Hiển thị các bài đăng có nhãn đình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đình. Hiển thị tất cả bài đăng

13 thg 4, 2023

Nét đẹp điêu khắc của ngôi đình cổ gắn liền với Lễ hội Đền Cuông

Tồn tại lâu đời, đình Xuân Ái không chỉ là di tích lịch sử gắn liền với Lễ hội Đền Cuông, mà còn là một công trình cổ được điêu khắc chạm trổ đẹp.

Theo các cụ cao tuổi trong vùng, đình Xuân Ái được xây dựng từ thời Nguyễn và đã được tu sửa nhiều lần. Ngày trước, ngôi đình cổ nằm ở trung tâm của làng, nay thuộc xóm 3, xã Diễn An. Ảnh: Huy Thư

Trước đình còn có giếng đình từng là nơi lấy nước sinh hoạt của người dân địa phương, nay đã được tôn tạo lại. Bên cạnh giếng nước là một tấm bia đá cổ, cao khoảng 1,8m. Theo người dân địa phương, xưa kia đình có cổng khá đẹp, sau bị đổ nhưng không được khôi phục lại. Ảnh: Huy Thư

Đại đình Xuân Ái là ngôi nhà 3 gian 2 hồi nằm dọc được xây dựng theo kiểu nhà gỗ truyền thống. Trong quá trình tu bổ gần đây, một số kết cấu gỗ hư hỏng đã được thay thế, nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa. Ảnh: Huy Thư

So với nhiều ngôi đình cổ, đình Xuân Ái không chỉ khác ở kết cấu nằm dọc, mà trong đại đình được ngăn đôi làm 2 nơi thờ tự. Vì đình gian thứ 2 được đóng ván từ dưới lên trên, trừ 2 lối đi 2 bên để thông với gian thứ 3. Ảnh: Huy Thư

Trên vì đình này được trang trí công phu. Ván thưng giữa hạ và khấu đầu khắc 4 chữ hán lớn "vạn - phúc - du - đồng". Mặt ngoài khấu đầu điêu khắc hình ảnh "lưỡng long triều nguyệt" sắc nét. Đấu nóc, con chồng đều được điêu khắc hình hoa lá, mặt hổ phù điêu cách điệu một cách mềm mại. Ảnh: Huy Thư

Hai gian hồi của đình được thiết kế theo kiểu gác 4 cột bồng trên xà dọc để nâng mái làm rộng gian hồi và tạo nên kết cấu hồi nhà độc đáo. Kết cấu hồi đình kiểu này thường gặp trong những ngôi đình được xây dựng vào thời Nguyễn. Ảnh: Huy Thư

Đuôi hạ của đình, điêu khắc các đề tài "long mã", "phượng vũ"... một cách sống động. Hình ảnh chim phượng với đôi cánh xòe rộng, đội chữ thọ, miệng ngậm nhành cây, chân mang cuốn thư khá tinh xảo. Ảnh: Huy Thư

Đặc biệt trên hai mặt của những chiếc kẻ trước và sau đều được điêu khắc chạm trổ công phu bằng những đề tài truyền thống như hoa sen, rồng, phượng, mây mưa, "long mã". Do khung gỗ của đình để mộc nên các tác phẩm điêu khắc đều bị bụi, mốc phủ bám, nhiều tác phẩm không còn nguyên vẹn. Ảnh: Huy Thư

Đình Xuân Ái đã được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử văn hóa năm 2002. Ông Hoàng Công Trường - Chủ tịch UBND xã Diễn An cho biết: Trước đây, đình là nơi sinh hoạt của dân làng, sau là nơi sinh hoạt của xóm. Từ ngày đình được công nhận là di tích lịch sử, nơi đây chỉ thờ thần thành hoàng, tổ chức cúng tế, dâng hương mỗi dịp lễ trọng, tham quan... Trong ảnh: Tượng thần được thờ trong gian cuối của đình Xuân Ái. Ảnh: Huy Thư

