Hiển thị các bài đăng có nhãn Tập quán. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tập quán. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 5, 2017

Độc đáo tập quán dựng nhà của người Chơ Ro

Bằng những nguyên liệu của thiên nhiên mà núi rừng ban tặng,với đôi bàn tay khéo léo, người Chơ Ro đã cất lên được những ngôi nhà sàn độc đáo mang bản sắc riêng. Việc dựng một ngôi nhà sàn đòi hỏi không ít thời gian và nhân công, đặc biệt là khâu chuẩn bị nguyên vật liệu. 

Tập quán dựng nhà của người Chơ Ro


Các loại gỗ rừng, để nguyên cây dùng làm cột nhà; các loại tre, nứa, lồ ô,..dùng đan vách và sàn nhà; Lá trung quân,cỏ tranh dùng để lợp mái,dây mây để buộc. Đặc biệt, về nguyên liệu gỗ làm cột nhà phải thẳng, không có các dây leo bám tren thân cây.

Theo quan niệm của người Chơ Ro, nếu chọn cây có dây leo bám xung quanh để làm cột nhà thì cuộc sống gia đình sẽ không thoải mái hay bị ràng buộc. Việc quan trọng trong tập quán dựng nhà của người Chơ Ro chính là phải chọn đất để xem hướng nhà. Đất được chọn thường là nơi gần suối, tiện cho việc sinh hoạt thường ngày của gia đình sau này. 

14 thg 5, 2017

Độc đáo tục làm nhà cho người chết

Trong quan niệm của người Thái (huyện Mai Châu, Hòa Bình) thì người chết chỉ là chuyển từ thế giới bên này sang thế giới bên kia.

Vậy nên, người chết cũng phải được chia của cải, tiền bạc và dựng nhà để tiếp tục “sống”. Bao đời nay, nét văn hóa đặc biệt ấy của người Thái được duy trì như một thứ tài sản vô giá.

Cả làng ủng hộ vật chất và tinh thần cho gia đình người quá cố

Mỗi dân tộc, vùng miền lại có một quan niệm, nét văn hóa độc đáo riêng của mình. Đối với đồng bào dân tộc Thái, khi người ta chết đi tức là sẽ tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia.

Khi đưa tiễn người mất về với “Mường trời”, việc quan trọng bậc nhất phải làm nhà mồ giống hệt như nhà khi còn sống. Với họ, dù chết đi thì vẫn phải được đối xử công bằng. Có làm như vậy mới thể hiện sự thành kính, người sống sẽ được phù hộ, gia đình làm ăn phát đạt.

1 thg 5, 2017

Tới “thung lũng mắt trời” xem đám cưới của người Xạ Phang

Lễ cưới hỏi truyền thống của người Xạ Phang thường diễn ra trong hai ngày. Sau các nghi lễ quan trọng, đôi vợ chồng chính thức bắt đầu cuộc sống mới.

Nằm ở độ cao hơn 1.400 mét so với mực nước biển, bao bọc tứ bề là điệp trùng núi, thung lũng Thèn Pả, xã Sa Lông, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên còn được người dân nơi đây quen gọi là “thung lũng mắt trời”. 

Nét độc đáo trong trang phục truyền thống của phụ nữ La Hủ ở Lai Châu

Trang phục truyền thống của phụ nữ La Hủ luôn là niềm tự hào của họ với cộng đồng các dân tộc vùng Tây Bắc. 

Người La Hủ hay còn gọi là Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Sung, Khả Quy... hiện có khoảng 10.000 người, sinh sống chủ yếu ở đầu nguồn sông Đà, thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

28 thg 4, 2017

Cận cảnh lễ cúng bản độc đáo của người Cống ở Lai Châu

Lễ cúng bản, một trong những sắc thái văn hóa cổ truyền trong đời sống tâm linh của đồng bào Cống được tổ chức thường niên vào tháng 4.

