Hiển thị các bài đăng có nhãn Cần Thơ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cần Thơ. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 3, 2022

Pizza hủ tiếu – Món ngon độc lạ của Cần Thơ

Xuất hiện từ vài năm trước, món Pizza hủ tiếu được “phát minh” bởi một cơ sở sản xuất hủ tiếu truyền thống ở Cần Thơ. Cái tên nửa tây nửa ta xuất hiện là do du khách Tây khi du lịch Cần Thơ đến tham quan lò sản xuất hủ tiếu trên đất Tây Đô, sau khi thưởng thức chiếc bánh hủ tíu chiên giòn thơm ngon đã thốt lên cái tên ngộ nghĩnh và độc đáo đó.


Nếu những chiếc pizza truyền thống mang đặc trưng với phần đế là bột nướng thì người miền Tây lại sáng tạo bằng một loại nguyên liệu rất quen thuộc, sợi hủ tiếu. Người ta dùng loại hủ tiếu bột lọc, chiên nhanh trong chảo dầu đang sôi đến khi chúng vàng đều thì vớt ra. Thú vị là phần hủ tiếu chiên có hình tròn to và giòn rụm trông rất giống pizza.

Thơm nồng cơm rượu Cờ Đỏ Cần Thơ

Tại xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ có một làng nghề còn gìn giữ nghề làm cơm rượu truyền thống của miền tây. Đôi bàn tay khéo léo và tính kiên trì bền bỉ của những con người nơi đây đã góp phần gìn giữ mùi vị truyền thống đặc trưng của miền sông nước. Cơm rượu Cờ Đỏ không chỉ là sản phẩm đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Cần Thơ mà còn là sản phẩm làng nghề truyền thống được ngành du lịch Cần Thơ bảo tồn hơn 50 năm nay. So với các ngành nghề khác, nghề sản xuất cơm rượu không mang lại lợi nhuận cao. Thế nhưng, bằng cái tâm và lòng yêu nghề, người dân xã Trung Thạnh vẫn quyết bám trụ để lưu giữ sản phẩm độc đáo, mang hương vị ngọt ngào, nồng ấm quê nhà.

Cơm rượu Cờ Đỏ

Quán bánh bèo nước cốt dừa nổi tiếng ở Cần Thơ

Nhắc đến đường Lê Lai ở Cần Thơ người ta thường nghĩ ngay đến những hàng quán ăn uống với nhiều món giá “bèo” mà thực khách đa phần là học sinh sinh viên. Nhưng với Bánh Bèo Lê Lai thì danh tiếng của nó còn lan rộng đến với những thực khách trong cả nước hay du khách nước ngoài khi đến thăm thành phố này. Bánh bèo Lê Lai nổi tiếng bởi bột bánh cực mềm hòa quyện với vị béo ngậy của nước cốt dừa và chút mặn mặn của nhân bánh, bánh mì chiên giòn giòn.

Bánh bèo đường Lê Lai nổi tiếng ở Cần Thơ

Hơn 15 năm qua, cứ vào khoảng 14 giờ mỗi ngày, quán “Bánh Bèo Lê Lai” của cô Nguyễn Kim Sương ở đường Lê Lai, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ đón hàng trăm thực khách gần xa đến thưởng thức các món bánh khá quen thuộc ở miền Tây như: bánh chuối, bánh bò, bánh mặn, gỏi cuốn, đặc biệt là món bánh bèo… với hương vị đặc trưng.

Quán còn phục vụ các món ăn Miền Tây đặc trưng khác

Thời gian đầu quán chỉ là một căn nhà nhỏ lụp xụp, nền đất với các loại bàn ghế nhựa cũ nhưng khách vẫn cứ đông nườm nượp. Hiện tại quán khang trang và tươm tất hơn do được tu sửa lại và bày biện thêm các loại bàn ghế mới. Nhờ các món bánh của quán không những thơm ngon, mà cách bài trí cũng đẹp, quán nhỏ nhưng sạch sẽ, tươm tất nên ngày càng có nhiều người biết đến.

Không gian của quán tuy nhỏ nhưng bài trí gọn gàng sạch sẽ

Cô Nguyễn Kim Sương, chủ quán cho biết bí quyết để có bánh mềm, dẻo thơm chính là cách làm bột thủ công kết hợp với máy như: máy xay ớt, máy xay tôm khô… Việc gia giảm vị mặn, ngọt phù hợp mang hương vị đặc trưng miền Tây cũng góp phần làm món bánh này trở thành một thương hiệu riêng tại quán. Đồng thời, cô không sử dụng các hóa chất, chất bảo quản, chỉ dùng những nguyên vật liệu có từ thiên nhiên như gạo, đậu, lá dứa, nước dừa, kết hợp với thịt heo, tôm khô… bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Với 10.000 đồng, thực khách có ngay một đĩa bánh bèo hấp dẫn. Với những ai từng thưởng thức hương vị bánh bèo miền Trung, khi du lịch Cần Thơ nếm qua đĩa bánh bèo Lê Lai sẽ cảm nhận được một dư vị ẩm thực miền Tây khác biệt.


