Hiển thị các bài đăng có nhãn đền thờ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đền thờ. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 6, 2023

Thăm đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng ở Hà Tĩnh

Ngắm vẻ thâm trầm, uy nghi của di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng (xã Thạch Khê, Thạch Hà, Hà Tĩnh) càng thêm tưởng nhớ công lao to lớn của ông đối với đất nước.

Trương Quốc Dụng (1797-1864) sinh ra và lớn lên ở làng Phong Phú, nay là xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh). Ông nổi tiếng là thần đồng từ nhỏ, 25 tuổi đỗ tú tài, 29 tuổi đỗ Tiến sỹ khoa Kỷ Sửu (1829). Trong ảnh:Toàn cảnh Di tích lịch sử văn hóa đền thờ Trương Quốc Dụng nhìn từ trên cao.

17 thg 3, 2023

Thăm dinh Sơn Trung

Mỗi ngày (không tính cao điểm lễ), bình quân 300 người tìm đến thăm Khu Di tích cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa, dinh Sơn Trung (xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang). Họ đến vì cảnh đẹp, vì đức tin. Trên hết, họ đến để tưởng nhớ người anh hùng áo vải một lòng vì dân, vì nước ngày xưa.

Ngoài đền thờ Đức Cố Quản điểm chính đặt tại xã Thạnh Mỹ Tây (huyện Châu Phú), Khu Di tích Dinh Sơn Trung cũng thờ cúng Người.

Về Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú) thăm đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành - Di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia

Quản cơ Trần Văn Thành được người dân trong và ngoài tỉnh An Giang tôn kính, bởi ông có nhiều đóng góp to lớn trong công cuộc kháng Pháp của dân tộc, truyền ngọn lửa yêu nước đến thế hệ hôm nay và mai sau...

10 thg 3, 2023

Chuyện về đền thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi

Đền Long Động (xã Nam Tân, Nam Sách) thờ 3 danh nhân khoa bảng hàng đầu đất Việt là: Mạc Hiển Tích, Mạc Kiến Quan và Mạc Đĩnh Chi.

Đền Long Động nhìn từ trên cao

Nơi đây đã được tu bổ khang trang, xứng tầm di tích cấp quốc gia. Từ ngày 28.2-2.3, lễ hội đền Long Động lần đầu tiên được tổ chức quy mô cấp huyện.

9 thg 3, 2023

Ngắm đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu trước thềm lễ giỗ 646 năm

Tháng 2 âm lịch hàng năm, người dân Hà Tĩnh và đông đảo du khách thập phương lại tìm về với Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu để dâng hương, tế lễ, tưởng nhớ ngày mất của bậc “Nữ trung hào kiệt”.

Đền thờ Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu tọa lạc tại xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh, cách quốc lộ 1 8km về phía Đông. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ XIV trên một cồn cát cao và rộng.

24 thg 2, 2023

Đền thờ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều: Nơi giáo dục truyền thống cách mạng

Nằm tại trung tâm Đồng Tháp Mười, đền thờ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều (phường 1, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An) thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh đến thắp hương, tưởng niệm vị anh hùng của dân tộc.

Đoàn viên, thanh niên dâng hương, bày tỏ lòng tri ân đối với vị Anh hùng dân tộc Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều

Anh Nguyễn Hải Đăng (TP.Tân An) có chuyến công tác tại xã Thạnh Hưng, thị xã Kiến Tường, không quên đến thắp hương Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều. “Mặc dù đến đây không đúng vào dịp tổ chức lễ giỗ của ông nhưng tôi cảm thấy rất tự hào khi được viếng, nghe kể về lịch sử vị anh hùng của dân tộc có nhiều công lao chống giặc ngoại xâm và khai phá vùng đất Đồng Tháp Mười” - anh Hải Đăng chia sẻ.

2 thg 2, 2023

Thăm khu di tích đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn dịp thành lập Đảng

Đầu năm Quý Mão 2023, dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng, nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đã tìm về thăm khu di tích lịch sử - văn hóa đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn giữa lòng hồ Kẻ Gỗ, thuộc huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).

Đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn được xây dựng năm 2011, nhân dịp kỷ niệm 180 năm ngày thành lập tỉnh và được khánh thành vào đầu năm 2014. Đền tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ ngay giữa lòng hồ Kẻ Gỗ (xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên).

19 thg 1, 2023

Bình Định: Khánh thành Đền thờ Đại Tư đồ Võ Văn Dũng

Trong không khí hân hoan, phấn khởi chào đón xuân Quý Mão 2023, chào mừng Kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/02/1930 - 3/02/2023), sáng 16/1 tại xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định tổ chức Lễ khánh thành Đền thờ Đại Tư đồ Võ Văn Dũng.

