian thì người Giáy vốn ở nhà sàn. Hiện nay đồng bào ở nhà đất vẫn còn dựng một sàn trước cửa để sử dụng. Nhà sàn hay nhà đất, gian giữa đều là nơi trang nghiêm: đặt bàn thờ tổ tiên, tiếp khách. Buồng các cặp vợ chồng trong gia đình quây ở các gian bên. Phụ nữ không nằm gian giữa. Bếp thường đặt ở gian bên; nay có nhiều nơi đã làm nhà để đun nấu riêng.

4 thg 7, 2017

Đám cưới người Gia Rai

Có dân số đông nhất ở Tây Nguyên và tập trung sinh sống chủ yếu ở tỉnh Gia Lai, người Gia Rai là dân tộc theo truyền thống mẫu hệ. Người con gái dân tộc Gia Rai chủ động trong hôn nhân từ lựa chọn người mình yêu cho đến việc nhà gái là địa điểm thực hiện nghi thức hôn lễ. 

Người con gái Gia Rai khi đến tuổi trưởng thành thường nhắm cho mình một chàng trai để yêu thương. Qua ông mối, cô gái sẽ gửi một chiếc vòng tay để trao lời tỏ tình. Nếu không ưng, chàng trai chỉ xem vòng một lúc rồi trả lại cho ông mối. Khi cô gái vẫn tiếp tục đeo đuổi, cô lại nhờ ông mối đến gặp để trao vòng cho chàng trai hai, ba lần đến khi không còn hy vọng nữa mới thôi. Nếu ưng thuận, người con trai sẽ nhận vòng. Lúc ấy ông mối sẽ là người chứng giám và cũng là người dặn dò đôi bạn trẻ những công việc phải làm trong lễ cưới.

Để chuẩn bị cho đám cưới, nhà gái phải sắm đầy đủ rượu cần, đồ lễ, đồ ăn theo phong tục truyền thống. Vào ngày tốt lành, nhà trai qua nhà gái làm lễ thành hôn. Cô dâu sẽ thay mặt nhà gái tặng một món đồ vật là quần áo cho nhà trai thể hiện sự biết ơn với công sinh thành.

Theo truyền thống mẫu hệ, người con gái Gia Rai chủ động từ lựa chọn người mình yêu, chủ động trong hôn nhân.

1 thg 7, 2017

Lễ đặt gánh của người Sán Chí

Người Sán Chí ở Kiên Lao, Lục Ngạn (Bắc Giang) có tục làm Lễ đặt gánh trước khi tổ chức đám cưới với những điệu hát đối đáp "Cháu Côộ" có từ ngàn xưa, là một nét đẹp văn hóa được gìn giữ và duy trì cho đến ngày nay. 

Về mặt ý nghĩa, Lễ đặt gánh của người Sán Chí giống như Lễ ăn hỏi trong đám cưới của người Kinh. Đây là thủ tục tiến hành sau các Lễ dạm ngõ, Lễ so mệnh, Lễ thách cưới của người Sán Chí. Lễ đặt gánh thường được tổ chức vào ngày mùng một hoặc ngày giữa tháng. Vào những ngày lành tháng tốt ấy, đoàn nhà trai gồm 5 người gồm một ông mối và 4 thanh niên phụ lễ sẽ qua nhà gái nói chuyện.

Quà trong Lễ đặt gánh do nhà trai mang tới nhà gái gồm một chai rượu, 1kg thịt lợn, một phên đường và một gói trầu cau. Khi họ nhà trai tới cửa, nhà gái sẽ mang một sàng rượu ra chặn cửa chưa cho vào. Muốn vào nhà để nói chuyện se duyên, nhà trai phải hát đối với nhà gái khi nào thắng mới được vào nhà. Nếu nhà trai không thắng được thì sẽ phải chịu phạt, họ phải uống một chén rượu và chịu đội sàng rượu lên đầu.

Lễ cúng mời tổ tiên chứng kiến Lễ đặt gánh của người Sán Chí.

29 thg 6, 2017

Mùa cào hến sông Hoài

Khi nắng còn ẩn hiện trên từng ngõ hẻm phố Hội như đùa với du khách nhưng đủ để làm ấm dần con nước sông Hoài (Quảng Nam), đấy là thời điểm dân làng chài bên con sông ấy vội vã bước vào mùa cào hến. 

Ngư dân cào hến trên sông Hoài - Ảnh: Thanh Ly 

Sông Hoài mỗi năm hai mùa nước lớn, cạn nhưng không đều. Có năm sông quặn lên, nước dâng nhiều đợt lũ đục ngầu.

Duy chỉ mùa hến tháng 2, tháng 3 là không thất thường, nhiều vô kể và ngon, ngọt nhất trong năm.

