Hiển thị các bài đăng có nhãn đền thờ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đền thờ. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 4, 2022

Ngôi đền thiêng ở vùng đất cổ quê hương Đức Thánh Trần

Về cuộc đời huyền thoại của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, dân gian có câu thành ngữ: “Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc”. Trong hàng ngàn ngôi đền thờ Đức Thánh Trần trên khắp nước Việt, có đền Bảo Lộc (Nam Định) ở chính mảnh đất quê hương Ngài.

Cổng vào di tích đền Bảo Lộc.

11 thg 4, 2022

Ngôi đền duy nhất thờ Trương Hán Siêu tại Hải Dương

Tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng, rộng rãi ngay sát bờ sông Cửu An, đền Từ Xá ở xã Đoàn Kết (Thanh Miện) là nơi duy nhất trong tỉnh thờ Trương Hán Siêu - một danh tướng, một danh nhân văn hóa thời Trần.

Đền Từ Xá đã được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2001

10 thg 4, 2022

Chiêm bái chốn thiêng Đền Bà Triệu

Đền Bà Triệu tọa lạc tại làng Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc. Đền mang nét kiến trúc cổ kính thu hút đông người dân về hành hương.

Theo sử sách, Bà Triệu (sinh năm 226, mất năm 248) được Nhân dân gọi bằng nhiều tên khác nhau như: Triệu Ấu, Triệu Thị Trinh, Triệu Trinh Nương, Lệ Hải Bà Vương.

2 thg 4, 2022

Lên đất Quế thăm đền thiêng

Đền Chín Gian được xây dựng từ đầu thế kỷ XIV tại Pú Chò Nhàng, gọi là Tến Pỏm (đền trên núi), thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong. Đền là nơi thể hiện sự tri ân của bà con nhân dân đối với Thẻn Phà (trời), Náng Xỉ Đả (con gái trời) và Tạo Ló Ỳ - người khai mường, mở đất, lập cư.

Trong tín ngưỡng của đồng bào Thái, đền Chín Gian là nơi thể hiện sự tri ân của bà con nhân dân đối với Thẻn Phà (trời), Náng Xỉ Đả (con gái trời) và Tạo Ló Ỳ - người khai mường, mở đất, lập cư.

Theo ngôn ngữ bản địa, xưa kia đền có tên “tến xớ quái” (đền hiến trâu). Vào ngày hội đền, người ta tổ chức lễ hiến tế trâu. Về sau đồng bào gọi đền là “cau hoong” - nghĩa là Chín Gian. Mỗi gian tượng trưng cho một mường ở khu vực Tây Bắc Nghệ An. Lễ hội đền Chính Gian diễn ra vào trung tuần tháng 2 âm lịch. Từ 3 năm nay, đền không tổ chức lễ hội vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, địa phương chỉ duy trì các hoạt động nghi lễ và tín ngưỡng đáp ứng mong muốn của người dân trong vùng.

Đền Chín Gian tọa lạc trên núi thuộc bản Khoẳng. Ảnh: Sách Nguyễn

31 thg 3, 2022

Đền thờ Đại tướng quân thống lĩnh 12 cửa biển

Đền Đệ Nhất do nhân dân làng Đệ Nhất xây dựng tại xóm Tân Phong, xã Diễn Nguyên - Diễn Châu. Đền Đệ Nhất xây dựng từ thời Lê, để thờ Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn, ông là người thống lĩnh các đạo thủy binh coi giữ 12 cửa biển, bảo vệ vùng duyên hải.

Từ “Tướng thống lĩnh coi giữ 12 cửa biển”

Theo gia phả họ Hoàng ở Vạn Phần (nay là Diễn Vạn, Diễn Châu) và văn bia “Nam miếu tôn thần sự tích” do Tổng tài quốc sử quán Cao Xuân Dục biên soạn và một số tài liệu khác tại địa phương, Sát Hải Đại Vương tên thật là Hoàng Tá Thốn, hiệu là Tô Đại Liêu, sinh ngày 15/4/1254 (năm Giáp Dần) ở làng Vạn Phần, huyện Diễn Châu. Mẹ người họ Trương ở thôn Lý Trai.