Người Cống trên cả nước hiện nay có khoảng hơn 2.000 người, trong đó chủ yếu sinh sống tập trung dọc sông Đà, thuộc địa bàn xã Nậm Khao, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

26 thg 3, 2017

Đi tìm câu trả lời cho phong tục đàn bà bị cấm cửa vào nhà rông

Suốt đời phụ nữ không được bước vào nhà rông ở làng Điệp Lôk 

Người Ja Rai ở xã Điệp Lôk, xã Ya Tăng của huyện Sa Thầy (Kon Tum) đến nay vẫn còn duy trì phong tục cấm phụ nữ bước và nhà rông.

Gần đây khi về làng Điệp Lôk, xã Ya Tăng của huyện Sa Thầy (Kon Tum), chúng tôi ngỡ ngàng khi phát hiện ở đây còn duy trì phong tục cấm cửa đàn bà vào nhà rông.

Cả làng nói 'tiếng lóng' độc đáo nhất ở Hà Nội

Đình làng Đa Chất. Ảnh Đinh Nhật 

Làng Đa Chất, xã Đại Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội khác lạ nhiều nơi khi người dân trong làng sử dụng thứ "tiếng lóng" như... chim hót, nếu như không có người phiên dịch sẽ không ai hiểu được họ đang nói gì. 

Nằm giữa ngã ba sông Lương và sông Nhuệ, làng Đa Chất bình yên như bao làng quê nông thôn miền Bắc khác. Theo sự chỉ dẫn, tôi may mắn gặp được ông Nguyễn Văn Sớm, 85 tuổi, quê gốc ở làng Đa Chất. Sinh ra và lớn lên tại ngôi làng này, ông Sớm là một trong hai người cao tuổi nhất làng Đa Chất, đến nay còn nắm được nguyên vẹn thứ ngôn ngữ riêng biệt không nơi nào có.

18 thg 3, 2017

Khám phá cuộc sống đời thường trên cao nguyên đá Đồng Văn

Hà Giang không chỉ có núi non hùng vĩ mà còn có những con người luôn chân thành, mộc mạc với tấm lòng thật đáng quý.

Đến với mảnh đất Hà Giang, du khách không chỉ ngỡ ngàng bởi thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ mà còn lưu luyến bởi vẻ đẹp và cuộc sống sinh hoạt độc đáo của những con người vùng cao thân thiện.

15 thg 3, 2017

Các sinh hoạt văn hóa truyền thống trong đám cưới truyền thống của người Tày

Cưới xin là một tập tục tốt đẹp trong đời sống. Cưới xin không chỉ thể hiện đời sống tâm linh, đánh dấu sự kiện quan trọng của một đời người mà còn là ngày hội của họ hàng, của dân tộc và các sinh hoạt nghệ thuật không thể thiếu trong đám cưới người Tày ở xã Tĩnh Bắc, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Trong đám cưới truyền thống của người Tày không thể thiếu các sinh hoạt văn hóa truyền thống như: hát lượn, hát sli, hát đối đáp, ông quan lang hát lượn dặn dò cô dâu chú rể, những bài mời trầu, mời cơm, hát bài lễ bái tổ tiên và họ hàng. Còn thanh niên nam nữ họ hát đối đáp nhau, mời rượu, chúc tụng cô dâu, chú rể, họ tổ chức các trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

Ngoài ra còn có "pả me" trong đám cưới người Tày. "Pả me" là người phụ nữ thay mặt bố mẹ cô dâu thực hiện mọi nghi lễ trong đám cưới, nếu như trong đám cưới của người kinh đại diện nhà gái theo cô dâu về nhà chồng có thể là nam giớ hay nữ giới thì trong đám cưới người Tày người đại diện là "pả me" trước tiên phải là người biết hát văn"hết văn đảm bái" hát văn đám cưới, họ là những người lớn tuổi có đức độ uy tín trong vùng, pả me phải là những người rất đứng đắn, lịch sự có khả năng ứng đối am hiểu phong tục tập quán của địa phương. Ngoài ra, phải đáp ứng một số tiêu chuẩn như có chồng con cháu quây quân hạnh phúc.

14 thg 3, 2017

Độc đáo nghi lễ Zù Su nơi “sóng vàng”

Mảnh đất “sóng vàng” Mù Cang Chải không chỉ được mọi người biết đến bởi những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, đẹp đến say đắm lòng người mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc tiềm ẩn trong các phong tục tập quán, tín ngưỡng của cư dân bản địa. 

