Hiển thị các bài đăng có nhãn An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 6, 2020

Cây thốt nốt trái tim ở An Giang đã trở lại

Đến An Giang, du khách không khó bắt gặp những hàng thốt nốt trải dài. Thốt nốt là loại cây đặc trưng của vùng bảy núi An Giang, với hình dáng bên ngoài giống cây dừa và lá cọ. Huyện Tri Tôn hay huyện Tịnh Biên ở An Giang được coi là xứ sở của loài cây này. Những du khách đã từng một lần đến đây đều thưởng thức loại cây trái ngon này và đều nhớ mãi thứ đặc sản của vùng biên.

Hàng thốt nốt tạo thành hình trái tim thuộc địa phận xã An Tức, huyện Tri Tôn, là một trong những điểm check-in được giới trẻ yêu thích khi du lịch An Giang.


Thốt nốt trái tim trước đây – Ảnh: trangnhonho

6 thg 6, 2020

Chùa Kim Tiên – Điểm đến mới toanh cực đẹp ở An Giang

An Giang nổi tiếng là “vùng đất thiêng” thanh tịnh với những ngôi chùa cổ kính mang đậm nhiều nét đẹp kiến trúc, văn hóa độc đáo. Mới đây Chùa Kim Tiên sau một thời gian dài xây dựng, tu sửa đã mở cửa đón khách tham quan chiêm bái và lập tức được các bạn trẻ gần xa săn đón, check-in khung cảnh khiến dân tình choáng ngợp.

Toàn cảnh Chùa Kim Tiên

Con đường tầm vông Ô Tà Sóc đẹp như tranh

Con đường tầm vông đẹp như tranh nằm trong Ô Tà Sóc thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Dịch theo tiếng Khmer, Ô Tà Sóc nghĩa là Suối Ông Sóc, một phần của dãy núi Dài – Ngọa Long Sơn, ngọn núi dài nhất trong dãy Thất Sơn hùng vĩ.

Con đường tầm vong đẹp như tranh – Ảnh: Đỗ Phu.

Dạo gần đây, Ô Tà Sóc đang khiến dân tình sốt xình xịch bởi tọa độ rừng tầm vông cao vút lên ảnh giống y hệt mấy bộ phim “cổ trang” vậy khiến ai ai cũng phải tò mò về địa điểm chụp ảnh đẹp An Giang mới toanh này.

Đình Thoại Ngọc Hầu ở Thoại Sơn – An Giang

Với địa hình đa dạng từ sông nước hữu tình đến đồng lúa mênh mông hay núi non huyền bí, vùng đất Thoại Sơn từ lâu đã là một trong những điểm đến hấp dẫn. Ngoài những danh lam thắng cảnh như lòng hồ ông Thoại, Linh Sơn Tự, tượng Phật bốn tay, bàn chân Tiên, đại thanh đao huyền bí trên núi Ba Thê, du khách đến Thoại Sơn cũng không thể quên một di tích lịch sử rất quan trọng, đó là đình Thoại Ngọc Hầu.

Đình Thoại Ngọc Hầu

Khám phá Thác Otuksa trên Núi Cấm, An Giang

Đến thăm mảnh đất An Giang, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh đẹp của núi rừng, đồng bằng, với cảnh vật hữu tình, nhiều điểm đến độc và lạ. Thác Otuksa ở Ô Tức Sa, xã An Cư, Tịnh Biên là dòng thác đẹp, hiểm trở ở An Giang đang thu hút giới trẻ đi băng rừng, lội suối, chinh phục đỉnh núi tới check-in.

Địa danh tuy thuộc xã An Cư nhưng lại có điểm giáp ranh với xã An Hảo, lại đi bằng đường Ô Tức Sa của thị trấn Chi Lăng. Đường hơi khó đi nên khuyên các bạn tìm những ai biết đường dẫn đi, nếu không được thì có thể liên hệ với hướng dẫn viên địa phương.