Nước cốt dừa béo ngậy

Từng khoanh bánh bèo được xếp gọn gàng trong đĩa ngập nước cốt dừa béo, ít bánh mì chiên, thịt heo cắt sợi, đậu xanh chà vỏ, bì sợi và cả rau thơm lẫn đậu phộng. Để vừa ăn, thực khách thường chan thêm một ít nước mắm pha ớt cay cay. Bột bánh bèo dai dai cùng với bánh mì giòn tan và cả những sợi bì bùi bùi cứ thế thấm đều nước cốt và nước mắm trong từng đũa trộn.

Trong thực đơn nay có nhiều món bánh quen thuộc nhưng mọi người vẫn quen miệng gọi đây là quán bánh bèo Lê Lai. Ngoài bánh bèo, quán còn phục vụ thức uống như yaourt, nước mát và một số món bánh khác như bánh bò, bánh cuốn tôm thịt, gỏi, bún bì.

Các món ăn khác củng hấp dẫn không kém

THÔNG TIN THAM KHẢO:
Điạ chỉ: 4/2 Lê Lai , Quận Ninh Kiều, Cần Thơ
Mở cửa 15:00 – 21:00
Mức giá: 10.000đ – 30.000đ

Mekong Delta Explorer 

14 thg 3, 2022

Khu du lịch sinh thái vườn trái cây Phi Yến – Cần Thơ

Khu du lịch sinh thái vườn trái cây Phi Yến là địa điểm du lịch sinh thái mới của huyện Phong Điền, cách Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam khoảng 1,5 km. Khung cảnh nơi đây mang đậm chất miền tây sông nước, không gian thoáng đãng, vườn cây xanh mướt, trĩu quả, vẫn còn lưu giữ nét đẹp nguyên sơ mộc mạc của miệt vườn xưa.

Địa chỉ: đường Nguyễn Văn Cừ (nối dài), ấp Nhơn Lộc 1, thị trấn Phong Điền, TP Cần Thơ.

Khu du lịch sinh thái vườn trái cây Phi Yến – Cần Thơ

8 thg 3, 2022

Tam giác mạch Farm - điểm đến cuối tuần

Đi vào hoạt động hơn một năm, Tam giác mạch Farm (45 Trương Vĩnh Nguyên, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng) đã dần trở thành điểm đến cuối tuần được nhiều gia đình và các bạn trẻ yêu thích bởi nét riêng biệt.

Cù lao thỏ là nơi nhiều gia đình đưa con nhỏ đến chơi.

Tam giác mạch Farm hiện có diện tích khoảng 8.000 m², mở rộng hơn so với trước kia, được chia thành 3 khu: cù lao thỏ, vườn bắp và vườn tam giác mạch.

Hoa tam giác mạch là điểm đặc trưng của nông trại. Đây vốn là loài hoa ở vùng núi Tây Bắc, thường nở vào độ tháng 10-12 trong không khí hơi se lạnh.

Về cồn Sơn thưởng thức món ngon dân dã

Tát đìa ăn Tết là một nét sinh hoạt truyền thống ở cồn Sơn mỗi dịp Tết về. Sau những buổi lặn ngụp dưới mương đìa, thành phẩm thu được là những con cá to béo, trở thành đặc sản hiếm hoi giữa đô thị nhộn nhịp. “Chiến lợi phẩm” được chia cho mỗi nhà, hay dùng để chế biến những bữa ăn tại chỗ. Thông thường là những món nướng điền dã, tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn xung quanh để chế biến, như: rơm rạ, lá chuối, lá sen, đất sét…

Cá nướng lá sen. Ảnh: Kiều Mai

Thưởng thức hương vị xưa cùng lẩu cù lao

Ở miền Tây Nam Bộ ngày xưa, mỗi khi nhà có đám tiệc, giỗ chạp... thì chắc chắn có cù lao trên bàn tiệc. Ngày nay, cù lao vẫn được giữ ở một số nơi với tên gọi là lẩu cù lao. Trong đó cũng có nhiều cách biến tấu khác nhau tùy theo mỗi địa phương. Với mong muốn gìn giữ những nét ẩm thực xưa, cồn Sơn cũng có lẩu cù lao, được nấu theo đúng cách thức của người miệt vườn sông nước Nam Bộ xưa.