Mọi người trong dòng họ kết sợi chỉ lanh thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó dòng họ với nhau. 

Một trong những nghi lễ độc đáo mang đậm giá trị nhân văn của mảnh đất này là lễ cúng họ Zù Su. Đây là tín ngưỡng văn hóa thể hiện truyền thống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các gia đình trong cùng một dòng họ.

13 thg 3, 2017

Tục lệ cưới xin của người Phù Lá

Trong cuộc sống mới ngày nay, tục cưới xin của người Phù Lá tuy có nhiều đổi thay nhưng vẫn lưu giữ được những nghi thức độc đáo mang đậm nét văn hóa truyền thống riêng của dân tộc mình. 

Hôn nhân qua ông mối

Trai gái dân tộc Phù Lá đến tuổi trưởng thành không bị cha mẹ ép duyên, được tự do tìm hiểu trước hôn nhân. Khi chàng trai tìm được cô gái vừa ý, buổi tối người con trai thường đến chơi nhà bạn gái, sau khi người con gái đã ưng thuận thì người con trai có thể ngủ lại ở gian khách, đó là nơi dành cho những người chưa vợ chưa chồng, như vậy bố mẹ người con gái cũng biết mặt con rể tương lai vì cô gái đã đồng ý cho chàng trai ngủ tại nhà mình.

Cô dâu phải bịt mặt khi về nhà chồng. 

6 thg 3, 2017

Mùa vàng khô cá vùng biên giới Tây Nam

Cá sủ, cá trèn, cá khoai, cá chạch... được xẻ thịt ướp muối rồi bày lên những tấm vỉ tre phơi nắng.

Hằng năm, cứ từ những ngày đầu tháng 6 âm lịch kéo dài cho qua Tết năm sau, khi những con lũ kéo dòng nước đỏ ngầu đầy phù sa nuốt chửng từng thửa ruộng, cánh đồng cũng là lúc cá từng đàn từ biển hồ về xanh dòng nước. Người nông dân vùng biên giới Tây Nam khi ấy lại kéo con trâu cái cày về bên đống rơm khô ngơi nghỉ, rồi lôi chài khoác lưới lên vai để bước vào mùa thu hoạch mới. An Phú (An Giang) cũng không nằm ngoài quy luật.

Những khoảng sân vàng rực một màu khô ở vùng biên giới Tây Nam. Ảnh: Hà Quốc Anh 

4 thg 3, 2017

Tái hiện lễ Xử Ca của người Mông

Tết cổ truyền - Nào pê Chầu là một lễ hội đặc trưng, tiêu biểu nhất về văn hóa truyền thống của dân tộc Mông. Tết là khoảng thời gian nghỉ ngơi, đoàn tụ gia đình, thôn, bản để cùng nhau ôn lại và trao đổi kinh nghiệm sau một năm lao động sản xuất, tô đậm tình đoàn kết trong cộng đồng, là dịp để các gia đình thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, trời đất đã phù hộ cho mùa màng bội thu, con cháu có sức khỏe, cuộc sống bình yên qua đó cầu mong năm mới cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Thầy cúng (chủ nhà) làm lễ cúng bàn thờ Xử Ca. 

Vào ngày Tết cổ truyền “Nào pê Chầu”, bên cạnh thờ cúng tổ tiên, hệ thống ma nhà, trong năm mới người Mông (Điện Biên) rất coi trọng việc thờ cúng bàn thờ “Xử Ca”. Bàn thờ “Xử Ca” là ma có vị trí quan trọng trong hệ thống các ma nhà của người Mông, gắn liền với sự giàu có nhất là tiền bạc. Nơi thờ “Xử Ca” ở gian giữa nhà. Chỗ thờ được dán một miếng giấy màu trắng và cắm 3 hoặc 5 túm lông gà được bôi ít máu gà. 

2 thg 3, 2017

Độc đáo lễ cúng Vía của người Mường

Từ xa xưa, trong tín ngưỡng của người Mường Hòa Bình đã tồn tại tục cúng vía đầu năm. Đây là một phong tục mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. 

