Hiển thị các bài đăng có nhãn đình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đình. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 7, 2022

Ngôi đình hơn 200 năm ở La Châu

Lần theo những địa danh thuở xưa, từ cầu Phủ, cầu Đình đến Điền Trang, Đập Mít, chúng tôi đến với làng La Châu, khi xưa có tên là xứ Cồn Găng, Tổng An, phủ Tư Nghĩa, nay thuộc thôn La Châu, xã Nghĩa Trung (Tư Nghĩa). Làng La Châu nằm bên dòng sông mang tên La Châu uốn quanh rất đẹp.

Cùng với quá trình khai hoang lập ấp tạo nên những vùng đất trù phú, màu mỡ, những dòng họ lớn đầu tiên như Nguyễn, Trần, Phan, Lê, Phạm đã dựng nên đình làng La Châu. Đình làng La Châu là một quần thể di tích của làng, của xóm gồm đình La Châu, nghĩa từ, miếu bà Ngũ Hành Tiên Nương. Quần thể di tích này đều nằm trên gò cao, cạnh dòng sông La Châu phát nguyên từ một nhánh sông Văn (sông Phước Giang) thuộc thôn Phú Bình, thị trấn Chợ Chùa (Nghĩa Hành). Đình La Châu thờ Thành hoàng bổn xứ, có niên đại thế kỷ XIX, thời nhà Nguyễn.

Đình làng La Châu, ở xã Nghĩa Trung (Tư Nghĩa). Ảnh: Tạ Hà

23 thg 6, 2022

Dấu xưa ở đình Thanh Khiết

Đình Thanh Khiết, ở thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà (TP.Quảng Ngãi) còn lưu giữ kiến trúc cổ xưa và mang đậm nét văn hóa của làng quê Việt Nam. Đây là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân làng Thanh Khiết.

Chuyện xưa qua tên gọi

Đình Thanh Khiết gợi nhớ nhiều câu chuyện xưa. Đình tọa lạc ở thôn Thanh Khiết, làng quê bên phía hữu ngạn vùng hạ lưu sông Trà Khúc. Nơi đây chỉ cách biển vài ba cây số, nhưng là vùng thuần nông, người dân không làm nghề biển. Trước đây, làng Thanh Khiết được nhiều người biết đến qua câu ca dao: “Gái Thanh Khiết chuyên nghề cải giá/ Trai Sung Tích chuyên dạ kén dâu”. Cải giá ở đây ý nói rau cải, rau giá, làng này chuyên nghề trồng rau. Về sau, người dân ở làng Thanh Khiết còn trồng nhiều hoa tươi để bán, nên gọi là làng hoa Nghĩa Hà. Còn làng Sung Tích nằm bên kia sông phía đối diện (nay là xã Tịnh Long, TP.Quảng Ngãi), chuyên trồng dâu nuôi tằm, nên mới gọi là kén dâu.

Đình Thanh Khiết ở thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà (TP.Quảng Ngãi). Ảnh: CAO CHƯ

Đình làng An Thạnh: Nơi lưu giữ nét văn hóa xưa

Đình làng An Thạnh, ở thôn An Thạnh, xã Bình Tân Phú (Bình Sơn) có từ lâu đời, lưu giữ nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của người dân địa phương qua nhiều thế hệ.

Theo lời kể của các bậc cao niên, đình làng An Thạnh được người dân địa phương góp tiền, của xây dựng cách đây hơn trăm năm trước, để thờ Thành hoàng, các vị thần cai quản làng và các bậc tiền nhân. Đình làng không chỉ là nơi gặp gỡ, giao lưu của người dân, mà còn ghi dấu nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng từ thời xa xưa được lưu truyền cho đến ngày nay. Hằng năm, vào dịp tiết Thanh minh (tháng Ba âm lịch), người dân dọn vệ sinh, sửa sang lại khu vực đình làng, sắm sửa nhiều lễ vật để tổ chức lễ cúng, thể hiện lòng thành kính tri ân các vị thần và bậc tiền nhân đã có công dựng làng, lập ấp xưa kia.

Phía trước cổng đình làng An Thạnh có cây sộp hàng trăm năm tuổi. Ảnh: An Nhiên

27 thg 5, 2022

Đình Vĩnh Phong, nơi ghi dấu hành trình mở đất

Đình Vĩnh Phong (thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, nơi ghi dấu quá trình dựng làng, lập ấp của vùng đất Thủ Thừa, gắn liền với nhân vật lịch sử ông chủ chợ - Mai Tự Thừa.