Từ xưa, đình Xuân Ái đã gắn liền với Lễ hội Đền Cuông. Mỗi dịp lễ hội, từ chiều 14 tháng Giêng, đoàn rước từ đền Cuông sẽ rước kiệu Vua An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu về đình để dự lễ tế thần (xưa, đình Cao Ái là nơi tổ chức lễ tế thần của bốn làng: Cao Quan, Cao Ái, Tập Phúc, Yên Phụ). Sáng 15 tháng Giêng, đoàn rước với đầy đủ nhạc, cờ, lọng, kiệu rước Vua, Công chúa, thành hoàng làng về đền Cuông dự lễ hợp tế. Ảnh: Huy Thư

An Nam

10 thg 3, 2023

Về thăm Gia Miêu Ngoại trang

Gia Miêu Ngoại trang là một ngôi làng cổ, nay thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung. Nơi đây vẫn còn các di tích về đất phát tích của triều Nguyễn như lăng Trường Nguyên, miếu Triệu Tường và đình làng Gia Miêu.

Vùng Gia Miêu xưa thuộc tổng Thượng Bạn, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa. Từ thời nhà Nguyễn đã gọi Gia Miêu là đất Quý hương, gọi huyện Tống Sơn là Quý huyện. Đây cũng chính là nơi phát tích của 9 đời chúa, 13 đời vua triều Nguyễn. Tổ tiên nhà Nguyễn định cư ở đây rồi sinh cơ lập nghiệp. Vùng đất này về sau là nơi an táng Triệu Tổ Tĩnh Hoàng đế Nguyễn Kim, bố Nguyễn Hoàng, người mở mang bờ cõi về phương Nam.

24 thg 2, 2023

Tháng Giêng, về đình Vạn Phước nghe đờn ca tài tử

Theo Hồ sơ Di tích lịch sử - văn hóa đình Vạn Phước của Bảo tàng - Thư viện tỉnh Long An, đình Vạn Phước là một trong những chứng tích quan trọng đầu tiên còn lại của quá trình mở đất, lập làng và xác lập chủ quyền trên vùng đất phương Nam của Tổ quốc.

“Đình Vạn Phước là một thiết chế làng xã truyền thống Nam bộ, cơ sở tín ngưỡng dân gian đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, đời sống tinh thần của người dân địa phương. Cũng như nhiều ngôi đình khác ở Nam bộ, mặt tiền đình Vạn Phước thờ Thần Nông, bên trái là miếu Ngũ Hành, bên phải là Bạch Mã Thái Giám. Bên trong đình thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, Tiền hiền, Hậu hiền,... và đặc biệt còn thờ 2 nhân vật lịch sử, văn hóa được người dân địa phương tôn kính là Đốc binh Bùi Quang Diệu (Đốc binh Là) - thủ lĩnh nghĩa quân kháng Pháp và nhạc sư hậu tổ, nghệ nhân tiền phong nhạc lễ, nhạc tài tử Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi)” - Chánh bái Ban Hội hương đình Vạn Phước - Phạm Văn Nghiệp chia sẻ.

Đình Vạn Phước là nơi thờ 2 nhân vật lịch sử: Đốc binh Bùi Quang Diệu và nhạc sư Nguyễn Quang Đại

20 thg 1, 2023

Đình Miễu Nhị ở xã Liên Lộc

Nằm cách TP Thanh Hóa gần 30 km, làng Miễu Nhị xưa kia thuộc tổng Liên Cừ, huyện Phong Lộc, phủ Hà Trung (nay thuộc xã Liên Lộc, huyện Hậu Lộc). Là vùng đất cổ nằm giữa những nền văn hóa khảo cổ lớn của thời đại đá mới như di chỉ Gò Trũng, xã Tuy Lộc và nền văn hóa đồng thau - văn hóa Hoa Lộc đặc sắc, Liên Lộc ngày nay vẫn còn giữ được những nét đẹp riêng có.

Nét cổ kính của đình Miễu Nhị, xã Liên Lộc (Hậu Lộc).