Quan niệm về vía của đồng bào Mường

Tập quán sinh sống của người Mường thường ở theo các chòm núi, hoặc ven các bìa rừng nơi có các con sông, con suối. Họ sống gần gũi với thiên nhiên nên cũng sớm hình thành cho mình các hình thái sinh hoạt văn hóa khác nhau. Và cứ từ đời này sang đời khác, các giá trị văn hóa của dân tộc luôn được họ giữ gìn, nâng niu.

Trong vô số các phong tục của đồng bào, tục cúng vía là một trong những phong tục mang ý nghĩa nhân văn, hướng con người tìm về cội nguồn. Người Mường họ tin vào những điều “siêu nhiêu”, tin vào sức mạnh của thần linh. Nếu hồn vía bị lưu lạc thì thầy Mo sẽ là người có quyền năng, đứng trước cửa nhà để gọi về. 

Mâm cúng trong lễ "Vía" của đồng bào Mường. 

Lễ đầy tháng của người Tày Hà Giang

Lễ đầy tháng là một trong những nghi lễ trong gia đình của đồng bào Tày xã Kim Ngọc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Đây là nghi lễ báo cáo với tổ tiên công nhận là con, cháu trong gia tộc, trong dòng họ và trong gia đình. 

Nghi lễ đầy tháng của người Tày

Theo quan niệm của người Tày , khi đứa trẻ đầy tháng, người ta tổ chức lễ ăn mừng. Lễ này người Tày ở Chiêm Hóa, Chợ Đồn, Ba Bể...gọi là "lẩu ma nhét" (đám cưới con chó nhỏ), ở Bảo lạc gọi là " món dè" (đầy tháng); hay một vài nơi ở Hà Giang con gọi là "lẩu bươn,oóc bươn" (ra tháng) - cũng có nghĩa là đầy tháng. Người Tày ở Kim Ngọc thì gọi lễ đầy tháng là " vằn đáy bươn " (ngày đầy tháng). "vằn đáy bươn" của người Tày ở Kim Ngọc cũng được tổ chức rất to để chúc mừng gia đình có thêm một thành viên.

Các lễ vật trong cúng tế: Các lễ vật trong lễ đầy tháng là các sản phẩm nông nghiệp của gia đình. Các lễ vật này dâng lên để tạ ơn thần linh, ông bà tổ tiên đã che chở và phù hộ cho đứa bé sinh ra được khỏe mạnh. Trong lễ đầy tháng, đặt bên cạnh mâm cúng chính còn có các mâm của các gia đình hai bên nội ngoại mang đến cúng tế mừng cho đứa trẻ chính thức được công nhận là một thành viên trong gia đình. 

Lễ cúng cổng bon làng của người M’Nông

Lễ cúng cổng bon làng (Bư brah mpêr bon) của người M’nông được tổ chức hàng năm vào khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4 âm lịch, trước khi những cơn mưa đầu mùa rơi xuống. Lễ thường được tiến hành trong vòng 1 ngày, tại bên cổng ra vào bon làng. Mục đích của lễ cúng là để cầu xin các thần mưa gió, thần bão, thần dịch bệnh không gây tai họa cho bon làng trong suốt cả năm, từ đầu mùa mưa năm nay đến đầu mùa mưa năm sau. 

Già làng thổi nung và kêu gọi con cháu. 

Trước khi tổ chức, già làng thông báo cho các chủ hộ gia đình đến họp bàn định ngày tổ chức lễ, phân công công việc, định phần đóng góp của mỗi gia đình.

13 thg 2, 2017

Bộ ảnh độc đáo 3 ngày cưới của người Phù Lá

Nếu đã một lần đến với Mường Khương, Lào Cai bạn sẽ có những cảm nhận về sự đặc sắc, tinh tế của phong tục truyền thống nơi đây, đặc biệt là đám cưới của người Phù Lá. 

Dù đường đã đẹp nhưng phong tục dùng ngựa rước cô dâu là phong tục lâu đời tại đây - Ảnh: Ngọc Bằng 

Phong tục cưới xin của người Phù Lá có nhiều nghi lễ độc đáo, đặc sắc, mang đậm nét văn hóa truyền thống riêng của dân tộc.

