Hiển thị các bài đăng có nhãn Địa lý - Địa danh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Địa lý - Địa danh. Hiển thị tất cả bài đăng

13 thg 9, 2022

Sông Kinh đôi bờ xanh biếc

Dòng sông Kinh lấy nước từ cửa Đại đổ về cửa Sa Kỳ, tạo thành một tuyến đường thủy dài hơn 7 km, dòng nước lững lờ trôi qua các xã Tịnh Khê, Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi). Sự tác động của con người vào địa hình tự nhiên đã hình thành nên một dòng sông vừa có cảnh quan thơ mộng, vừa mang đậm nét đặc thù trong cách ứng xử của người dân miền Trung với thiên nhiên vùng ven biển.

Dòng sông Kinh xưa và nay là bức tranh sông nước hữu tình. Dẫu vậy, với các bậc cao niên, dòng sông Kinh thuở trước vẫn luôn chảy tràn trong trí nhớ. Ông Trương Quang Thao (80 tuổi), ở thôn Mỹ Lại, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) cho biết, hơn nửa thế kỷ trở về trước, tuyến đường thủy sông Kinh khá nhộn nhịp, nhất là vào mùa mưa bão. Ghe thuyền chở đồ gốm Mỹ Thiện, cá chuồn muối, nước mắm, cá khô... từ cửa Sa Kỳ qua cửa Đại, rồi từ cửa Đại theo thuyền buồm ngược lên vùng đồng bằng các huyện Tư Nghĩa, Sơn Tịnh và đến vùng cao Sơn Hà. Ở chiều ngược lại, nậu buôn thuyền theo ghe mang hàng mỹ nghệ, dầu lửa, dầu rái từ bến Tam Thương trên sông Trà Khúc ra tận Sa Kỳ để bán ngược lên vùng đồng bằng và miền núi như Bình Sơn, Trà Bồng, một phần theo đường biển ra Cù Lao Ré (Lý Sơn).

17 thg 8, 2022

Tây Ninh có bao nhiêu địa danh Tha La?

Địa danh Tha La thực ra không có gì xa lạ với người dân Tây Ninh. Nhưng Tha La có nghĩa là gì? Từ trước tới nay, vùng đất phên giậu này tồn tại bao nhiêu địa danh Tha La? Trong bài viết ngắn này, chúng tôi xin được nói về những địa danh Tha La của tỉnh nhà và ý nghĩa cụ thể của nó.

Công trình tưới tiêu vượt sông Vàm Cỏ Đông ở địa phận huyện Châu Thành.

10 thg 7, 2022

Những tên chợ bị lãng quên

Những ai từng sống ở nông thôn thuộc huyện Sơn Tịnh vào thế kỷ trước, hẳn còn nhớ những tên gọi như chợ Đình ở xã Tịnh Bình, chợ Hàng Rượu ở xã Tịnh Ấn, chợ Bờ Đắp ở xã Tịnh Hòa, chợ Bò ở xã Tịnh Phong... Bây giờ, những tên chợ ấy đã rơi vào quên lãng dù việc mua bán tại vị trí chợ ngày xưa ấy vẫn còn.

Định danh cho chợ - mỗi nơi một cách

Hôm rồi, tôi có dịp ngang qua chợ Đình, ở xã Tịnh Bình. Thấy tấm biển ghi “chợ Đình”, đứa cháu lên 8 được “ông trẻ” dẫn theo hỏi: “Ông ơi, đã chợ sao lại có đình nữa?”. Lâu nay quen miệng gọi thế chứ giờ trẻ con nó hỏi thì giật mình ngay vì không ít người, nhất là lớp thanh niên ngày nay không hiểu ngọn ngành về tên các ngôi chợ như chợ Đình này.

16 thg 6, 2022

Hóc Bà Tó ở đâu?

Hóc Bà Tó ở đâu?

Nhà thông thái sẽ trả lời ngay, không cần suy nghĩ: Hóc Bà Tó ở Hóc Bà Tó chớ ở đâu!

Tất nhiên là câu trả lời này đúng tuyệt đối. Nhưng tui nghĩ là bạn cũng như tui, vốn tính lăng xăng lộn xộn, nên ráng tìm cách trả lời dài hơn một chút cho nó có... hoa lá cành.

Mọi người có biết là tui đang ở cái... hóc bà tó nào hông?

13 thg 6, 2022

Từ Ngã Bảy Hậu Giang đến... Ông cò quận 9

 Tình anh bán chiếu


Như nhiều người cùng thời với ông, ba tui rất mê giọng ca Út Trà Ôn và bài vọng cổ Tình anh bán chiếu của soạn giả Viễn Châu. Ông vẫn thường ngâm nga:

Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy
Sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra... chào

mặc dù ông chưa hề biết bờ kinh Ngã Bảy ở đâu, ra sao, vì gia đình tui ở Long Khánh, hầu như không có dịp về miền Tây.

