Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiên Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiên Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 9, 2022

6 món ngon không đụng hàng ở Phú Quốc

Gỏi cá trích, bún quậy, ghẹ Hàm Ninh... là những món ăn tiêu biểu của Phú Quốc mà du khách nên thử khi tới đây vào dịp cuối năm.

Phú Quốc bắt đầu vào mùa đẹp cho chuyến đi nghỉ dưỡng cuối năm. Cùng với các trải nghiệm nghỉ ngơi, thư giãn, du khách đừng bỏ qua ẩm thực với nhiều món ăn không lẫn với địa phương nào khác.

Gỏi cá trích

Cá trích tươi trộn cùng hành tây, dừa nạo, tỏi phi vàng... cuộn cùng rau thơm chấm với nước mắm chua cay. Ảnh: Hà Lâm

12 thg 9, 2022

Kơ-nia nơi Đảo Ngọc

Cây kơ-nia được mọi người biết đến như là một biểu trưng cho cảnh sắc và sức sống của người Tây Nguyên. Và nó cũng gần như mặc nhiên được coi là loài cây "đặc hữu" của khu vực này. Tuy nhiên, qua nhiều tư liệu cho biết, ở nước ta, kơ-nia còn được phân bổ rải rác đến đảo Phú Quốc giữa biển trời tận cùng Tây Nam Tổ quốc.

Cây kơ-nia trong vườn chùa Hùng Long. Ảnh: Văn Sỹ

Là người sinh sống lâu năm ở Kon Tum - Tây Nguyên, tự nhận mình là... "công dân kơ-nia", tôi quyết định đến Đảo Ngọc (một tên gọi khác của đảo Phú Quốc) để tìm hiểu và mục sở thị cho bằng được "linh vật" kơ-nia.

9 thg 9, 2022

Chùa Hang ở Kiên Giang

Chùa Hang nằm ở khu du lịch Chùa Hang - Hòn Phụ Tử, thuộc tỉnh Kiên Giang. Xưa nay người ta vẫn nhớ rằng Hòn Phụ Tử là một cảnh đẹp của Hà Tiên, và mặc nhiên hiểu rằng Hòn Phụ Tử và cùng với đó là chùa Hang cũng đều ở Hà Tiên. Thế nhưng điều đó không đúng, hay nói chính xác hơn là: Chùa Hang - Hòn Phụ tử thuộc Hà Tiên theo địa giới hành chính ngày xưa còn bây giờ thì không phải. Theo địa giới ngày nay, khu du lịch Chùa Hang - Hòn Phụ Tử nằm trên địa bàn xã Bình An, huyện Kiên Lương, và Kiên Lương thì nằm ở phía Đông Nam của Hà Tiên.

Chùa Hang ở Kiên Lương, Kiên Giang

20 thg 8, 2022

Hà Tiên thập cảnh

Trước đây, khi Phú Quốc chưa nổi lên như một điểm đến hấp dẫn thì khi nói đến du lịch Kiên Giang người ta nghĩ ngay đến Hà Tiên. Và nói đến Hà Tiên người ta lại nghĩ đến Hà Tiên thập cảnh. Đây là 10 cảnh đẹp Hà Tiên được Mạc Thiên Tứ xướng lên trong 10 bài thơ do ông sáng tác, sau đó 31 văn nhân thi sĩ khác cùng họa lại, in trong tập Hà Tiên thập vịnh năm 1737.

Thạch động, một trong Hà Tiên thập cảnh. Ảnh: PHN

18 thg 8, 2022

"Đấu trường La Mã cổ đại" - Điểm check in cực hot ngay tại ga An Thới (Phú Quốc)

Ga An Thới được mệnh danh là đấu trường La Mã thu nhỏ nổi bật với lối kiến trúc độc đáo nhuốm màu thời gian

Ga An Thới - Phú Quốc còn gọi là ga cáp treo Hòn Thơm nằm trong khu quần thể vui chơi giải trí Sun World Hòn Thơm Nature Park ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, do Tập đoàn Sun World xây dựng từ năm 2015. Ga An Thới được đưa vào hoạt động chính thức từ tháng 2/1018.


Mặc dù chỉ mới đi vào hoạt động năm 2018 nhưng ga An Thới đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách du lịch khi đến tham quan tại Phú Quốc. Đến đây bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng những khung cảnh nhân tạo mới lạ và cùng thỏa sức pose dáng để có những bức hình để đời khi đến ga An Thới. Có thể nói cho dù ngóc ngách nào tại ga An Thới bạn cũng có được những tấm hình đẹp không góc chết.