Lẩu cù lao ở nhà vườn Song Khánh. Ảnh: Kiều Mai

Tên lẩu cù lao bắt nguồn từ vật dụng đựng món ăn này. Cù lao là vật dụng hình trụ tròn, phía dưới có bụng rỗng với chức năng chứa tro than; ở giữa có vòng tròn lớn mở miệng để đựng thức ăn, bên trên có nắp đậy; ở giữa có một trụ tròn nhằm đựng than đang cháy để món ăn lúc nào cũng nóng. Chị Phan Kim Phước, chủ vườn Song Khánh (cồn Sơn, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ), cho biết: “Hồi xưa, mỗi dịp giỗ chạp là nhà tôi có món cù lao, bì cuốn… Nay làm du lịch tôi cũng muốn mọi người biết đến những món ăn của ông bà xưa. Tôi vẫn giữ cách làm cũ để tạo ra hương vị như trong ký ức”. Cách nấu lẩu cù lao có chút công phu và trang trí cầu kỳ, nên món ăn có sức hút riêng biệt.

7 thg 2, 2022

Tín ngưỡng thờ hổ ở đình Bình Thủy, Cần Thơ

Có thể nói, tín ngưỡng thờ hổ ở đình Bình Thủy đã thể hiện nét đẹp của con người trong việc ứng xử với tự nhiên...

Nằm bên rạch Long Tuyền, thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, đình Bình Thủy là một công trình lịch sử tiêu biểu cho giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ xưa. Ngày nay ngôi đình này vẫn lưu giữ tục thờ hổ rất độc đáo

15 thg 12, 2021

Đền Thờ Vua Hùng Cần Thơ – Điểm du lịch tâm linh ý nghĩa

Đền thờ vua Hùng là điểm du lịch Cần Thơ ý nghĩa và mang đậm màu sắc tâm linh. Công trình có giá trị đặc biệt quan trọng, thể hiện lòng thành kính, thiêng liêng hướng về cội nguồn dân tộc và là điểm nhấn văn hóa cho TP Cần Thơ.

Đền Thờ Các Vua Hùng Cần Thơ

4 thg 12, 2021

Độc đáo ngôi chùa Khmer giữa lòng Tây Đô

Chùa Pitu Khôsa Răngsây hay còn gọi là chùa Viễn Quang, nằm ẩn khuất trong con hẻm trên đường Mạc Đĩnh Chi, phường An Cư (Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Đây là một địa điểm tín ngưỡng không chỉ của bà con Khmer mà cả người Việt quanh vùng.

Chùa Pitu Khôsa Răngsây xây dựng năm 1948. Ban đầu chùa chỉ cất bằng cột cây mái lá đơn sơ trên khu đất rộng 645m², do bà con Phật tử cúng dường.

Năm 2008, chùa được đại trùng tu và đã hoàn thành sau 4 năm thi công, khánh thành vào năm 2012. Hiện chùa Pitu Khôsa Răngsây được đánh giá là một trong những ngôi chùa đẹp nhất vùng ĐBSCL. Quanh năm tiếp đón khách du lịch khắp nơi về hành hương và đông đảo bà con người Khmer miền Tây Nam bộ đến chiêm bái.

Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây giới thiệu kiến trúc độc đáo của ngôi chùa. - Ảnh: Hòa Hội

8 thg 8, 2021

Mekong Silt Ecolodge - Làn gió mới của du lịch Phong Điền

Cách trung tâm thành phố 16 km, Phong Ðiền là vành đai xanh của Cần Thơ. Khí hậu thoáng đãng, thổ nhưỡng màu mỡ, cây lành trái ngọt quanh năm là nền tảng để Phong Ðiền phát triển loại hình du lịch sinh thái, miệt vườn. Không gian xanh nơi đây cũng trở thành địa điểm lý tưởng để khởi nguồn cho du lịch nghỉ dưỡng, trong đó có Mekong Silt Ecolodge.

Mô hình thuyền phòng cho du khách trải nghiệm cuộc sống của người dân vùng sông nước.

Muối ba khía - nghề di sản ở Đất Mũi

Tỉnh Cà Mau có nhiều đặc sản nổi tiếng, trong đó ba khía muối là một sản phẩm đặc trưng. Nghề muối ba khía cũng đã được công nhận là nghề di sản cấp quốc gia. Và Rạch Gốc (thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển) chính là nơi đưa ba khía muối nổi tiếng gần xa.

