Hiển thị các bài đăng có nhãn Bảo tàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bảo tàng. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 6, 2022

Những mẫu sinh vật rực rỡ trên cao nguyên đá Đồng Văn

Phòng trưng bày về thiên nhiên Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn vừa hoàn thành với nhiều mẫu vật quý hiếm, trong đó có những mẫu sinh vật là đặc sản của cao nguyên đá như bướm hoàng đế tím, bướm hoàng đế đen

Phòng trưng bày về thiên nhiên Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn có diện tích 100 m², đặt tại Bảo tàng tỉnh Hà Giang. Phòng trưng bày thể hiện sự đa dạng và phong phú các loài thực vật hạt kín, thực vật hạt trần, nấm, động vật có xương sống (thú, chim, bò sát – lưỡng cư, cá), động vật không xương sống (côn trùng, ốc cạn). Trong đó có những loài được coi là đặc sản của vùng cao nguyên đá như bướm Hoàng đế tím và bướm Hoàng đế đen.

Bướm hoàng đế tím

27 thg 5, 2022

Những bàn xoay gốm khổng lồ ở bảo tàng gốm Bát Tràng

Bảo tàng gốm Bát Tràng – một công viên triển lãm gốm sứ mới xuất hiện gần đây tại làng gốm Bát Tràng.

Lấy cảm hứng từ những khối bàn xoay vuốt gốm giao thoa với nhau, Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt được xây dựng giữa lòng làng gốm cổ Bát Tràng. Công trình tọa lạc tại số 28, thôn 5, làng cổ Bát Tràng, có diện tích 3.300 m², nằm ở làng cổ Bát Tràng, Tp Hà Nội- cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15km kế bên sông Bắc Hưng Hải, con sông đào nổi tiếng của Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương. Công trình do Văn phòng kiến trúc của kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào thiết kế từ năm 2018.Công trình có tổng số vốn đầu tư ước tính 150 tỷ đồng. Theo đơn vị thiết kế chia sẻ, công trình lấy cảm hứng từ hình ảnh những khối bàn xoay vuốt gốm giao thoa với nhau. Ở một góc khác, người nhìn có thể liên tưởng đến hình ảnh Lò Bầu cổ của người Bát Tràng xưa.

22 thg 2, 2022

Bảo tàng trà Đà Lạt

Nhà máy trà gần 100 năm tuổi trở thành điểm du lịch phức hợp, gồm bảo tàng, khu trưng bày nghệ thuật và quán cà phê.


Bảo tàng trà Cầu Đất là công trình được thiết kế lại trên nền kiến trúc cũ của Sở trà Cầu Đất trước đây do người Pháp xây dựng từ năm 1929. Thời kỳ đó, Cầu Đất là nơi đầu tiên ở Đông Nam Á có một sở trà và nhà máy trà lớn nằm trên diện tích 1,2 ha. Hiện điểm đến này thuộc Cầu Đất Farm ở xã Xuân Trường cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 25 km. Xung quanh bảo tàng là những đồi trà nhấp nhô.

13 thg 1, 2022

Độc đáo Bảo tàng vũ khí cổ ở Vũng Tàu

Là nơi lưu trữ, trưng bày hàng nghìn hiện vật liên quan đến vũ khí và quân đội các thời kỳ từ khắp nơi trên thế giới, Bảo tàng Vũ khí cổ tại TP. Vũng Tàu là một trong những bảo tàng độc đáo nhất Việt Nam.

Bảo tàng Vũ khí cổ được thành lập năm 2012 bởi ông Robert Taylor (75 tuổi, quốc tịch Anh). Vì một số lý do nên sau khi hoạt động một thời gian, bảo tàng đóng cửa. Năm 2016 bảo tàng mở cửa trở lại ở địa chỉ mới trên đường Trần Hưng Đạo, TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Bảo tàng nằm trong một tòa nhà Pháp cổ cùng một số công trình phụ trợ kế cận. Hiện tại, diện tích trưng bày của bảo tàng rộng khoảng 1.500 m²

Bảo tàng vũ khí tư nhân lớn nhất Việt Nam

Hàng nghìn vũ khí trên thế giới từ nhiều thế kỷ được ông Robert Taylor (74 tuổi) sưu tập, lập thành bảo tàng.


