Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia Lai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia Lai. Hiển thị tất cả bài đăng

26 thg 4, 2023

Về Prăng xem Sơmă Kơcham của người Bahnar

"Sơmă nghĩa là lễ cúng, kơcham nghĩa là cái sân. Sơmă Kơcham là lễ cúng sân". Đây là lễ cúng lớn trong năm, một nét văn hóa rất Bahnar của các làng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đầu nguồn dòng suối Hway (xã Đăk Tơ Pang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai).

Lễ cúng Sơmă Kơcham của người Bahnar tại làng Prăng, xã Đăk Tơ Pang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.

22 thg 4, 2023

Tái hiện Lễ hội cầu an của đồng bào Ba Na tỉnh Gia Lai

Lễ hội cầu an là lễ hội truyền thống có từ ngàn đời của người Ba Na, nhằm cầu mong cho dân làng sức khỏe, ấm no, hạnh phúc.

Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Ba Na làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tái hiện Lễ hội cầu an.

Lễ hội cầu an thường được tổ chức vào các tháng của cuối năm khi dân làng đã thu hoạch hết mùa màng trên rẫy, hoặc tổ chức sau khi dịch bệnh, đau ốm không 
còn xảy ra ở làng nữa.

Trong ngày lễ chính thức, già làng lựa chọn những nam thanh nữ tú để đảm trách những công việc chính khi làm lễ, như lựa chọn một chàng trai khỏe mạnh hóa trang thành người nộm, đeo mặt nạ người và cầm giáo…

10 thg 4, 2023

Chùa Bửu Minh: Ngôi chùa với nét đẹp cổ kính tồn tại cùng tháng năm

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được xem là một trong những ngôi chùa có đỉnh cao nhất Việt Nam, tháp chùa trang nghiêm, giữa bốn bề là những đồi chè xanh hút mắt.


Cách trung tâm TP Pleiku hơn 15 km về phía Bắc, chùa Bửu Minh tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh) là một trong những ngôi chùa xuất hiện đầu tiên ở Gia Lai.

20 thg 3, 2023

Biển Hồ Trà, không phải Biển Hồ Chè

Biển Hồ là một hồ nước mênh mông xanh ngắt trên cao nguyên có độ cao 1.000 met. Đây là một thắng cảnh nổi tiếng ở Pleiku, tùng nhiều lần được đưa vào thơ, nhạc. Kỳ thật, Biển Hồ gồm 2 hồ nước lớn thông nhau, phía Nam là hồ Tơ Nưng chính là Biển Hồ mà xưa nay người ta vẫn thường nhắc tới, phía Bắc là khu vực đồn điền trà và chùa Bửu Minh được gọi là Biển Hồ trà.

Tui tới Biển Hồ Trà lần đầu năm 2012 và rất ấn tượng với những vườn trà bạt ngàn, và đặc biệt là hàng thông già cổ thụ nơi ấy. Khi ấy, ngoài dân địa phương ít có du khách phương xa nào biết tới cảnh đẹp này. Hơn 10 năm trước, tui có viết bài giới thiệu Biển Hồ Trà tại đây.

Biển Hồ Trà - 2012

19 thg 3, 2023

Tháp chuông ở nhà thiếu nhi

Hồi đó lâu rồi, trong một dịp làm anh khách lạ đi lên đi xuống ở đường phố Pleiku, tui thấy thấp thoáng phía xa nhô lên một tháp chuông. Có tháp chuông thì tất nhiên là có nhà thờ chớ còn gì nữa. Vốn thích tìm hiểu về các kiến trúc chùa, nhà thờ, tui rảo bước về hướng đó để chụp vài tấm hình. Tới nơi, tui mới ngạc nhiên kêu lên: Ủa, hổng phải nhà thờ! Đó là nhà thiếu nhi tỉnh Gia Lai.


Nhà Thiếu nhi tỉnh Gia Lai. Ảnh: Phạm Hoài Nhân, năm 2012

Tui ngạc nhiên lắm, nhưng rồi cũng quên đi, chỉ thắc mắc thầm: Tay kiến trúc sư nào có ý tưởng lạ đời quá, không biết xây cái tháp cao như vậy trong khuôn viên nhà thiếu nhi để làm gì!

Dấu thời gian trên nhà thờ đá trăm tuổi ở Gia Lai

Nhà thờ H’Bâu in dấu tích thời gian là điểm dừng chân thú vị trên đường đến núi lửa Chư Đăng Ya trong hành trình du lịch Gia Lai.

Phía trước nhà thờ cổ H'Bâu.

Trải qua hơn một thế kỷ, nhà thờ cổ xây dựng năm 1909 đến nay chỉ còn tàn tích mặt phía trước cùng một phần tháp chuông, ban thờ đá cổ.