Lâu, lâu lắm sau này, khi ba đã già, tui có dịp đưa ông đi du lịch miền Tây, tham quan chợ nổi Phụng Hiệp. Tui nói với ông: Chỗ này là Ngã Bảy, nơi Út Trà Ôn bán chiếu nè ba!

Ngã Bảy Phụng Hiệp. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

19 thg 5, 2022

Nơi đây rất phong phú Phong Phú

 Đình Phong Phú, đường đình Phong Phú ở quận 9

Ở quận 9, TPHCM (nói theo trước đây cho dễ hình dung, còn bây giờ thì nơi đây thuộc thành phố Thủ Đức) có một con đường mang tên Đình Phong Phú. Trên đường Đình Phong Phú có một ngôi đình, đó là đình Phong Phú (dĩ nhiên!). Trước kia, nơi này thuộc ấp Phong Phú, xã Tăng Nhơn Phú, còn bây giờ là khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú B. Trước nữa, từ cuối thế kỷ 19, nơi đây thuộc thôn Phong Phú, tổng An Thủy, hạt Sài Gòn (phải vậy rồi, vì tên đình phải lấy theo tên thôn mà!).

15 thg 5, 2022

Bên những dòng kênh đào huyền thoại - Hành trình giữ đất bên bờ kênh Chợ Gạo

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 100 trục kênh cấp 1, dài 6.500 km cùng hơn 36.000 km kênh cấp 2, 3. Bình quân mỗi kilômét vuông ở miền Tây có khoảng 1,4 km kênh đào. Từ một vùng hoang hóa kém phát triển, trong vòng 200 năm (từ năm 1700 đến 1930), nơi này có trên 40 kênh đào lớn, nhỏ do triều đình phong kiến lẫn người Pháp thi công. Các kênh này có vai trò quan trọng là thông thương, đưa nước ngọt vào đồng ruộng để nâng cao năng suất mùa vụ. Chúng tôi đã có chuyến hành trình dọc theo những dòng kênh lịch sử, từ Bảo Định, kênh đào đầu tiên thời phong kiến ở miền Nam, đến những dòng kênh có vai trò “thủy lộ” như Vĩnh Tế, Xà No, Chợ Gạo, Dương Văn Dương để kể lại câu chuyện khai hoang, trị thủy của bậc tiền nhân hàng trăm năm trước.

Hành trình giữ đất bên bờ kênh Chợ Gạo


Năm 1876, người Pháp sau khi chiếm đóng Nam kỳ đã cho đào kênh Chợ Gạo nối sông Tiền và sông Vàm Cỏ, tạo ra tuyến đường thủy ngắn nhất từ Sài Gòn đi miền Tây. Sau hàng trăm năm khai thác, kênh hiện bị sạt lở nặng. Người dân sống hai bên bờ kênh đồng thuận với chính quyền địa phương để di dời nhà, nhường đất cho dự án bờ kè ngàn tỉ đồng.

Bên những dòng kênh đào huyền thoại - Trăm năm “con đường lúa gạo” Xà No

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 100 trục kênh cấp 1, dài 6.500 km cùng hơn 36.000 km kênh cấp 2, 3. Bình quân mỗi kilômét vuông ở miền Tây có khoảng 1,4km kênh đào. Từ một vùng hoang hóa kém phát triển, trong vòng 200 năm (từ năm 1700 đến 1930), nơi này có trên 40 kênh đào lớn, nhỏ do triều đình phong kiến lẫn người Pháp thi công. Các kênh này có vai trò quan trọng là thông thương, đưa nước ngọt vào đồng ruộng để nâng cao năng suất mùa vụ. Chúng tôi đã có chuyến hành trình dọc theo những dòng kênh lịch sử, từ Bảo Định, kênh đào đầu tiên thời phong kiến ở miền Nam, đến những dòng kênh có vai trò “thủy lộ” như Vĩnh Tế, Xà No, Chợ Gạo, Dương Văn Dương để kể lại câu chuyện khai hoang, trị thủy của bậc tiền nhân hàng trăm năm trước.

Bài 3: Trăm năm “con đường lúa gạo” Xà No

121 năm trước, từ một cánh đồng hoang rộng hàng trăm ngàn hécta, người Pháp cho đào kênh xáng Xà No nối Cần Thơ - Kiên Giang. Nhờ có kênh, đất hoang được cải tạo, năng suất lúa tăng, nông sản thuận tiện vận chuyển. Kênh xáng Xà No vì vậy được ví như “con đường lúa gạo” miệt Hậu Giang cho đến ngày nay.