4 thg 6, 2020

Chùa Tây An Núi Sam Châu Đốc (Tây An Cổ Tự) - Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia

Xứ Châu Đốc – An Giang nổi tiếng là vùng đất có nhiều ngôi chùa đẹp và linh thiêng. Trong đó không thể không nhắc đến Chùa Tây An. Chùa Tây An còn được gọi là Tây An Cổ Tự – là một ngôi chùa Phật giáo, thuộc phái Bắc Tông tọa lạc tại ngã ba, dưới chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đặc biệt hơn, chùa còn là biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Chùa Tây An nhìn từ xa

Cách thành phố Châu Đốc khoảng 5km, nằm trong quần thể di tích nổi tiếng ở An Giang là khu du lịch Núi Sam với các địa danh: chùa Tây An, chùa Phước Điền (chùa Hang),lăng Thoại Ngọc Hầu và miếu Bà Chúa Xứ. Đã được Bộ Văn hóa xếp hàng là di tích “kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia” ngày 10 tháng 07 năm 1980 và đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là “ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam”.

Khu du lịch Đồi Tức Dụp – Điểm du lịch hấp dẫn của An Giang

Từ năm 1996 đến nay, Khu Di tích lịch sử cách mạng Đồi Tức Dụp gắn liền với tên gọi: Khu du lịch Đồi Tức Dụp thuộc địa phận xã An Tức, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang là điểm đến được nhiều du khách yêu thích. Đến đây, du khách được hòa mình vào khung cảnh tuy hoang sơ nhưng tuyệt mỹ. Trải nghiệm tận mắt thấy tai nghe những câu chuyện huyền thoại, lịch sử hào hùng… Ngoài ra còn được tận hưởng không khí trong lành mát mẻ hữu tình và có những giây phút thư giản thú vị với nhiều trò chơi hấp dẫn.

Bảng chào Khu du lịch Đồi Tức Dụp

Tức Dụp là một ngọn đồi nằm bên núi Cô Tô, cách thành phố Long Xuyên khoảng 70 km và cách biên giới campuchia 10km. Ngọn núi nằm trong dãy Thất sơn hùng vĩ giữa bao la ruộng đồng của huyện Tri Tôn. Nhìn từ xa, ngọn núi như con chim phượng hoàng khổng lồ đang sải cánh giữa đồng bằng mênh mông, bởi vậy núi Cô Tô còn được biết đến với tên gọi Phụng Hoàng Sơn.

Búng Bình Thiên – Điểm du lịch ấn tượng của An Giang

Mảnh đất An Giang không chỉ nổi tiếng với khu rừng tràm Trà Sư xanh mát, núi Cô Tô hùng vĩ hay linh thiêng như Miếu Bà Chúa Xứ,… mà còn có một hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Đó chính là Búng Bình Thiên hay còn được biết đến cái tên là “hồ nước trời”, được thiên nhiên ưu đãi có nhiều loài thuỷ sản nước ngọt phong phú, đa dạng. Không chỉ giữ vai trò điều tiết nước cho một phần châu thổ của dòng Mekong huyền thoại, mà hồ nước luôn xanh trong, phẳng lặng này còn là điểm đến đầy hấp dẫn cho du khách thích khám phá sông nước vùng đầu nguồn sông Cửu Long với văn hóa Chăm độc đáo.

Búng Bình Thiên

Hành hương về Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp – Tịnh Biên – An Giang

Tịnh Biên – An Giang là vùng đất có nhiều huyền thoại linh thiêng cùng danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, Rừng Tràm Trà Sư, núi Két, cụm di tích chùa Phật Thới Sơn, chùa Phước Điền, đình Thới Sơn…trong đó không thể không nhắc đến Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp mang giá trị tâm linh sâu sắc, trở thành điểm đến lý tưởng cho khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước.

Cổng tam quan

9 thg 5, 2020

Thương lắm ô môi!

Đã có một thời, hình ảnh ô môi ngập tràn trong ký ức của tôi. Quên sao được những buổi trưa hè, chúng tôi rủ nhau ra sông tắm. Con nước sông quê ngày ấy trong xanh, soi bóng những hàng ô môi trụi lá. Đám con nít ranh chúng tôi thường cử những đứa nhỏ con nhưng lớn gan trèo lên những cành ô môi già cỗi để hái trái ném xuống. Thời tôi còn bé, quà vặt ít lắm nên thứ trái hoang dại như ô môi cũng là món ngon. Bẻ xong đâu thể ăn liền, phải lấy dao rọc 2 bên thân trái để lộ ra những mắc ô môi đen sì, ngon ngọt hương vị quê nghèo.

