Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 10, 2016

Leo núi Phật Tích ngắm tượng A-di-đà

Phật Tích là một ngọn núi cao nằm ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, trên núi có chùa Phật Tích cổ kính cùng pho tượng A-di-đà cao gần 40m.

Núi Phật Tích nhìn từ con đường dẫn vào núi

Chùa Phật Tích được xây dựng năm 1057 dưới thời Lý, tọa lạc hoàn toàn trên núi Phật Tích (còn được gọi là núi Lạn Kha, Non Tiên). Núi Phật Tích cao khoảng 500 m so với mực nước biển, trên núi chủ yếu là cây thông trải dài hai bên sườn núi. Tượng A-di-đà có đôi mắt hiền từ, thanh thoát, dáng ngồi thiền, những buổi chiều hoàng hôn khi mặt trời xuống đượm vàng, tượng tạo nên một khung cảnh linh thiêng hiếm thấy.

6 thg 8, 2016

Chợ Âm Dương (Bắc Ninh) – nơi "mua may, bán rủi"

Chợ nằm ở địa phận Làng Ó (nay là làng Xuân Ổ), xã Võ Cường, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Mỗi năm chợ chỉ họp một lần vào đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 Tết (tháng giêng âm lịch)...


Những huyền thoại về chợ Âm Dương

Theo tương truyền của người xưa, nơi họp chợ Âm Dương xưa là bãi chiến trường do đó có nhiều người chết. Chợ họp là để tạo cơ hội cho người chết và người sống gặp nhau. Chợ bắt đầu họp vào lúc lên đèn, trên một bãi đất trống cạnh ngôi miếu cổ có tiếng là linh thiêng của làng. Chợ không có lều, quán, không sử dụng đèn nến. Người đi chợ mang một con gà đen đã được chăm sóc cẩn thận làm vật tế Thành Hoàng làng. Trong chợ cũng có cả những dãy hàng mã, hương, nến, cau trầu. Ở đầu chợ, người ta đặt một chậu nước để thử tiền âm hay tiền dương. Có người sớm hôm sau xem trong túi đựng tiền toàn là vỏ hến, lá đa, thậm chí có cả mẩu yếm sồi. Mọi người đều rất vui vẻ vì coi đó là dịp làm điều phúc, điều thiện với người đã chết. Chợ tan khi còn đêm.

29 thg 7, 2016

Qua Bắc Ninh nhất định phải ăn bánh phu thê

Bánh làm bằng gạo nếp, đỗ xanh, mứt bí, đu đủ xanh bào sợi, và một nguyên liệu không thể thiếu là hạt dành dành. Đây chính là câu trả lời cho màu vàng óng, đẹp như tranh của bánh phu thê. 

Màu vàng của bánh đến từ hạt dành dành 

Nhiều người nghe tên bánh phu thê tưởng nhầm một loại bánh màu đỏ, trông như thạch, thi thoảng có trong các lễ ăn hỏi của người miền Bắc. Nhưng đó là bánh xu xê (hay xu xuê). Bánh phu thê màu vàng óng, gói trong lá dong xanh, thắt bằng chiếc lạt sơn hồng, tượng trưng cho duyên tình thắm nồng bền chặt của đôi trai gái. 

20 thg 7, 2016

Làng đúc đồng Đại Bái

Là một trong số những làng có nghề gò, đúc đồng truyền thống lâu đời, đến nay làng Đại Bái (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) đã khẳng định được vị thế của làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của Việt Nam với các sản phẩm phong phú, được người tiêu dùng ưa chuộng. 