11 thg 1, 2023

Độc đáo lễ hội đình Kiên Lao 

Sau nhiều năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, năm nay, lễ hội đình Kiên Lao, xã Đại Đức (Kim Thành) được tổ chức trở lại, long trọng và hấp dẫn hơn mọi năm. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 8-10.12 (tức ngày 15-17.11 âm lịch).

Phần rước kiệu mang đậm nét văn hóa truyền thống

Ngôi đình thờ 2 vị công thần triều Đinh

Ở thôn Thị Tranh, xã Thúc Kháng (Bình Giang) có một ngôi đình thờ 2 vị thành hoàng làng là 2 đại vương có công giúp vua Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.

Cảnh quan yên bình của đình Tranh Ngoài với giếng đình ở trước cổng

14 thg 12, 2022

Ngôi đình cổ đất Phương Nam


Sau nhiều lần trùng tu, đình Thông Tây Hội đã trở thành Di tích Kiến trúc nghệ thuật, văn hóa lịch sử Quốc gia.

Đình Thông Tây Hội nằm ở phường 11, quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh, từ lâu đã nổi tiếng là ngôi đình lâu đời nhất không chỉ ở Tp HCM mà cả vùng đất phương Nam. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, đình cổ Thông Tây Hội vẫn là nơi duy trì nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc bên cạnh những giá trị nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo.

Đình thần Thông Tây Hội do những người di dân quê gốc Nghệ An xây dựng từ năm 1679. Đến năm 1883, Đình thần Thông Tây Hội mới xây dựng theo kiến trúc như hiện nay.

29 thg 11, 2022

Khám phá ngôi đình cổ thờ Vua Mai bên bờ sông Lam


Nằm trong quần thể di tích về Vua Mai, đình Khả Lãm ở khối Hùng Sơn, thị trấn Nam Đàn là một công trình cổ kính còn lưu giữ nhiều hiện vật quý.

18 thg 11, 2022

Nghệ thuật điêu khắc độc đáo của ngôi đình cổ 'dựng trong 1 đêm'

Là Di tích lịch sử Quốc gia, đình Hậu, xã Bắc Thành (Yên Thành) có kiến trúc, điêu khắc khá độc đáo. Tương truyền, đình được người dân làng Hậu dựng trong 1 đêm.

Đình Hậu được người dân làng Hậu, xã Bắc Thành khởi dựng cách đây mấy trăm năm. Ngoài chức năng sinh hoạt cộng đồng, đình còn là nơi để thờ Thành hoàng Thung Lĩnh Triệu Cơ Nguyễn Tướng Công, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, thần Cao Sơn - Cao Các... Ảnh: Huy Thư

15 thg 11, 2022

Đình Mỹ Phước – di tích cổ giữa lòng thành phố

Di tích đình Mỹ Phước là công trình kiến trúc nghệ thuật, mang đậm dấu ấn kiến trúc triều Nguyễn, tọa lạc ngay trung tâm phường Mỹ Long (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang). Ngôi đình đã gắn bó với lịch sử của thời kỳ khai mở vùng đất mới phương Nam bằng nét kiến trúc độc đáo, cổ kính…

Đình Mỹ Phước nằm ngay trung tâm TP. Long Xuyên, phía Đông giáp đường Nguyễn Huệ, phía Tây giáp đường Phan Chu Trinh, phía Nam giáp đường Hai Bà Trưng và phía Bắc giáp đường Lê Minh Ngươn.

7 thg 11, 2022

Chuyện về 3 sắc phong thần của làng Bình Lập

Xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV, dưới triều nhà Lê, các đạo sắc phong giữ vai trò quan trọng trong thiết chế văn hóa làng xã và rất thiêng liêng trong tâm thức của người Việt, vì các sắc phong thần được xem là công nhận chính thức của nhà nước phong kiến về sự hợp pháp của làng xã, về vị thần Thành Hoàng mà người dân thờ phụng trong các đình làng.

1. Hiện nay, cùng với các cơ sở tín ngưỡng dân gian, các sắc phong thần đã trở thành di sản văn hóa quý báu của địa phương, được người dân gìn giữ, bảo quản trong các ngôi đình. Ở Long An, đình Bình Lập (phường 3, TP.Tân An) hiện còn lưu giữ 3 sắc phong thần mà vua Tự Đức ban tặng cho làng Bình Lập.