Bông ô môi, rơi đầy trước ngõ
Bao kỷ niệm về tiềm thức trong tim…

Có lẽ, những ai lắng nghe bài hát này đều bồi hồi tiếc nuối cho cuộc tình dang dở nơi miền quê xa xôi nào đó. Nhưng lắng đọng hơn, họ còn thiết tha thương nhớ cái sắc tím dìu dịu đã hằn in vào ký ức trong những năm tháng tuổi thơ.

Mùa nắng đến, ô môi oằn mình trong cái nóng hầm hập và kết những chùm hoa rực rỡ. Những bông hoa nhỏ xíu, phơn phớt hồng mang vẻ đẹp chân chất như cô gái quê. Người mơ mộng một chút sẽ gọi đấy là “hoa đào của miền Tây”, còn người thực tế lại yêu thích cái đẹp dịu dàng, không trộn lẫn của loài hoa này.

3 thg 5, 2020

Mùa trâm Bảy Núi

Mùa trâm Bảy Núi (An Giang) thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 6 (âm lịch) hàng năm. Năm nay, cây trâm cho năng suất kém hơn, giá bán thấp hơn so những năm trước. Tuy nhiên, không vì vậy mà người dân vùng Bảy Núi kém vui, bởi cây trâm đã giúp nhiều người, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer có thêm thu nhập trong những lúc nông nhàn.

Trái trâm được coi như món quà thiên nhiên ban tặng cho người dân 

Nghề “lấy mật” thốt nốt

Là đặc sản của vùng Bảy Núi, đường thốt nốt được thực khách gần xa ưa chuộng bởi vị ngọt hài hòa kết tinh từ nắng gió. Muốn có được thứ đặc sản ấy, người ta phải thực hiện nhiều bước và những người leo thốt nốt chính là công đoạn đầu để cây thốt nốt “kết mật” cho đời.

Từ sự vất vả….
Cứ đến 2 giờ sáng, anh Nguyễn Văn Phụng (ngụ xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, An Giang) lại trở dậy giở cơm mang theo để bắt đầu ngày lao động của mình. Gắn bó cùng cái “nghiệp” leo thốt nốt từ khi còn là chàng trai 16 tuổi, đến nay anh đã có 20 năm kinh nghiệm cho mình.

Anh cho biết, thốt nốt có thể cho nước quanh năm nhưng phẩm chất tốt nhất là vào mùa nắng, khi cái nóng râm ran thiêu đốt đất trời. Nhờ sự “gan lì” sẵn có đã giúp thốt nốt có thể trụ vững và kết tinh những dòng nước ngon ngọt cho đời.

Khúc giao mùa Bảy Núi!

Khi những cơn mưa bắt đầu tắm mát vùng Bảy Núi (An Giang) thì miệt bán sơn địa này dần khoác lên mình tấm áo mộng mơ. Thời điểm ấy, những mùa hoa bắt đầu bung nở, những món ăn đặc sản lại bước vào mùa để càng làm say lòng những ai “trót” đặt chân đến miền đất này.

Bảy Núi vào mùa hoa
Tháng nắng, Bảy Núi oằn mình trong cái nóng râm ran. Mấy đỉnh núi chơ vơ những thân cây khô khốc. Khi những giọt mưa đầu tiên lất phất rơi trên vùng đất này cũng mang theo những mùa hoa trở về.

Tháng 4, mấy “con bướm đỏ” ở đâu đã bay về đậu trên những cành phượng rung rinh trong gió. Hoa phượng nơi nào cũng thế, là biểu tượng của mùa hè, mùa của những cảm xúc vấn vương thời áo trắng. Tuy nhiên, mùa hoa phượng Bảy Núi lại mang cái chất riêng, khi nó hòa vào cảnh sắc thiên nhiên vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng.

19 thg 4, 2020

Bánh dân gian của đồng bào Chăm

Nhiều món bánh dân gian truyền thống của người Chăm như: bánh bò nướng, bánh cay, bánh nambarang, bánh bông lan… thường có những nguyên liệu cơ bản là bột mỳ, bột gạo, nước dừa hoặc nước của cây thốt nốt cùng với ớt cay hòa quyện nên hầu hết mang hương vị thơm nồng, béo và cay vốn là đặc trưng khẩu vị yêu thích của họ. 