Cổng tam quan đền Đệ Nhất 

Tương truyền rằng: một buổi sáng tinh mơ, Trương phu nhân ra sông gánh nước bỗng thấy 2 con trâu từ dưới nước nhào lên và lao vào húc nhau. Chúng lao đến chỗ bà, bà dùng đòn gánh đuổi, tự nhiên hai con trâu biến mất. Nhưng một cái lông trâu đã dính vào đầu đòn gánh rồi rơi xuống thùng nước, bà uống phải, thì thấy trong người khác thường. Từ đó bà mang thai, ít lâu sau sinh được một bé trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Hoàng Tá Thốn. Lớn lên Hoàng Tá Thốn có sức khỏe hơn người, vật giỏi, trai tráng trong vùng không ai địch nổi, đặc biệt là tài bơi lội.

Hoàng Tá Thốn lớn lên gặp lúc đất nước bị giặc Mông Nguyên xâm lược. Do có tài bơi lội, giỏi võ nghệ, thông minh, lắm cơ mưu nên được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn bổ sung vào đội thủy binh của triều đình và chiêu làm “Nội thư gia” (giúp việc binh thư).

Văn bia cổ nêu bật công trạng của Hoàng Tá Thốn

Mùa thu tháng 8 năm 1284, Hưng Đạo Vương tổng duyệt binh ở bến Đông Bộ Đầu, Hoàng Tá Thốn được giao nhiệm vụ “quản quân mãnh lang” thủy chiến đóng giữ nơi xung yếu. Trong những lần giao tranh với quân giặc, Ngài cùng các chiến hữu của mình lặn xuống sông đục ngầm thuyền địch, làm đắm hàng trăm chiếc. Quân Nguyên hoảng sợ bỏ chạy tan tác, Toa Đô bị chém đầu, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng tháo chạy, Ô Mã Nhi dùng thuyền nhỏ vượt biển thoát thân. Từ đó Ngài trở thành trợ thủ thân cận của Hưng Đạo Vương.

Sau 2 lần xâm lược Đại Việt thất bại, tháng 3 năm Bính Tuất (1286) quân Nguyên quyết chiếm nước ta lần nữa. Lần này Hoàng Tá Thốn tiếp tục được triều đình giao nhiệm vụ chỉ huy đội quân “mãnh lang” thủy chiến. Cuộc chiến kéo dài suốt 2 năm (1286-1288), làm nên chiến thắng lẫy lừng là trận Bạch Đằng năm Mậu Tý được ví như trận Xích Bích, khiến quân Nguyên phải kinh hồn bạt vía, từ bỏ hẳn ý định xâm lược Đại Việt.

Chính điện từ phía ngoài vào đền thờ Đệ Nhất

Sau khi đất nước sạch bóng quân thù, triều đình luận công ban thưởng, vua Trần Nhân Tông phong cho Hoàng Tá Thốn là Sát Hải Chàng Lại Đại Tướng Quân, ban tước “Minh Tự” làm tướng thống lĩnh các đạo thủy binh coi giữ 12 cửa biển, bảo vệ vùng duyên hải. Từ đó ngày đêm ngài huấn luyện, truyền dạy cho binh sỹ trở thành những thủy binh thiện chiến nhất. Ngày 15/3/1339, trên đường đi tuần thú đường biển từ Thanh Hóa đến Cửa Trào huyện Hoằng Hóa, Ngài đã hóa.

Triều đình được tin, truy phong là Tô Đại Liên Thiên Bồng Nguyên Soái Đại Tướng Quân, cho thuyền rồng chở linh cữu về quê Vạn Phần an táng tại xứ Mả Cháy và lập đền thờ ở đó.

