Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng bằng sông Hồng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng bằng sông Hồng. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 1, 2024

Giải mã bí mật phong thủy của nhà thờ đá Phát Diệm

Có thể khẳng định nhà thờ Phát Diệm là một công trình mang sự giao thoa văn hóa Đông – Tây đậm nét. Trong đó, nét Á Đông không chỉ thể hiện qua chi tiết kiến trúc mà còn ở yếu tố phong thủy đặc sắc.

Tọa lạc tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng từ năm 1875-1898, là một nhà thờ đẹp và độc đáo bậc nhất Việt Nam. Đây cũng được coi là nhà thờ Thiên Chúa mang đậm nét nhất về quan niệm phong thủy của người Việt

Trước hết, yếu tố phong thủy của nhà thờ này nằm ở hướng xây dựng. Các kiến trúc sư phương Tây thường ưu tiên chọn trục Ðông - Tây để xây dựng thánh đường. Riêng ở nhà thờ Phát Diệm, trục Nam – Bắc lại là hướng chính, không tuân theo nghiêm lệ của truyền thống kiến trúc nhà thờ phương Tây.

Xét về mặt Dịch lý phương Đông, phương Nam được coi là hướng của các bậc đế vương, tượng trưng cho danh dự, trí tuệ, quyền lực, sự hưng thịnh. Có lẽ những người xây nhà thờ Phát Diệm đã lựa chọn hướng đắc địa nhất về phong thủy này để tôn vinh Thiên Chúa theo cách thức đậm chất bản địa.

Án ngữ trước nhà thờ Phát Diệm là một hồ nước, diện tích khoảng 400 m². Nằm giữa hồ là một hòn đảo nhỏ, rộng khoảng 40 m², phía trên đặt tượng chúa Jesus. Hồ nước này là đặc điểm “lạ” trong kiến trúc nhà thờ phương Tây, nhưng lại rất quen thuộc trong ứng dụng phong thủy ở Việt Nam.

Theo quan niệm phong thủy, hồ nước là một trong những yếu tố tạo nên sinh khí và mang lại may mắn cho những người cư ngụ trong công trình. Hồ nước thường được đặt trước nhà nhằm cân bằng năng lượng, tạo ra không gian yên tĩnh, thư giãn và thu hút tài vận

Đa số các công trình trong quần thể kiến trúc nhà thờ Phát Diệm được bố trí trải dài theo một trục chính và đối xứng qua trục, tuân theo những quy luật bố trí rất phổ biến trong mặt bằng các kiến trúc tôn giáo truyền thống

Lối bố trí này thể hiện sự tương đồng rất rõ nét với Kinh thành Huế, nơi các công trình quan trọng nhất nằm dọc theo trục "thần đạo", các công trình khác đối xứng hai bên.

Về hình dạng mặt bằng, các cổng cùng các nhà nguyện trong khuôn viên nhà thờ tạo thành ba vạch ngang hợp với vạch sổ dọc là nhà thờ lớn ở trung tâm, tạo thành một chữ “Vương”, nghĩa là “Vua” theo Hán tự

Mặt trước nhà thờ Phát Diệm có một trục đường đâm thẳng vào. Đây là điểm kiêng kỵ theo quan niệm phong thủy phương Đông. Để hóa giải điều này, trục chính của quần thể kiến trúc đã được đặt lệch một chút so với trục đường lộ.

Các kiến trúc sư còn cho đào một ao hồ lớn, khiến cho lối vào chính được chuyển sang hai cạnh bên của nhà thờ theo cách xử lý phong thủy của đa số các các công trình kiến trúc truyền thống

Tựu chung, có thể khẳng định nhà thờ Phát Diệm là một công trình mang sự giao thoa văn hóa Đông – Tây đậm nét. Trong đó, nét Á Đông không chỉ thể hiện qua chi tiết kiến trúc mà còn ở yếu tố phong thủy đặc sắc. (Bài có tham khảo tài liệu "Khái quát chung về lịch sử và sự ra đời của nhà thờ Phát Diệm")

TP Hải Dương từng có sân bay cỡ nhỏ

Đô thị Hải Dương xưa từng có một sân bay cỡ nhỏ nhưng không nhiều người biết đến.