Bên những dòng kênh đào huyền thoại - Thoại Ngọc Hầu và kỳ tích Vĩnh Tế hà

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 100 trục kênh cấp 1, dài 6.500 km cùng hơn 36.000 km kênh cấp 2, 3. Bình quân mỗi kilômét vuông ở miền Tây có khoảng 1,4km kênh đào. Từ một vùng hoang hóa kém phát triển, trong vòng 200 năm (từ năm 1700 đến 1930), nơi này có trên 40 kênh đào lớn, nhỏ do triều đình phong kiến lẫn người Pháp thi công. Các kênh này có vai trò quan trọng là thông thương, đưa nước ngọt vào đồng ruộng để nâng cao năng suất mùa vụ. Chúng tôi đã có chuyến hành trình dọc theo những dòng kênh lịch sử, từ Bảo Định, kênh đào đầu tiên thời phong kiến ở miền Nam, đến những dòng kênh có vai trò “thủy lộ” như Vĩnh Tế, Xà No, Chợ Gạo, Dương Văn Dương để kể lại câu chuyện khai hoang, trị thủy của bậc tiền nhân hàng trăm năm trước.

Thoại Ngọc Hầu và kỳ tích Vĩnh Tế hà

Ngày nay, đi từ ngã ba sông Châu Đốc (An Giang) đến sông Giang Thành (Kiên Giang), nhìn dòng Vĩnh Tế dài 87km nằm sát Quốc lộ N1 thẳng tắp như kẽ chỉ, khó có thể tưởng tượng con kênh huyền thoại này được đào tay chỉ với cuốc, thuổng bởi hơn 80.000 người trong suốt 5 năm, là kênh đào quy mô nhất thời phong kiến.

Bên những dòng kênh đào huyền thoại - Bảo Định - Kênh đào đầu tiên ở đất phương Nam

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 100 trục kênh cấp 1, dài 6.500 km cùng hơn 36.000 km kênh cấp 2, 3. Bình quân mỗi kilômét vuông ở miền Tây có khoảng 1,4 km kênh đào. Từ một vùng hoang hóa kém phát triển, trong vòng 200 năm (từ năm 1700 đến 1930), nơi này có trên 40 kênh đào lớn, nhỏ do triều đình phong kiến lẫn người Pháp thi công. Các kênh này có vai trò quan trọng là thông thương, đưa nước ngọt vào đồng ruộng để nâng cao năng suất mùa vụ. Chúng tôi đã có chuyến hành trình dọc theo những dòng kênh lịch sử, từ Bảo Định, kênh đào đầu tiên thời phong kiến ở miền Nam, đến những dòng kênh có vai trò “thủy lộ” như Vĩnh Tế, Xà No, Chợ Gạo, Dương Văn Dương để kể lại câu chuyện khai hoang, trị thủy của bậc tiền nhân hàng trăm năm trước.

Bảo Định - Kênh đào đầu tiên ở đất phương Nam

Bảo Định là dòng kênh được đào đầu tiên ở Tây Nam bộ, gắn với thời kỳ người Việt đến khẩn hoang vùng đất này. Đây từng là tuyến giao thông trọng yếu giữa miền Đông và Tây Nam bộ. Sau thời gian dài bị “bỏ quên”, dòng kênh này đang được “đánh thức” trở lại để phục vụ phát triển kinh tế, du lịch,...

Dòng kênh hơn 300 năm tuổi

Bảo Định là kênh đào quy mô lớn đầu tiên ở Nam bộ, một trong những con kênh có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của TP.Tân An, tỉnh Long An và TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Theo sách sử ghi chép lại, Nguyễn Cửu Vân chính là vị quan có công khai mở dòng kênh Bảo Định, giúp việc thông thương đi lại từ Vàm Cỏ Tây tới Tiền Giang được thuận lợi hơn. Trên dòng kênh đó có đoạn giáp nước, lênh đênh lơ lửng, nước không thể chảy mạnh, thuận tiện cho thuyền, ghe khách thương hồ nghỉ lại. Dựa trên lợi thế đó, khu vực Vũng Gù (Tân An xưa) dần phát triển.

Cửa sông Bảo Định đổ ra sông Vàm Cỏ Tây trên địa bàn TP.Tân An

Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, trong phần Sơn xuyên chí có ghi về Bảo Định hà như sau: "Bảo Định hà (tục gọi kinh Vũng Gù)... cửa sông gối vào sông Hưng Hòa (tức sông Vàm Cỏ Tây), cách phía Đông Bắc trấn lỵ 47 dặm rưỡi. Trước đây, phía Đông Bắc, sông nhỏ Vũng Gù chảy đến quán Thị Cai là hết; phía Tây, sông nhỏ Mỹ Tho chảy đến chợ Lương Phú (tục gọi Bến Tranh, đất thôn Lương Phú) là hết; khoảng giữa là ruộng đất liên tiếp từ Nam đến Bắc".