Nhà thờ hài hòa giữa kiến trúc Gothic kiểu Pháp với kiến trúc Tây Nguyên. Phía trước giáo đường còn dòng chữ "Kỷ Dậu niên" - đánh dấu năm xây dựng. Bên dưới tháp chuông còn vẹn nguyên tượng Chúa Jesus trên cây Thánh giá.

9 thg 3, 2023

'Ghềnh đá đĩa' triệu năm của Tây Nguyên

Bãi đá hàng triệu năm xếp chồng lên nhau ở huyện Chư Sê có thể khiến du khách liên tưởng tới ghềnh đá đĩa nổi tiếng ở Phú Yên.

Bãi đá cổ làng Đôn Hyang, xã Đê Ar, huyện Mang Yang nằm dưới chân đập nhà máy thủy điện H'Chan, trên sông Ayun, giáp ranh xã Bar Măih, huyện Chư Sê. Bãi đá cách trung tâm TP Pleiku khoảng 45 km, có đường bê tông đi đến, nhưng nhiều đoạn dốc, quanh co.

8 thg 2, 2023

Món ngon từ cá sông Gia Lai

Ẩm thực Gia Lai khá đa dạng và phong phú. Bên cạnh các món ngon đã trở thành thương hiệu như: phở khô (phở 2 tô), gà nướng-cơm lam, bò một nắng, heo sọc dưa, tép Biển Hồ, lá mì-cà đắng… những món ăn được chế biến từ nhiều loại cá đặc trưng vùng sông suối được du khách ưa thích khi có dịp đặt chân đến vùng đất này.

Nếu được một lần thưởng thức món cá nướng trên bếp than hồng chắc hẳn bạn sẽ không thể nào quên hương vị đậm đà da diết của món ăn bình dị này. Vì sinh sống ở sông suối, ruộng đồng nên cá có vị thơm tự nhiên, ngọt thịt không như cá được nuôi thả trong ao hồ. Cá nướng ngon bởi chúng được bắt trực tiếp lên, sau khi sơ chế sẽ được nẹp vào những thanh tre vót nhọn nướng trên than hồng đỏ lửa. Cũng có đôi khi cá được bọc vào lá chuối nướng hoặc vùi vào tro cho thịt chín từ từ. Chính vì vậy mà thịt cá rất ngọt, cho hương vị thơm lừng, da cá chín vàng đẹp mắt hấp dẫn người dùng. Vì không cần tẩm ướp trước khi nướng nên lúc thưởng thức cá sẽ chấm kèm với muối ớt hay muối lá é, muối kiến vàng, là những thức chấm đặc trưng vùng cao nguyên với vị mặn mà rất thơm ngon, hấp dẫn.

Bánh tráng cá cơm, một đặc sản ở làng chài trên lòng hồ thủy điện Sê San 4 (huyện Ia Grai). Ảnh: Phương Duyên

22 thg 11, 2022

Gia Lai mùa hoa dã quỳ

Hoa dã quỳ nở rộ trên khắp nẻo đường, quanh ngọn núi lửa Chư Đăng Ya, tạo nên khung cảnh lãng mạn.

Khi Tây Nguyên bắt đầu se lạnh, tháng 11 cũng là thời điểm rực rỡ nhất của hoa dã quỳ với sắc vàng ngập tràn.

Trải nghiệm bay lượn trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya

Hàng ngàn du khách đã check in, ngắm sắc vàng hoa dã quỳ, trải nghiệm bay dù lượn trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya trong khuôn khổ "Tuần lễ hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya"

Mùa hoa dã quỳ luôn là điểm thu hút những tâm hồn yêu thiên nhiên, cỏ cây. Du lịch vào mùa hoa dã quỳ luôn lưu lại cho lữ khách những khoảnh khắc đáng nhớ và những bức hình tuyệt đẹp.

20 thg 11, 2022

Gà nướng, cơm lam - Đặc sản dân dã của núi rừng Tây Nguyên

Gà nướng ăn với cơm lam là một trong những đặc sản núi rừng nổi tiếng của đồng bào Tây Nguyên. Món ăn này hiện nay được chế biến với nhiều phiên bản khác nhau, tuy nhiên vẫn giữ được vị ngon, ngọt của thịt gà cùng mùi thơm của cơm nếp dẻo.

Du khách thưởng thức đặc sản gà nướng, cơm lam trong không gian đậm nét văn hoá Tây Nguyên.