Đường Hồng Quang từng được gọi là đường Tàu bay vì tại đây từng có một sân bay cỡ nhỏ

"Đường tàu bay"

Nhiều năm trước, lúc ngồi chuyện trò với mấy bác lớn tuổi gốc gác nhiều đời ở TP Hải Dương, các bác nói, nghe ông bà kể lại, ở đô thị Hải Dương xưa có một sân bay. Lúc thị xã Hải Dương thuộc quyền kiểm soát của người Pháp, các máy bay cỡ nhỏ chở quan chức Pháp thường xuyên lên xuống. Những chiếc máy bay cánh quạt "từ trên trời rơi xuống" thời ấy là một điều thật lạ lẫm. Nhưng khi hỏi lại, các bác nói, chỉ nghe kể lại, chắc chắn có, nhưng không biết sân bay đó ở đâu!

22 thg 1, 2024

Bộ tượng tam thế Phật chùa Côn Sơn trở thành bảo vật quốc gia

Ngày 18/1, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định công nhận bảo vật quốc gia (đợt 12) đối với 29 bảo vật trong toàn quốc. Hải Dương có 3 bảo vật được công nhận.

Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn, niên đại thời Lê trung hưng, hiện thờ tại chùa Côn Sơn - 1 trong 3 bảo vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia

19 thg 1, 2024

Tràng An: Điểm đến của những kỳ quan



Vùng đất Ninh Bình được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi trùng điệp, hùng vĩ như những bức tường thành kiên cố. Hơn 30 ngàn năm trước, Ninh Bình là nơi được người tiền sử chọn làm địa bàn tụ cư, sinh sống. Hoa Lư nằm ở trung tâm của dãy núi đá vôi này, đã từng là kinh đô nước Việt dưới 3 triều đại vua Đinh - Lê - Lý, từ năm 968 đến năm 1010. Các nhà sử học còn gọi Hoa Lư là "Kinh đô đá".

Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê


Vừa qua, Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày hơn 200 hiện vật và tài liệu về Giảng Võ trường mang tên “Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê”. Đây là dịp để du khách trong và ngoài nước chiêm ngưỡng trường võ bị quốc gia đầu tiên của kinh thành Thăng Long xưa với bộ sưu tập bảo vật quốc gia vũ khí thời Lê.

15 thg 1, 2024

Vườn bưởi diễn 30 năm tuổi sai trĩu quả hút khách đến check-in


Bưởi sai trĩu cành, quả nào quả nấy vàng óng với không gian xanh mát đã biến vườn bưởi diễn 30 năm tuổi (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thành điểm check-in trong dịp nghỉ lễ.

Vườn bưởi 30 năm tuổi rộng 4 ha với 2.000 gốc bưởi - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Năm nào cũng đến vườn bưởi trên đường Văn Tiến Dũng để mua về ăn và đi biếu họ hàng, nhưng đây là lần đầu chị Thu Phương (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thấy du khách đến vườn bưởi 30 năm tuổi này chụp ảnh đông vậy.

13 thg 1, 2024

Làng miến dong ngoại thành Hà Nội hối hả vào vụ Tết

Sát Tết Nguyên đán, hầu hết hộ kinh doanh ở làng nghề xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội, tất bật sản xuất miến dong.

Làng nghề Dương Liễu có truyền thống làm miến dong nổi tiếng. Sợi miến thành phẩm sẽ được đóng gói bao bì đẹp mắt, phù hợp để biếu tặng. Ảnh: Thu Thuỷ.

Làng nghề miến Dương Liễu đã có từ lâu đời, các sản phẩm miến làm từ thủ công được phân phối khắp khu vực các tỉnh phía Bắc. Nghề làm miến vừa tạo công ăn việc làm, vừa đem lại nguồn thu nhập ổn định nên hiện nhiều hộ kinh doanh vẫn duy trì và tiếp nối nghề qua các thế hệ.