Năm 1705, Chính Thống Vân Trường Hầu đi đánh Cao Miên, để ngăn quân địch quấy rối, ông cho đắp lũy, đào chỗ đầu cùng của hai khúc rạch Vũng Gù và Mỹ Tho cho thông nhau. Sau đó, ông lại cho đào sâu thêm thành đường ghe, thuyền đi lại. Trong Tân An xưa có ghi: “Sông Bảo Định nối liền Vàm Cỏ Tây qua Tiền Giang tại tỉnh lỵ Mỹ Tho".

Thời xưa, sông này là hai khúc rạch nhỏ nhờ Vân Trường Hầu là Nguyễn Cửu Vân nối liền cả hai làm một, thông thương từ Vũng Gù qua sông Mỹ Tho. Đến năm 1819, vua sai đào thêm và nới rộng, đặt tên là Bảo Định hà; ghe, tàu đi lại thuận tiện từ Tân An qua Mỹ Tho và các tỉnh miền Hậu Giang. Kể từ khi hoàn thành, kênh Bảo Định luôn giữ vai trò quan trọng về các mặt: Quân sự, thủy lợi, giao thông và cung cấp một phần nước sinh hoạt cho cư dân trong vùng.

Thành phố bên dòng Bảo Định

Trong ký ức của những người dân xưa, dòng Bảo Định cùng với Vàm Cỏ Tây là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân TP.Tân An. Dòng sông bồi đắp phù sa, hội tụ thương hồ, trù phú một thời. Dòng sông hẹn hò của tao nhân mặc khách, nhân tài hào kiệt,... Hơn 300 năm qua, kênh Bảo Định vẫn chở nặng những giá trị về kinh tế, lịch sử, văn hóa để bồi đắp và kiến tạo cho đôi bờ từ TP. Tân An đến TP. Mỹ Tho.

Liên thông thủy lưu hai dòng sông mẹ là sông Tiền và Vàm Cỏ Tây, sông Bảo Định xả phèn, biến vùng đất ngập trũng của các xã thuộc huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang và một số địa phương tỉnh Long An thành đất trồng lúa. Và bây giờ ở những khu vực này đang thành vùng đất vườn trồng được nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Dòng sông mang nặng ân tình như dòng sữa mát thơm cho Tây Nam bộ.

Kênh Dương Văn Dương dẫn nước ngọt phục vụ sản xuất cho huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An

Hiện tại, do nhu cầu thay đổi nên sông Bảo Định không còn giá trị giao thông toàn tuyến Cửu Long như xưa nữa. Trên tuyến sông này, chính quyền TP.Tân An từng bước xây cầu Bảo Định, kè kiên cố với cảnh quan hai bên bờ sông thông thoáng, xinh đẹp. Gần đây nhất, TP.Tân An tiếp tục đầu tư xây dựng đoạn từ kênh Vành đai đến đường Võ Văn Môn (song song đường Nguyễn Cửu Vân). Đường Nguyễn Cửu Vân chạy dọc theo bờ kênh Bảo Định như một lời tri ân về bậc tiền nhân có công gầy dựng nên vùng đất Vũng Gù đông đúc để về sau trở thành TP.Tân An như hiện nay.

Phó Chủ tịch UBND TP.Tân An - Võ Hồng Thảo cho biết, dự án Kè sông Bảo Định là 1 trong 3 công trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Tân An lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025. Dự án gồm các hạng mục: Xây dựng kè và công viên sau kè, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Công trình sau khi hoàn thành góp phần chỉnh trang đô thị, chống sạt lở bờ sông Bảo Định, tạo trục cảnh quan xanh, sạch, đẹp ven 2 bên bờ sông Bảo Định, góp phần cho thành phố đạt các tiêu chí đô thị loại I vào năm 2025 theo hướng đô thị thân thiện, văn minh, hiện đại.

Tại Long An, ngoài dòng kênh Bảo Định, còn có kênh Dương Văn Dương. Đây là con kênh lớn nhất, chảy qua địa bàn huyện Tân Thạnh. Trước đó, dòng kênh dài gần xuyên suốt vùng Đồng Tháp Mười có tên tiếng Pháp. Sau khi Dương Văn Dương hy sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truy phong ông hàm Thiếu tướng và lấy tên ông đặt cho con kênh này. Kênh Dương Văn Dương nối liền các kênh Đông Điền, kênh Nguyễn Văn Tiếp, tỉnh Đồng Tháp và kênh Bắc Đông, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Từ dòng kênh này, nước có thể tỏa đi khắp nơi trong huyện, thông qua hệ thống các con rạch chằng chịt, liên thông nhau. Đây cũng là tuyến giao thông thủy quan trọng nhất Tân Thạnh, song song với Đường tỉnh 837. Dòng kênh này có ý nghĩa quan trọng đối với người dân Tân Thạnh khi dẫn nước ngọt từ sông Tiền về phục vụ sinh hoạt và sản xuất của huyện.


