Hiển thị các bài đăng có nhãn Địa lý - Địa danh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Địa lý - Địa danh. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 2, 2022

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Đường vua chúa trên kinh đô xưa

Tại Huế, việc đặt tên (và niên hiệu) vua chúa cho các tuyến đường kể từ thời còn vương triều Nguyễn cho đến sau này có nhiều đổi thay và chuyện hậu trường không phải ai cũng biết...

Đường Đống Đa (TP Huế) xưa có tên là đại lộ Gia Long - Ảnh: PHƯỚC TUẦN

16 thg 2, 2022

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - 'Ru tình' bên đường Trịnh Công Sơn

Đường Trịnh Công Sơn ở Huế chính thức được đặt tên ngày 17-3-2011, cũng là con đường đầu tiên được đặt tên Trịnh Công Sơn trong cả nước nhân dịp 10 năm người nhạc sĩ tài danh đi xa.

Đường Trịnh Công Sơn ven sông Hương đoạn trung tâm TP Huế nhìn từ trên cao - Ảnh: VĂN ĐÌNH HUY

Anh Trịnh lúc đó không uống được bia, mà kêu bia cho mọi người uống, và chia sẻ một số chuyện, trong đó có chuyện tên đường, mong ước của anh vậy thôi.

Nhạc sĩ Lê Phùng

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Thiên Lôi, cổ đạo xa xưa nhất Hải Phòng

Phố Thiên Lôi ở quận Lê Chân là một trong những cổ đạo được đặt tên sớm nhất Hải Phòng. Con đường dài hơn bốn cây số từng là bãi hoang, bụi rậm và dân nghiện ngập tới chích choác nay đã khang trang, đất sốt từng ngày.

Phố Thiên Lôi là con đường được đặt tên sớm nhất Hải Phòng - Ảnh: VŨ TUẤN

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Phố Chả Cá và người duy nhất còn lại ở làng nghề xưa

Phố Chả Cá nghe như ngào ngạt mùi thơm nhưng chỉ còn một nhà bán chả cá. Và cũng ít ai biết rằng con phố này từng bán... sơn cùng với dãy bán chả cá, thứ đặc sản nức lòng thực khách.

Ngã tư phố Chả Cá - Hàng Cá - Ảnh: VŨ TUẤN

Đặc sản chả cá ở phố Chả Cá

Ngày nay, Chả Cá là con phố dài chưa đầy 200 m nối từ phố Hàng Lược đến phố Hàng Cân ở trung tâm phố cổ Hà Nội. Con phố có cái tên đặc biệt cắt ngang phố Hàng Cá - chợ cá bên sông Tô Lịch xưa.

Chả Cá bây giờ buôn bán đủ thứ, từ quần áo, giày dép, cà phê đến khách sạn, tour du lịch, duy chỉ có căn nhà số 14 vẫn bán chả cá từ cuối thế kỷ 19. Nhà cửa hai bên đường sửa sang nhiều, chỉ có căn nhà số 14 vẫn cổ kính như ngày nào. Đây chính là quán chả cá Lã Vọng - nhà bán món ăn nức tiếng Hà thành.

25 thg 1, 2022

Con sông đào đầu tiên ở miền Tây Nam Bộ

Cho đến cuối thế kỷ 19, sông Bảo Định là con đường thủy huyết mạch kết nối miền Tây Nam Bộ với Sài Gòn – Gia Định.

Là thủy lộ nối liền sông Vàm Cỏ Tây ở thành phố Tân An, Long An với sông Tiền ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, sông Bảo Định là dòng sông có vai trò đặc biệt trong lịch sử khai phá đồng bằng sông Cửu Long

24 thg 1, 2022

Khám phá dòng sông Tiền huyền thoại miền Tây Nam Bộ

Bên cạnh những khung cảnh thơ mộng và vai trò thiết yếu với cuộc sống của cư dân địa phương, sông Tiền còn là nơi ghi dấu chiến công hiển hách của dân tộc...

Chảy qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, rồi đổ ra biển Đông, sông Tiền là một trong hai nhánh sông chính đã bồi đắp nên vùng đồng bằng Sông Cửu Long trù phú của mảnh đất hình chữ S

Những điều bất ngờ ít người biết về dòng sông Hậu

Trong văn hóa Nam Bộ, sông Hậu đã đi vào nhiều câu ca như “Thấy dừa thì nhớ Bến Tre/ Thấy bông lúa đẹp thương về Hậu Giang”...

Cùng với sông Tiền, sông Hậu là một trong hai phân lưu của sông Mekong, hệ thống sông nồi đắp nên đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Sông Hậu còn mang tên gọi khác là sông Ba Thắc, bắt nguồn từ tên Bassac theo cách gọi của người Khmer.

31 thg 12, 2021

Ý nghĩa tên gọi tỉnh Ninh Bình

Tên gọi Ninh Bình có từ thời vua Minh Mạng, mang hàm ý sâu xa về truyền thống lịch sử đáng tự hào của vùng đất từng là kinh đô đầu tiên của nước Việt tự chủ.