25 thg 6, 2017

Đám cưới người Giáy ở Tả Van

Những phong tục cổ trong đám cưới được người Giáy ở xã Tả Van (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) gìn giữ cho tới ngày nay. Người Giáy xem đám cưới là ngày hội vui và họ tin rằng đám cưới càng tổ chức lớn, càng đông vui thì hạnh phúc của đôi trai gái càng được bền lâu. 

Trước khi diễn ra lễ cưới, đôi trai gái người Giáy phải trải qua một số nghi lễ theo phong tục như: “Thả mối mai” (dạm hỏi) và “mai mối lại” (mặc cả). Hai nghi lễ này chủ yếu bàn việc hôn nhân của đôi trẻ. Khi đã tìm được ngày tốt, nhà trai nhờ ông mối, bà mai đến nhà gái thông báo ngày giờ đón dâu.

Lễ đón dâu của người Giáy là tục lệ khá cầu kỳ và nhiều nét độc đáo. Đoàn đi đón dâu bao giờ cũng đủ các thành phần gồm có đội “pí lè” bốn người, hai cụ già, chú rể, phù rể, hai cô gái, một chàng trai dắt ngựa cho cô dâu và một đoàn người để gồng gánh lễ vật.

Khi nhà trai đi đón dâu đến cổng nhà gái sẽ phải trải qua lễ giữ là bị chặn ngang bởi sợi chỉ hồng, mấy cành gai cản lối. Sau đó là chiếc bàn với đôi chén, hai chai rượu, hai chậu nước lã với hai chiếc chổi rơm chặn cửa để làm phép.

23 thg 6, 2017

Lễ cầu mưa của đồng bào Gia Rai ở Tây Nguyên

Vào tháng 3 – 5 hàng năm, khi Tây Nguyên vào mùa khô khát, đồng bào dân tộc Gia Rai ở tỉnh Kon Tum lại tiến hành làm lễ cầu mưa xin các thần linh ban mưa xuống. Lễ hội đặc sắc này vừa được phục dựng tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội để phục vụ khách du lịch và công chúng tìm hiểu.

Theo những già làng đến từ các buôn người Gia Rai cho biết, trước khi làm lễ cầu mưa, bà con tổ chức họp và phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Nhiệm vụ của đàn ông là lên rừng khai thác nguyên vật liệu để làm cây nêu và đi phát dọn ngoài bờ suối nơi tiến hành làm lễ cầu khấn các thần. Còn phụ nữ thì đi hái các loại rau rừng để chế biến các món ăn truyền thống dùng trong tiệc rượu của lễ hội.

Sau khi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, già làng đánh trống tập trung toàn bộ dân làng đến nhà rông để làm lễ khấn thần linh. Tại đây, già làng sẽ cùng các thanh niên to khỏe lấy tiết các con vật hiến sinh (thường là lợn, gà) cùng ghè rượu cần linh thiêng để bắt đầu làm lễ tế. Già làng sẽ lấy phần gan và tiết của con vật hiến tế đặt trên tai ghè rượu cầu khấn các thần linh, vừa khấn già làng vừa rót rượu vào bầu nước đã đập vỡ một nửa, đồng thời lúc này dân làng hú to vang dội cả núi rừng.

Già làng tiến hành nghi lễ khấn thần linh tại nhà rông.

19 thg 6, 2017

Lễ cưới của người Chăm Bà la môn

Có phần đơn giản hơn so với đám cưới ngượi Chăm Bani, nhưng cũng bao gồm nhiều bước với những lễ nghi phong phú. Người Chăm Bà la môn không rước rể về nhà gái trước một ngày như ỏ Chăm Bani, họ tiến hành việc này vào sáng ngày tổ chức lễ thành hôn, tức là ngày thứ tư trong tuần.

Đoàn đưa rể đi đến cách nhà gái chừng 100 - 200 mét thì dừng lại nghỉ. Lúc đó nhà gái cử một phái đoàn do một người đàn ông cao tuổi có uy tín về mọi mặt trong tộc họ cô dâu dẫn đầu mang chiếu, trầu cau, nước non ra tiếp đón họ hàng nhà trai. Họ trải chiếu ra mời ông mai và chú rể ngồi, còn mọi người trong đoàn ngồi hay đứng là tùy ý. Họ cùng nhau trò chuyện, uống nước khoảng dăm mười phút như có ý chờ cho đúng giờ lành. Một số người trong phái đoàn ra đón khách của nhà gái quay trở vào nhà để thông báo cho phía nhà gái biết là đoàn nhà trai đã đến để chuẩn bị đón tiếp chính thức.

