Hiển thị các bài đăng có nhãn Điện Biên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điện Biên. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 8, 2019

Hang Mường Tỉnh - căn cứ cách mạng chứa đựng giá trị lịch sử to lớn

Nằm dưới chân dãy núi đá vôi hùng vĩ, ẩn mình dưới đại ngàn ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, Di tích Lịch sử cấp quốc gia hang Mường Tỉnh (bản Chống, xã Sa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) là nơi gắn với quá trình hình thành, phát triển Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Điện Biên (cũ), Ban Cán sự tỉnh Lai Châu (cũ) và phong trào cách mạng trên địa bàn. Hang Mường Tỉnh còn là địa điểm tham quan, du lịch hấp dẫn với khí hậu trong lành, khung cảnh thiên nhiên đẹp. Tuy nhiên, do chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, tiềm năng du lịch của Di tích này đang bị “bỏ ngỏ”. 

Đường vào hang Mường Tỉnh. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN 

2 thg 7, 2019

Tết mùa mưa người Hà Nhì ở Tây Bắc

Bốn ngày Tết diễn ra là những ngày người Hà Nhì kiêng kỵ làm việc. 

Tết Mùa mưa (Dế khù chà) được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm, khi bắt đầu mùa mưa và lúa đã đến thì con gái. Dân bản sẽ họp bàn và thống nhất ngày cúng, thường được chọn là ngày hợi (con lợn) hoặc ngày thìn (con rồng). 
Trước ngày diễn ra lễ cúng sẽ có lễ dựng cây đu, đây là phong tục cổ truyền lâu đời của người Hà Nhì ở vùng cao Tây Bắc (chủ yếu tập trung ở Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên). 

23 thg 6, 2019

Mốc ngã ba biên giới A Pa Chải - Ðiểm du lịch hấp dẫn

Mốc ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc (gọi tắt là Mốc ngã ba biên) nằm trên đỉnh núi Khoang La San, có độ cao trên 1.800m so với mực nước biển, thuộc bản A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách TP. Ðiện Biên Phủ hơn 260km về phía Tây, đi theo quốc lộ 12 và 4H. Từ lâu, nơi đây chính là điểm tham quan, du lịch hấp dẫn đối với du khách thập phương.

Du khách tham quan Mốc giao điểm ba đường biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc tại xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé). 

Trong chuyến công tác mới đây, chúng tôi đã tới Mốc ngã ba biên, thuộc địa bàn quản lý của Ðồn Biên phòng A Pa Chải. Ðúng như cảm nhận của nhiều “phượt thủ” đã từng trải nghiệm đến Mốc ngã ba biên, cảm giác đặt chân lên cực Tây Tổ quốc, cao chót vót như nóc nhà chung để nhìn về đường biên giới ba nước thật thiêng liêng, xúc động và tự hào.


Bình yên Na Vai

Trong số 20 thôn, bản thuộc xã Pom Lót (huyện Ðiện Biên) có một bản văn hóa khá đặc biệt đó là bản Na Vai. Ðây là bản văn hóa đầu tiên của tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Ðiện Biên); được công nhận tại Quyết định số 73/QÐ-KT ngày 28/11/2002...

Một góc bản Na Vai, xã Pom Lót (huyện Ðiện Biên) hôm nay. 

Nằm trên vùng đất ruộng có nhiều cỏ gai, khó canh tác; vì thế cái tên Na Vai (nghĩa gốc là Nhả Vai) đã được chọn làm tên của bản. Tuy nhiên, đây chưa phải là nơi sinh sống đầu tiên của người dân Na Vai. Trước năm 1969, khu ngã ba rẽ lên bản Sam Mứn bây giờ có bản Tông Tra (trải qua quá trình chia tách, sáp nhập, lúc Tông Tra là tên 1 bản, có thời điểm lại là 2 bản khác nhau: bản Tông và bản Tra); đây là nơi sinh sống đầu tiên của nhân dân Na Vai. Năm 1969, bản được chuyển về gần khu cầu treo Nậm Núa và lấy tên là bản Nậm Núa. Trận lũ dữ năm 1975 đã cuốn trôi 3 ngôi nhà của dân bản, và vì thế, một lần nữa (năm 1976), dân Nậm Núa được chuyển về vị trí hiện tại định cư rồi gọi là bản Na Vai cho đến ngày nay.

Dấu ấn Phiêng Lơi

Biết tôi chuẩn bị cho chuyến tham quan Ðiện Biên, ông bạn vỗ vai bảo: “Lên Ðiện Biên mà không đến bản Phiêng Lơi thì đó là một thiếu sót lớn”. Và quả thật, có đặt chân đến bản văn hóa du lịch Phiêng Lơi, xã Thanh Minh (TP. Ðiện Biên Phủ), tôi mới hiểu được vì sao mà bạn tôi lại dành tình cảm cho mảnh đất này nhiều đến thế!