Đền thờ Đại Tư đồ Võ Văn Dũng tại xã Tây Phú, huyện Tây Sơn.

16 thg 1, 2023

Đền Cửa Tây

Đền Cửa Tây nằm ở phía tây Thành cổ Lạng Sơn, nay là đường Trần Hưng Đạo (quốc lộ 1A cũ Lạng Sơn – Hà Nội), phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn.


Đền có tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, thờ Trần Hưng Đạo và các vị Thánh Mẫu. Kiến trúc của đền gồm 2 tòa nhà: Tòa thứ nhất là điện thờ Mẫu, toà thứ 2 kiến trúc theo kiểu chữ Đinh thờ Đức Thánh Trần và các gia tướng: Phạm Ngũ Lão, Dã Tượng, Yết Kiêu cùng các Hoàng Tử và Công chúa. Đây là một trong những đền thờ vọng Đức Thánh Trần ở Lạng Sơn.

Đền Cửa Nam

Đền Cửa Nam nằm ở phía nam Thành cổ Lạng Sơn, nay thuộc phố Cửa Nam, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, cách cổng thành phía nam khoảng 100 m.

Đền Cửa Nam được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, có kiến trúc kiểu chữ Đinh chuôi vồ, cửa chính của Đền quay về hướng bắc. Đền thờ Mẫu (hệ tứ phủ) và thờ vọng Đức Thánh Trần (Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn).


Đền Cửa Nam là nơi sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân địa phương cũng như du khách thập phương.

Đền Cửa Bắc

Đền Cửa Bắc nằm ở phía bắc Thành cổ Lạng Sơn, nay nằm ở ngã tư đường Trần Hưng Đạo và Trần Nhật Duật thuộc phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn.

Đền Cửa Bắc được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVIII. Đền thờ Đức Thánh Trần (Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn) và thờ Mẫu (Mẫu Liễu), Phật (Thiên Thủ Thiên Nhãn).

Kiến trúc của Đền hình chữ Nhị, gian Đại Bái (Chính Điện) ở bên ngoài, gian Hậu Cung ở phía trong. Theo tư liệu “Xã chí Lạng Sơn”: Trước đây, Đền có nhiều hiện vật quý gồm: 1 tấm bia đá ghi công đức thời Khải Định (1924), 06 tượng thánh bằng gỗ sơn son thếp vàng, 2 nhang án, lỗ bộ, 1 bát nhang cổ bằng sứ, 1 bát nhang đỏ. Hiện nay, tại Đền vẫn còn lưu giữ tấm bia ghi công đức (năm 1924) và có thêm các tượng, đồ thờ tự, ngai (thờ bóng), điện thờ…


Đền Cửa Bắc là nơi sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân địa phương và du khách thập phương.

Đền Mẫu Đồng Đăng

Đền Mẫu Đồng Đăng nằm ở khu Lò Rèn, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, cách thành phố Lạng Sơn 15 km.


Đền Mẫu Đồng Đăng trước đây nằm trong một mái đá sát chân núi (cách vị trí đền ngày nay khoảng hơn 300m về phía đông bắc), hiện tại ở vị trí này còn có một bia ma nhai, kích thước: 53cm x 80cm, cạnh đó có một nghiêm mực đá được chạm khắc vào tháng sáu năm Kỷ Tỵ, triều Gia Long thứ 8 (1809). Sau này, thấy nơi đây chật hẹp không mấy thuận tiện cho việc thờ cúng, nhân dân địa phương đã di chuyển nơi thờ tự đến vị trí hiện nay. Đây là nơi thờ tự tín ngưỡng thánh Mẫu và Phật theo kiểu “Tiền Thánh – Hậu Phật”.

16 thg 11, 2022

Kiến trúc, điêu khắc độc đáo của ngôi đền cổ "thượng miếu hạ mộ"

Tồn tại qua nhiều thế kỷ, đền Lê Đức Tuy xã Hùng Tiến (Nam Đàn) là một công trình kiến trúc, điêu khắc độc đáo. Đền đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Theo các tài liệu hiện có, đền được xây dựng vào đầu thế kỷ XVI để thờ Vinh phúc bá Lê Đức Tuy - Người có công "hộ quốc an dân" dưới triều hậu Lê, là một vị quan hết lòng vì dân vì nước, được Vua Lê Thánh Tông phong sắc "Dực bảo trung hưng, linh phù tôn thần". Đền gồm có cổng tam quan, hạ, trung, thượng điện... nằm cạnh đê Tả Lam, soi bóng xuống bàu Sen uy nghi, cổ kính. Ảnh: Huy Thư

12 thg 11, 2022

Đền thờ Biện Hoành - nẻo về nguồn cội của dòng họ Biện trong cả nước

Đền thờ Biện Hoành ở thôn Mỹ Yên, xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) không chỉ là nơi thờ cúng, tưởng nhớ công ơn của Hoàng giáp - Thanh hình Hiến sát sứ Biện Hoành mà còn là nơi tìm về cội nguồn của dòng họ Biện trong cả nước.