Bảo tàng Vũ khí cổ do ông Rober Taylor (74 tuổi, quốc tịch Anh) thành lập, mở cửa năm 2012. Tuy nhiên, không lâu sau, bảo tàng phải đóng cửa vì lý do cá nhân.

Năm 2016, bảo tàng hoạt động trở lại tại địa chỉ mới trên đường Trần Hưng Đạo, TP Vũng Tàu. Bảo tàng nằm trong tòa nhà kiểu Pháp xây dựng năm 1912, có diện tích khoảng 1.500 m².

3 thg 1, 2022

Nơi lưu giữ hàng chục Bảo vật quốc gia ở Sài Gòn

Tính đến thời điểm hiện tại, BT Lịch sử TP.HCM đang lưu giữ tới 12 Bảo vật quốc gia. Phần lớn các Bảo vật này được trưng bày thường xuyên để phục vụ công chúng.

1. Tượng Phật Đồng Dương và hiện vật đầu tiên của BT Lịch sử TP HCM được công nhận là Bảo vật quốc gia. Bức tượng bằng đồng này có niên đại vào khoảng thế kỷ 8-9, gắn với thời kỳ Phật giáo huy hoàng nhất của vương quốc Chăm Pa cổ.

30 thg 12, 2021

Khám phá hiện vật vô giá trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Hàng nghìn hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã tái hiện một cách sinh động lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Tọa lạc tại số 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một trong những bảo tàng quốc gia có lượng khách tham quan đông nhất Việt Nam.

29 thg 11, 2021

Top 10 Bảo vật quốc gia bằng đồng của Việt Nam

Đồng là một vật liệu đặc biệt, đã đồng hành cùng đời sống người Việt từ thuở hồng hoang cho đến thời hiện đại. Cùng điểm qua những Bảo vật quốc gia bằng đồng tiêu biểu thuộc nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau.

1. Tượng động vật Dốc Chùa (BT Tỉnh Bình Dương) có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 năm, được khai quật tại Dốc Chùa, Tân Uyên, Bình Dương năm 1977. Thuộc văn hóa Đồng Nai, bức tượng bằng đồng này là một trong những Bảo vật quốc gia có tuổi đời cao nhất Việt Nam.

28 thg 5, 2021

Nơi lưu giữ văn hóa dân tộc Mường Thanh Hóa

Để giúp người xem có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về một dân tộc có dân số khá đông trên địa bàn Thanh Hóa, nhiều năm qua Bảo tàng tỉnh đã xây dựng và đưa vào hoạt động phòng trưng bày chuyên đề văn hóa dân tộc Mường ở Thanh Hóa.

Du khách tham quan và được trải nghiệm tại Bảo tàng tỉnh

Dân tộc Mường ở Thanh Hóa có khoảng 37 vạn người và còn bảo lưu được những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc trưng, góp phần tạo nên bản sắc cộng đồng dân tộc Mường ở Việt Nam.

Đồng bào Mường sống ở chân núi, bên sườn đồi gần sông suối, làm ruộng nước trong các thung lũng và làm rẫy ở các chân sườn đồi, ngoài ra còn chăn nuôi, săn bắt, đánh cá, hái lượm, làm một số nghề thủ công như dệt, đan lát, mộc…

10 thg 5, 2021

Bảo tàng hình bàn xoay gốm ở Bát Tràng

Bảo tàng ở làng Bát Tràng (làng gốm nổi tiếng ở H.Gia Lâm, Hà Nội) với kiến trúc lấy cảm hứng từ những bàn xoay gốm đang dần hình thành.

Kiến trúc dựa trên ý tưởng lò bầu ở làng gốm Bát Tràng. Ảnh: KTS Hoàng Thúc Hào cung cấp

9 thg 5, 2021

Ngắm những cổ vật đặc sắc được trưng bày tại Bảo tàng Hà Tĩnh

Có tuổi đời hàng trăm, hàng nghìn năm, mỗi cổ vật quý đang được trưng bày tại Bảo tàng Hà Tĩnh đều mang trong mình câu chuyện về lịch sử, văn hóa, con người vùng đất núi Hồng sông La.