Đến làng nghề những ngày đầu tháng 1.2024, khi chỉ còn chưa đầy một tháng là tới Tết Nguyên đán, không khó để bắt gặp các loại xe chở miến khắp ngõ xóm. Dù thời tiết mưa gió, các hoạt động sản xuất miến vẫn diễn ra nhộn nhịp.

5 thg 1, 2024

Những địa điểm thấm đẫm huyền thoại ở thành Cổ Loa

Mang nhiều yếu tố kỳ ảo, truyền thuyết về thành Cổ Loa đã in dấu trong tâm thức của người Việt suốt nhiều thế hệ. Ngày nay, dấu tích của truyền thuyết này vẫn còn hiện diện tại nhiều địa điểm khác nhau ở tòa thành huyền thoại.

1. Bao quanh di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), những đoạn tường thành bằng đất là dấu tích trực quan nhất về thành Cổ Loa xưa. Theo truyền thuyết, tòa thành này có 9 vòng xoáy trôn ốc, là một cấu trúc phòng thủ cực kỳ hiệu quả. Quân Triệu Đà đã nhiều lần vây hãm nhưng không thể chiếm thành.

4 thg 1, 2024

Bánh bèo Hải Phòng - thức quà khoái khẩu của người đất Cảng

Ở Hải Phòng những ngày mùa đông, đĩa bánh bèo “lộ nhân” ăn kèm với bát nước chấm ấm nóng đã trở thành thức quà lót dạ cho những chiếc bụng đói.

Lang thang Hải Phòng những ngày đông, vẻ đẹp cổ kính pha lẫn sự thanh lịch của Nhà hát Lớn hay cái đẹp mộc mạc, nên thơ của phố Tam Bạc đã khiến nhiều du khách mải mê khám phá quên trời, quên đất. Để rồi khi mỏi bước chân, đứng giữa gió lạnh ù ù trên những cành phượng khẳng khiu, du khách mới nhận ra, cái bụng mình reo lên từ bao giờ.

Giữa phố phường Hải Phòng, muốn ăn cái gì ấm ấm, nhẹ nhàng để dành bụng ăn bữa cơm tối với người thân, món bánh bèo Hải Phòng đã trở thành lựa chọn của nhiều thực khách.

Chọn món này, vì nghe cái tên “bèo” lắm. Nó khiến người ta liên tưởng một món ăn lót dạ “nhẹ như bèo”, cả về giá cả lẫn khẩu phần ăn. Để ăn bánh bèo không cần phải ngó nghiêng tìm kiếm quá lâu. Cứ dưới những mái nhà cạnh mặt phố, các hàng bánh bèo hay ở ngay đó chờ thực khách.

Bánh bèo là món ăn đã gắn bó với tuổi thơ nhiều người tại Hải Phòng. Ảnh: Mai Hương

Giống như nhiều món ăn vỉa hè khác, người nấu ngồi một góc, thực khách ngồi ăn ngay cạnh đó. Trong lúc chờ đồ ăn lên, thực khách có thể ngắm nghía nhịp sống phố phường Hải Phòng buổi xế chiều, hoặc ngắm người bán hàng tất bật chuẩn bị phần ăn của mình.

Bà Dung, người phụ nữ đã bán bánh bèo hơn 40 năm ở trên phố Lê Đại Hành thoăn thoắt chuẩn bị đồ ăn. Bánh bèo được bà ủ trong thùng giữ nhiệt, bên trên lại phủ thêm một lớp vải trắng. Lấy từ thùng xốp lên một cặp bánh bèo, bà Dung nhẹ nhàng mở một mặt lá chuối rồi dùng con dao nhỏ cắt bánh thành sáu đến tám miếng.