8 thg 2, 2017

Sản vật Tết Việt

Từ xa xưa, cứ đến dịp Tết Nguyên đán, người Việt lại có thú vui tìm chọn các loại sản vật thơm ngon, quý hiếm, trước là để dâng cúng tổ tiên, sau là cả gia đình sum vầy thưởng thức. Thú vui ấy lâu ngày biến thành một nét văn hóa mang tính truyền thống khá thú vị, bởi nó không chỉ phản ánh cái thú ăn, thú chơi tao nhã của người Việt, mà qua đó còn phản ánh được bản sắc văn hóa Tết của từng vùng miền. 

Thời phong kiến, sản vật ngày Tết dành cho vua chúa và những gia đình quyền quý là những thứ của ngon vật lạ ở trên 
rừng dưới bể như ba ba, đồi mồi, sâm cầm, tổ yến, gà chín cựa… Còn những món dân dã như “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” thì nhà nào cũng có, không phân biệt sang hèn. 
Ngày Tết người miền Nam thường bày mâm ngũ quả cúng tổ tiên với bốn loại trái cây chính là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài. Bởi theo cách phát âm của người miền Nam thì tên của bốn loại quả này đồng âm với 4 chữ “cầu, vừa, đủ, xài”, ý chỉ sự cầu mong tài lộc nhưng cũng chỉ ở mức vừa đủ chứ không tham nhiều. Ngoài ra, mâm ngũ quả còn có thêm 3 trái thơm (dứa) làm chân đế ở bên dưới để thể hiện sự vững vàng.
Cái thú sưu tầm những của ngon, món lạ vào ngày Tết của người Việt cũng phát triển theo thời gian. Xưa chỉ cần bánh chưng, dưa hành, câu đối đỏ là đã có vị Tết. Nay ngoài những món trên, người Việt còn có thêm nhiều thứ của ngon vật lạ khác như: gà Đông Tảo, bưởi Diễn, đào Nhật Tân, Phật thủ, chuối Đại Hoàng…. (miền Bắc); hoa giấy Thanh Tiên, tranh làng Sình, các món ăn cung đình…. (miền Trung); hoa mai, bưởi Tân Hồng, bánh tét, gà kỳ lân… (miền Nam). Thậm chí, khi cuộc sống đủ đầy, nhiều người còn săn tìm cả những sản vật quý hiếm, đắt tiền như tổ yến, cá anh vũ, cá lăng, gà chín cựa… tức những thứ xa xỉ xưa chỉ dành cho vua chúa, để ăn và chơi Tết. Thế mới biết, đất nước phát triển, người dân ăn Tết chả kém gì vua chúa ngày xưa là mấy.

Hoa đào Nhật Tân, một sản vật nổi tiếng không thể thiếu vào dịp Tết của đất Hà thành. Ảnh: Nguyễn Thắng

19 thg 1, 2017

Mẫu Tam phủ - Di sản của niềm tin và khát vọng

Ngày 1/12/2016, Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là một tín ngưỡng bản địa thuần Việt tôn thờ nữ thần, người mẹ của thiên nhiên, thông qua hình ảnh Thánh Mẫu, một vị thần tối cao có quyền năng sáng tạo, cai quản và phù trợ cho con người. Đặc biệt, hình thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ với đỉnh cao là nghệ thuật hầu đồng huyền bí, chứa đựng niềm tin và khát vọng sống mãnh liệt của con người, đã làm nên nét đặc sắc và sức sống trường tồn cho loại hình tín ngưỡng đặc biệt này.

Phủ Dầy - trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu

Người Việt có câu “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”. Tháng Tám âm lịch hàng năm người Việt có lễ giỗ Cha để tưởng nhớ công ơn của Đức Thánh Trần, và tháng Ba âm lịch giỗ Mẹ để tưởng nhớ công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đó là đạo lí uống nước nhớ nguồn có từ hàng nghìn năm nay của người Việt.

Trẻ em H'Mông xúng xính đón tết ở Mộc Châu

Không khí Tết người H'Mông ở Mộc Châu (Sơn La) vừa rực rỡ sắc màu với trang phục dân tộc, vừa nhộn nhịp bởi trẻ em và người lớn đều ăn uống, vui chơi .

Đến Việt Nam dịp Tết du khách không thể bỏ qua cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và văn hóa phong phú.