Những bộ trang sức bằng gốm (ảnh 1), vật dụng bằng đá (ảnh 3), bộ hài cốt của người Việt cổ (ảnh 2) được phát hiện tại xã Thạch Lạc (Thạch Hà) có niên đại hơn 4.400 năm; những vật dụng bằng sắt, đồng (ảnh 4) sử dụng trong sinh hoạt của con người thời văn hóa Sa Huỳnh tại di chỉ khảo cổ học Phôi Phối - Bãi Cọi (xã Xuân Viên, Nghi Xuân)..., tất cả đã chứng minh trên mảnh đất Hà Tĩnh hàng nghìn năm trước, con người đã “an cư, lạc nghiệp”

18 thg 2, 2021

Ấn tượng bảo tàng tỉnh Long An

Bảo tàng Long An tọa lạc tại phường 4, Thành phố Tân An, là nơi lưu giữ rất nhiều cổ vật, kỷ vật giá trị về văn hóa, lịch sử của dân tộc ta nói chung, tỉnh Long An nói riêng. Bảo tàng là điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu về đất và người Long An.

Bảo tàng Long An

Hoạt động bảo tồn – bảo tàng của tỉnh Long An có từ năm 1976. Tuy nhiên, giai đoạn 1976-1985, tổ chức của đơn vị chỉ là Phòng Bảo tồn – Bảo tàng (thuộc Ty Văn hóa – Thông tin). Đến năm 1985, Bảo tàng Long An chính thức được thành lập nhân kỷ niệm 10 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/1985).

Du lịch Long An, ghé thăm bảo tàng bạn sẽ cảm nhận được không gian trầm mặc, cổ kính bởi Bảo tàng Long An được trưng dụng từ dinh thự của ông Nguyễn Văn Dận (Hội đồng Dận) được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ XX theo kiến trúc Pháp.

5 thg 2, 2021

Tham quan bảo tàng Đồng Tháp

Bảo tàng Đồng Tháp tọa lạc trên đường Nguyễn Thái Học, phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là điểm đến không thể thiếu trong hành trình tham quan của du khách gần xa. Bảo tàng là nơi giới thiệu những giá trị về lịch sử văn hóa con người Đồng Tháp trong cuộc sống, sinh hoạt cũng như lịch sử oai hùng của Đảng bộ, quân dân Đồng Tháp trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

28 thg 1, 2021

Hiện vật quý ở Bảo tàng Đồng Nai

Bảo tàng Đồng Nai hiện đang lưu giữ trên 21 ngàn hiện vật. Trong số này có những hiện vật quý có tuổi đời thuộc dạng cổ, xưa, độc bản.

Tượng tê tê (hay con gọi là con trút) bằng đồng, kích thước: cao 7,5cm, rộng 9,5cm, dài 37,3cm với trọng lượng 2,65kg đang được trưng bày tại Bảo tàng Đồng Nai. ảnh: V.Truyên

8 thg 1, 2021

Khám phá những hiện vật quý hiếm ở bảo tàng tư nhân đầu tiên của Hà Tĩnh

Trong 4.000 hiện vật tại Bảo tàng Hoa Cương (thôn Chân Thành, xã Bình An, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), có nhiều hiện vật quý hiếm được Tiến sỹ Nguyễn Quang Cương (SN 1957) dày công sưu tầm.

Bảo tàng Hoa Cương là công trình bảo tồn văn hóa ngoài công lập đầu tiên tại Hà Tĩnh được TS Nguyễn Quang Cương xây dựng ngay chính tại quê hương của mình. Tiền thân là Nhà khuyến học Hoa Cương (năm 2004), đến nay, Bảo tàng Hoa Cương được hoàn thành với 4.000 hiện vật do chính TS Nguyễn Quang Cương tìm tòi, phát hiện và lưu giữ.

22 thg 12, 2020

Hai bảo vật quốc gia ở Bảo tàng Bình Dương

Bảo tàng tỉnh Bình Dương tọa lạc tại số 565 đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, được khánh thành và đưa vào sử dụng năm 2004. Bảo tàng có diện tích trưng bày 2.000 m2 gồm 1.300 hiện vật gốc và 50 tài liệu khoa học. Trong đó có hai bảo vật quốc gia là: Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh và Tượng động vật Dốc Chùa được giới khoa học và du khách chú ý tìm hiểu.