Những món bánh truyền thống này thường được làm nhiều vào nhịp dịp cưới hỏi, nghi lễ tôn giáo, dịp lễ hội, tết truyền thống... Nguyên liệu và cách chế biến bánh của đồng bào Chăm ở An Giang đã mang lại một nét đặc trưng rất riêng so với các loại bánh cùng tên do những nơi khác làm ra.

Nguyên liệu cơ bản thường dùng làm các loại bánh kể trên là bột mỳ, bột gạo, hột vịt, nước cốt dừa, củ hành, ớt, muối… ngoài ra, một số loại bánh còn dùng các loại lá cây có nhiều ở địa phương dùng để trang trí và tạo thêm mùi thơm cho món bánh. Mỗi món bánh sẽ có một cách pha chế nguyên liệu và cách nấu riêng để mang lại hương vị khác biệt của món bánh đó. Như bánh bò, bánh nambarang được làm từ bột gạo, bánh bông lan làm từ bột mỳ và phải có thêm nước cốt dừa hoặc bột dừa để tạo độ xốp cho chiếc bánh, khi ăn sẽ mang lại cảm giác giòn thơm, không quá dai. Có thể thay thế nước cốt dừa bằng nước của trái thốt nốt sẽ làm món bánh thơm mùi thơm đặc trưng của trái thốt nốt – vốn là loài cây có rất nhiều ở vùng đất An Giang.

Bột gạo và bột mỳ là những nguyên liệu chính để làm những món bánh dân gian truyền thống của đồng bào Chăm như bánh bò nướng, bánh cay, bánh namparang.

15 thg 3, 2020

Bảy Thưa ghi dấu một thời hào hùng

Những ngày này về vùng đất Láng Linh, viếng đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành (xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang) và nhìn lại những hình ảnh ghi dấu cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa, lòng người lại nao nao nghĩ về thời chống Pháp hào hùng của Quản cơ Trần Văn Thành và Nghĩa Binh Gia Nghị.

Hào hùng khởi nghĩa Bảy Thưa 


Khởi nghĩa Bảy Thưa do Quản cơ Trần Văn Thành khởi xướng. Đây là một trong những cuộc khởi nghĩa chống Pháp có quy mô hùng hậu ở Nam Kỳ lục tỉnh lúc bấy giờ. Trần Văn Thành sinh ra trong một gia đình nông dân tại thôn Bình Thạnh Đông (tổng Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh An, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh; hiện nay thuộc xã Phú Bình, Phú Tân).

Ông là một trong những thủ lĩnh tiêu biểu của phong trào kháng Pháp ở Tây Nam Bộ giai đoạn gần cuối thế kỷ thứ XIX. Năm 1840, ông gia nhập quân đội triều Nguyễn, nhờ giỏi võ nghệ, có chữ nghĩa và tài chỉ huy, ông được phong làm suất đội, chỉ huy 50 binh lính.

10 thg 2, 2020

Tháng giêng ăn bún cá Châu Đốc, ghiền như dính bùa dính ngải

Chỉ có đặc sản từ căn bếp của chị, trên cái hàng ba nhà sàn lồng lộng gió đồng, sau những bữa cơm tết ê hề thịt mỡ, mới có thể làm mình nhớ lâu và thòm thèm suốt cả năm đến vậy. 


Trưa mùng 5 tết năm nào, chị dâu cũng nhắn vào nhà anh chị ăn bún cá. Cả đám em cháu lóc nhóc hơn chục đứa tụ tập ở cái nhà sàn cạnh con rạch Tầm Bót của anh chị, trải chiếu trên hàng ba, hì hụp chan húp tô bún cá Châu Đốc của chị, như nuốt trọn hương vị quê hương trước khi quay lại Sài thành, hối hả với cuộc mưu sinh.

4 thg 2, 2020

Biển mây quanh núi Cô Tô

Làn mây trôi bồng bềnh quanh núi Cô Tô, Tây Nam Bộ vào mùa xuân đẹp không thua kém so với cảnh mây luồn ở Tây Bắc. 