Đền thờ Biện Hoành tại thôn Mỹ Yên, xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên.

Theo thông tin từ Biện tộc Việt Nam, Hoàng giáp - Thanh hình Hiến sát sứ Biện Hoành quê Hoa Duệ - Kỳ Hoa, nay là xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên. Tuy năm sinh, năm mất đến nay vẫn chưa được xác định rõ nhưng tên tuổi cũng như tài năng, đóng góp của ông cho lịch sử dân tộc đã được khẳng định, khắc ghi trong nhiều chứng tích, tài liệu như: Bia Tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử…

14 thg 10, 2022

Ngôi đền thiêng thờ phiến đá in hình đầu người

Đền thờ nàng Bình Khương nằm gần thành nhà Hồ có một tảng đá in dấu đầu người và hai bàn tay, được cho có liên quan đến người phụ nữ tuẫn tiết theo chồng.

Đền thờ nàng Bình Khương nằm cách cổng phía đông thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) không xa. Ngôi đền cổ có tổng diện tích khoảng 600 m², kiến trúc gồm tiền đường, hậu cung và khuôn viên cảnh quan.

10 thg 10, 2022

Ngôi đền lưu giữ nhiều tượng Phật cổ bậc nhất Nghệ An

Tồn tại qua hàng trăm năm, Tuần Thiện Đàn hay còn gọi là đền Thiện ở xã Diễn Ngọc (Diễn Châu) đang lưu giữ một hệ thống tượng cổ đa dạng, đặc sắc có giá trị nhiều mặt về lịch sử, mỹ thuật, tôn giáo...

Tuần Thiện Đàn được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, trên một khu đất cao ráo ở làng Lý Nhân xã Tiên Lý, nay là xóm Tây Lộc, xã Diễn Ngọc (Diễn Châu). Trước đây, khuôn viên của đền rộng, cảnh quan thoáng đãng. Nay, khuôn viên đền Thiện khá chật hẹp và bị "bao vây" giữa một vùng quê phát triển, nhà cửa chen chúc. Ảnh: Huy Thư

20 thg 8, 2022

Bí ẩn về Tổ nghề phòng cháy chữa cháy được thờ ở Hà Nội

Sau vụ cháy lớn năm 1837, người dân phố cổ đã lập ngôi đền thờ Hỏa Thần để cầu xin sự che chở trước các vụ hỏa hoạn. Đây là sự hồi sinh một tục thờ xuất phát từ nhu cầu bức thiết của thời cuộc.

Nằm số 30 phố Hàng Điếu, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, đền Hỏa Thần là ngôi đền rất độc đáo của thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi đền duy nhất trên cả nước thờ Hỏa Thần, vị thần được coi là Tổ nghề phòng cháy chữa cháy.

26 thg 6, 2022

Đền Tống Thượng - nơi lưu giữ lịch sử văn hóa địa phương

Đền Tống Thượng cổ kính, trầm mặc là nơi thờ thánh mẫu Nguyễn Nguyên Chân và con trai Tống Phả Công - những người có công chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.

Đền Tống Thượng nằm trên một khu đất cao, đẹp ngay giữa trung tâm của làng

28 thg 4, 2022

Đền Voi Mẹp - điểm đến tâm linh của người dân Đức Thọ

Đền Voi Mẹp ở xã Lâm Trung Thủy (Đức Thọ, Hà Tĩnh) được biết đến là một công trình kiến trúc độc đáo, thu hút nhiều người đến tham quan, chiêm bái.

Di tích đền Voi Mẹp còn có tên gọi là đền Cả, đền Thánh Mẫu, trước thuộc địa phận xã Cổ Ngu, tổng Văn Lâm, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, nay là thôn Hòa Bình, xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ.

16 thg 4, 2022

Lễ hội phát lương đặc biệt tại ngôi đền thiêng thờ đức Thánh Trần

Lễ hội phát lương đền Trần Thương là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Hà Nam được tổ chức vào dịp đầu năm. Nghi lễ phát lương diễn ra tại ngôi đền chính là nơi xưa Trần Hưng Đạo chọn làm kho lương, cung cấp lương thảo cho quân đội lập lên chiến công hiển hách của nhà Trần 3 lần chiến thắng quân Nguyên- Mông vào thế kỷ thứ 13.

Lễ hội phát lương diễn ra vào đêm 14 tháng giêng hàng năm