Mộ Chum gỗ - Trống đồng Phú Chánh có niên đại khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ II đầu Công nguyên. Mộ táng chum gỗ trống đồng được phát hiện vào cuối năm 1988 bởi ông Nguyễn Văn Cường (ấp 6, xã Vĩnh Tân, Tân Uyên). Ngay khi được phát hiện, Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng tỉnh đã đào thám sát tại vị trí phát hiện trống đồng thu được một chum gỗ còn nguyên vẹn và một số di vật khác nằm trong lòng chum theo hình thức tùy táng.

Bảo tàng tỉnh Bình Dương thu hút đông đảo khách tham quan, tìm hiểu.

25 thg 11, 2020

Nơi du hành về Đà Lạt thời quá khứ

Bảo tàng Lâm Đồng lưu giữ trên 15.000 hiện vật, tái hiện sinh động thiên nhiên, lịch sử và con người ở thành phố ngàn hoa.

Bảo tàng Lâm Đồng tọa lạc tại khu đồi “Biệt thự mùa đông” (phường 10, TP. Đà Lạt) rộng 3ha, trong khuôn viên dinh thự của ông Nguyễn Hữu Hào xây tặng con gái là Nam Phương Hoàng hậu. Nơi đây đang lưu giữ hơn 15.000 hiện vật về thiên nhiên, khảo cổ học, con người và lịch sử phát triển của địa phương.

Để hình dung về thành phố ngàn hoa hơn 100 năm trước, du khách hãy đến gian trưng bày "Đà Lạt xưa và nay". Các hình nộm mô phỏng một số hoạt động đời thường của cư dân địa phương, trong thời gian người Pháp đang quy hoạch Đà Lạt thành đô thị từ những năm 1890. Điểm nhấn khu này là cỗ xe ngựa được sưu tầm và phục dựng theo mẫu phương tiện giao thông phổ biến hồi đó.

Các hình nhân với trang phục khác nhau đại diện cho tầng lớp bình dân từ mọi miền di cư vào sinh sống ở TP. Đà Lạt vào thế kỷ trước, sống bằng nhiều nghề như bán hàng chợ, đánh xe, trồng và bán hoa màu... Phía ngoài cùng bên phải là đồng phục nữ sinh với áo len mặc ngoài bộ áo dài, đến giờ vẫn được nhiều trường học ở Đà Lạt duy trì.

Đà Lạt được biết đến là điểm nghỉ dưỡng, định cư của nhiều người Pháp và tầng lớp thượng lưu Việt Nam. Đa số những hiện vật trưng bày trong không gian "Đà Lạt xưa và nay" đều có xuất xứ phương Tây hoặc có thiết kế tinh xảo, chức năng hiện đại, thường được dùng trong các gia đình giàu có.

Cơi đựng trầu, kim chỉ bằng gỗ khảm trai và ống đựng vôi bằng đồng là vật dụng của tầng lớp quý tộc thời Nguyễn, được sử dụng ở Đà Lạt đến những năm 1950. Ảnh: @koganei_kr

Tủ thờ của một gia đình quý tộc người Việt tại Đà Lạt trong những năm 1930 - 1950 được bảo tàng sưu tầm, phần nào phản ánh bối cảnh sống giao thoa giữa truyền thống và hiện đại ở Đà Lạt thế kỷ trước.

Du khách Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (TP HCM) cho biết con gái chị rất thích tìm hiểu lịch sử, văn hóa, và hai mẹ con đã tham quan các bảo tàng ở thành phố ngàn hoa. "Để tìm hiểu về quá khứ của Đà Lạt, Bảo tàng Lâm Đồng là nơi tái hiện rõ nét nhất", chị Ánh Nguyệt nhận xét.

Bên cạnh hiện vật, bảo tàng cũng trưng bày nhiều ảnh chụp các địa điểm xưa cũ còn tồn tại ở địa phương như quảng trường Hòa Bình, chợ Đà Lạt, ga xe lửa, đồi chè Cầu Đất hay những con đường, tư dinh rải rác trong thành phố.

