Hiển thị các bài đăng có nhãn Lao Động. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lao Động. Hiển thị tất cả bài đăng

9 thg 8, 2024

Sa Pa mùa lúa xanh - thiên đường nơi hạ giới

Chớm thu, Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Bất cứ ai khi ngắm nhìn sắc xanh đó vẽ lên những nấc thang tới tận trời cao đều bị mê hoặc chẳng muốn rời.

Nếu ai hỏi Fansipan, Sa Pa đẹp nhất mùa nào thì có lẽ câu trả lời với các tín đồ du ngoạn chắc chắn sẽ là mùa lúa. Cũng chẳng phải từ khi những thửa ruộng bậc thang ngả vàng thì Sa Pa mới nổi tiếng trên các diễn đàn du lịch.

Mỗi khoảnh khắc của lúa trên những triền núi cao trải ngút ngàn đến tận chân trời ấy đều khiến người đến miền cao Tây Bắc mê mẩn

8 thg 8, 2024

Trekking núi lửa Chư Đăng Ya giữa đại ngàn Tây Nguyên

Du khách có thể khám phá nhiều điểm đến thú vị ở Tây Nguyên như núi lửa Chư Đăng Ya, đập Tân Sơn, hàng thông trăm tuổi, nhà cổ Ha R’bau...

Nằm tại tỉnh Gia Lai, thuộc vùng Tây Nguyên, Pleiku là cái tên không quá nổi bật trên bản đồ du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết tại đây có nhiều điểm đến cũng như ẩm thực độc đáo cho giới trẻ khám phá. Ảnh: NVCC

Tháp cổ gần 500 tuổi ở Điện Biên mang biểu tượng đoàn kết Việt - Lào

Công trình kiến trúc tại xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên hình thành từ giữa thế kỷ XVI có tên gọi là tháp cổ Mường Luân.

Trải qua gần 500 năm, tháp cổ Mường Luân đã trở thành một di sản văn hóa đang được bảo tồn và phát huy giá trị. Ảnh: Quang Đạt

Tháp cổ Mường Luân là công trình kiến trúc mang nét văn hóa, tôn giáo của dân tộc Lào tại tỉnh Điện Biên. Đây không chỉ là một di tích lịch sử mà còn gắn với những câu chuyện về tình đoàn kết. Đây còn là biểu tượng của các dân tộc 2 nước Việt Nam - Lào anh em.

Theo ông Lò Văn Hạnh - Bí thư chi bộ bản Mường Luân 1, xã Mường Luân, từ thế kỷ XVI, các bậc tiền nhân đã lựa chọn Mường Luân làm nơi xây dựng ngôi tháp linh thiêng này vì thế đất vô cùng độc đáo.

7 thg 8, 2024

Bên trong căn nhà cổ chứa hàng trăm hiện vật Khmer ở Sóc Trăng

Phòng trưng bày văn hóa Khmer hiện có trên 400 hiện vật về đời sống, sinh hoạt, văn hóa của đồng bào Khmer.

Phòng trưng bày Văn hóa hóa Khmer tỉnh Sóc Trăng tọa lạc trên đường Nguyễn Chí Thanh (Phường 6, TP Sóc Trăng), được khởi công xây dựng vào năm 1936. Đây là nơi lưu giữ tổng hợp các hiện vật sinh động và đa dạng về đời sống văn hóa, tinh thần, vật chất, sinh hoạt của cả dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng nói riêng và Khmer vùng ĐBSCL nói chung.

Đặc sản độc lạ miền Tây từ loại trái mọc dại chỉ có vào mùa mưa

Từ một loại trái mọc dại, trái giác trở thành một đặc sản nổi tiếng của miền Tây khi được người dân sử dụng làm nguyên liệu cho các món ăn.

Trái giác là một trong những loại dây leo đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ, đặc biệt phổ biến trong mùa mưa. Loại cây này thường mọc dại trong các vùng đất ngập mặn và đất phèn, bám vào các hàng cây trong rừng đước, rừng mắm để sinh trưởng.