Đĩa bánh đặt trước mặt, nhưng ai mới thưởng thức lần đầu chớ vội ăn ngay. Bà Dung ra nồi nước chấm, múc một bát nước con, rồi thả vào đó một viên chả thịt và hai viên chả quế. Một đĩa bánh bèo, một bát nước chấm, thế mới là đủ món.

Trên bàn của thực khách có thêm ớt xắt lát, rau mùi, quất. Thường là bát nước chấm sẽ có vị đặm nhẹ, ngọt thanh, ai thích ăn có vị chua dịu thì vắt thêm quất. Thực khách cho vào bát rau mùi trước, rồi mới thả ớt lên để miếng ớt nổi lên trên nền xanh, coi mới đẹp mắt.

Bánh bèo là món ăn mang đậm nét truyền thống với những nguyên liệu quen thuộc và có nước chấm ăn cùng. Ảnh: Lê Tuyến

Bánh bèo Hải Phòng ăn bằng dĩa, đó là loại dĩa nhỏ hay có trên bàn nhậu. Khẽ khàng xiên một miếng bánh, chấm ngập vào chén nước chấm rồi ăn. Vỏ bánh có ba phần đanh, bảy phần mềm, thơm mùi bột gạo. Phần nhân thơm phức mùi thịt, có chút ngậy, béo nhẹ của thịt mỡ, cái giòn sần sật của mộc nhĩ.

Bà Dung cho biết, nước chấm được hầm từ xương lợn đến nửa ngày trời, sau đó pha chế với nước mắm gia truyền theo công thức của bà. Một chén nước chấm ngon sẽ giúp phần bánh bèo thêm đậm vị, không nhanh ngán. Thực khách nào thích còn có thể húp chén nước chấm cho ấm bụng như món canh trong mâm cơm nhà.

Lại nói đến phần bánh bèo, để ra được những chiếc bánh thơm nịnh mũi, người thợ làm bánh phải xay bột, làm nhân bánh, phi hành, xếp lá vào khuôn. Vỏ bánh được làm bằng gạo tẻ. Sau khi ngâm nước khoảng 6 tiếng, gạo được đem xay nhuyễn thành bột rồi đem nấu chín, quấy đều tay đến khi sánh mịn.

Nhân bánh gồm thịt lợn (thường là phần nạc vai), hành phi, mộc nhĩ xay nhỏ. Phần nhân vừa làm nhân bánh bèo, vừa làm viên chả thịt ăn kèm trong nước chấm. Khác với bánh tẻ, bánh giò, người thợ làm bánh sẽ trộn đều nhân rồi cho vào khuôn cùng vỏ bánh đã hấp trước, hấp cách thủy khoảng một tiếng.

Bánh bèo đưa đến cho thực khách, phần nhân nổi lên khỏi vỏ bánh, lấp ló nhân thịt, mộc nhĩ xay nhỏ, thơm nhẹ mùi lá chuối tươi. Với giá khoảng 30.000 đồng/phần đầy đủ, bánh bèo đã trở thành món quà chiều phổ biến mùa đông dễ tìm như tại 41 Lê Đại Hành, 294 Lạch Tray, 147 Hàng Kênh... ở Hải Phòng. Hay thực khách có thể tìm đến chợ Chu Văn An, chợ Lương Văn Can.

Bánh bèo Hải Phòng tại Hà Nội. Ảnh: Ý Yên

Nếu có rủ ai đi ăn bánh bèo, thực khách nên nói rõ là đi ăn bánh bèo Hải Phòng. Vì cũng cùng cái tên này, ở Huế, Quảng Nam, Sài Gòn cũng có món bánh bèo nhưng cách ăn, hương vị hoàn toàn khác.

Người Hải Phòng chuộng ăn bánh bèo vào buổi chiều, du khách đến du lịch nơi đây phần nhiều cũng vậy. Trên những chiếc bàn nhỏ dưới góc phố, trong khu chợ nhỏ, thưởng thức đĩa bánh bèo béo ngậy, đậm đà, thực khách không chỉ thấy nhịp sống hối hả buổi chiều muộn mà còn được nghe nhiều câu chuyện bình dị của người dân Đất Cảng.