Về sau các triều đại đều sắc phong cho Ngài là “Sát Hải Đại Vương Quản quân Mãnh lang Thiên Bồng Nguyên Soái Đại Tướng Quân, thượng thượng đẳng tôn thần”, “Bản xứ Thành Hoàng Bảo Đức Phúc Thần Quản Quân Mãnh Lang Thái Minh Trợ Quốc Tích Dân Hồng Mô Vĩ Lược Hoằng Tế Quảng Đại Vương”...

Đến đền Đệ Nhất - nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng

Một trong 2 rùa cổ đội hạc, tuy nhiên cặp hạc phía trên theo thời gian đã không còn 

Ghi nhớ công lao to lớn của Ngài, nhân dân khắp nơi ở các vùng duyên hải đều lập đền thờ Ngài như: Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Khánh Hòa, Ninh Thuận...

Đền Đệ Nhất không chỉ là công trình kiến trúc tín ngưỡng tâm linh mà còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương nói riêng và của dân tộc nói chung. Trong phong trào Cần Vương, làng Đệ Nhất là nơi đóng quân của nghĩa quân cụ nghè Nguyễn Xuân Ôn.

Năm 1928, đồng chí Võ Nguyên Hiến được tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội cử về xây dựng cơ sở ở Diễn Châu. Từ cơ sở Hậu Luật (Diễn Bình) đồng chí đã mở rộng sang làng Đệ Nhất (Diễn Nguyên).

Sau khi Đảng bộ huyện Diễn Châu ra đời, chi bộ làng Đệ Nhất là 1 trong 2 chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Diễn Châu cũng được thành lập tại đền Đệ Nhất. Ngày 20/8/1945, tại đền Đệ Nhất, Lý Trưởng đã bàn giao ấn triện, sổ sách, giấy tờ cho chính quyền cách mạng. Ngày 21/8/1945, nhân dân làng Đệ Nhất tập trung tại sân đền sau đó cùng với nhân dân làng Thái Xá đi bắt bang tá Hữu Trân, đoàn biểu tình kéo xuống phối hợp với nhân dân toàn huyện biểu tình đấu tranh cướp chính quyền, thành lập chính quyền Việt Minh.

Ông Trần Văn Thanh, người trông coi đền bên chiếc bàn cổ dùng để đặt lễ tế 

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, đền Đệ Nhất trở thành nơi cất vũ khí, đạn dược, nơi tập trung dân quân tự vệ, nơi đón tiếp bộ đội về làng, nơi kết nạp Đảng viên mới, nơi tập trung nhân dân để tuyên truyền cách mạng.

Hàng năm ở Đền Đệ Nhất có các kỳ lễ lớn như: Lễ Khai hạ được tổ chức vào mồng 7 tháng giêng âm lịch. Lễ thượng nguyên còn gọi là tết Nguyên Tiêu là lễ cầu an, giải hạn đầu năm được tổ chức vào 2 ngày 14 và 15 tháng Giêng (âm lịch). Lớn nhất là lễ giỗ Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn được tổ chức vào rằm tháng 3 âm lịch (từ ngày 14-15/3). Lễ chính được tổ chức vào 9 giờ sáng ngày 15/3 đến 11 giờ sáng.


Hiện đền đang lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị như 2 con rùa bằng đá, cối đá dùng để giã các hương liệu, bia đá cổ, chiếc bàn hình vuông rộng chừng 1,2m được chạm hổ phù, rồng và các linh vật khác.

Đền có nhiều tượng cổ, đây là bàn thờ 5 vị Ngũ Công Vương Phật

Chiếc bàn cổ hàng trăm năm tuổi này thường được đưa ra ngoài sân để đặt lễ tế, mỗi năm 4 kỳ: rằm tháng giêng, tháng 3, tháng 6 và tháng 12 âm lịch. Ngoài ra, đền còn lưu giữ nhiều tượng Phật cổ được gọi là Công Vương Phật, hiện các pho tượng này còn giữ được nước sơn ta nguyên bản, rất quý.