Trái giác rất dễ tìm và thường mọc xung quanh các khu vườn, khu rừng ngập mặn. Ảnh: Azid Giau

Lạc bước giữa một góc trời Âu ở xứ sở nhà thờ Nam Định

Được mệnh danh là xứ sở nhà thờ, Nam Định là tỉnh có nhiều công trình công giáo nổi tiếng mang đậm kiến trúc Châu Âu, thu hút du khách tới tham quan.

Nằm trên địa bàn xã Xuân Tiến (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định), đền thánh Kiên Lao có quy mô đồ sộ, kiến trúc tinh xảo nổi tiếng ở tỉnh Nam Định.

28 thg 7, 2024

Thảo nguyên Bùi Hui mênh mông giữa mây trời ở Quảng Ngãi

Bất cứ ai từng đến Bùi Hui (Quảng Ngãi) đều không thể quên được vẻ đẹp ấn tượng của thảo nguyên giữa núi cao mây ngàn.


Bùi Hui là một thảo nguyên mênh mông nằm trên độ cao gần 700 m so với mặt nước biển, thuộc xã Ba Trang, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Bùi Hui có những ngọn đồi cao chìm trong biển mây trắng, đồng cỏ xanh dài tít tắp tận chân trời. Đây là địa điểm lý tưởng để săn mây và tận hưởng bầu không khí trong lành. Không gian phù hợp cho các nhóm bạn hay gia đình dã ngoại cuối tuần.

Về Bắc Kạn thưởng thức bánh gio mật mía của dân tộc Tày

Nếu có dịp du lịch Bắc Kạn, du khách không nên bỏ qua món bánh gio dân dã ăn một lần mà mãi vấn vương.

Bánh gio (hay còn gọi bánh tro) là loại bánh đặc trưng trong ẩm thực người Tày ở Bắc Kạn. Thức quà dân dã này có tên gọi như vậy bởi gio là một nguyên liệu không thể thiếu để làm nên món bánh này.

Làm bánh gio không quá cầu kỳ, nhưng yêu cầu người thợ phải khéo léo và thật tinh mắt. Từ khâu chuẩn bị nguyên liệu làm bánh, mọi công đoạn đều được chú trọng.

Từ chọn lá để gói bánh, lựa cây đốt lấy gio… mọi khâu chuẩn bị đều quan trọng để tạo nên thứ bánh dẻo thơm, có màu đẹp mắt.

27 thg 7, 2024

Mùa vàng phủ khắp Bắc Sơn như bức tranh sơn mài

Những cánh đồng lúa ở thung lũng Bắc Sơn, phía tây tỉnh Lạng Sơn đã vào mùa gặt. Lúa chín vàng tô điểm cho thung lũng đẹp như tranh.

Xuất phát từ Hà Nội vào giữa tháng 7, anh Trần Đức Hoàng, chàng trai đam mê chụp ảnh, mang theo sự hứng khởi khi lần đầu "săn" mùa vàng ở huyện Bắc Sơn, phía tây tỉnh Lạng Sơn. So với các khu vực miền núi phía Bắc khác, chỉ có duy nhất ở Bắc Sơn lúa mới chín sớm như vậy. Ảnh: NVCC

26 thg 7, 2024

Chân trần bước đi trong chùa cổ 1.000 năm tuổi ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự nằm yên bình giữa những mảng xanh của núi rừng Hà Nam.

Cách Hà Nội hơn 70 km, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là một điểm đến tâm linh độc đáo ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam. Ngôi chùa cổ có lịch sử hơn 1.000 năm mới được xây dựng lại vào năm 2015.

25 thg 7, 2024

Dạo một vòng chợ quê Thổ Hà tìm đặc sản độc lạ Bắc Giang

Bắc Giang - Nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng, chợ quê Thổ Hà (xã Vân Hà, Việt Yên) là điểm đến mang những nét ẩm thực đặc sắc của địa phương.