Nằm ở cực Nam của vùng đồng bằng sông Hồng, tỉnh Ninh Bình nổi tiếng trong và ngoài nước nhờ những di sản văn hóa lịch sử và thắng cảnh thiên nhiên mang tầm vóc thế giới. Sau các biến động của lịch sử, tên gọi Ninh Bình đã trải qua nhiều lần thay đổi. Ảnh: Phong cảnh Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình

28 thg 12, 2021

Những địa danh mang chữ "bàu"

“Bàu” là một từ chỉ địa hình tự nhiên, xuất hiện phổ biến trong hàng trăm địa danh ở Quảng Ngãi. Nhưng dần về sau, vì nhiều nguyên nhân, một số tên gọi ấy giờ chỉ còn trong ký ức của các cụ lớn tuổi.

Tên gọi ruộng đồng, sông, núi...

Trong “Đại Nam quấc âm tự vị”- cuốn sách được xem là tự điển tiếng Việt đầu tiên của nước ta (xuất bản lần đầu tiên vào năm 1896), tác giả Huỳnh Tịnh Của đã giảng nghĩa từ “bàu” là “ao, vũng lớn” và dẫn chứng “bàu tắm tượng” nghĩa là “hồ tắm tượng”, “bàu sen” là hồ sen, “bàu rau muống” là “bàu thả rau muống”...

Sông Bàu Giang đoạn chảy qua địa phận phường Nghĩa Lộ (TP.Quảng Ngãi). Ảnh: Ý THU

9 thg 12, 2021

Sông Kẻ Vạn ở Cố đô Huế

Sông Kẻ Vạn được đào vào năm 1814-1815, dưới thời vua Gia Long, còn được gọi là Hữu Hộ Thành hà. Chiến thuyền của nhà Nguyễn từng đi lại tấp nập trên dòng sông này.

Nằm ở phía Tây của Kinh thành Huế, sông Kẻ Vạn là một dòng sông gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Cố đô Huế.

Khám phá dòng sông biểu tượng của thành phố Nha Trang

Từ hơn một thiên niên kỷ trước, người Chăm đã tạo nên một cộng đồng dân cư trù phú ở hai bên bờ sông Cái Nha Trang...

Có chiều dài 84 km, sông Cái còn có tên là sông Phú Lộc, sông Cù, là dòng sông gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Nha Trang.

3 thg 12, 2021

Núi Trấn Công, ngọn núi trong lòng dân

Tên núi, tên sông là những tên gọi hiếm khi thay đổi theo thời gian. Ấy vậy mà, ở phía tây TP.Quảng Ngãi có một ngọn núi mang tên núi Phước, được người dân đổi thành núi Trấn Công (hay còn gọi là núi Ông).

Từ núi Phước đến núi Trấn Công

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Cao Văn Chư, trước kia núi Trấn Công có tên là núi Phước (hay còn gọi là Phước Lãnh), nằm ở xã Thu Phố, nay là phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi). Nói về tên gọi cũ này, trong dân gian lưu truyền câu thơ: “Phước lãnh xuân lai hoa sắc sắc/ Lai đàm thu đáo thủy thanh thanh” (Tạm dịch là: “Núi Phước xuân về hoa lắm sắc/ Đầm lai thu đến nước trong veo”. Mãi đến sau này, khi Trấn Quận công Bùi Tá Hán (1496 - 1568) - một danh tướng đời Lê Trung hưng, được phong Bắc quân đô đốc phủ chưởng phủ sự Trấn thủ thừa tuyên Quảng Nam (gồm vùng đất tương đương 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và một phần tỉnh Phú Yên sau này) mất và được người dân lập đền thờ tại phía đông núi Phước, thì ngọn núi này được người dân đặt tên là núi Trấn Công (hay còn gọi là núi Ông).

Núi Trấn Công, ở phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi) nằm bên bờ sông Trà Khúc. Ảnh: Ý THU

28 thg 11, 2021

Linh Sơn đâu đây, buông tiếng chuông ban chiều?

 Chùa thường ở trên núi. Chùa là chốn linh thiêng. Chắc vì vậy nên nhiều ngôi chùa có tên là Linh Sơn. Tui tò mò tìm hiểu xem ở Việt Nam có những ngôi chùa Linh Sơn nào. Tất nhiên là tui chỉ có thể kể ra những ngôi chùa nổi tiếng hoặc gần gũi với mình thôi, chớ làm sao mà biết hết được.

1. Chùa Linh Sơn ở Đà Lạt

Đây không phải ngôi chùa Linh Sơn nổi tiếng nhứt, nhưng kể ra trước tiên vì chính nó gợi ta nhớ tới tên Linh Sơn qua câu hát trong bài Thương về miền đất lạnh của nhạc sĩ Minh Kỳ: Linh Sơn đâu đây, buông tiếng chuông ban chiều?

Chùa Linh Sơn ở đường Nguyễn văn Trỗi, TP Đà Lạt, được xây dựng năm 1938, hoàn thành năm 1940. Chùa không phải nằm trên núi mà nằm trên một ngọn đồi, phong cảnh hữu tình, xinh đẹp.