Ông Trần Văn Thanh, 82 tuổi, người trông coi đền Đệ Nhất

Trải qua hàng trăm năm tồn tại, đền Đệ Nhất là công trình văn hóa tâm linh lâu đời tiêu biểu của nhân dân Diễn Nguyên nói riêng và cả vùng nói chung. Đây là nơi ghi dấu và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử cũng như sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương trong nhiều thế kỷ.


Vì thế hàng năm, vào những ngày lễ trọng, nhân dân quanh vùng về dự rất đông. Đó cũng thể hiện tấm lòng tri ân, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, góp phần giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Ngọc Phương

30 thg 3, 2022

Nơi thờ danh tướng Trần Quang Khải ở Trần Xá trang xưa

Đình Trần Xá nay thuộc thôn Trần Xá, xã Nam Hưng (Nam Sách) được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2007.

Đình Trần Xá

Ngoài thờ 3 vị Thành hoàng họ Phạm thời Lý, đình Trần Xá còn phối thờ danh tướng Trần Quang Khải - người có công lớn góp phần cùng quân dân nhà Trần giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược vào thế kỷ XIII.

Trần Xá là một địa danh nổi tiếng trong lịch sử. Thời Lý, Trần Xá có tên gọi là Trần Xá trang, nằm tả ngạn ven sông Kinh Thầy tạo ra một vùng rộng lớn có tên là vũng Trần Xá. Thời Trần, trang Trần Xá đổi thành Trần Xá loan. Tương truyền năm 1282, vua tôi nhà Trần về vũng này mở hội nghị Bình Than bàn kế sách đánh giặc Nguyên Mông lần thứ 2. Ngày nay, tại đống Khoai Nợ (xưa gọi là gò Khoai Quang) của làng Trần Xá còn 2 cây duối, tương truyền đây là nơi vua quan nhà Trần buộc ngựa khi xuống thuyền họp hội nghị Bình Than.

25 thg 3, 2022

Đền thờ Trần Hưng Đạo 90 năm tuổi ở Sài Gòn

Đền thờ Đức Thánh Trần, quận 1, được xây dựng năm 1932, là một trong những điểm tín ngưỡng linh thiêng của thành phố.


Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo được xây dựng trong một khuôn viên rộng lớn của chùa Vạn An cũ. Đến năm 1957 đền được xây dựng quy mô hơn, sau đó còn được tu bổ nhiều lần.

Lối vào đền trên đường Võ Thị Sáu (quận 1), gồm cổng chính ở giữa và hai cổng phụ ở hai bên. Cổng chính được thiết kế với mái ngói uốn cong, có trang trí hình rồng, phụng. Trên trán cổng nổi bật 4 chữ Hán cỡ lớn, phiên âm: "Hưng Đạo Đại Vương".

24 thg 3, 2022

Đền Bạch Mã – Tứ linh xứ Nghệ

Bạch Mã là ngôi đền có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của nhân dân trên mảnh đất Nghệ Tĩnh. Ngôi đền này được xếp thứ 3 trong hàng ngũ "tứ linh": "Nhất Cờn, nhị Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng".

Quang cảnh đền Bạch Mã.

Tương truyền, thần Bạch Mã nhiều lần linh ứng cứu giúp nhân dân khỏi thiên tai, dịch bệnh và phù trợ các triều vua, tướng lĩnh đánh thắng kẻ thù. Ngôi đền được xem là “tứ linh” của xứ Nghệ đã ghi lại bao dấu ấn và sự kiện lịch sử quan trọng trong thời kỳ đấu tranh cách mạng của dân tộc như: phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931...

Chiêm bái ngôi đền thờ danh tướng trấn giữ biên cương xứ Nghệ

Ngự trên núi Nam Giới, đền thờ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi nổi tiếng là một trong bốn ngôi đền linh thiêng của vùng đất Nghệ Tĩnh với câu thành ngữ: "nhất Cờn, nhị Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng".