Núi Cô Tô và cánh đồng Tà Pạ (huyện Tri Tôn) là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất An Giang. Nếu may mắn, du khách sẽ săn được cảnh mây vờn trên núi Cô Tô vào tháng 1, 2.
Đứng trên điểm ngắm cảnh Vồ Hội Lớn ở núi Cô Tô, du khách có thể thấy trước mắt là một biển mây. Khung cảnh tưởng như ở Đà Lạt hay Tây Bắc nhưng lại là vùng Bảy Núi, An Giang. Ảnh: Huỳnh Hùng. 

29 thg 1, 2020

Nghề “độc nhất vô nhị” miền Tây

Khi nói về nghề, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc kiếm tiền mưu sinh, trang trải kinh tế gia đình. Có những nghề nghe qua rất kỳ lạ nhưng lại rất thực tế, tùy thuộc vào đặc điểm văn hóa, điều kiện tự nhiên nơi họ sinh sống, nhưng cũng có nghề người ta làm đơn giản là vì đam mê. Và có lẽ, nghề “nài” bò hay săn cua núi được xem là những nghề “độc nhất vô nhị” miền Tây…

Đam mê… nghề “nài” bò 


Đua bò - môn thể thao truyền thống đặc thù dần trở thành “đặc sản” văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer vùng Bảy Núi. Từ đó, nghề “nài” bò cũng hình thành, phát triển song hành với nét văn hóa độc đáo này.

Hiện tại, trên địa bàn 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn có rất nhiều tay “nài” bò cự phách thường xuyên tham gia thi đấu tại các giải đua bò cấp huyện, tỉnh, với niềm đam mê mãnh liệt đối với môn thể thao truyền thống này. 

An Giang: Ly kỳ chuyện dinh Đá Nổi

Tọa lạc giữa cánh đồng lúa mênh mông, dinh Đá Nổi (xã Bình Phú, Châu Phú, An Giang) từ lâu đã trở thành điểm đến linh thiêng cho du khách gần xa. Đến với cơ sở thờ tự đặc biệt này, du khách có thể lắng nghe câu chuyện lịch sử đầy thăng trầm của nó và chứng kiến hòn đá nổi mang trong mình giai thoại ly kỳ.

Lịch sử dinh Đá Nổi 


Qua trao đổi với các thành viên Ban Quản lý (BQL) dinh Đá Nổi, tôi mới hiểu được lịch sử hình thành khá đặc biệt của nơi này. Trước đây, vùng này là chốn lâm địa với cây hoang, cỏ dại tràn lan. Tại vị trí dinh hiện nay có một gò đất lạng nên người dân hay đến đây “cầm” trâu bò để nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, họ thấy trâu bò rất sợ sệt, không dám ở lại gò đất nên nghĩ là chốn linh thiêng liền dựng một cái lều tạm để thờ cúng. Về sau, người dân quyết định dựng dinh hẳn hoi để việc thờ cúng được trang trọng hơn. Với ý định cất dinh ở vị trí cao ráo, họ đã đào đất đắp gò.

Lên non tầm dược

Bảy Núi được mệnh danh là nơi sinh trưởng của vô số loài “kỳ hoa dị thảo” hoang dại và thanh khiết. Giờ đây, “kho” dược liệu quý này đang bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt.

Theo chân “đội quân” thiện nguyện 


Họ là những nông dân “chân đất”, quanh năm bám ruộng vườn. Nhưng khi nhà thuốc từ thiện cần dược liệu giúp người, họ xung phong lên núi sưu tầm. Sáng sớm, núi Cấm còn đang ẩn hiện trong làn sương mờ lảng đảng, “đoàn quân” tầm dược do Hai Tùng (Nguyễn Thanh Tùng, 51 tuổi, ngụ xã Long Giang, Chợ Mới, An Giang) dẫn đầu từng bước “đạp mây” lên đỉnh núi. Ở cái tuổi “ngũ tuần”, nhưng dáng dấp Hai Tùng rắn rỏi, xông xáo.

Chỉ tay về phía cánh rừng bên vách điện Cửu Phẩm, Hai Tùng nói rằng: “Ngày trước núi Cấm có vô số loài dược liệu quý hiếm. Sau này, người ta đào bới củ, gốc đem bán cho khách du lịch nên nguồn dược liệu cạn dần. Hiện nay, chúng tôi sưu tầm chủ yếu là cây hàn the, đầu khấu, chó đẻ (diệp hạ châu), huyết rồng, đỗ trọng, phục linh, gấm đen, câu đằng, gùi đỏ…”.