Nhà văn Sơn Nam từng nhận xét: Kênh không chỉ giúp ghe thuyền đi từ biển tới Cần Thơ dễ dàng mà còn đồng thời giúp cho hàng ngàn ngôi nhà mọc lên ven hai bên bờ. Nhưng không chỉ có những dòng kênh đi mở cõi, cách đây chừng hơn 30 năm, hàng trăm tuyến kênh ở vùng sâu hơn, xa hơn của biên giới Đồng Tháp Mười cũng được đào và đắp, hệ thống lại. Chính những dòng kênh này đã góp phần biến cả dải đất hoang vu Đồng Tháp Mười thành một vựa lúa lớn nhất cả nước và đó cũng là cột mốc biến Việt Nam từ nước thường xuyên thiếu gạo, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất, nhì thế giới cho tới tận ngày nay.

Thanh Nga - Thường Sơn

8 thg 4, 2022

Giải mã địa danh Bến Ngự huyền thoại của Cố đô Huế

Những tảng đá lớn đã được phát lộ trong lúc đào móng thi công công trình kè Bến Ngự. Người ta cho rằng đây chính là dấu tích Bến Ngự xưa...

Nhắc đến địa danh " Bến Ngự", người dân Huế sẽ nghĩ đến cây cầu Bến Ngự bắc qua sông An Cựu và khu chợ mang tên Bến Ngự nằm bên đầu phía Bắc của cầu. Phía sau tên gọi này là những cây chuyện lịch sử và văn hóa thú vị không phải ai cũng biết.

5 thg 4, 2022

Có bao nhiêu con phố ở Hà Nội từng được mang tên Đại thi hào Nguyễn Du?

Lịch sử hình thành và đặt tên phố Nguyễn Du thời Pháp thuộc có những điểm thú vị mà ngày nay người ta vẫn còn có thể tìm thấy trong tài liệu lưu trữ đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.

Vào giai đoạn từ 1889 đến 1920, lần đầu tiên, chính quyền thuộc địa đã thể chế hóa các quy chuẩn đối với đường, phố, bao gồm cả các khu phố cũ và khu phố mới. Chiều dài, chiều rộng của các phố mới và cũ của Hà Nội được quy định chi tiết, những con đường mới mở bắt buộc phải theo chỉ giới đường được thông qua bởi nghị định của các cấp có thẩm quyền.

2 thg 4, 2022

Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm tự là gì?

 Đại Tòng Lâm là gì?

Tui nhớ hồi còn nhỏ, khoảng giữa thập niên 1960, mỗi khi đi Vũng Tàu được nửa đường xe thường ngừng lại cho khách giải lao và... đi vệ sinh. Nơi xe dừng là bên trái quốc lộ 51 đường đi Vũng Tàu, nơi đó có nhiều cây cao, bóng mát, phong cảnh hữu tình. Người ta gọi là Đại Tòng Lâm.

Cổng chùa Đại Tòng Lâm ngày xưa. Ảnh: Võ văn Tường

Hồi đó, tui chỉ biết mang máng rằng Đại Tòng Lâm là tên một ngôi chùa nhưng khi dừng chân thì không hề bước vào ngôi chùa nào, và thiệt tình cũng không thấy ngôi chùa nào hết (cũng phải thôi, như sau này được biết, khuôn viên chùa Đại Tòng Lâm tới gần 100 ha trong khi ngôi chùa thuở ấy chỉ có 121 m²). Với đầu óc non nớt của một đứa học sinh tiểu học thuở ấy, tui tự giải nghĩa chữ đại tòng lâm là rừng cây tùng lớn, có điều cây ở đó... không phải cây tùng!

14 thg 3, 2022

Lan man tên tỉnh thành Việt Nam

 1.

Sau 1975, nhà nước sáp nhập hàng loạt tỉnh lại với nhau và đặt tên tỉnh mới bằng cách ghép các từ đơn của tên tỉnh cũ lại với nhau. Có thể kể: Bình Trị Thiên (Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên), Hà Sơn Bình (Hà Tây và Hòa Bình, không biết chữ Sơn từ đâu ra, chắc Sơn Tây), Phú Khánh (Phú Yên - Khánh Hòa)...

Cỡi voi trên dòng sông Sêrêpốk ở Đắk Lắk. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Dân tình nhân đó bèn bịa ra chuyện rằng: Nhà nước định sáp nhập 3 tỉnh Đắk Lắk - Kontum - Pleiku và đặt tên là Lắc Con Ku hay Con Ku Lắc nhưng nghe ra không ổn nên thôi. Thật ra chuyện bịa này không chỉnh lắm, vì tên tỉnh là Gia Lai chớ không phải Pleiku, Pleiku là thành phố thuộc tỉnh Gia Lai thôi. Nhưng ăn nhằm gì, chuyện tiếu lâm mà!