Ai đã từng về Thổ Hà đều sẽ nhớ, ngoài bánh đa nem, làng cổ này còn có nhiều món ăn rất độc đáo, khó tìm ở những địa phương khác. Những món ăn này không tìm thấy ở hàng, quán cầu kỳ mà thường chỉ xuất hiện trong những quán nhỏ ở chợ quê Thổ Hà họp vào mỗi sáng sớm.

Lạc vào động Tiên Cảnh giữa núi rừng Tây Bắc

Giữa núi rừng Tây Bắc trập trùng, động Tiên Cảnh ở huyện Bảo Yên, Lào Cai được ví như ngọc quý bởi sự kỳ vĩ đầy mê hoặc của những khối thạch nhũ hàng nghìn năm tuổi.

Với những vẻ đẹp kỳ vĩ, động Tiên Cảnh là điểm đến thú vị của những du khách ưa trải nghiệm Tây Bắc. Ảnh: Vân Thảo

Để khám phá động Tiên Cảnh, chúng tôi được bà con đồng bào dân tộc Dao ở xã Xuân Thượng (Bảo Yên) dẫn theo con đường nhỏ lổn nhổn sỏi đá chạy dọc bìa rừng.

Thảo nguyên xanh bạt ngàn hoa cỏ ít người biết ở Bắc Kạn

Thảo nguyên Sam Chiêm hấp dẫn du khách bởi những triền cỏ xanh mướt, ngập tràn hoa lá, thích hợp để cắm trại, dã ngoại và chụp hình.

Thảo nguyên Sam Chiêm nằm ở xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn, cách trung tâm thành phố Bắc Kạn khoảng 30 km. Nơi đây là một quần thể những trảng cỏ, đồi cỏ xanh ngút ngàn, mang một tên gọi khác nghe rất duyên là “Đồi Tình”.

Lễ hội Thu hoạch sáp ong đá thu hút du khách đến Cao Bằng

Đến Hoài Khao, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vào lễ hội dịp này, du khách được trải nghiệm và nghe những câu chuyện về tổ ong đá nhiều thú vị.

Người dân gánh những sáp ong đến tham dự lễ hội. Ảnh: Nguyên Bình

Lần đầu tiên Lễ hội Thu hoạch sáp ong đá được tổ chức tại xóm Hoài Khao, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng nhằm bảo lưu và tôn vinh một di sản văn hoá phi vật thể.

23 thg 7, 2024

Trekking xuyên rừng tới thảo nguyên Tà Giang kỳ vĩ ở Khánh Hòa

Khánh Hòa - Tà Giang là cung đường trekking lý tưởng cho trẻ em hoặc những người mới bắt đầu bộ môn leo núi.

Tà Giang là một thôn nhỏ ở xã Thành Sơn, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa. Không nổi tiếng bởi độ khó hay hiểm trở như những cung đường trekking Bạch Mộc Lương Tử, Tà Chì Nhù… Tà Giang là lựa chọn lý tưởng cho những người mới tập leo núi hoặc muốn hòa mình vào thiên nhiên, xả stress sau những giờ làm việc căng thẳng. Ảnh: NVCC

1 thg 7, 2024

Trải nghiệm cắm trại bên bờ sông Bôi

Rời phố thị náo nhiệt đến du lịch Tây Bắc, nhiều người tìm về bờ sông Bôi cắm trại, trải nghiệm cảm giác bình yên hữu tình.

Dòng sông Bôi hiền dịu chảy qua huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình chỉ cách Hà Nội khoảng 80 km. Nơi đây có vẻ đẹp độc đáo, địa hình chủ yếu là núi đồi sông nước nên thơ rất phù hợp với những chuyến picnic, dã ngoại, cắm trại…

Đến sông Bôi bạn sẽ được trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên, vào dòng nước mát trong và cả bầu trời đầy sao.. là những điều mà bạn khó trải nghiệm ở chốn đô thị tấp nập. Dưới đây là một số điểm cắm trại hấp dẫn bên dòng sông Bôi bạn nên bỏ túi ngay.