Quang cảnh đền thờ Chiêu Trưng đại vương Lê Khôi.

Ngôi đền mê hoặc lòng người bởi một vẻ đẹp hài hòa của núi non, biển trời hùng vĩ. Lễ hội đền Chiêu Trưng được xem là lễ hội lớn bậc nhất ở Hà Tĩnh, mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc của ngư dân vùng cửa biển.

20 thg 3, 2022

Đền Ông Hoàng Mười: Chốn du lịch tâm linh đặc sắc

“Bao giờ Hồng Lĩnh hết cây/ Sông Lam hết nước/ Đền ông đây mới hết lộc tài”, đó là câu ca mà người xứ Nghệ vẫn thường nói với nhau về đền Ông Hoàng Mười.

Đền ông Hoàng Mười là địa điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương.

Lại có câu ca khác về ông: "Ông Hoàng Mười trấn thủ Nghệ An/ Về huyện Thiên Bản làm quan Phủ Giầy". Ông là Đức Thánh nổi tiếng linh thiêng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam. Sự linh thiêng của ngôi đền đã trở thành điểm du lịch tâm linh của du khách thập phương.

16 thg 3, 2022

Đình Vũ Thạch

Nằm ngay cạnh bờ hồ Gươm, đình Vũ Thạch là một địa điểm gắn với những sự kiện lịch sử hào hùng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cuộc Cách mạng Tháng Tám.

Nằm ở số 13 phố Bà Triệu, đình Vũ Thạch là một ngôi đình cổ có vị trí khá đặc biệt, khi nằm cách Hồ Gươm - “trái tim” của thủ đô Hà Nội - chỉ vài chục mét

13 thg 3, 2022

Đền Quán Thánh - ngôi đền thuộc cả Thăng Long tứ quán và Thăng Long tứ trấn

Không gian tâm linh của Kinh thành Thăng Long xưa có hai bộ tứ huyền thoại: Thăng Long tứ quán và Thăng Long tứ trấn...

Rất nhiều người biết rằng Hà Nội có Thăng Long tứ quán và Thăng Long tứ trấn. Nhưng không phải ai cũng biết rằng hai bộ tứ này chỉ có tổng cộng 7 di tích, chứ không phải là 8 di tích theo cách suy nghĩ mặc định "4 + 4 = 8".

6 thg 3, 2022

Đền Cùng - Giếng Ngọc, chốn tâm linh từ ngàn xưa ở Bắc Ninh

“Dù ai đi lễ bốn phương, không bằng linh hiển thắp hương Đền Cùng”, với những câu chuyện nhiệm màu linh thiêng được kể bao đời, Đền Cùng – Giếng Ngọc là điểm đến tâm linh thu hút du khách thập phương từ muôn nơi đổ về những dịp ngày Rằm, đầu Xuân.


Đền Cùng - Giếng Ngọc ở khu Viêm Xá, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh (còn gọi là làng Diềm), là chốn địa linh, hiển ứng thờ Mẫu Tam Phủ từ ngàn xưa. Sự linh hiển của Đền Cùng đã nổi tiếng khắp dân gian từ lâu đời, từ thời Tiền Lý, Tiền Lê, thời Lý quan quân triều đình đánh giặc dọc tuyến sông Cầu, có đến chốn này cầu đảo và đều được ứng nghiệm đánh bại quân xâm lược…

14 thg 2, 2022

Khám phá ngôi đền thờ thần Lửa duy nhất của Việt Nam

Đền Hỏa Thần được xây sau vụ cháy thiêu rụi 1.400 ngôi nhà ở phố cổ Hà Nội năm 1837. Đây là ngôi đền thờ thần Lửa duy nhất ở Việt Nam cồn tồn tại cho đến nay.