22 thg 2, 2022

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Những con đường tên 'Tây' còn mãi với Sài Gòn

Bao người Việt đi dưới bóng xanh các đường xưa này như Pasteur, Alexandre De Rhodes, Calmette, Yersin..., vẫn ắp đầy thân thương với những cái tên "Tây" mà lại gần gũi, đáng kính đến vô cùng…

Đường Pasteur đầu thế kỷ 20 khởi từ dốc cầu Mống bắc qua rạch Bến Nghé - Ảnh tư liệu: AAVH

Có bao giờ đi dưới tán xanh những con đường xưa đầy hoài niệm của Sài Gòn như Pasteur, Alexandre De Rhodes, Calmette, Yersin..., ai đó tự hỏi nhiều tên đường đã treo lên lại bị hạ xuống sau bao cơn dâu bể lịch sử, nhưng có những con đường mang tên "Tây" vẫn còn mãi với thời gian?

21 thg 2, 2022

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Đi dưới bóng hoàng lan

Quê xưa của Tự Lực văn đoàn có năm con đường chính được đặt tên, duy chỉ có một con đường mang tên văn nhân là đường Thạch Lam. Người khởi xướng đặt tên kể lại với bao nhiêu điều thú vị.

Đường Thạch Lam ở thị trấn Cẩm Giàng ngày nay - Ảnh: THÁI LỘC

Theo tôi, nhà người ta giàu thì đặt Mộng Điệp, Ánh Tuyết... Còn mình cứ mộc mạc chân quê, chăn trâu cắt cỏ thì cứ đặt tên cái Tý, cái Tẹo...

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - 'Đường về Đất Mũi còn cá sấu hông?'

Con đường tuyệt đẹp chạy vắt qua rừng rậm, vuông tôm và lớp lớp nhịp cầu nối liền sông rạch chằng chịt để về mũi đất cuối cùng của Tổ quốc.

Có đường, hải sản Đất Mũi dễ đi xa và có giá hơn - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Con đường mà mới cách đâu không lâu nhiều người Cà Mau vẫn tin rằng... "đến đời cháu chắt tui cũng chưa có".

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Những tên đường gọi yêu thương

Gấp cuốn Leonardo de Vinci hơn 700 trang lại, bà Vũ Phong Thu mỉm cười mãn nguyện: "Đến tuổi này tôi mới có được thời gian cho mình, cho niềm yêu thích nghệ thuật ngày xưa, những tưởng đã bị cuộc đời lấy mất từ lâu".

Tên đường mang giá trị văn minh phổ quát của cả nhân loại - Ảnh TỰ TRUNG

Suốt mùa Tết này, bà Thu đã dành phần lớn thời gian để đọc những cuốn sách về hội họa, âm nhạc bà mới sưu tầm được, tìm trên YouTube những trích đoạn cải lương, vọng cổ của Thanh Nga, Út Trà Ôn vốn còn xa lạ vì gần hết cuộc đời công chức ở Hà Nội, bà chỉ say mê với báo Văn Nghệ và tạp chí Văn nghệ Quân Đội.

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Đội Nhân - con đường mang tên anh hùng

Ngày ngày bao người Hà Nội ngược xuôi qua phố nhỏ Đội Nhân, nhưng mấy ai biết chuyện bi tráng chưa kể về con đường mang tên người anh hùng vị quốc vong thân Đặng Đình Nhân này.

Phố Đội Nhân đoạn giao với phố Đốc Ngữ (Ba Đình, Hà Nội) - Ảnh: VŨ TUẤN

Trải bao dâu bể lịch sử, thủ cấp của ông cũng phải chuyển dời mấy lần mới về được nơi an nghỉ cuối cùng ở nghĩa trang Thanh Tước.

Sử xanh ai nhuộm máu hồng tươi
Đèn lạnh đêm khuya giọt lệ rơi
Tay mạnh vung gươm vằm mặt đất
Lòng trung trở giáo chuyển cơ trời.

Quyển Việt Nam nghĩa liệt sử đã có bài thơ bi hùng khóc những người yêu nước

17 thg 2, 2022

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Xao xuyến lòng với ngõ Tạm Thương

Hà Nội với những tên ngõ, tên phố đã đi vào thơ ca, một trong những con ngõ nổi tiếng của Hà Nội: Ngõ Tạm Thương, mà "thương một đời, đâu phải tạm thương".

Nay ngõ đã nổi danh với các hàng quán nem chua đặc sản - Ảnh: BẢO LINH

Có những địa danh mà mới nghe tên, người ta đã cảm giác thật gần gũi, thân thiết. Ngõ Tạm Thương là một cái tên như vậy, đến một lần có thể xao xuyến cả đời...

Sương giăng mờ trên ngõ Tạm Thương
Ngõ rất cụt mà lòng xa thẳm
Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm
Thương một đời đâu phải Tạm Thương.