Đúng giờ lành, đoàn đưa rể từ từ tiến vào khuôn viên gia đình nhà gái. ở cổng nhà gái lúc đó để một chậu nước lớn, có người cầm gáo múc nước dội cho từng người trong họ nhà trai rửa chân và mời họ đi theo hàng chiếu trải từ chỗ rửa chân vào trước cửa nhà, ở đấy đã trải chiếu sẵn và có ông mai cùng họ hàng nhà gái tiếp đón. Thường thường hàng chiếu giữa dành cho hai ông mai, chú rể cùng những người cao tuổi, hàng chiếu bên phải dành cho họ nhà trai, bên trái cho họ nhà gái.

Người Mông ở Đồng Văn se lanh dệt vải

Từ bao đời nay, công việc dệt vải từ lanh đã trở thành biểu tượng cho sự cần cù, dẻo dai, khéo léo của phụ nữ Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Những bộ váy áo sắc màu vui tươi, rực rỡ như tô điểm thêm cho sức sống của người Mông trên chập chùng núi đá tai mèo. 

Người Mông ở Đồng Văn dệt trang phục truyền thống từ sợi cây lanh. Không chỉ là để phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày, phụ nữ Mông nơi đây còn coi đó là công việc truyền thống, là tinh hoa văn hóa tạo nên sự khác biệt trong cách ăn mặc với các dân tộc khác trong vùng.

Ở Đồng Văn, hầu hết phụ nữ biết se lanh, dệt vải và tự may trang phục cho cả gia đình. Ngay cả những bé gái cũng bắt đầu học từ bà, từ mẹ chuyện may vá từ rát sớm.

Cây lanh sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô, tước vỏ rồi cho vào cối để giã cho mềm. Sau đó người ta bắt đầu thực hiện công đoạn mất nhiều thời gian nhất là nối sợi. Hình ảnh dễ bắt gặp nhất ở nơi đây là những người phụ nữ Mông luôn tay tranh thủ nối sợi trước cửa nhà, trên đường lên rẫy, đi chợ.... Ở công đoạn tưởng chừng đơn giản này lại đòi hỏi sự bền bỉ, khéo léo, kỹ thuật chính xác nâng đến tầm nghệ thuật.

17 thg 6, 2017

Tục đắp bếp mới của người Mường

Tộc người Mường ví bếp lửa như linh hồn trong ngôi nhà sàn, là nơi giữ lửa và bảo vệ con người nên tục đắp bếp trước khi vào ở một ngôi nhà mới được tổ chức rất cầu kỳ với nhiều nghi lễ huyền bí. 
Mường là tộc người sinh sống ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có dân số trên 1,2 triệu người.
 Đến thăm những bản làng của đồng bào Mường có thể thấy những ngôi nhà sàn truyền thống có không gian thoáng đãng và đặc biệt tiện lợi cho việc sinh hoạt gia đình. Trong nhà có hai bếp lửa đặt ở hai gian khác nhau phù hợp với điều kiện khí hậu, phong tục tập quán sinh hoạt của người dân. Những chiếc bếp lửa đó là một không gian văn hóa đặc sắc cả về phương diện vật chất cũng như tinh thần được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Cùng là bếp lửa, hoàn toàn giống nhau về cấu tạo và cách bố trí nhưng công năng sử dụng của mỗi bếp lại khác nhau. Một bếp ở gian trong được gọi là bếp đàn bà, dùng để đun nấu thức ăn, nấu nướng chính trong gia đình. Một bếp được bố trí ở gian ngoài, gần cầu thang đi lên có kích thước nhỏ hơn, người Mường gọi đó là bếp đàn ông, để đàn ông trong nhà ngồi ở đó tiếp khách mỗi khi có khách đến chơi nhà.

14 thg 6, 2017

Đám cưới của người Cao Lan ở Đèo Gia

Với người Cao Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, việc cưới hỏi luôn được xem là rất quan trọng. Các bước để tiến hành nghi lễ cưới xin truyền thống của người Cao Lan chứa đựng nhiều phong tục độc đáo.

Các nghi lễ trong đám cưới của người Cao Lan
Lễ đặt trầu: Nhà có con trai lớn đến tuổi trưởng thành bố mẹ nói rõ với con trai ý định tìm dâu. Nếu người con trai đồng ý gia đình chuẩn bị 4 bìa đậu, 1 lít rượu, 8 quả cau, 8 lá trầu, nhờ chú hoặc bác của chàng trai sang nhà gái gọi là lễ đặt trầu (pốt slam lưu). Đến nhà gái, lễ được đặt vào 4 chiếc bát ăn cơm thật sạch (đại diện cho hai bên họ nội, họ ngoại) mỗi chiếc bát để 2 quả cau, 2 lá trầu rồi đặt lên bàn thờ. Sau từ 3 đến 5 ngày, nhà gái không mang trả lại trầu cau có nghĩa là đồng ý.