Tọa lạc ở số 30 phố Hàng Điếu, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, đền Hỏa Thần là ngôi đền “độc nhất vô nhị” không chỉ của thủ đô Hà Nội mà còn của cả nước Việt Nam

2 thg 2, 2022

Ngôi đền bày 9 con trâu phục

Đền Chín Gian ở Quế Phong nổi bật với 9 tượng trâu tạc bằng đá quỳ trước 9 vạc nước, tượng trưng cho 9 mường chuẩn bị tế lễ.

Đền Chín Gian tọa lạc trên quả đồi Pú Pỏm thuộc bản Kim Khê, xã Châu Kim có độ cao 186,4 m so với mực nước biển, tổng diện tích 2 ha gồm nhiều hạng mục như đền chính, sân lễ hội.

22 thg 1, 2022

Thăm ngôi đền thiêng Bà Chúa Thượng Ngàn ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Đền Bà Chúa Thượng Ngàn là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

Đền Bà Chúa Thượng Ngàn ở Tam Đảo hay còn gọi là đền Mẫu Thượng Tam Đảo (Vĩnh Phúc) là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng thuộc thị trấn Tam Đảo, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách.

2 thg 1, 2022

Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Phù Đổng hiện nay gồm 8 điểm di tích thành phần, phân bố trên địa bàn 3 thôn của xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội).

Ngày 9/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2383/QĐ-TTG về việc xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt đối với khu di tích Đền Phù Đổng. Trong ảnh: Đền Thượng (đền thờ Thánh Gióng). Theo truyền thuyết, đền có từ thời Hùng Vương và được dựng trên nền nhà cũ của mẹ Gióng. Đến thế kỷ XI, vua Lý Thái Tổ cho tu bổ đền.

31 thg 12, 2021

Linh thiêng đền thờ Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn

Đền thờ Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn (còn gọi là đền Quốc Phụ) nay thuộc khu dân cư Nẻo, phường Chí Minh, TP Chí Linh, nổi tiếng linh thiêng.

Mộc bản sách Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập, quyển 3, mặt khắc 18 ghi về cuộc đời và sự nghiệp của Huệ vũ đại Vương Trần Quốc Chẩn

Trần Quốc Chẩn (có sách chép là Quốc Chân, Quốc Trấn), sinh năm Tân Tị (1281), mất năm Mậu Thìn (1328).

22 thg 12, 2021

Ngôi đền thờ phụng 8 vị vua nhà Lý được cấu trúc theo kiểu 'kinh đô'

Đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện) cùng với khu lăng mộ các vua nhà Lý là di tích quốc gia đặc biệt. Đây cũng là công trình văn hóa, lịch sử quan trọng nhất của thành phố trẻ Từ Sơn.

Nằm cách Hà Nội chỉ chừng 20km về phía Bắc, đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện) tọa lạc tại xóm Thượng, thôn Đình Bảng (nay là khu phố Thượng, phường Đình Bảng, TP. Từ Sơn, Bắc Ninh).

Là một quần thể tín ngưỡng thờ 8 vị vua đầu tiên của nhà Lý, đền Đô được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vào ngày 25/01/1991. Năm 2014, nơi đây cùng với khu lăng mộ các vua nhà Lý đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

21 thg 12, 2021

Độc đáo đền cổ thờ Cá Ông nhiều nhất xứ Nghệ

Dù trải qua hơn 350 năm, lại bị chiến tranh tàn phá nhưng ngôi đền làng Hiếu tại phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò (Nghệ An) vẫn giữ được nét cổ kính của mình. Thậm chí, tại ngôi đền này có một “nghĩa trang” chôn cất xương cốt cá voi (hay còn gọi Cá Ông). Đến nay, ngôi đền trở thành điểm đến linh thiêng không chỉ ngư dân nơi đây mà còn là nơi du khách thập phương đến thắp hương mỗi khi về với vùng đất Cửa Hội. 

Đền làng Hiếu nơi thờ tự bản cảnh Thành Hoàng và nơi chôn cất xương cốt của gần 90 con cá Voi.