Đi qua mùa hạ ở Mộc Châu

Mộc Châu mùa hè không có sắc thắm của hoa đào, trắng tinh khôi của hoa mận, hoa mơ hay hoa lê... Chỉ có một màu xanh mướt mát của cỏ cây, núi rừng, điểm xuyết những chấm đỏ xíu của mận, đào chín.

Bản hang Táu - làng nguyên thủy hoang sơ của Mộc Châu. Ảnh: Hà An

30 thg 6, 2024

8 đặc sản xứ Mường phải thử trên đường du lịch Tây Bắc

Ẩm thực xứ Mường với hương vị rất riêng đậm chất nơi rẻo cao, luôn là nét hấp dẫn du khách trên hành trình du lịch Tây Bắc.

Trên bản đồ du lịch Tây Bắc, Hòa Bình là cái nôi của nền ẩm thực xứ Mường bởi có vô số các món ăn khiến du khách nhớ mãi không quên. Dưới đây là một số đặc sản được lòng thực khách.

Thịt trâu lá lồm

Đây là món ăn độc đáo chỉ duy nhất vùng đất này mới có. Thịt trâu vốn rất hôi và dai, kết hợp với lá lồm lại cho ra một món ăn có hương vị riêng biệt.

Vị chua thanh của lá lồm đánh tan mùi hôi của thịt. Miếng thịt no lửa chín mềm ngon hòa quyện cùng đầy đủ gia vị. Cắn một miếng, thực khách sẽ thấy béo ngậy, thơm lừng. Thịt trâu ăn cùng cơm nóng hoặc bún lại càng hấp dẫn.

Thịt trâu lá lồm - đặc sản xứ Mường Hòa Bình. Ảnh: Minh Nguyễn

Gà nấu măng chua

Vùng núi Hoà Bình đặc biệt là các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi… nổi tiếng với những con gà thả đồi thịt săn chắc, dai và rất thơm. Măng tươi được hái từ trên rừng về sẽ có độ ngon ngọt, và chua tự nhiên hơn các loại măng ở vùng đồng bằng.

Hai đặc sản núi rừng kết hợp tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn. Những miếng măng giòn chua thanh, vị ngọt thơm của thịt gà quyện cùng vị của hạt dổi khiến nhiều du khách phải tấm tắc khen ngon.

Gà nấu măng chua chinh phục thực khách trên đường du lịch Tây Bắc. Ảnh: Minh Nguyễn

Lợn mán thui luộc

Lợn mán được người dân bản nuôi thả rông, vì thịt ngọt, tươi cũng như săn chắc của món ăn này. Chế biến cũng độc đáo và khác lạ, lợn được đem thui rơm thơm nức, sau đó chọn phần ngon nhất của con lợn đem đi luộc.

Khi chín, từng miếng thịt có lớp bì vàng ươm, giòn, thịt mềm. Thực khách sẽ cảm nhận rõ mùi thơm của lá gia vị, chấm cùng muối hạt dổi, chút beo béo của thịt mỡ và bì, càng ăn càng cuốn.

Lợn mán thui luộc. Ảnh: Minh Nguyễn

Cá ốt đồ măng chua

Là một món ăn chế biến rất kỳ công, cần đến 12 tiếng mới nấu xong. Người ta sẽ chọn những loại cá trắm, trôi, chép, và ngon hơn cả là các loại cá suối, cho thêm măng chua hoặc lá đu đủ thái nhỏ và đồ cho đến khi cá chín nhừ.

Du khách thưởng thức món cá ốt đồ sẽ cảm nhận được mùi thơm của cá quyện lẫn các loại gia vị của núi rừng Tây Bắc vô cùng hấp dẫn.