Đình Vĩnh Phong nhìn từ bên ngoài

Đình vừa thờ Thành Hoàng bổn cảnh như bao đình làng khác, vừa là nơi thờ phụng ông Mai Tự Thừa - người đặt nền móng cho Thủ Thừa ngày nay. Khoảng thế kỷ thứ XIX, ông Mai Tự Thừa đến vùng đất Thủ Thừa khai hoang. Tại rạch Cây Gáo, bờ Nam kênh Trà Cú, thấy đây là khu vực giáp nước, nơi các dòng chảy gặp nhau, thuận tiện cho xuồng, ghe dừng đỗ nên ông dựng căn quán nhỏ buôn bán. Dần về sau, khu vực này trở nên đông đúc, hình thành một khu chợ (tiền thân chợ Thủ Thừa ngày nay), thành làng, lập ấp. Làng mới có tên là Bình Thạnh. Ông Mai Tự Thừa hiến căn quán nhỏ của mình lấy đất làm đình thờ Thành Hoàng (tiền thân đình Vĩnh Phong ngày nay), một biểu trưng cho làng xã ngày ấy.

19 thg 5, 2022

Bí ẩn hầm Đình Đông

Huyện Thanh Miện mong muốn được khai thác căn hầm bí mật ở Đình Đông, xã Thanh Tùng thành sản phẩm du lịch phục vụ du khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ sau.

Một cửa đi vào căn hầm Đình Đông, xã Thanh Tùng (Thanh Miện) đã được tu sửa lại

Ít ai biết gần di tích lịch sử quốc gia Đình Đông ở xã Thanh Tùng (Thanh Miện) có một căn hầm bí mật gắn với nhiều sự kiện chính trị đã diễn ra tại đình. Tuy nhiên, hiện nay công trình này vẫn chưa nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền.

Đình Xuân Áng và sự tích về vị thần Nhật Dịch Đại vương

Đình Xuân Áng, xã Thanh Xuân (Thanh Hà) có nhiều hiện vật giá trị, đặc biệt là hệ thống bia đá cổ khắc ghi những người công đức đóng góp tiền của tu sửa di tích qua các thời kỳ.

Đình Xuân Áng ngày nay

Đình Xuân Áng thờ vị thành hoàng Nhật Dịch Đại vương giúp vua Lê đánh giặc Chiêm Thành, được tặng phong Thượng đẳng phúc thần.

16 thg 5, 2022

Về Long An ghé đình Vạn Phước nghe đờn ca tài tử Nam bộ

 Mỗi năm vào đúng 3 ngày 17, 18 và 19 tháng giêng, đình Vạn Phước rộn ràng tiếng đờn, lời ca các nghệ nhân của nhiều ban nhạc đờn ca tài tử từ các địa phương hội tụ vể đây giao lưu nhân ngày Lễ Cầu an, Lễ giỗ của Đốc binh Nguyễn Quang Là và đức Nghệ nhân Đờn ca tài tử Nguyễn Quang Đại.


Đình Vạn Phước toạ lạc trên khu đất rộng 4.768 m² thuộc ấp Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Đình Vạn Phước toạ lạc trên một khu đất rộng 4.768 m², diện tích xây dưng 255 m², ấp Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Theo sách Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức viết năm 1820 cũng như Địa bạ tỉnh Gia Định năm 1836, thì xã Mỹ Lệ ngày nay trước kia gồm 3 làng, trong đó có (làng) Vạn phước Phường thuộc tổng Phước Điền Thượng, huyện Phước Lộc, phủ Tân Bình, trấn Phiên An.

Ngôi đình có tên Vạn Phước có lẽ từ tên Vạn Phước phường ngày xưa.

2 thg 5, 2022

Nơi thành lập giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa

Tại huyện Đức Hòa, có một ngôi đình mà bên trong khuôn viên là bia ghi ơn anh hùng liệt sĩ và bia kỷ niệm thành lập lực lượng giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa. Hàng năm, ngoài lễ cúng Kỳ yên của đình làng, ngày 27/7 và 22/12, tại đình còn có mâm cúng tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ. Đó là đình Mỹ Hạnh thuộc ấp Tràm Lạc, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Như bao ngôi đình khác, đình Mỹ Hạnh là nơi sinh hoạt cộng đồng, làng xã của người dân và vẫn mang những đặc điểm cơ bản của đình làng ở Nam bộ: Đối tượng thờ phụng là Thành Hoàng Bổn Cảnh, trước đình có bàn thờ ông Hổ,... Ngoài những đặc điểm đó, trong khuôn viên đình còn có bia ghi danh liệt sĩ và bia kỷ niệm nơi thành lập giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa.