Thơ Chế Lan Viên

Truyền kỳ ngõ Tạm Thương

Khách đến Hà Nội, thường tạt vào những quán nem chua đã thành thương hiệu của ngõ Tạm Thương nằm lọt thỏm giữa phố Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm.

Bà Đinh Thị Hào, 80 tuổi, sống tại con ngõ này cả đời người, thi thoảng vẫn bỏm bẻm nhai trầu, nhẩn nha trả lời câu hỏi của khách vãng lai về sự tích ngõ Tạm Thương.

"Có mấy cậu trai trẻ hay đưa người yêu đến đây ăn quà. Nhiều người đã thuộc làu khổ thơ của ông Chế Lan Viên: Sương giăng mờ trên ngõ Tạm Thương/ Ngõ rất cụt mà lòng xa thẳm/ Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm/ Thương một đời đâu phải là Tạm Thương.

Rồi họ hỏi chúng tôi, tại sao ngõ lại có tên là Tạm Thương? Tại sao không phải là thương cả đời mà chỉ là tạm thương? Hoặc tạm thương có phải chỉ là thương một nửa hay không?

Thế nhưng từ thương ở đây không phải mang ý nghĩa yêu thương, thương tạm thời hay hời hợt như cách chơi chữ của ông Chế Lan Viên" - bà Hào vừa cười vừa giải thích.

Kể thêm về con ngõ này, bà Hào cho biết bà nghe kể rằng cái tên ngõ Tạm Thương đã có từ cách đây mấy thế kỷ (đầu thế kỷ 19, dưới thời nhà Nguyễn). Lúc đầu, ngõ có tên là Trạm Thương. Bởi vì ở đây có dựng một cái kho để chứa tạm thóc thuế do dân nộp trước khi chuyển vào kho chính nên gọi là kho Tạm Thương, sau đổi thành ngõ Tạm Thương.

Nhưng cũng có một số giải thích khác về cái tên ngõ Tạm Thương. Chẳng hạn, có người cho rằng gọi là ngõ Tạm Thương bởi gần đó có nhà thương Phủ Doãn. Bệnh nhân vào nhà thương được sơ cứu ở đây trước, nên gọi là Tạm Thương.

Hoặc thời Pháp thuộc, ngõ Tạm Thương này là nơi tìm đến vui chơi thường xuyên của nhiều lính Pháp. Vì ở đây có những người phụ nữ hành nghề "bán hoa". Kể từ đó, người đời mới có câu gây tranh cãi "gái Tạm Thương" là vậy.

"Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương"

Tuy nhiên, cách lý giải nào đi chăng nữa, khách đến Hà Nội đều ít nhiều được nghe những vần thơ của nhà thơ Chế Lan Viên, để từ đó tò mò tìm đến con ngõ này. Và để hiểu trọn vẹn còn có câu truyền miệng làm tốn nhiều giấy mực xứ Hà thành rằng "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương". Thậm chí, nó có thể được diễn giải theo nghĩa khá nặng nề.

Đó là có người cho rằng vì phố Hà Trung vốn là nơi đặt nhà trạm dịch, trong trạm có đội binh phu gồm toàn đàn ông to lớn, khỏe mạnh chuyên chuyển công văn giấy tờ, hay đưa quan lớn đến các trạm dịch tiếp theo, xong việc quan là họ cờ bạc, hút xách, gây sự với dân quanh vùng nên ai cũng kinh hãi.

Còn "gái Tạm Thương" chỉ đàn bà "ghê gớm" có xuất xứ từ mấy bà chuyên cân thóc ở kho Tạm Thương thường quát tháo nông dân nộp thuế.

Lại có người giải thích "do các lính trạm, phu trạm cư ngụ trong ngõ dẫn vào nhà trạm ỷ thế "hỏa tốc" và hộ tống các quan lớn nên hay sừng sộ, hạch sách dân chúng khiến ai ai nghe tới danh "trai Ngõ Trạm" cũng khiếp sợ.

Còn Tạm Thương là "cái kho tạm chứa thóc thuế các làng nộp trước khi chuyển vào kho chính trong thành. Kho tạm này đặt ở làng Yên Thái, gần đền Yên Thái trong ngõ Tạm Thương ngày nay, từ giữa phố Hàng Bông rẽ vào.

Tại kho có nhiều phụ nữ làm việc cân đong và chuyển vận gạo thóc, những người này hay nạt nộ sách nhiễu dân tới nộp thuế nên gặp những gái Tạm Thương là nhiều người muốn tránh xa.

Cho nên câu truyền miệng "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương" là nói về "hai hạng người lợi dụng nghề nghiệp và vị trí mà ăn hiếp dân ở Hà Nội xưa".

"Người xưa truyền miệng rằng trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương để chỉ đặc điểm của người dân trong ngõ này. Bởi dân ở đây ghê gớm, đanh đá, chua ngoa... nhưng nào phải vậy. Tôi được nghe ông cha kể lại ở thời phong kiến xưa, ngõ Tạm Thương có một kho chứa thóc thuế.