Một ngày đầu tháng 6, sau khi tham quan quần thể các di tích lịch sử Ðiện Biên Phủ, chúng tôi lên xe đến với Phiêng Lơi như đã hẹn. Không khách sáo, không màu mè, người dân Phiêng Lơi đón chúng tôi với cả tấm chân tình, khiến cho tôi có cảm giác mình như những người bạn, người con đi xa mới trở về… 

Những lời ca, tiếng hát của đội văn nghệ bản Phiêng Lơi luôn để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách. 

Phong phú di sản văn hóa ở Ðiện Biên

Ðiện Biên có nền văn hóa phong phú, giàu bản sắc. Trong cộng đồng 19 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc lại là một kho tàng di sản văn hóa, tín ngưỡng mang sắc màu độc đáo; trong đó có đến 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 2 di sản được công nhận mới đây nhất (đầu năm 2019) là Tết Hoa mào gà của dân tộc Cống và Lễ Gạ Ma Thú của dân tộc người Hà Nhì. Ðó là vinh dự, tự hào của đồng bào dân tộc tỉnh nhà; đồng thời khẳng định sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc.

Nghi thức cúng thần rừng trong Lễ Gạ Ma Thú của dân tộc Hà Nhì, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. 

Đến Cổng Trời… xem người Mông vẽ sáp ong

Trên đỉnh đèo Ma Thì Hồ mà người dân bản địa vẫn thường gọi dân dã “cái yên ngựa” có một bản người Mông với cái tên khá ấn tượng - bản Cổng Trời. Từ xa xưa, Cổng Trời không chỉ như một chấm phá trong bức tranh hùng vĩ của thiên nhiên mà còn lưu giữ nét văn hóa độc đáo, quý giá, đó là kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải của người Mông hoa - tri thức dân gian về một nghề thủ công truyền thống đã gắn bó với đồng bào tự ngàn xưa. 

Đón chúng tôi giữa đỉnh đèo, ông Hạng Xá Thằng, trưởng bản Cổng Trời, xã Sa Lông, huyện Mường Chà vừa đi vừa kể lại thời gian đầu khi người dân mới chuyển từ bản Huổi Toóng, xã Huổi Lèng về đây lập bản. Ngày mới đến, đời sống gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, cơm không đủ no, áo không đủ ấm... Nhưng với tính cần cù, chịu thương chịu khó, “không có đỉnh núi nào cao hơn đầu gối người Mông, không có việc khó nào người Mông không thể làm bằng đôi tay của mình” nên chúng tôi đã sớm ổn định cuộc sống, tích cực lao động sản xuất. Nhờ đó, những công cụ sản xuất như: Bừa, dao cuốc, súng kíp, đồ mây tre đan; những sản phẩm truyền thống như: váy áo, vòng cổ, vòng tay của người Mông... đã ra đời với trình độ kỹ thuật cao, tinh xảo, phục vụ cho cuộc sống thiết yếu. Người Mông ở Cổng Trời còn lưu giữ kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong dệt, thêu hoa văn trên trang phục truyền thống. Một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc trong cách tạo hoa văn, phối màu trên các sản phẩm vải góp phần tạo nên những trang phục đẹp, độc đáo, riêng của người phụ nữ Mông. 

Sản phẩm váy của người Mông ở bản Cổng Trời có hoa văn độc đáo. 

Lễ Gạ Ma Thú là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 13/6, tại bản A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, UBND huyện Mường Nhé (Điện Biên) tổ chức Lễ công bố và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ Gạ Ma Thú (Cúng bản) của cộng đồng dân tộc Hà Nhì đang sinh sống ở 4 xã cực Tây Tổ quốc, gồm Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng, Leng Su Sìn. Trước đó, tại Quyết định số 446/QĐ-BVHTTDL, ngày 29/1/2019, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 26, lễ Gạ Ma Thú nằm trong danh mục 17 di sản được tôn vinh. 

Người dân chuẩn bị đồ lễ cúng. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN 

Trong lễ tục vòng đời, lễ Gạ Ma Thú là nghi lễ lớn, quan trọng nhất trong năm của cộng đồng người Hà Nhì, được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hằng năm để hướng về cội nguồn, tổ tiên, ông bà, tri ân các vị tiền bối có công khai phá, bảo vệ bản mường, tạ ơn trời đất, tổ tiên, các đấng siêu nhiên phù hộ cho người dân mạnh khỏe, vạn vật sinh sôi, làm ăn phát triển... Đây cũng là dịp để mọi người cùng nghỉ ngơi, vui chơi, mừng mùa Xuân mới.