Chú Mười - Hội trưởng đình Mỹ Hạnh, kể: “Khu vực này ngày xưa là rừng rậm nên đình được mấy chú, mấy bác làm cách mạng chọn là địa điểm tổ chức các cuộc họp, xuất quân. Đặc biệt, đình được chọn là nơi thành lập lực lượng giải phóng quân liên quận vì Đức Hòa vốn giáp TP.HCM”. Chú Mười nói rằng, tên ấp Tràm Lạc có nghĩa là khu vực rất dễ bị lạc trong rừng tràm. Tên ấp đã nói lên địa thế của vùng trong những năm kháng chiến.

Đình Mỹ Hạnh vừa được trùng tu vài năm trở lại đây từ nguồn kinh phí xã hội hóa

8 thg 4, 2022

Đình Phú Lễ – Đình làng có kiến trúc độc đáo bậc nhất Bến Tre

Nói đến đình làng có kiến trúc độc đáo bậc nhất Bến Tre thì không thể không nhắc đến đình Phú Lễ. Tọa lạc tại ấp Phú Khương, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, Đình Phú Lễ được vua Minh Mạng cho phép lập đình vào năm 1826, trên cơ sở ngôi đình bằng gỗ lá được xây dựng trước đó. Ngày 29.01.1852, đình nhận được sắc phong của vua Tự Đức.

Giữa không gian yên tĩnh, cổng đình Phú Lễ hiện ra uy nghi và nổi bật. Đình đã gần hai trăm tuổi, qua nhiều lần tu sửa nhưng vẫn giữ nguyên nét cổ kính. Ngôi đình ẩn mình giữa những tán cây cổ thụ, khi mặt trời ló rạng, những tia nắng len lỏi qua từng kẽ lá, chiếu vào tường gạch, thềm đá rêu phong càng tôn thêm nét uy nghiêm, trầm mặc vốn có của đình.

Cổng đình

2 thg 4, 2022

Nữ tướng có công giúp nhà Trần đánh giặc

Đình Vô Hối (trị trấn Thanh Miện) là một trong số ít ngôi đình thờ thành hoàng là nữ tướng, người có nhiều công lao giúp nhà Trần đánh giặc Nguyên Mông, được phong tặng “Anh Linh công chúa, thượng đẳng thần”.

Đình Vô Hối hiện nay

1 thg 4, 2022

Đình Mậu Duyệt - di tích văn hóa nghệ thuật thời Lê

Được khởi dựng cách đây hàng trăm năm, đến nay, đình Mậu Duyệt ở thôn Mậu Duyệt, xã Cẩm Hưng (Cẩm Giàng) vẫn lưu giữ được gần như nguyên vẹn nét kiến trúc cổ thời Lê.

Khung cảnh yên bình tại đình Mậu Duyệt

Độc đáo nghệ thuật điêu khắc trang trí bia đá ở đình An Nhân

Đình An Nhân ở khu An Nhân Tây, thị trấn Tứ Kỳ (Tứ Kỳ) được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2012. Đình hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như câu đối, đại tự, sắc phong…

Mặt trước tấm bia có tiêu đề “Á thần Hậu thần”, ghi tên những người công đức tiền, ruộng, được tôn làm Á thần, Hậu thần

Đặc biệt trong khuôn viên đình còn lưu giữ một tấm bia đá có niên đại thời Hậu Lê, thế kỷ XVIII. Tấm bia ghi lại việc tu tạo đình.

30 thg 3, 2022

Nơi thờ danh tướng Trần Quang Khải ở Trần Xá trang xưa

Đình Trần Xá nay thuộc thôn Trần Xá, xã Nam Hưng (Nam Sách) được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2007.

Đình Trần Xá

Ngoài thờ 3 vị Thành hoàng họ Phạm thời Lý, đình Trần Xá còn phối thờ danh tướng Trần Quang Khải - người có công lớn góp phần cùng quân dân nhà Trần giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược vào thế kỷ XIII.

Trần Xá là một địa danh nổi tiếng trong lịch sử. Thời Lý, Trần Xá có tên gọi là Trần Xá trang, nằm tả ngạn ven sông Kinh Thầy tạo ra một vùng rộng lớn có tên là vũng Trần Xá. Thời Trần, trang Trần Xá đổi thành Trần Xá loan. Tương truyền năm 1282, vua tôi nhà Trần về vũng này mở hội nghị Bình Than bàn kế sách đánh giặc Nguyên Mông lần thứ 2. Ngày nay, tại đống Khoai Nợ (xưa gọi là gò Khoai Quang) của làng Trần Xá còn 2 cây duối, tương truyền đây là nơi vua quan nhà Trần buộc ngựa khi xuống thuyền họp hội nghị Bình Than.