Người dân ở đây, con trai được tuyển làm lính gác trông kho, con gái thì làm nghề buôn thóc. Dân làng khác khi đến nộp thóc nghĩ rằng kho thóc đặt ở đây thì dân tại chỗ sẽ được lợi, bớt xén, vậy nên họ ghét rồi có câu ngạn ngữ kia" - ông Lê Văn Thừa, 70 tuổi, sống tại ngõ Tạm Thương lý giải.

Ngõ nhỏ mang tên gợi tò mò ở Hà Nội - Ảnh: BẢO LINH

Nỗi oan khuất nửa thế kỷ

Cả cuộc đời sống tại ngõ Tạm Thương, bà Hào vẫn không nén nổi cơn giận khi ai đó đọc câu ngạn ngữ "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương" với ý giễu nhại.

Theo nhiều người dân nơi đây, câu "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương" có ngữ điệu giống câu "Trai nhà trạm, gái tạm kho" mang sắc thái tiêu cực nên nhiều người bị hiểu lầm.

"Người ta hay nói trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương để chỉ những người phụ nữ đanh đá, chua ngoa. Nhưng lịch sử của người dân ngõ này xuất phát từ những gia đình làm nghề thêu di cư từ Thường Tín lên đây. Từ sáng cho tới khi mặt trời chuẩn bị lặn, lúc nào cũng thấy các cô ngồi bên khung thêu.

Nghề thêu đòi hỏi khéo tay và chăm chỉ. Do ngồi trong nhà cả ngày nên da dẻ các cô trắng trẻo. Hàng thêu làm ra được họ mang bán tại phố Hàng Thêu.

Câu "gái Tạm Thương" có ý nghĩa ngợi khen các cô gái làm nghề thêu khéo tay, chăm chỉ. Hiện trong ngõ Tạm Thương vẫn còn ngôi đình thờ Lê Công Hành, ông tổ nghề thêu. Ngôi đền này cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 vẫn còn là nơi bày bán đồ thêu.

Do vậy câu "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương" chỉ những đôi trai tài, gái sắc, chịu thương chịu khó" - bà Hào cho biết cách diễn giải lời truyền miệng hoàn toàn khác hẳn với ý không hay ho như một số người lầm tưởng.

Dường như không đành lòng nhìn những cô gái Tạm Thương chịu nỗi oan khuất kéo dài hàng thế kỷ nên cả những người hát xẩm đất Thăng Long cũng góp nhạc, thêm lời nhằm "thanh minh" cho gái Tạm Thương:

"Em là con gái Tạm Thương/ Dù không cày cấy, lương vào cũng có một đôi quây/ Ghét cho miệng thế đặt bày/ Moi gan móc ruột khép lựa điều này tiếng kia".

Thời hiện đại, những cô gái Tạm Thương đã không còn chịu điều tiếng bởi một câu ngạn ngữ không rõ lai lịch, nguồn gốc. Con ngõ nhỏ càng được nhớ đến qua những vần thơ rất tình của nhà thơ Chế Lan Viên.

Ngõ Tạm Thương bây giờ đã trở thành địa chỉ nổi tiếng của người Hà Nội. Cả con ngõ chỉ dài chừng vài trăm mét nhưng có đến hàng chục quán nem chua mở san sát.

Có những quán khách đến quá đông mà quán chỉ rộng không đến 10 m² khiến nhiều người đến ăn phải ngồi ghép đoàn hoặc ngồi ra đường, không thì phải đứng chờ.

Nhộn nhịp buôn bán là thế nhưng khi đi đến Tạm Thương mới biết. Mọi thứ trong ngõ như đọng lại với thời gian bởi người dân Tạm Thương vẫn giữ cho mình sự lịch thiệp, bình dị và chậm rãi của người Hà Nội xưa, khác xa với những xô bồ, ồn ào của phố xá tấp nập ngoài kia.

Mỗi buổi chiều, bà Hào lại ngồi quán trà đầu ngõ, bỏm bẻm nhai trầu nhìn những đôi trẻ yêu đương, tán tỉnh nhau bằng những vần thơ rất tình: "Thương một đời sao gọi là Tạm Thương?".

Còn có giả thuyết khác cho rằng tên ngõ Tạm Thương khởi nguồn từ mối tình đẹp của vua Lý Thánh Tông với cô hái dâu, tức nguyên phi Ỷ Lan. Khi giai nhân này chưa được vào cung, nhà vua đã xây lầu Động Tiên cho nàng ở ngay khu vực ngõ Tạm Thương hiện nay. Và cũng từ đó cái tên yêu thương này được truyền đời. Bao năm qua, ngôi đình Yên Thái thờ nguyên phi Ỷ Lan vẫn nghi ngút khói hương trong con ngõ nhỏ...