13 thg 10, 2022

Đến vùng đất có 14 vị vua nghèo huyền thoại có khả năng hô mưa, gọi gió trên vùng đất Tây Nguyên

Khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi tọa lạc tại xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện (Gia Lai) có diện tích gần 11 ha. Đây cũng là nơi 14 vị Vua Lửa từng trị vì trên mảnh đất Tây Nguyên. Những vị Vua nghèo có khả năng hô mưa, gọi gió cầu cho người dân một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Khu Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, xã Ayun Hạ đã được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận là Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp quốc gia năm 1993. Để bảo vệ di tích, các ngành chức năng của huyện Phú Thiện đã vẽ sơ đồ khoanh vùng khu vực bảo vệ Khu Di tích Lịch sử-Văn hóa Plei Ơi với tổng diện tích cần bảo vệ hơn 11 ha, gắn với việc quy hoạch xây dựng phát triển du lịch tại Plei Ơi.

Ngọn núi Chư Tao Yang nhỏ bé nằm lặng lẽ bên bờ sông Ayun nơi cất dấu gươm thần và cũng là nơi lưu giữ thông tin về 14 đời Vua không ngai.

23 thg 9, 2022

Có một xã tên là Gào

Có một con đường lớn ở Pleiku, tên ngắn chỉ có một chữ và phát âm khá độc đáo: đường Wừu. Như để phụ họa, ở Pleiku có một xã tên cũng ngắn chỉ có một chữ và phát âm cũng khá độc đáo: xã Gào.

Những địa danh này mang một ý nghĩa nghiêm túc chớ không phải lạ lùng như ta cảm nhận. Wừu là tên một liệt sĩ người Ba Na, anh hùng chống Pháp, như đã từng kể trong một bài trước. Vậy còn Gào là gì?

Về địa lý hành chánh, Gào là một xã ven đô của TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, cách trung tâm Pleiku khoảng 18 km về hướng Tây Nam. Xã có diện tích tự nhiên 58,31 km², dân số khoảng 9.200 người (năm 2018), trong đó 60% là đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu người Jrai). 

Bãi cỏ đuôi chồn ở Gào thu hút giới nhiếp ảnh

19 thg 9, 2022

Dấu tích biệt thự cổ dưới chân núi Hàm Rồng

Cách chân núi Hàm Rồng (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) chừng 1 km là một ngôi nhà đổ nát cùng mấy đài chứa nước. Đó là vết tích của một dãy biệt thự mang dấu ấn kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm 1930. Ít người biết rằng, sau giải phóng năm 1975, đây là nơi lưu trú của những con người “đếm gió, đo mây” để chọn loại cây trồng phù hợp canh tác ở Gia Lai hay gánh thông phủ xanh Phố núi.

Chứng tích lịch sử

Chiều hắt nắng qua rừng thông xanh, buông xuống ngôi biệt thự nhuốm bụi thời gian ở cạnh làng Ngol Tả. Tôi cố hình dung một dãy biệt thự xây theo kiến trúc Pháp cổ từng hiện hữu mà một số người đã sinh sống, làm việc tại đây kể lại. Một thoáng chạnh lòng khi tận mắt nhìn ngôi nhà đổ nát đứng cô lẻ giữa khoảng đất trống cạnh rừng thông xanh.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Trạm Nghiên cứu chống xói mòn đất nông nghiệp Tây Nguyên năm 1980 (ảnh do ông Trương Văn Luận cung cấp).

Vẻ đẹp hoang sơ của thác nước làng Á

Nằm cách trung tâm huyện Chư Sê về phía Tây khoảng 9 km, thác nước làng Á (xã Ia Hlốp) là một cảnh quan thiên nhiên còn mang trong mình nét hoang sơ chưa được khai thác, hứa hẹn sẽ là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp quảng bá văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Jrai.

Được bắt nguồn từ con suối, dòng thác chảy ở độ cao hơn 18 m rì rầm suốt ngày đêm giữa một thung lũng núi non hùng vĩ. Ảnh: H.H

17 thg 9, 2022

Làng Đal: Một thời hoa lửa

Làng Đal (xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) có lẽ là một trong những ngôi làng Jrai chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bom đạn chiến tranh. Vượt qua những mất mát đau thương, dân làng đã kiên cường vươn lên để xây dựng cuộc sống mới.

Ngôi làng trăm tuổi

Đó là ngôi làng nhỏ trên ngọn đồi cách Sân bay Pleiku một quãng về hướng Đông. Theo ông Nher (SN 1958): Làng đã có tuổi đời hàng trăm năm. Cha ông chúng tôi đã bám theo những mạch nước ngầm từ trong lòng đất có tên Ia Pok, Ia Kreh… để lập làng. “Những năm trước, khi người dân trong vùng đào hố trồng cà phê vẫn còn gặp nhiều ngôi mộ cổ không tên chôn theo di vật của người Jrai như: chén, đĩa, chiêng, tẩu thuốc… Mà người Jrai thường chọn nơi chôn cất người thân của mình ở gần làng để dễ dàng chăm nom, quét dọn, trò chuyện với người đã khuất. Dân làng đã ở vùng này từ rất lâu rồi nhưng do gặp những biến động nên về sau người ta thường gọi nơi đây là làng Đal mới” - ông Nher thổ lộ.