26 thg 3, 2022

Chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc độc đáo đình cổ Trung Cần

Tồn tại qua hàng trăm năm, đình Trung Cần ở xã Trung Phúc Cường (Nam Đàn) được đánh giá là một trong những công trình cổ có giá trị nghệ thuật đặc sắc.

Đình Trung Cần được khởi dựng vào năm Tân Sửu (1781), do 3 vị tiến sĩ họ Nguyễn Trọng là Nguyễn Trọng Thường, Nguyễn Trọng Đương, Nguyễn Trọng Đường chủ trì. Đình gồm 2 tòa thượng, hạ, tọa lạc trên dải đất cao ráo, thoáng đãng, ngoảnh mặt về phía Nam. Đình thờ Quận công Tống Tất Thắng - phối thờ Tam Tòa Đại Vương, Cao Sơn Cao Các... Ảnh: Huy Thư

20 thg 3, 2022

Dấu xưa thời khẩn hoang lập ấp ở ngôi đình cổ nhất phương Nam

Đình Thông Tây Hội (phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM) đã có từ hơn 3 thế kỷ trước, từ thuở những nhóm cư dân đầu tiên xuôi Nam vượt ngàn dặm đường đến vùng Gia Định mở đất. Trải qua bao biến thiên dâu bể, ngôi đình cổ nhất đất Nam Bộ này vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc và nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo.

Ngôi đình với kiến trúc truyền thống độc đáo vẫn đứng vững theo thời gian.

16 thg 3, 2022

Nơi thờ Bà Chúa Kho ở Hà Nội

Đình Giảng Võ là một ngôi đình linh thiêng nổi tiếng của mảnh đất Hà thành. Nơi đây thờ bà Lý Châu Nương, dân gian gọi là Bà Chúa Kho.

Nằm trong ngõ 612 đường Đê La Thành, cạnh UBND Phường Giảng Võ, đình Giảng Võ là một ngôi đình linh thiêng nổi tiếng của mảnh đất Hà thành. Nơi đây thờ bà Lý Châu Nương, dân gian gọi là Bà Chúa Kho.

Đình Vũ Thạch

Nằm ngay cạnh bờ hồ Gươm, đình Vũ Thạch là một địa điểm gắn với những sự kiện lịch sử hào hùng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cuộc Cách mạng Tháng Tám.

Nằm ở số 13 phố Bà Triệu, đình Vũ Thạch là một ngôi đình cổ có vị trí khá đặc biệt, khi nằm cách Hồ Gươm - “trái tim” của thủ đô Hà Nội - chỉ vài chục mét

13 thg 3, 2022

Đình Tú Thị - nơi thờ Tổ nghề thêu của Việt Nam

Ghé thăm đình Tú Thị, người dân và du khách có cơ hội tìm hiểu về giá trị nghề thêu truyền thống qua các hình ảnh, tư liệu lịch sử, cùng các tác phẩm thêu.

Nằm ở số 2 phố Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, đình Tú Thị là nơi thờ ông Lê Công Hành, người được coi là ông tổ của những người thợ thêu cổ truyền Việt Nam.

12 thg 3, 2022

Ngôi đình thờ Nguyên phi Ỷ Lan giữa phố cổ Hà Nội

Đình Yên Thái còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật giá trị, trong đó có nhiều đạo sắc phong quý. Sắc phong có niên đại sớm nhất là năm 1753.

Nằm ở số 8 ngõ Tạm Thương, khu phố cổ Hà Nội, đình Yên Thái là một ngôi đình cổ có lịch sử gắn với sự nghiệp của bà Nguyên phi Ỷ Lan ở thành Thăng Long thời Lý.

7 thg 2, 2022

Tín ngưỡng thờ hổ ở đình Bình Thủy, Cần Thơ

Có thể nói, tín ngưỡng thờ hổ ở đình Bình Thủy đã thể hiện nét đẹp của con người trong việc ứng xử với tự nhiên...

Nằm bên rạch Long Tuyền, thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, đình Bình Thủy là một công trình lịch sử tiêu biểu cho giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ xưa. Ngày nay ngôi đình này vẫn lưu giữ tục thờ hổ rất độc đáo