Theo ông Nguyễn Văn Quảng, Phó Chủ tịch xã Đại Bái thì làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái đã có lịch sử cách đây hàng trăm năm do cụ tổ Nguyễn Công Truyền truyền dạy cho dân làng. Trải qua biến cố thăng trầm lịch sử, người dân Đại Bái vẫn giữ gìn nghề truyền thống do ông cha xưa để lại. Đến nay, với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo trí óc của những nghệ nhân cùng sự hỗ trợ cải tiến máy móc kỹ thuật, các sản phẩm đúc đồng của Đại Bái ngày càng được phát triển rộng ra thị trường trong nước và sang một số nước khu vực Đông Âu, Tây Âu.

19 thg 1, 2016

Nem Bùi - món đặc sản dân dã ở Bắc Ninh

Chiếc nem thơm ngon ăn với lá sung chấm tương ớt cùng ly bia mát lạnh tạo nên hương vị khó quên dành cho thực khách vào bữa trưa nắng.

Nem là một món ăn chơi được nhiều người ưa chuộng, trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực đất Việt. Về Bắc Ninh, bạn không nên bỏ qua món nem Bùi, một trong những món ăn nức tiếng vùng Kinh Bắc.

Vị bùi bùi, béo béo, mùi thơm lừng là những đặc trưng bạn có thể cảm nhận ngay trong lần đầu tiên thưởng thức món ăn. Nem Bùi xuất xứ ở làng Bùi, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Trải qua thời gian thăng trầm, vài năm trở lại đây nem Bùi ngày càng được nhiều người biết đến và trở thành món ẩm thực ngon rẻ. 

Ra đời gần 100 năm, món ăn đặc sản vùng quê xứ quan họ vẫn giữ được mùi vị truyền thống và vị trí trong lòng thực khách đến đây. Ảnh: Phong Vinh. 

25 thg 11, 2015

Chùa Tổ linh thiêng sắc màu Phật giáo Kinh Bắc

Không chỉ nổi tiếng là điểm hành hương của các phật tử, chùa Tổ (Phúc Nghiêm Tự) ở thôn Mãn Xá, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh còn được biết với những huyền tích linh thiêng nơi Trung tâm Phật giáo nước Việt xưa. 

Cổng chính vào chùa Tổ chỉ mở trong những ngày lễ hoặc mùng 1 và rằm - Ảnh: Minh Đức 

Chúng tôi đến thăm chùa cận ngày rằm nhưng vẫn cảm nhận không khí ảm đạm, tĩnh mịch. Sân chùa thơm mùi thị và tiếng xào xạc quét lá của người trông chùa. Nhưng ấn tượng nhất vẫn là những câu chuyện mang màu sắc huyền thoại về ngôi chùa gần như bị “bỏ quên” ở vùng đất Phật giáo lâu đời nhất tại Việt Nam. 

11 thg 9, 2015

Làng nội thất từ tre Xuân Lai

Làng Xuân Lai (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) là nơi sản xuất các sản phẩm nội thất bằng tre hun khói nổi tiếng ở miền Bắc. Đến nay, sản phẩm tre Xuân Lai đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành của Việt Nam và xuất đi các nước Nhật, Mỹ, Đài Loan và thị trường các nước Châu Âu. 

Nghề làm đồ tre hun khói của làng Xuân Lai đã có từ lâu đời. Xưa kia, các hộ gia đình tự mày mò để làm ra các đồ dùng chủ yếu phục vụ sinh hoạt trong gia đình như đan thúng, rổ, rá, chõng tre, giường, tràng kỷ... Đến nay, nhiều hộ gia đình đã thành lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh có quy mô lớn.

Trong ngôi nhà với hầu hết những vật dụng của gia đình đều bằng tre hun khói, anh Nguyễn Văn Kỷ chia sẻ các công đoạn làm ra thành phẩm truyền thống từ tre hun khói của làng Xuân Lai. Để có những sản phẩm tre trúc hun khói đẹp, kỳ công, tre nguyên liệu phải ngâm kỹ dưới nước để bảo đảm độ bền và chống mọt. Trước khi vớt lên, tre được nắn thẳng, bào, đẽo hết mấu, đốt và xếp ngay ngắn vào lò rồi dùng rơm trộn đất sét để hun.