3 thg 8, 2022

Gà đốt Kampot - món ngon phải thử ở Hà Tiên

Gà sau khi đốt chín có màu vàng bóng, thịt dai mềm không bở, các gia vị thấm đều, kèm hương thơm từ sả, lá chúc...

Thành phố Hà Tiên là một trong những vùng đất nổi tiếng về văn hóa và du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long. Vì nằm kế bên Kampot - một tỉnh thuộc miền nam của Campuchia nên Hà Tiên cũng ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa nước bạn, đặc biệt là ẩm thực. Trong số các món ăn đặc trưng, gà đốt Kampot để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách bởi hương vị đậm đà, thơm nức.

Chị Lùi, một trong những chủ quán gà đốt Kampot nổi tiếng ở Hà Tiên, cho biết điều quan trọng khi làm món ăn này chính là nguyên liệu phải đặc trưng và gà phải ngon. Gà có thể chọn con khoảng 1,2 đến 1,5 kg, da bóng, phần thịt không có mùi lạ để đảm bảo độ tươi ngon. Gà sau đó rửa sạch với nước muối pha loãng và rượu trắng.

Gà đốt Kampot thường ăn kèm rau muống xào. Ảnh: Hà Lâm

8 thg 6, 2022

Về Rạch Giá đi rừng, chơi phố biển

Nhắc đến du lịch Kiên Giang, người ta nghĩ ngay tới Phú Quốc hoặc Hà Tiên. Hè này, hãy thử đến Rạch Giá, thành phố chính của tỉnh Kiên Giang và là nơi có đô thị lấn biển đầu tiên tại Việt Nam.

Du khách đi vỏ lãi thăm Vườn quốc gia U Minh Thượng

15 thg 5, 2022

Bên những dòng kênh đào huyền thoại - Trăm năm “con đường lúa gạo” Xà No

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 100 trục kênh cấp 1, dài 6.500 km cùng hơn 36.000 km kênh cấp 2, 3. Bình quân mỗi kilômét vuông ở miền Tây có khoảng 1,4km kênh đào. Từ một vùng hoang hóa kém phát triển, trong vòng 200 năm (từ năm 1700 đến 1930), nơi này có trên 40 kênh đào lớn, nhỏ do triều đình phong kiến lẫn người Pháp thi công. Các kênh này có vai trò quan trọng là thông thương, đưa nước ngọt vào đồng ruộng để nâng cao năng suất mùa vụ. Chúng tôi đã có chuyến hành trình dọc theo những dòng kênh lịch sử, từ Bảo Định, kênh đào đầu tiên thời phong kiến ở miền Nam, đến những dòng kênh có vai trò “thủy lộ” như Vĩnh Tế, Xà No, Chợ Gạo, Dương Văn Dương để kể lại câu chuyện khai hoang, trị thủy của bậc tiền nhân hàng trăm năm trước.

Bài 3: Trăm năm “con đường lúa gạo” Xà No

121 năm trước, từ một cánh đồng hoang rộng hàng trăm ngàn hécta, người Pháp cho đào kênh xáng Xà No nối Cần Thơ - Kiên Giang. Nhờ có kênh, đất hoang được cải tạo, năng suất lúa tăng, nông sản thuận tiện vận chuyển. Kênh xáng Xà No vì vậy được ví như “con đường lúa gạo” miệt Hậu Giang cho đến ngày nay.

29 thg 3, 2022

Sống dậy ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo trong vương quốc Phù Nam

Những phát hiện khảo cổ học mới đây, trong đó có 2 di vật được công nhận bảo vật quốc gia, đã làm sống dậy ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo thuộc vương quốc Phù Nam từng phát triển rực rỡ trước khi bị hủy diệt vào thế kỷ 7.

Chiếc nhẫn Nandin bằng vàng, thế kỷ thứ 5 được tìm thấy ở di tích Gò Giồng Cát thuộc khu di tích Óc Eo được công nhận bảo vật quốc gia năm 2021 - Ảnh: Viện Khảo cổ học

3 thg 1, 2022

Hàng nghìn con vạc trú ngụ ở ngôi chùa trăm tuổi xứ Kiên Giang

Chùa DoungLeySiRiVanSa còn gọi là chùa Đường Xuồng Mới ở xã Định Hòa, huyện Gò Quao, Kiên Giang được xây dựng cách đây hơn 110 năm, với kiến trúc độc đáo. Đáng chú ý, hơn 2 thập kỷ qua, ngôi chùa này là nơi trú ngụ của nghìn con vạc.