Đình Bình Lập - nơi lưu giữ 3 đạo sắc phong thần của làng Bình Lập

6 thg 11, 2022

Khám phá đình Thới Sơn, điểm du lịch tâm linh độc đáo của huyện Tịnh Biên

Tọa lạc tại ấp Sơn Tây, xã Thới Sơn (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), đình Thới Sơn từ lâu đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân trong và ngoài địa phương. Hàng năm, vào các ngày 10, 11, 12/8 (âm lịch) có rất đông tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, người dân, du khách đến tham quan, cúng bái...

Đình Thới Sơn do Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên- người sáng lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, cùng với những tín đồ xây dựng vào năm 1851. Ban đầu, đình được xây cất bằng cây rừng, mái tranh, vách lá, nền đất. Năm 1956, đình được người dân dựng lại, với khung sườn bằng gỗ, lợp ngói.

19 thg 10, 2022

Đình cổ ở quê Bình Mỹ

Đình thần Bình Mỹ là ngôi đình cổ nằm bình yên bên một bờ rạch ở làng quê Bình Mỹ (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang). Sau bao thăng trầm lịch sử, nhưng đình vẫn giữ lại phần lớn nét cổ kính, bình yên vốn có hàng trăm năm nay...


Đình Bình Mỹ được xây dựng lần đầu vào những năm cuối thế kỷ XVIII, bằng mái tranh, vách lá, nằm bên vàm rạch Trà Vơ (cách đình hiện nay 2,5 km về hướng Tây Bắc), với tên gọi đình thần Long Mỹ. Năm 1815, ngôi đình bị cháy. Sau đó, được xây dựng lại, đổi tên thành đình Bình Mỹ, theo tên của thôn Bình Mỹ, tổng Định Thành, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Năm 1890, đình được dựng lại, sau khi bị cháy lần thứ 2.

10 thg 10, 2022

Đình làng cổ trăm năm bị lãng quên ở miền Tây Nghệ An

Nằm gần trung tâm xã Vĩnh Sơn (huyện Anh Sơn) nhưng đình làng Thượng Thọ có tuổi đời từ thế kỷ XIX đang bị lãng quên. Với kiến trúc độc đáo, nơi đây từng là chốn tụ hội, sinh hoạt văn hóa của nhân dân xã Vĩnh Sơn và cũng là nơi tập trung của hàng nghìn người trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931). Tuy nhiên, sau gần 1 thế kỷ bị bỏ hoang, đình làng Thượng Thọ đang ngày càng bị xuống cấp nghiêm trọng.

Đình làng Thượng Thọ nằm ở xóm 1 (xã Vĩnh Sơn - Anh Sơn) được xây dựng từ năm 1859. Đây từng là nơi tụ hội và sinh hoạt văn hóa của nhân dân xã Vĩnh Sơn.

Nét cổ kính, độc đáo của đình làng Phượng Lịch

Xây dựng từ thời Nguyễn, đình Phượng Lịch ở xã Diễn Hoa (Diễn Châu) mang vẻ đẹp cổ kính, độc đáo. Hiện di tích đang xuống cấp nặng nề, cần được trùng tu, tôn tạo.

Làng Phượng Lịch, xã Diễn Hoa trước đây thuộc tổng Lý Trai, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu là một làng cổ, có bề dày văn hóa, lịch sử lâu đời. Nơi đây, người dân địa phương đã xây dựng nên nhiều công trình làng xã, như đình, đền, chùa, miếu... trong đó có đình Phượng Lịch. Ảnh: Huy Thư

Kiến trúc độc đáo của ngôi đình cổ gắn liền với phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh

Không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng gắn liền với phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, đình Võ Liệt (huyện Thanh Chương) còn là ngôi đình làng có kiến trúc độc đáo ở Nghệ An.