Đi hết bảo tàng, du khách cũng có thể tham quan những hiện vật và hình ảnh đặc thù của Đà Lạt trong những năm kháng chiến và đổi mới, cho đến ngày nay. Bảo tàng Lâm Đồng mở cửa các ngày trong tuần vào 7h30 - 11h30 và 13h30 - 16h30. Phí tham quan 22.000 đồng/ người.

Tâm Linh

17 thg 10, 2020

Những cổ vật Chămpa ở Sài Gòn

Hàng trăm cổ vật của người Chăm, trong đó có ba bảo vật quốc gia được trưng bày ở Bảo tàng lịch sử TP HCM.

Trong Bảo tàng lịch sử TP HCM dành hẳn một phòng trưng bày hơn 100 cổ vật Chămpa niên đại từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 17. Chămpa là quốc gia cổ của người Chăm, tồn tại ở miền Trung Việt Nam, hưng thịnh nhất vào khoảng thế kỷ 9, 10 rồi suy yếu dần. Quốc gia này chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Ấn Độ giáo; với nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc; nổi bật là các tháp Chăm vẫn tồn tại đến ngày nay.

26 thg 8, 2020

Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Nơi ghi dấu lịch sử báo chí dân tộc

Tọa lạc trong khuôn viên tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội), bảo tàng Báo chí Việt Nam không chỉ là nơi lưu giữ những tài liệu, hiện vật về lịch sử báo chí mà còn là nơi ghi dấu những ký ức về lịch sử dân tộc, đời sống xã hội nói chung. 

Xuất phát từ ý tưởng, tâm huyết gìn giữ, tôn vinh và phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ người làm báo Việt Nam, Hội Nhà báo đã hoàn thiện Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Ngày 28/7/2017, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam và đã chính thức khai trương hệ thống trưng bày thường xuyên và đón khách tham quan từ ngày 19/6/2020.

Hiện nay, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã sưu tầm được trên 20.000 hiện vật, tài liệu. Trong đó, có trên 700 hiện vật, tài liệu độc đáo và quý hiếm phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử báo chí Việt Nam được nghiên cứu, lập hồ sơ, thẩm duyệt phục vụ trưng bày. Nội dung trưng bày bao gồm năm phần: Báo chí Việt Nam giai đoạn 1865-1925; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1925-1945; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1945-1954; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1954-1975 và Báo chí Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay.

Khu vực bên ngoài được trưng bày những bức tranh kính khổ lớn, thể hiện các giai đoạn của báo chí Việt Nam.

14 thg 7, 2020

Không gian văn hoá dân tộc S’tiêng

Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo nằm tại xã Bình Minh, huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước), một nơi có ý nghĩa đặc biệt góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử của người S'tiêng nói chung và đồng bào sóc Bom Bo nói riêng. 

Điều ấn tượng của khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’Tiêng sóc Bom Bo là sự thay đổi trong cách thức trưng bày, đa dạng hóa các sản phẩm hay cách trang trí độc đáo của nhà dài truyền thống và khu phục dựng bản làng người sóc Bom Bo đều thể hiện rất rõ nét những đặc trưng của đồng bào nơi đây, góp phần quảng bá nét văn hóa dân tộc S’Tiêng đến với du khách khắp mọi miền.

Du khách chắc hẳn sẽ cảm thấy vô cùng thích thú khi thưởng lãm những chiếc chày giã gạo đơn sơ nhưng chắc chắn, chiếc bẫy chông nhỏ bé nhưng lại rất hiệu quả trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hay chiếc bầu hồ lô chứa nước uống hết sức tiện lợi... Các sản phẩm thủ công đã tạo thành yếu tố cơ bản trong văn hóa vật thể của cộng đồng người Stiêng, đáp ứng nhu cầu cơ bản về thẩm mỹ và nhu cầu an toàn trong sinh hoạt… Đây cũng là những mảnh ghép văn hoá đời sống đầy màu sắc của đồng bào S’Tiêng được đông đảo du khách trong và ngoài nước muốn khám phá và trải nghiệm.


Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo nằm tại xã Bình Minh, huyện Bù Đăng.