Chùa DoungLeySiRiVanSa (chùa Đường Xuồng Mới) được xây dựng vào năm 1910, với diện tích hơn 1,6ha.

Câu chuyện về hòn Phụ Tử ở Hà Tiên

Ở nơi hai cha con nằm xuống mọc lên hai hòn đá lớn và nhỏ. Người dân địa phương coi hòn to là cha và hòn nhỏ là con, gọi chung là hòn Phụ Tử...

Nằm ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, hòn Phụ Tử là một thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất Hà Tiên. Tên gọi của hòn Phụ Tử gắn liền với một truyền thuyết đầy cảm động về tình cha con

4 thg 11, 2021

Thị trấn Địa Trung Hải ở đảo Ngọc

Ở phía Nam đảo ngọc Phú Quốc (Kiên Giang), nơi biển trời giao thoa, cảnh sắc hài hoà, đang có một thị trấn Địa Trung Hải phiên bản Việt do Sun Group dày công kiến tạo, vun đắp suốt hơn nửa thập kỷ qua, với “dung mạo, hình hài mỹ miều”.

Sự tinh tế, khác biệt và bài bản trong chiến lược phát triển của Sun Group đã khiến cả vùng đất bờ Tây Nam đảo Ngọc thực sự lột xác, trở thành một thị trấn Địa Trung Hải thực thụ dù nằm cách miền Nam nước Ý đến cả nửa vòng trái đất xa xôi.
Từ 20/10/2021, Tp Phú Quốc triển khai thí điểm đón khách du lịch quốc tế sử dụng “hộ chiếu vaccine”. Thị trấn Địa Trung Hải là một địa điểm được nhiều du khách quốc tế lựa chọn trong hành trình khám phá đảo Ngọc Phú Quốc.

Trên diện tích gần 40ha, chủ đầu tư đã thiết kế gần 100 công trình tiện ích, dịch vụ lớn nhỏ, bao gồm 2 dự án: Sun Premier Village Primavera và Sun Grand City Hillside Residence ghép nối, bổ trợ và cộng hưởng tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh. Tại đây đã xuất hiện nhiều công trình dịch vụ F&B, khách sạn Hilton, bar đêm Teatro… do các tên tuổi lớn vận hành.

19 thg 10, 2021

Núi ở đồng bằng - Kiên Giang

Nói đến du lịch miền Tây Nam bộ là người ta nghĩ đến sông nước, đồng bằng, không ai nghĩ đến núi non. Đúng vậy thiệt, hầu như toàn bộ diện tích 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều là đồng bằng, sông ngòi. Thế nhưng cá biệt có 2 tỉnh ở miền Tây Nam bộ vẫn có núi, đó là An Giang và Kiên Giang.

Núi ở An Giang là cả một câu chuyện phong phú, ly kỳ và huyền bí nữa, ta để dành nói sau. Bữa nay nói chuyện núi ở Kiên Giang nghe.

Núi ở Kiên Giang chủ yếu không phải ở... Kiên Giang đất liền, mà ở đảo Phú Quốc. Thật ra, xét về địa hình thì Phú Quốc không phải đồng bằng, nhưng về hành chánh thì huyện đảo này thuộc tỉnh Kiên Giang, mà Kiên Giang lại thuộc về đồng bằng sông Cửu Long nên ta kể tên Phú Quốc vào đồng bằng vậy. Truyền thuyết nói rằng hòn đảo này có 99 ngọn núi, tuy nhiên chưa có bản liệt kê tên tuổi nào của 99 ngọn núi này hết. Vụ này giống như Thất Sơn ở An Giang, tức 7 núi, mà cho đến giờ vẫn chưa thống nhất được đó là 7 núi nào. Dù không xác định chính xác là bao nhiêu ngọn núi, nhưng chắc chắn là nhiều, hàng trăm ngọn.

Một ngọn núi ở Phú Quốc

8 thg 8, 2021

Hạt ngọc đôi bờ Chắc Băng

“Kinh xáng Chắc Băng”, cái tên huyền thoại đã đi vào lòng người từ thuở khai hoang lập địa. Kênh xáng Chắc Băng không chỉ là trục giao thương chính bằng đường thuỷ mà còn tạo ra những vùng đất trù phú nơi nó chảy qua. Vùng đất tôm - lúa của huyện Thới Bình là một trong số đó.