Nghề muối ba khía đã có từ xưa tại vùng đất giàu sản vật Cà Mau. Theo lời người dân địa phương, trước đây ba khía có rất nhiều nên đến mùa ba khía “hội” (khoảng tháng 7-9 âm lịch) bà con đi bắt ba khía chở bằng xuồng. Không tiêu thụ hết họ mới nghĩ ra cách muối để bảo quản được lâu hơn.

Dấu xưa Chắc Băng

Nhà ngoại tôi nằm bên bờ kinh Chắc Băng. Mỗi lần về quê ngoại, tôi phải đi bằng ghe hay võ lãi, bồng bềnh trên con kinh ấy. Vì vậy mà địa danh Chắc Băng đã trở thành một ký ức của tuổi thơ tôi. Xuôi theo dòng kinh chừng non một tiếng đồng hồ, nhác thấy ngọn dương già cao ngất ngưỡng bên ngôi chùa trăm năm, chị em tôi lại reo lên: “Tới nhà ngoại rồi!”...

Chắc Băng là một con kinh ở vùng U Minh Hạ, thuộc hai huyện: Vĩnh Thuận của tỉnh Kiên Giang và Thới Bình của tỉnh Cà Mau. Kinh Chắc Băng dài hơn 40 km nối liền từ ngã ba sông Trẹm đến đầu Vàm Chắc Băng ra sông Cái Lớn. Đây là con kinh thông thương giữa vùng U Minh Hạ và U Minh Thượng.

Theo tương truyền của người dân địa phương và học giả Huỳnh Minh trong cuốn “Bạc Liêu xưa”, ngày xưa Chắc Băng là một con kinh nhỏ, chưa có tên. Trong lúc chạy trốn nghĩa quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh cùng vương thất đã đến ẩn náu ở vùng đất này. Phần do hoàn cảnh sống khắc nghiệt phần vì muỗi mòng, rắn rết nhiều vô số kể nên Nguyễn Ánh lâm trọng bệnh. Nghĩ mình không qua khỏi nên ông trăn trối với quan quân rằng: “Cơn bệnh ngặt nghèo này không chữa hết. Chắc trẫm phải băng rồi!”. Nhưng sau đó, nhờ một thầy thuốc ở Thới Bình thôn cứu chữa nên Nguyễn Ánh qua cơn bạo bệnh. Về sau, người ta nhớ câu nói “Trẫm chắc băng” nên đặt tên cho con kinh này là Chắc Băng Hà hay kinh Chắc Băng.

Kinh Chắc Băng bây giờ.

5 thg 8, 2021

Xuôi dòng Chắc Băng

“Hết dịch COVID-19 sẽ làm một chuyến du lịch cho đã đời!”, nhiều người vẫn nói với nhau như vậy trong những ngày giãn cách xã hội. Ngày đó sẽ không xa, tin là như vậy. Và bạn sẽ đi đâu: lên rừng, xuống biển, chu du những cung đèo hay thả lòng nơi thảo nguyên mênh mông... Những ai thích khám phá miền Tây sông nước, chuyến trải nghiệm sau đây hẳn sẽ là gợi ý thú vị.

Phủ thờ Bác Hồ ở kinh Bảy, từ kinh xáng Chắc Băng rẽ vào.

Ðó là hành trình ngồi trên vỏ lãi, xuồng máy, xuôi dòng Chắc Băng huyền thoại để cảm nhận nét dân dã, thơ mộng của miền Tây sông nước.

6 thg 7, 2021

Vàm Xáng là gì?

Câu ca dao "Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền" dễ làm những người không phải dân Cần Thơ nghĩ rằng đây là 4 địa điểm khác nhau . Thiệt ra, đây là 4 địa danh nhưng chỉ có 2 địa điểm thôi. Bởi vì Ba Láng thuộc Cái Răng còn Vàm Xáng thuộc Phong Điền. Câu ca dao trên nếu diễn giải dài hơn một chút cho rõ nghĩa thì sẽ là "Cái Răng có Ba Láng, Vàm Xáng ở Phong Điền".

Cái Răng là quận nội đô, Phong Điền là huyện ven đô của thành phố Cần Thơ.

Ba Láng là phường thuộc quận Cái Răng, phía Tây của phường này giáp huyện Phong Điền.

Cổng chào phường Ba Láng, TP. Cần Thơ

5 thg 7, 2021

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền

 


Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền
Anh có thương em thì cho bạc, cho tiền
Đừng cho lúa gạo kẻo xóm giềng cười chê...