Cá ốt đồ 12 tiếng mới xong. Ảnh: Minh Nguyễn

Canh loóng

Canh loóng là loại canh được nấu từ thân non cây chuối rừng cùng nước xương ninh nhừ. Loại chuối này nấu canh sẽ không bị chát như các loại chuối thường.

Khi ăn, canh loóng có vị ngọt của xương lợn mán, vị thơm mát và giòn của loóng chuối, vị của lá lốt, vị cay nhẹ của hạt dổi. Tất cả quyện vào tạo nên một món ăn lạ miệng, hấp dẫn.

Xôi ngũ sắc

Chuyến du lịch nơi rẻo cao sẽ trở nên đáng nhớ nếu bạn được thưởng thức món xôi ngũ sắc vô cùng bắt mắt của đồng bào Mường. Theo quan niệm, hình ảnh xôi ngũ sắc tượng trưng cho “ngũ hành” và những điều may mắn, tốt lành.

Nguyên liệu để tạo ra món ăn này gồm có gạo nếp nương thơm dẻo và các loại lá cây rừng để nhuộm màu. Xôi ngũ sắc có thể chấm cùng muối vừng hoặc ăn kèm thịt nướng đều rất ngon.

Xôi ngũ sắc dẻo thơm đốn tim du khách. Ảnh: Minh Nguyễn

Cơm lam

Đây là đặc sản vào top 100 món ăn đặc sản Việt Nam, cơm lam mang đậm hương vị núi rừng sẽ khiến du khách mê đắm. Gạo nếp dẻo ngon cho vào ống tre, nướng trên than hồng. Gạo nếp vẫn dẻo và thơm, ăn một lần là sẽ nhớ mãi.

Rượu cần

Nhắc đến Hòa Bình, nhiều người nghĩ ngay đến rượu cần. Đây không chỉ là một loại đồ uống mà còn là di sản văn hoà người Mường. Thường khi nhà có khách quý, dịp lễ Tết, hội hè, người Mường sẽ tổ chức uống rượu cần.

Rượu cần được nấu từ men lá cùng gạo nếp và trấu, kết hợp cùng nhiều loại lá, thảo quả… Hương vị rất đặc trưng.

Xuân Xuân

Ngôi chùa có hàng trăm cây thốt nốt cổ thụ ở Sóc Trăng

Chùa Ta Kúch Chắs còn có tên chùa Trà Quýt cũ (xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành) được xem là ngôi chùa trồng nhiều thốt nốt nhất miền Tây.

Chùa Trà Quýt tọa lạc tại ấp Trà Quýt B, xã Thuận Hòa, được hình thành cách đây trên 142 năm. Trước đây Chùa làm bằng gỗ, lợp lá đơn sơ. Đến tháng 2022, hoàn thành ngôi Chánh điện có kiến trúc, hoa văn chạm trổ độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống Khmer Nam Bộ.

Không chỉ có sức hút về mặt kiến trúc, chùa Trà Quýt cũ còn thu hút du khách gần xa nhờ vào nét đẹp của các mảng xanh, nổi bật là hàng trăm cây thốt nốt được trồng hoàn toàn từ hạt.

Chánh điện Chùa Trà Quýt cũ. Ảnh: Phương Anh

Mùa hè ăn ngon chơi đã ở đảo Thanh Lân hoang sơ

Nếu đã quen thuộc với Hạ Long, Bãi Cháy..., du khách có thể thử ghé thăm những hòn đảo. Đảo Thanh Lân là một gợi ý.

Bãi biển trên đảo Thanh Lân còn khá hoang sơ với với những bãi cát trắng mịn. Phía bên phải bãi Ba Châu còn có một bãi đá với nhiều hình thù kỳ lạ để du khách thỏa sức check in "sống ảo". Ảnh: Hà Lê