Chắc Băng xưa - nay

Kênh xáng Chắc Băng nối ngã ba Sông Trẹm tại thị trấn Thới Bình đến ngã ba sông Cái Lớn, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, dài hơn 40 cây số. Ngược dòng lịch sử tìm hiểu về cái tên Chắc Bằng càng cho ta thấy sự thú vị của con kênh này. Trong cuốn “Bạc Liêu xưa” ghi nhận rằng, cái tên Chắc Băng có từ câu trăn trối của vua Nguyễn Ánh lúc lâm bệnh trong thời gian chạy trốn nghĩa quân Tây Sơn về đây ("chắc trẫm băng hà..."). Còn theo Nhà văn Sơn Nam lý giải, địa danh Chắc Băng là do đọc trại từ tiếng Cao Miên “Chap tung”, nghĩa là chim chằng bè, loại chim có nhiều ở vùng đất này.

Cách lý giải nào cũng có lý và cơ sở riêng, tuy nhiên, giờ không còn quá quan trọng so với sứ mệnh, giá trị mà con kênh Chắc Băng đã và đang mang lại quanh vùng những nơi nó chảy qua. Kể từ năm 1919, khi thực dân Pháp cho đào mở rộng, kênh xáng Chắc Băng càng trở nên quan trọng trên tất cả các lĩnh vực từ đời sống kinh tế đến văn hoá và quốc phòng.

Dấu xưa Chắc Băng

Nhà ngoại tôi nằm bên bờ kinh Chắc Băng. Mỗi lần về quê ngoại, tôi phải đi bằng ghe hay võ lãi, bồng bềnh trên con kinh ấy. Vì vậy mà địa danh Chắc Băng đã trở thành một ký ức của tuổi thơ tôi. Xuôi theo dòng kinh chừng non một tiếng đồng hồ, nhác thấy ngọn dương già cao ngất ngưỡng bên ngôi chùa trăm năm, chị em tôi lại reo lên: “Tới nhà ngoại rồi!”...

Chắc Băng là một con kinh ở vùng U Minh Hạ, thuộc hai huyện: Vĩnh Thuận của tỉnh Kiên Giang và Thới Bình của tỉnh Cà Mau. Kinh Chắc Băng dài hơn 40 km nối liền từ ngã ba sông Trẹm đến đầu Vàm Chắc Băng ra sông Cái Lớn. Đây là con kinh thông thương giữa vùng U Minh Hạ và U Minh Thượng.

Theo tương truyền của người dân địa phương và học giả Huỳnh Minh trong cuốn “Bạc Liêu xưa”, ngày xưa Chắc Băng là một con kinh nhỏ, chưa có tên. Trong lúc chạy trốn nghĩa quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh cùng vương thất đã đến ẩn náu ở vùng đất này. Phần do hoàn cảnh sống khắc nghiệt phần vì muỗi mòng, rắn rết nhiều vô số kể nên Nguyễn Ánh lâm trọng bệnh. Nghĩ mình không qua khỏi nên ông trăn trối với quan quân rằng: “Cơn bệnh ngặt nghèo này không chữa hết. Chắc trẫm phải băng rồi!”. Nhưng sau đó, nhờ một thầy thuốc ở Thới Bình thôn cứu chữa nên Nguyễn Ánh qua cơn bạo bệnh. Về sau, người ta nhớ câu nói “Trẫm chắc băng” nên đặt tên cho con kinh này là Chắc Băng Hà hay kinh Chắc Băng.

Kinh Chắc Băng bây giờ.

5 thg 8, 2021

Xuôi dòng Chắc Băng

“Hết dịch COVID-19 sẽ làm một chuyến du lịch cho đã đời!”, nhiều người vẫn nói với nhau như vậy trong những ngày giãn cách xã hội. Ngày đó sẽ không xa, tin là như vậy. Và bạn sẽ đi đâu: lên rừng, xuống biển, chu du những cung đèo hay thả lòng nơi thảo nguyên mênh mông... Những ai thích khám phá miền Tây sông nước, chuyến trải nghiệm sau đây hẳn sẽ là gợi ý thú vị.

Phủ thờ Bác Hồ ở kinh Bảy, từ kinh xáng Chắc Băng rẽ vào.