Đình Võ Liệt nằm ở vị trí phong quang trên cánh đồng Rè, thuộc thôn Minh Tân, xã Võ Liệt, cách Phủ Ngoại thờ song thân cha mẹ danh tướng Phan Đà chừng vài trăm mét. Ảnh: Huy Thư

11 thg 8, 2022

Đình Vĩnh Bình - Ngôi đình từng bị đốt đi, xây lại ở Châu Thành

Đình Vĩnh Bình thuộc ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, là ngôi đình cổ, được xây dựng lần đầu từ thế kỷ thứ XIX. Nhìn ngôi đình nhỏ, đơn sơ, có phần cũ kỹ, ít ai nghĩ rằng đây từng là ngôi đình bề thế nhất vùng Tân An thời bấy giờ. Mái đình xưa giờ hầu như không còn chút dấu vết nào. Ngôi đình hiện tại được người dân xây dựng lại như một lời khẳng định về tầm quan trọng của đình làng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

Đình Vĩnh Bình được xây dựng lần đầu vào thế kỷ XIX, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng. Cũng như những đình làng cổ khác, đình Vĩnh Bình gắn bó với người dân trong vùng từ những ngày đầu khai hoang, mở đất. Không ai nhớ rõ đình được cất lần đầu tiên vào năm nào, nhưng sắc phong của vua Tự Đức năm 1852 là căn cứ khẳng định cho tính “hợp pháp” của đình Vĩnh Bình thời đó.

Nhà bia ghi danh anh hùng liệt sĩ bên cạnh đình. Có nhiều ý kiến cho rằng, đình cũ trước kia có khuôn viên rộng, bao gồm cả khu vực nhà bia hiện nay

10 thg 7, 2022

Ngôi đình độc đáo ở Biên Hòa

Đình Phước Lư ở khu vực Mũi Tàu (P.Quyết Thắng, TP.Biên Hòa) đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh. Đây là thiết chế tín ngưỡng dân gian gắn liền với làng cổ Phước Lư - lỵ sở của dinh trấn Biên Hòa xưa. Mặt tiền đình hướng ra sông Đồng Nai xanh mát, hậu đình giáp với đường Cách Mạng Tháng Tám.

Đình Phước Lư được xếp hạng di tích theo Quyết định số 4236/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai ngày 10-11-2020

Đình thờ thần Thành hoàng và phối tự: Tiên sư, Hậu hiền, Tiền hiền, Thần Nông, Chiến sĩ trận vong… Hằng năm, đình tổ chức lệ Kỳ yên vào ngày 16, 17-11 âm lịch với mục đích cầu hòa bình cho đất nước, bình an cho dân làng và mùa màng bội thu “Quốc thái dân an, Phong điều vũ thuận, Phong đăng hòa cốc”.

4 thg 7, 2022

Đình Bình Lập - Ngôi đình cổ trên đất Tân An xưa

TP.Tân An vừa có thêm một Di tích lịch sử cấp tỉnh là đình Bình Lập - ngôi đình được xem là chứng tích quan trọng trong quá trình khai hoang, lập ấp ở Tân An.

Long An là một trong những nơi được khai phá khá sớm ở Nam bộ với bề dày trên 300 năm lịch sử. Những thế hệ cư dân nơi đây đã trải qua quá trình khai phá, đấu tranh, không ngừng lao động, sáng tạo và để lại trên mảnh đất này những giá trị lịch sử - văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng.

Trong kho tàng di sản văn hóa quý báu ấy, cơ sở tín ngưỡng, lễ hội dân gian là một trong những thành tố quan trọng, phản ánh những chặng đường lịch sử, những giá trị lao động, sáng tạo tuyệt vời của ông cha ta trong quá trình khai hoang mở cõi.

Đình Bình Lập là một trong những ngôi đình cổ tại Tân An

3 thg 7, 2022

Nét đẹp văn hóa đình Nội Hưng

Bài trí tại gian trung tâm đình

Đình Nội Hưng tọa lạc tại trung tâm khu dân cư Nhân Hưng, thị trấn Nam Sách, thờ ba vị thành hoàng là anh em ruột: Trung Công, Trinh Công và Thành Công, những người đã có công giúp nước, hộ dân.