11 thg 8, 2015

Đi xem thi chim ở Bắc Ninh

Hội thi thả chim bồ câu ở xã Hòa Tiến, H.Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh hàng năm luôn thu hút hàng trăm dân chơi chim câu tham dự. 

Mang chim đi dự hội 

Hội thi thả chim thường được tổ chức vào những dịp như kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ, ngày Giải phóng Miền Nam 30.4, hoặc sau vụ gặt...

8 thg 4, 2015

Nét cổ kính và thanh tịnh xứ Kinh Bắc

Về Kinh Bắc mọi người còn được ôm trọn trong không gian thanh tịnh, bình yên cùng nét kiến trúc cổ kính của những ngôi Đền, ngôi Chùa nơi đây.

Chùa Bút Tháp là một trong không nhiều ngôi chùa cổ, có quy mô kiến trúc lớn của Đồng bằng Bắc Bộ còn lại đến ngày nay. 

7 thg 4, 2015

Hội làng Diềm rộn ràng câu ca quan họ

Hội làng Diềm được tổ chức hàng năm nhằm thể hiện sự tôn kính đối với Vua Bà - Thủy tổ Quan họ, người có công sáng lập những làn điệu dân ca danh bất hư truyền.

Làng Diềm là tên gọi nôm của thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, Bắc Ninh. Lễ hội là dịp để thể hiện sự tôn kính và lòng nhớ ơn của dân làng đối với Thủy tổ Quan họ và cũng là thời điểm để bà con cầu cho mưa thuận, gió hòa, một năm làm ăn phát đạt. 

10 thg 3, 2015

Rùng mình lễ hội chém lợn Bắc Ninh

Trưa 24/2/2015 (mồng 6 tháng Giêng), hai 'ông lợn' được đao phủ khiêng ra chém trước sân đình Ném Thượng, phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Một "ông lợn" được mang ra đình làng 

8 thg 3, 2015

Rộn ràng lễ hội rước pháo Đồng Kỵ ở Bắc Ninh

Sáng mùng 4 Tết Ất Mùi (ngày 22.2), lễ hội rước pháo Đồng Kỵ (huyện Từ Sơn, Bắc Ninh) tục truyền có từ đời vua Hùng Vương thứ 6, đã chính thức khai hội, mở đầu cho mùa lễ hội khu vực phía Bắc.

Sân đình là nơi sẽ diễn ra màn rước ông Đám hấp dẫn nhất lễ hội 

22 thg 2, 2015

Về Bùi Xá nghe hát trống quân

Là loại hình nghệ thuật dân gian tồn tại hơn 700 năm, hát trống quân Bùi Xá đến nay vẫn được người dân thôn Bùi Xá (xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) bảo tồn và phát huy thành nét đẹp văn hóa tinh thần của vùng đất Kinh Bắc.

Theo cụ Phạm Công Ngát, nghệ nhân cao tuổi của Câu lạc bộ Trống quân Bùi Xá thì phong trào hát trống quân ở Bùi Xá có từ thế kỷ thứ XIII ở triều đại nhà Trần và phát triển hưng thịnh nhất trước năm 1945. Thời kỳ đó, cứ mỗi dịp trăng rằm tháng Tám âm lịch các đôi nam thanh nữ tú của làng vừa thi hát đối giao duyên vừa ngắm trăng trước sự chứng kiến và cổ vũ của toàn dân và đông đội trên bãi cỏ trước cửa đình làng, cuộc thi kéo dài cho đến lúc trăng tàn. Không những thế hát trống quân của Bùi Xá đã nổi tiếng khắp kinh thành Thăng Long và được vua Trùng Quang đời Trần mời về hát. Vào giai đoạn chống Mỹ cứu nước, hát trống quân Bùi Xá lắng dần do nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của toàn dân tộc.