Lễ dạm ngõ: Nhà trai cử bác hoặc chú mang sang nhà gái 4 quả cau đặt vào hai bát con sạch để lên bàn thờ. Sau 7 ngày, nhà gái không trả lại cau là mọi việc tốt đẹp. Tiếng Cao Lan gọi bước này là “hiền sờn tềnh”.

Lễ đặt gánh - ăn hỏi: Lễ đặt gánh - ăn hỏi (pôi tềnh lìu): Nhà trai chuẩn bị một lễ gồm 42-46 cái bánh dầy (thường là bánh chay), hai con gà thiến thật đẹp, 4 lít rượu, ít tiền mặt, 8 quả cau, 8 lá trầu. Tìm được ngày tốt, nhà trai cử người mang lễ sang nhà gái, xin lá số của cô gái về nhờ thày xem. Cơm xong, gia đình cô gái viết tên tuổi ngày giờ sinh của cô gái vào một tờ giấy rồi đưa cho nhà trai. Sau lễ đặt gánh, nhà trai tổ chức xem ngày, chọn mối và chuẩn bị những thứ mà nhà gái yêu cầu: tất cả những thứ nhà gái thách cưới được ghi vào một tờ giấy.

Lễ đặt gánh - ăn hỏi của người Cao Lan. 

1 thg 6, 2017

Kỳ lạ tục kiêng kỵ trong nghề dệt thổ cẩm ở Kỳ Sơn

Một tháng 4 ngày, hàng trăm khung cửi dệt thổ cẩm ở bản Xốp Thập (xã Hữu Lập - Kỳ Sơn) không có một bóng người vì tục kiêng kỵ của bản làng.

Chúng tôi đặt chân đến bản Xốp Thập (xã Hữu Lập - Kỳ Sơn) vào một ngày trời mưa phùn. Bên mái hiên nhà sàn, các mẹ, các chị tụ tập nói chuyện rôm rả. Cánh đàn ông cũng rỗi rãi quanh ấm nước chè tâm sự chuyện mùa màng nương rẫy. Cuộc sống dường như chậm lại trong cơn mưa phùn rả rích của tháng Năm. Hôm ấy đúng vào ngày 22 âm lịch.

Người dân bản Xốp Thập (xã Hữu Lập - Kỳ Sơn) không được dệt cửi vào ngày kiêng kỵ. Ảnh: Đào Thọ 

Về Na Hang nghe tăng boong bu

Đến với bản Na Hang vào những ngày lễ, Tết, du khách sẽ được đồng bào nơi đây chào đón bằng màn trình diễn của một loại nhạc cụ khá độc đáo gọi là tăng boong bu.
Xem người dân đánh tăng boong bu:

30 thg 5, 2017

Tết Đoan Ngọ và quan niệm tắm xả xui của dân Bình Định

Đến hẹn lại lên, cứ đến ngày mùng 5.5 âm lịch, người dân phố biển Quy Nhơn và các vùng biển khác của Bình Định lại ùn ùn kéo nhau ra biển.

Người già, người trẻ và cả những em bé nhỏ mới mấy tháng tuổi cũng được cha mẹ ẵm bồng ra biển với ước mong con mình được khoẻ mạnh và gặp nhiều may mắn.

Trưa 30.5, đúng giờ Ngọ (12 giờ trưa), hàng nghìn người dân địa phương lại đổ xô ra biển để... tắm. Theo quan niệm truyền thống của người dân nơi đây, tắm biển lúc giữa trưa ngày tết Đoan Ngọ sẽ rửa xả được hết mọi bệnh tật, xui xẻo trong một năm qua để lấy lại sức lực, may mắn cho một năm tới.

Độc đáo lễ Bốc Mó của người Thổ

Lễ Bốc Mó hàng năm là lễ tục đặc biệt quan trọng của người Thổ, cầu cho mưa thuận, gió hòa, nguồn nước Mó tuôn chảy không ngừng, để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt và cho việc tưới tiêu của nông dân.

Theo thầy mo Trương Thanh Hải, xóm Phượng, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, từ buổi khai sơn lập làng lập bản, trong tâm thức và tín ngưỡng của người Thổ, lễ Bốc Mó là lễ cúng đền khai thông mó nước. Để tổ chức lễ Bốc Mó, nhân dân chuẩn bị lễ vật chu đáo bao gồm: 1 cỗ xôi gà, bánh đầu chó, sừng trâu, bánh trôi, rượu cần…, đưa đến mó nước của làng (nhiều làng đồng bào thổ đã xây dựng Đền cúng Mó trang trọng linh thiêng), cắt cử người trông coi và thầy mo làm lễ cúng tế. 

Chuẩn bị lễ vật cho lễ cúng.