Ðó là hành trình ngồi trên vỏ lãi, xuồng máy, xuôi dòng Chắc Băng huyền thoại để cảm nhận nét dân dã, thơ mộng của miền Tây sông nước.

2 thg 8, 2021

Chùa Hộ Quốc - Điểm đến tâm linh không thể bỏ qua khi đến Phú Quốc

Chùa Hộ Quốc (Phú Quốc) tuy còn non trẻ trong tuổi đời nhưng đã nổi tiếng khắp nơi được đông đảo mọi người đến tham quan và chiêm bái.

Quang cảnh chùa Hộ Quốc Phú Quốc. Ảnh: Hương Mai

Nằm tại ấp Suối Lớn của xã Dương Tơ, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, chùa Hộ Quốc hay còn được gọi là Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc được xây dựng nào năm 2011 và khánh thành vào năm 2012.

21 thg 7, 2021

Bok-Lo-Hong: Món ăn độc, lạ của xứ biển Hà Tiên

Thành phố Hà Tiên có vị trí tiếp giáp nước bạn Campuchia và là nơi sinh sống của nhiều dân tộc (Kinh, Khmer, Hoa...)vì thế trong văn hoá ẩm thực ở địa phương có nhiều sự giao thoa, pha trộn từ đó cho ra đời nhiều món ăn độc đáo mà nơi khác không có.

Bok-Lo-Hong, người dân địa phương hay phát âm là Bốc lò hồng, Bốc lơ hông - là một món ăn của người Khmer sống ở thành phố Hà Tiên biến tấu từ món gỏi (nộm) đu đủ có nguồn gốc từ các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, nhưng có pha trộn thêm nhiều thành phần và gia vị có sẵn ở địa phương, làm cho món ăn thêm đậm đà, nhiều hương vị.

Nguyên liệu chính của món Bok-Lo-Hong gồm đu đủ xanh sắc sợi dài và Ba khía muối (một đặc sản của miền sông nước Tây Nam Bộ), cùng với rất nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác, như: Tôm khô, mắm ruốc, đậu phộng, ớt, tỏi, nước mắm me, chanh, rau thơm...

Nguyên liệu tôm khô không thể thiếu trong gia vị của món Bok-Lo-Hong.

6 thg 7, 2021

Lạ miệng đặc sản bún kèn Phú Quốc

Không chỉ gây ấn tượng bởi tên gọi "phát ra âm thanh", bún kèn còn thu hút thực khách nhờ hương vị hấp dẫn, hòa quyện từ nhiều loại nguyên liệu của vùng biển Kiên Giang.

Phú Quốc không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên đẹp tuyệt vời mà nơi đây còn níu chân du khách bởi nền ẩm thực đa dạng, hấp dẫn. Bên cạnh những đặc sản nức tiếng, ở Phú Quốc còn có một món tuy ít được biết đến nhưng hương vị đủ khiến ai nấy xốn xang ngay từ lần đầu thưởng thức. Đó là món bún kèn. 

Tuy không được nhiều người biết đến nhưng bún kèn lại là đặc sản nức tiếng miền Tây (Ảnh: @thuxuvu).

15 thg 6, 2021

Hang động gắn với truyền tích Thạch Sanh cứu công chúa

Thạch Động ở TP Hà Tiên có một hang sâu, được truyền là nơi chim đại bàng bắt giam công chúa Quỳnh Nga.

Điểm tham quan Thạch Động thuộc phường Mỹ Đức, TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm thành phố khoảng 3 km về hướng Tây Bắc. Nhìn từ xa động là một khối đá vôi cao khoảng 50 m, được phủ xanh cây nổi bật bên rìa quốc lộ 80, trong khi xung quanh động là những cánh đồng giáp biên giới bằng phẳng, những rặng thốt nốt vươn mình lên trời xanh tạo nên một cảnh quan miền quê bình dị, thơ mộng.

Thạch Động từng đi vào thơ ca trong tác phẩm Hà Tiên Thập Cảnh của Mạc Thiên Tích với tên chữ Hán là Thạch Động thôn vân. Khi Mạc Thiên Tích vịnh thơ ca về cảnh này thì tác giả thấy buổi sáng mây thường bay là là trên miệng Thạch Động giống như cảnh động đá đang nuốt mây nên đặt cho tên là Thạch Động thôn vân.

Thạch Động nổi bật giữa những cánh đồng vùng biên Kiên Giang. Ảnh: nidalnguyen/Instagram