Lê Bá Bạo 72 tuổi, Chủ nhiệm CLB Trống quân Bùi Xá,một trong những thành viên đầu tiên của CLB của những người yêu thích hát trống quân.

27 thg 12, 2014

Săn lùng cua da

Mấy năm trước, cứ độ heo may về, ở các quãng sông Thương chạy qua địa phận các xã Tư Mại, Thắng Cương, Yên Lư, Đồng Việt, huyện Yên Dũng (Bắc Giang), người dân thường rủ nhau đi bắt cua da. Thế nhưng khoảng 3 năm trở lại đây, những ngư dân thạo nghề nhất trong vùng cũng hiếm khi kiếm nổi chục con để hấp bia đãi khách.


Đặc sản lừng danh

Cua da, thứ đặc sản có thời kỳ từng bị ngư dân Yên Dũng xem thường đến mức chỉ dùng để nấu cám cho lợn, nay đã trở thành món "thượng vàng" trong những nhà hàng sang trọng, dù có giá trị kinh tế cao nhưng ngày càng hiếm.

29 thg 6, 2014

Chùa Tiêu thờ nhục thân của Thiền sư Như Trí

Chùa Tiêu Sơn (thường gọi là chùa Tiêu) - một danh thắng nổi tiếng và cũng là - trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam. 

Chùa Tiêu

Chùa Tiêu hầu như không bị ảnh hưởng bởi các biến cố lịch sử qua nhiều thời kỳ, giữ nguyên được nét kiến trúc thời Lê - Nguyễn. Chùa là chốn tu thiền giảng đạo của nhiều bậc cao tăng trong đó sư Vạn Hạnh là người trụ trì. 

Chùa Tiêu xưa có tên là chùa Lục Tổ, tọa lạc ở sườn núi Tiêu, thuộc xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 20 km về phía Bắc dọc theo quốc lộ 1A. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

24 thg 2, 2014

Viếng đền bà chúa Kho

Đền Bà chúa Kho tọa lạc tại làng Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đền được người dân dựng lên để tôn thờ, ngưỡng vọng vị nhân thần là bà chúa Kho - một người phụ nữ nhan sắc đảm đang, tài giỏi.

Bà chúa Kho đã có công chiêu dân, lập dựng làng xóm vùng Quả Cảm, Cổ Mễ, Thượng Đồng…giúp mọi người làm ăn, đem lại mùa màng tươi tốt, cuộc sống no đủ. Bà trở thành Hoàng Phi triều Lý, giúp vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương của triều đình ở vùng núi Kho, làng Cổ Mễ. Sau đó, bà đã anh dũng hy sinh vào ngày 12 tháng giêng âm lịch, năm Đinh Tỵ. Nhà vua thương tiếc phong bà là phúc thần. Nhân dân nhớ công ơn bà, lập đền thờ trên núi Kho, nơi đặt kho lương xưa và tôn kính gọi là bà chúa Kho.

Đền Bà chúa Kho ban đầu là một ngôi miếu nhỏ, sau được mở rộng và xây dựng quy mô vào thời Lê - Nguyễn, gồm nhiều công trình như: Đền Trình, cổng Tam Quan, sân Giải Vũ, tòa Tiền Tế, cung Đệ Nhị, hậu Cung. Tất cả làm thành một quần thể cổ kính trên núi Kho, bên dòng sông Cầu thơ mộng của làng quê quan họ. 

Mọi người chen chân vào đền ngay từ bên ngoài đường dẫn lên đền 

4 thg 2, 2014

Bảo vật quốc gia - Xá lợi tháp minh - văn bia cổ nhất

Bia Xá lợi tháp minh tại Bắc Ninh được xác định là tấm văn bia cổ nhất ở nước ta.