2 thg 3, 2019

Độc đáo sáo mũi Khơ Mú

Chị Quàng Thị Dua, (bản Púng Giắt 1, xã Mường Mươn, Mường Chà, Điện Biên) là một trong số ít nghệ nhân diễn tấu và chế tác được sáo mũi của người Khơ Mú. Không chỉ lưu giữ một di sản văn hóa quý báu của người Khơ Mú đang bị thất truyền, chị còn tích cực truyền dạy cho thế hệ trẻ. 

Nắm giữ di sản âm nhạc dân gian quý báu


Người Khơ Mú vốn gắn liền tập quán canh tác nương rẫy và cuộc sống sinh hoạt với thiên nhiên, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào vì thế mang đậm dấu ấn của núi rừng. Nhạc cụ truyền thống của đồng bào hầu hết được làm bằng tre, nứa và đều có nguồn gốc từ những vật dụng quen thuộc để sản xuất, sinh hoạt. Phụ nữ Khơ Mú không những chăm chỉ, tháo vát mà còn có khả năng đặc biệt trong thẩm âm, cảm thụ âm nhạc cũng như khéo léo chế tác và diễn tấu nhạc cụ tre nứa. Hầu hết phụ nữ ở bản Púng Giắt 1 đều biết sử dụng thành thạo các nhạc cụ tre, nứa như đao đao, tăng bu hoặc sáo và gìn giữ được làn điệu Tơm trong sinh hoạt văn hóa. Những di sản văn hóa dân gian đơn sơ, mộc mạc như chính cuộc sống của đồng bào, được đồng bào lưu truyền qua bao thế hệ. 

Chị Quàng Thị Dua diễn tấu sáo mũi . 

23 thg 2, 2019

Tinh hoa nghề rèn của đồng bào Mông

Nghề rèn của đồng bào dân tộc Mông - Điện Biên có từ lâu đời, thể hiện sự tài hoa, khéo léo của người thợ đã cho ra lò những sản phẩm tinh xảo mang đậm bản sắc riêng của đồng bào nơi đây.

Kỹ thuật điêu luyện


Nghề rèn thủ công truyền thống của dân tộc Mông đã có từ bao đời nay, việc rèn các nông cụ nhằm phục vụ tập quán canh tác trong lao động sản xuất của đồng bào. Các sản phẩm được tạo ra hoàn toàn bằng thủ công, từ khâu cắt sắt, tạo hình, quai búa, làm tay cầm… tất cả vẫn làm bằng tay không có sự can thiệp của máy móc.

Đồng bào Mông giới thiệu nghề rèn tại không gian Chợ phiên vùng cao đón chào năm mới 2019 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam . Ảnh: Thanh Hà 

12 thg 1, 2018

Hoa anh đào Nhật Bản nở rộ giữa lòng hồ ở Điện Biên

Đảo hoa nằm trong hồ Pá Khoang với hàng trăm cây anh đào đang nở là địa chỉ lý tưởng cho những người yêu thích loài hoa này. 

Cách trung tâm thành phố Điện Biên khoảng 20 km, hồ Pá Khoang thuộc huyện Điện Biên, nằm kề quốc lộ 279. Nơi đây thu hút du khách với đảo nhỏ nằm ngay trung tâm hồ. 

28 thg 12, 2017

Danh thắng kỳ diệu trên cao nguyên Tủa Chùa

Nằm ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, hang động Pê Răng Ky có vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí mê hoặc lòng người. Cũng như những hang động khác ở huyện Tủa Chùa, hang động Pê Răng Ky như món quà thiên nhiên ban tặng với nhiều nhũ đá đa dạng các hình thù còn nguyên vẹn, chưa bị tác động của con người.

Ðể gìn giữ và phát huy các giá trị của di tích, danh lam thắng cảnh phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu của các nhà khoa học, tham quan, khám phá của du khách trong và ngoài nước, sau khi xem xét thủ tục về việc lập hồ sơ xếp hạng một số di tích trên địa bàn tỉnh năm 2017, UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương để Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch lập hồ sơ xếp hạng 3 di tích, trong đó Di tích danh lam thắng cảnh Hang động Pê Răng Ky (thuộc thôn Pê Răng Ky, xã Huổi Só) được lập hồ sơ xếp hạng di tích cấp quốc gia. 

Vẻ đẹp bên trong hang động Pê Răng Ky. 

24 thg 12, 2017

Tiết canh rừng – đặc sản có “một không hai” ở Điện Biên

Mặc dù không quá phong phú, nhưng ẩm thực ở Điện Biên lại ghi điểm bởi sự độc đáo, đặc biệt là các món đặc sản từ rau rừng. Đến với mảnh đất hào hùng này, từ tiết canh rừng, nộm hoa ban cho đến món nhót xanh cuốn bắp cải,… chắc chắn cũng sẽ khiến du khách phải hài lòng.