Dân Cần Thơ chắc ai cũng biết câu ca dao đó, nhưng mà nhứt trí với nhau về ý nghĩa câu ca dao thì chắc là không. Điểm gây tranh cãi chính là ý nghĩa của 2 câu sau, nó có vẻ mâu thuẫn với những quan điểm truyền thống của người dân Nam bộ:

Anh có thương em thì cho bạc, cho tiền
Đừng cho lúa gạo kẻo xóm giềng cười chê...

22 thg 6, 2021

Con kênh đào huyền thoại


Kênh xáng Xà No dài 40 km, bắt nguồn từ ngã ba Vàm Xáng, sông Cần Thơ (nhánh lớn sông Hậu), đoạn qua huyện Phong Điền chạy dài tới ngã ba sông Ba Voi (Hậu Giang) trước khi đổ ra sông Cái Lớn (Kiên Giang) chảy ra biển Tây. Con kênh được người Pháp thi công bằng cơ giới, chỉ trong 2 năm (từ 1901 - 1903) đã hoàn thành, mặt kênh rộng 60 m, đáy 40 m; phí tổn lên tới gần 3,7 triệu quan (Franc). Đây cũng là công trình đường thủy lớn đầu tiên của Nam kỳ có thể so sánh với việc thiết lập đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho.

16 thg 6, 2021

Chè trôi nước chùm ngây

Chè trôi nước là món truyền thống trong các dịp cúng kiếng, lễ Tết, giỗ chạp; đặc biệt là ngày Tết Ðoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch). Tại Cần Thơ, chè trôi nước chùm ngây mang hương vị mới cho món ngon này.


Ngày nay, nhu cầu “ăn để khỏe” ngày càng phổ biến, với sự lên ngôi của những món ăn cân bằng dinh dưỡng, sử dụng nguyên, hương liệu tự nhiên. Chè trôi nước chùm ngây cũng bắt nguồn ý tưởng từ đây: sử dụng nguyên liệu chùm ngây - một loại thực vật giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, nhất là góp phần ổn định đường huyết, giảm cholesterol, bảo vệ gan. Bà Lê Thị Bé Bảy, người nghĩ ra ý tưởng này, cho biết: “Chè trôi nước là món ngọt, nên có thêm chùm ngây sẽ làm cho món ăn cân bằng hơn về dinh dưỡng, vừa tạo vị mới, màu sắc cũng hấp dẫn hơn”.

4 thg 6, 2021

Chùa Ông ở vàm Đầu Sấu

Tọa lạc tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, chùa Ông ở vàm Ðầu Sấu có những đặc điểm thờ tự rất riêng.

Chùa Ông ở vàm Đầu Sấu.

Vài nét về ngôi chùa

Chùa Ông ở vàm Ðầu Sấu tọa lạc tại khu vực 1, phường An Bình. Ngoài các giá trị lịch sử, tín ngưỡng, ngôi chùa còn có sự tích hợp, giao lưu văn hóa hết sức độc đáo.

Những người trong Ban trị sự chùa cũng không biết chính xác ngôi chùa được xây dựng từ năm nào, chỉ biết cổ tự này tồn tại đã trên trăm năm và diện mạo của ngôi chùa hiện nay là kết quả của đợt trùng tu năm 2014. Ðặc biệt, trong chùa còn lưu lại tấm biển ghi tên những người đầu tiên chung tay góp sức xây dựng chùa trong những ngày đầu thành lập. Tiêu đề của tấm biển này được ghi là “Phương danh chư vị tiền bối khai sơn tạo tự”, bên dưới liệt kê danh sách 28 người có đóng góp, bao gồm các chức sắc địa phương như Hương Cả, Hương Nhứt, Hương Hào, Ông Cả, Ông Hội đồng... Ghi chép này mở ra một hướng nghiên cứu về lịch sử ngôi chùa, vì nếu biết được lai lịch của các vị này, sẽ có cơ sở xác định được năm xây dựng cũng như quá trình hình thành ngôi chùa.

Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy

Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia Ðình Bình Thủy (phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) hằng năm có hai lễ lớn: Kỳ yên Thượng điền (vào tháng 4 âm lịch) và Kỳ yên Hạ điền (vào tháng Chạp). Năm nay Lễ Kỳ yên Thượng điền Ðình Bình Thủy diễn ra từ ngày 23 đến rạng sáng 26-5-2021, nhằm 12 đến 15-4 âm lịch.

Chánh tế trong Lễ Kỳ yên Đình Bình Thủy. Ảnh: DUY KHÔI