Trầm tích đất cổ An Phú

Từ miền xuôi lên cao nguyên theo quốc lộ 19, qua khỏi thị trấn Đak Đoa, chúng ta bắt gặp một vùng đất khá bằng phẳng với cánh đồng bát ngát, phì nhiêu nằm hai bên đường khiến cho ai nấy cũng cảm thấy dễ chịu và quen thuộc như miền đồng bằng thân thương, đó là xã An Phú (TP. Pleiku).

Cũng như xã Tiên Sơn, An Phú tuy hiện tại là vùng ven đô nhưng nó có lịch sử lâu đời, qua nhiều tên gọi khác nhau và những lưu dân người Kinh từ Bình Định, Quảng Ngãi đã đặt dấu chân đầu tiên nơi miền sơn cước này, chỉ sau những người đi “mở cõi” ở Tây Sơn Nhất, Tây Sơn Nhì (An Khê ngày nay).

Tôi có một ngày trải nghiệm ở làng Phú Thọ và An Mỹ (xã An Phú) với nhiều câu chuyện thú vị từ các bậc bô lão định cư lâu đời tại miền đất nông nghiệp trù phú này. Ông Võ Đình Viên, năm nay 73 tuổi, một thời là giáo viên tiểu học, là người sinh ra trên chính làng Phú Thọ. Gia đình ông hiện sinh sống gần Nhà thờ Phú Thọ từ thời ông nội để lại. Ông Viên là đời thứ 3 lập nghiệp tại vùng đất mới. Ông nội Võ Đình Mai là 1 trong 8 lưu dân đầu tiên từ Bình Định có mặt lập nên làng Thanh Nghiệp năm 1901 (có người gọi là Quảng Nghiệp, thuộc thôn 9, 10, 11 của xã An Phú ngày nay). Sau đó, một số gia đình người Kinh theo đến đây lập nên làng Nguyên Lợi (ở phía Nam Nhà thờ Phú Thọ). Làng An Mỹ trước đây còn có tên Quảng Định do người Quảng Ngãi và Bình Định ngụ cư.

Đàn bò nơi 'chảo lửa' Krông Pa

Krông Pa, nơi được xem là “chảo lửa” của Gia Lai với cái nắng nóng khắc nghiệt bao đời nay, nhưng thiên nhiên lại không hề bạc đãi mảnh đất này bởi có bao sản vật. Trong số đó, có sản phẩm từ thịt bò nức tiếng trong và ngoài nước!

Gia Lai với diện tích đứng thứ hai VN và đang có đàn bò đứng đầu cả nước với khoảng 415.000 con. Trong đó, H.Krông Pa có tổng số bò nhiều nhất tỉnh, hơn 63.000 con. Vì thế, có câu nói vui: “Dân số Krông Pa đông không… bằng bò!”. Điều đặc biệt là thịt bò ở đây ngon nức tiếng, được chế biến thành nhiều sản phẩm như khô bò, bò một nắng hay các món ăn khác từ bò được tiêu thụ trong tỉnh, xuất đi khắp nơi.

16 thg 9, 2022

Chuyện ít biết về tiệm kính nhỏ nhất phố núi Pleiku

Khiêm tốn trong không gian chưa đầy 20 m², bề ngang rộng 1,3 m, điều gì đã khiến tiệm kính mắt nhỏ nhất tồn tại gần nửa thế kỷ ở phố núi Pleiku?

Anh Lê Vinh Quang-chủ tiệm mắt kính Quang (36 Nguyễn Thiện Thuật, TP. Pleiku) từng có ý định đặt tên cho cửa hiệu là “Tiệm kính nhỏ nhất Gia Lai”. Nhưng cái tên này quá dài, vì vậy anh quyết định là “Mắt kính Quang”. Chữ Quang vừa là tên anh, vừa có ý nghĩa là ánh sáng. “Không gì quý giá bằng ánh sáng đôi mắt. Tôi mong muốn mọi khách hàng khi tới đây đều tìm thấy niềm vui của đôi mắt sáng”-anh nói.

Suối nguồn Ia Hung

Gần 20 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày xây dựng công trình thủy lợi Ia Hung vẫn còn khắc sâu trong tâm khảm người dân làng D (xã Gào, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Công trình thủy lợi đầu tiên này đã mang dòng nước về tưới mát những cánh đồng, góp phần làm thay đổi cuộc sống của người dân vùng căn cứ cách mạng.

Công trình thủy lợi Ia Hung nằm trên địa bàn làng D, cách trụ sở UBND xã Gào chừng 5 km về phía Tây. Công trình do Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng nông-lâm nghiệp Gia Lai thiết kế và xây dựng vào năm 2004.