Tiết canh rừng

Tiết canh rừng là món đặc sản riêng có ở bản Mường Luân, Điện Biên. Chỉ với nguyên liệu là lá cây bơ mó cùng một số loại gia vị, người dân tộc Lào đã khéo léo làm nên món ăn gây tò mò, kích thích vị giác của du khách.

Cây bơ mó là một loại cây rừng khá dễ kiếm, thường mọc vào mùa nóng. Cây có thân dây leo, lá màu xanh nhạt, phát triển rộ từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Sau khi hái lá bơ mó đem về, người ta thường mang đi rửa sạch, giã nhuyễn, pha với nước và vắt bỏ bã để có một hỗn hợp đặc, sền sệt màu xanh. 

Tiết canh rừng gây tò mò cho nhiều người. 

23 thg 8, 2017

Vũ điệu nhảy sạp của người Lô Lô

Trong những hình thái dân ca, dân vũ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc không thể không nhắc tới múa sạp – những vũ điệu say đắm lòng người qua từng bước đi, sự khéo léo, nhịp nhàng của các chàng trai, cô gái nơi miền sơn cước. Cũng như đồng bào Thái, người Lô Lô cũng dịu dàng đằm thắm trong vũ điệu nhảy sạp

Cũng giống như các tộc người khác, đồng bào Lô Lô thường tổ chức múa sạp trong các lễ hội, các buổi giao lưu. Có thể nói múa sạp ẩn chứa sự cố kết cộng đồng là sợi dây vô hình gắn kết mọi người gần nhau hơn. Dù khởi nguồn từ dân tộc Thái hay dân tộc Mường thì múa sạp vẫn chứa đựng một sức sống tiềm tàng với độ lan tỏa rất lớn, múa sạp không chỉ thu hút đồng bào Tây Bắc mà hình thức dân gian này còn cuốn hút đông đảo đồng bào Kinh tham gia. Khởi nguyên, múa sạp để ăn mừng chiến thắng Điện Biên (tháng 5-1954) để gắn kết tình quân và dân đến nay múa sạp đã được nghệ thuật hóa. Múa sạp không chỉ xuất hiện tại nhiều sân khấu, cuộc biểu diễn, mà còn theo chân các đoàn nghệ thuật dân tộc Việt Nam vươn ra trường quốc tế.

15 thg 5, 2017

Lên Điện Biên xem người Mông bắc thang hái chè cổ thụ

Chè Shan tuyết cổ thụ còn được mệnh danh là cây “bất tử” của đồng bào Mông huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.

Xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa được xem là quê hương của chè Shan tuyết cổ thụ. Hiện toàn xã có hơn 2.000 cây, được bà con trồng và bảo vệ quanh nhà.

13 thg 5, 2017

Sức sống trên cao nguyên đá Tủa Chùa

Là huyện miền núi xa xôi, còn nhiều khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên, song nơi đây lại toát lên vẻ đẹp hút hồn, thể hiện được sức sống mãnh liệt.

Tùa Chùa cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 150km về phía Đông Bắc và nằm ở độ cao đến hơn 1.400 mét so với mực nước biển. Diện tích tự nhiên ở đây chủ yếu là đá vôi.

1 thg 5, 2017

Tới “thung lũng mắt trời” xem đám cưới của người Xạ Phang

Lễ cưới hỏi truyền thống của người Xạ Phang thường diễn ra trong hai ngày. Sau các nghi lễ quan trọng, đôi vợ chồng chính thức bắt đầu cuộc sống mới.

Nằm ở độ cao hơn 1.400 mét so với mực nước biển, bao bọc tứ bề là điệp trùng núi, thung lũng Thèn Pả, xã Sa Lông, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên còn được người dân nơi đây quen gọi là “thung lũng mắt trời”. 

27 thg 3, 2017

Tháng 3 - mùa hoa ban rừng nở rộ

Hoa ban rừng cùng với khăn piêu, váy cóm là những mảnh ghép gần gũi trong văn hóa người Thái ở Tây Bắc.

Tháng 3, khi nắng ấm dần cũng là lúc Tây Bắc chìm trong sắc trắng hoa ban. Trên quốc lộ 6 đi Sơn La, Điện Biên, bên vách núi cheo leo... hoa ban đã nở rộ. 

21 thg 3, 2017

Ngắm hoa gạo đẹp rực rỡ trên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ

Dù đã ở thời điểm cuối mùa, song hoa gạo vẫn nở rực đỏ trên nền trời Tây Bắc.

Những “ngọn lửa trên trời” như xóa tan màn sương giăng bao phủ quen thuộc của miền núi biên cương Tổ quốc.

9 thg 3, 2017

Nộm hoa ban: Đặc sản vùng Tây Bắc

Đồng bào Thái thường ít khi thiếu món ăn từ hoa Ban, trong đó có nộm hoa Ban.

Để làm được món nộm hoa ban ngon nhất thì Hoa Ban phải là hoa được hái từ trên rừng