Văn bia Xá lợi tháp minh - Ảnh: ThS Phạm Lê Huy 

Năm 2004, ông Nguyễn Văn Đức (thôn Xuân Quang, xã Trí Quả, H.Thuận Thành) đào đất làm gạch ở gần khu vực chùa làng, đã va phải một vật rất cứng. Đó chính là tấm bia Xá lợi tháp minh. Khi đó, bia gồm hai phần úp khít vào nhau, được kết dính bằng một chất nào đó chưa rõ, phải dùng mai đào đất mới tách đôi được. Bia được tìm thấy cùng một hòm đá cũng bao gồm phần nắp và phần thân. Ông Đức sau đó mang tấm bia này cất giữ đến năm 2012. Trong thời gian này, ông có cho một vài người biết đôi chút chữ Hán Nôm xem.

3 thg 2, 2014

Bảo vật quốc gia - Ba pho tượng đá chùa Linh Ứng

Nếu như bệ đá tam thế thời Trần còn lại nhiều, thì tượng tam thế thời này còn lại rất ít. Ba pho tượng đá chùa Linh Ứng nằm trong số ít ỏi đó.

Ba pho tượng tam thế chùa Linh Ứng - Ảnh: Tư liệu 

Hồ sơ bảo vật quốc gia của tỉnh Bắc Ninh cho biết tượng tam thế chùa Linh Ứng ra đời đầu đời Trần, thế kỷ thứ 13. Chùa đã bị phá hủy nhiều lần, nhưng 3 pho tượng tam thế tạc bằng đá này vẫn còn. Đây là những tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ.

Từ bi và phật tính

Cũng theo hồ sơ, cả 3 pho tượng đều có nhiều nét giống nhau là từ bi và phật tính. Các pho tượng bằng đá xanh, cấu tạo thành 3 phần: bệ tượng, tòa sen, thân tượng, đều ở trong tư thế, sắc tướng của tượng tam thế trong tòa tam bảo. Chúng cũng giống nhau về trang phục. Tuy nhiên mỗi pho tượng đều có những chi tiết, họa tiết riêng, thể hiện cá tính, hình thức và sắc thái tư duy khác nhau. Cụ thể là khác nhau cách ngồi thiền.

23 thg 1, 2014

Bảo vật quốc gia - Tượng rồng đá kỳ lạ

Tượng rồng đá ở đền thờ Lê Văn Thịnh có tạo hình vô cùng kỳ lạ: miệng cắn chân, thân xé mình. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng bảo vật quốc gia này không phải rồng mà là rắn.

Tượng rồng đá (xà thần) ở đền Thái sư Lê Văn Thịnh, Bắc Ninh - Ảnh: Đỗ Nguyễn 

Trước thềm 1.000 năm Thăng Long, đền thờ thái sư Lê Văn Thịnh đã được Bắc Ninh chọn làm 1 trong 4 di tích trọng điểm kỷ niệm đại lễ. Ở độ sâu 50 cm của 2 hố khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện được vật quý, đó là 2 khúc tượng rồng với mỗi khúc dài xấp xỉ 60 cm, cao 35 cm và rộng 40 cm. Đặc biệt, phần chân rồng hoàn toàn nguyên vẹn, có móng vuốt sắc bám chặt vào thân.

16 thg 12, 2013

Đi tìm mộ tổ Kinh Dương Vương


Rất nhiều người không biết rằng ngay trên đất nước ta có ngôi mộ Kinh Dương Vương, thủy tổ nước ta. Ngôi mộ đó hiện nay nằm bên bờ sông Đuống, thuộc địa phận thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Mộ giản dị, đắp trên một gò đất nhìn ra bờ sông, xung quanh là những cây cổ thụ quanh năm xanh tốt. Nhân dân không xây thành lăng, mà chỉ xây cao lên bằng gạch cổ, có mái nhỏ che mưa nắng. Rêu xanh màu thời gian. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là ngôi mộ cổ do nhân dân chọn địa thế đẹp, có tụ khí phong thủy, dựng lên như một biểu tượng.