Lê Tuyến

1 thg 1, 2024

Người đàn ông 20 năm sưu tầm cối đá, dựng tháp lưu giữ ký ức của một thế hệ

Tháp Thần Nông được ghép bởi 1.012 cối đá xếp vòng ngoài, bên trong là khung cột bê tông được đổ kiên cố.

Tháp Thần Nông được đặt tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh với diện tích 20.000 m². Với thiết kế hình hạt lúa, dựng theo chiều thẳng đứng, Tháp Thần Nông cao 15m, chia thành 5 tầng. Đây là điểm đến độc đáo, thu hút khách đến tham quan của tỉnh Bắc Ninh vừa tạo cảnh quan vừa phục vụ mô hình giáo dục văn hóa trải nghiệm.

Tháp Thần Nông cao 15m, chia thành 5 tầng

30 thg 12, 2023

Cháo sườn lưỡi Nam Định có gì đặc biệt mà ăn một lần nhớ mãi

Cháo sườn lưỡi là cách gọi tắt của đặc sản cháo lưỡi, cháo sườn sụn ở Nam Định. Chén cháo nóng hổi, thơm lừng những gia vị dân dã như tía tô, rau mùi, tiêu, ớt... đủ ấm bụng ngày đông.

Bát cháo sườn lưỡi sánh mịn. Ảnh: Xuân An

11 thg 12, 2023

Giới trẻ rủ nhau 'check in' với tuồng cổ miễn phí và bao đẹp tại đây

Xuống phố mùa đông Hà Nội ở thời điểm hiện tại trời mới se se lạnh, rất hợp với một buổi chụp ảnh với áo dài. Một địa điểm đang được nhiều bạn trẻ 'để mắt' là không gian văn hóa 'check in' bao đẹp tại 50 Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Nếu bạn đang sống và làm việc tại Hà Nội hay đơn giản là trong một chuyến đi chơi, công tác đừng bỏ qua địa điểm này - trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội. Ở đây rất hay có những triển lãm hay ho về văn hóa để du khách gần xa có thể tìm hiểu về Hà Nội theo chiều dài lịch sử. Để chào mừng ngày di sản văn hóa Việt Nam năm nay, tại đây đã và đang tổ chức trưng bày sắp đặt nghệ thuật Tuồng cổ trên chất liệu mới sẽ kéo dài tới hết ngày 17.12.2023.

Du khách tương tác với một nhân vật diễn viên tuồng được vẽ trên một tấm nhựa trong suốt. MocNhi_Amazing

10 thg 12, 2023

Nguyễn Công Cơ, người được học trò Trung Quốc lập đền thờ khi còn sống, là ai?

Trong lịch sử Việt Nam có một vị tiến sĩ tài cao đức trọng, được các sử gia xếp vào số ít những vị quan có công lao lớn. Ông còn được hai học trò người Trung Quốc xây miếu thờ khi ông còn sống. Ông là tiến sĩ Nguyễn Công Cơ.

Nhân dân địa phương và dòng họ tổ chức lễ kỷ niệm 290 năm ngày mất của tiến sĩ Quận công Nguyễn Công Cơ - Ảnh: BÌNH NGUYÊN

8 thg 12, 2023

Hệ thống bia ký Hải Dương - Tư liệu lịch sử, văn hóa quý giá

Bia ký là thành phần quan trọng, làm phong phú thêm di sản văn hóa của Hải Dương. Nhiều tấm bia đã trở thành bảo vật quốc gia do chứa đựng những tư liệu quý về lịch sử, văn hóa.

Côn Sơn Tư Phúc Tự Bi là tấm bia bảo vật quốc gia, gắn với hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bia vào năm 1965 khi Người về thăm Côn Sơn

7 thg 12, 2023

Người dựng lại tháp đặt xá lị tổ Huyền Quang

Đăng Minh bảo tháp, nơi đặt xá lị tổ Huyền Quang từng được dựng bằng đất nung dưới thời Trần (thế kỷ XIV). Sau năm tháng đổ nát, tháp được Thiền sư Hải Ấn dựng lại bằng đá vào năm 1719.

Đăng Minh bảo tháp, nơi đặt xá lị tổ Huyền Quang

6 thg 12, 2023

Những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Đồ Sơn

Không chỉ là một vùng biển đẹp với không khí trong lành, quận Đồ Sơn còn có nhiều di tích lịch sử, tôn giáo để hình thành tour du lịch tâm linh độc đáo.

Tháp Tường Long toạ lạc trên đỉnh Long Sơn cao 95,2 m so với mặt nước biển, là ngọn núi cao nhất trong dãy Cửu Long ở bán đảo Đồ Sơn.

Theo một số nghiên cứu, tháp được xây dựng vào năm 1058, đời vua Lý Thánh Tông. Tương truyền, đây là nơi "tụ sơn tích thuỷ" nên thu giữ được khí thiêng của trời đất. Cùng với tháp Báo Thiên ở kinh đô Thăng Long, tháp Tường Long là một trong hai công trình Phật giáo kỳ vĩ nhất vào thời vương triều Lý (1010-1225) khi đạo Phật phát triển mạnh và được tôn làm Quốc giáo.

Trải qua hàng nghìn năm, toà tháp cổ chỉ còn lại nền móng hình vuông. Toà tháp hiện tại là phiên bản phỏng dựng có quy mô 9 tầng, hình vuông, cao 37,14 m, khánh thành năm 2017 chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập quận Đồ Sơn.

29 thg 11, 2023

Mắm rươi, mối tình đầu đông

Mắm rươi, thoạt nghe ai cũng thấy tầm thường như bao thứ mắm khác ở cái xứ sở “ăn mắm từ khi lọt lòng mẹ” này.

Thịt luộc cùng với các loại rau chấm với mắm rươi. Ảnh: Hải An

Mắm rươi có khác gì mắm tép, mắm tôm, mắm cáy, mắm cá, mắm cua, mắm ruốc? Khác chứ, không nói về về sự đắt đỏ và quý hiếm, mắm rươi không phải thứ mắm dùng để chấm mà dùng để kết nối tình người.

26 thg 11, 2023

Lịch sử bi tráng phía sau lăng Tam công Đại vương ở Bắc Ninh

Theo như thần phả, thần tích còn truyền lại thì cả ba vị Tam công Đại vương cùng sinh ngày 15/8/137 TCN (Giáp Thìn), cùng mất ngày mùng 2/12/112 TCN (Kỷ Tỵ).

Ngay dưới chân đê sông Đuống, thuộc địa phận làng Đồng Đoài, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, lăng Tam công Đại vương là nơi thờ phụng ba vị nhân thần được tôn làm thành hoàng của ba làng Đồng Đông, Đồng Đoài và Đồng Văn xưa.

Quán Sếu ở đâu?

Quán Sếu hiện được xây dựng trên nền quán cũ, tọa lạc tại thôn Khuê Liễu, phường Tân Hưng (TP Hải Dương). Năm 2016, quán Sếu cùng với đình, miếu Sếu đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.

Quán Sếu hiện nay được xây dựng trên nền quán cũ, nằm trong quần thể di tích lịch sử cấp tỉnh đình, miếu, quán Sếu

25 thg 11, 2023

Bún bò 'múa lửa' ở Hà Nội

Nhiều thực khách tìm đến quán bún bò Nam Bộ của ông Hòa không chỉ để thưởng thức hương vị món ăn mà còn để chiêm ngưỡng màn "múa lửa" trên chảo.

Nằm trong con ngõ rộng khoảng 1,5 m trên phố Khương Thượng, quận Đống Đa là quán bún bò Nam Bộ của ông Hà Đình Hòa (67 tuổi). Đây là địa chỉ quen thuộc của nhiều thực khách quanh khu vực trong gần 20 năm qua.