Chùa Linh Sơn Đà Lạt. Ảnh: VnTrip

30 thg 10, 2021

Núi ở An Giang - Năm non bảy núi

Xưa kia, khi nghe câu Năm non bảy núi tui cứ nghĩ đó là một câu thành ngữ, tựa như Ba chìm bảy nổi hay Trăm suối ngàn đèo, nghĩa là những con số 5, 7 chẳng phải số lượng gì cụ thể mà chỉ nhằm diễn tả nhiều núi non thôi. Sau này, cùng với Bảy núi đúng là 7 núi, tui mới biết Năm non quả thiệt là 5 non.

Bảy núi chính là Thất Sơn ở An Giang, trong đó núi Cấm là đầu lĩnh. Còn năm non là năm cái chỏm cao của núi Cấm mà dân địa phương gọi là vồ.

Núi Cấm nhìn từ cáp treo. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

25 thg 10, 2021

Núi ở An Giang - Bảy Núi là bảy núi nào?

Trước khi tìm hiểu Bảy Núi là 7 núi nào, ta hãy cùng tìm hiểu tình trạng núi non ở An Giang nghen. Tui đọc dùm các bạn trong Địa chí An Giang (2013) như vầy nè.

Đồi núi ở An Giang

Đồi núi ở An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100 km; khởi đầu từ xã Phú Hữu, huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê, thị trấn Óc Eo và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập của huyện Thoại Sơn.

Núi Cấm. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

24 thg 10, 2021

Núi ở An Giang - Sao lại là 7 núi?

Nói đến núi ở miền Tây Nam bộ là người ta nghĩ ngay đến núi ở An Giang. Nói đến núi ở An Giang người ta nghĩ ngay đến Thất Sơn, hay Bảy Núi.

Từ đỉnh Núi Cấm nhìn xuống dưới. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên trên Wikipedia

Từ xưa đến nay, vùng Thất Sơn - hay Bảy Núi - được hiểu là vùng đồi núi thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang. Thật ra trong lịch sử đã từng có một huyện mang tên Bảy Núi ở An Giang. Chuyện như sau:

23 thg 10, 2021

Núi ở đồng bằng - Thất Sơn mầu nhiệm

Nói đến núi ở An Giang ắt hẳn phải nói đến Thất Sơn. Đó là cụm núi chính, quan trọng nhất của An Giang - hoặc có thể nói: Thất Sơn chính là tên gọi chung tất cả vùng núi của An Giang.

Toàn cảnh Khu Du lịch Núi Cấm. Núi Cấm là ngọn núi cao nhất An Giang và là núi quan trọng nhất trong Thất Sơn.

Quyển biên khảo đầu tiên về Thất Sơn có lẽ là Thất Sơn mầu nhiệm của học giả Nguyễn văn Hầu, xuất bản năm 1955. Trong sách này ông đề cao vai trò của Thất Sơn, đặc biệt là khía cạnh linh thiêng, huyền bí, một vùng đất địa linh sinh nhân kiệt. Đến 3/4 nội dung sách là nói về Các bậc siêu phàm ở Thất Sơn.

19 thg 10, 2021

Núi ở đồng bằng - Kiên Giang

Nói đến du lịch miền Tây Nam bộ là người ta nghĩ đến sông nước, đồng bằng, không ai nghĩ đến núi non. Đúng vậy thiệt, hầu như toàn bộ diện tích 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều là đồng bằng, sông ngòi. Thế nhưng cá biệt có 2 tỉnh ở miền Tây Nam bộ vẫn có núi, đó là An Giang và Kiên Giang.

Núi ở An Giang là cả một câu chuyện phong phú, ly kỳ và huyền bí nữa, ta để dành nói sau. Bữa nay nói chuyện núi ở Kiên Giang nghe.

Núi ở Kiên Giang chủ yếu không phải ở... Kiên Giang đất liền, mà ở đảo Phú Quốc. Thật ra, xét về địa hình thì Phú Quốc không phải đồng bằng, nhưng về hành chánh thì huyện đảo này thuộc tỉnh Kiên Giang, mà Kiên Giang lại thuộc về đồng bằng sông Cửu Long nên ta kể tên Phú Quốc vào đồng bằng vậy. Truyền thuyết nói rằng hòn đảo này có 99 ngọn núi, tuy nhiên chưa có bản liệt kê tên tuổi nào của 99 ngọn núi này hết. Vụ này giống như Thất Sơn ở An Giang, tức 7 núi, mà cho đến giờ vẫn chưa thống nhất được đó là 7 núi nào. Dù không xác định chính xác là bao nhiêu ngọn núi, nhưng chắc chắn là nhiều, hàng trăm ngọn.

Một ngọn núi ở Phú Quốc

11 thg 10, 2021

Đồi núi ở An Giang

Đồi núi ở An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100km; khởi đầu từ xã Phú Hữu, huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê, thị trấn Óc Eo và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập của huyện Thoại Sơn.

Núi Cấm. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

4 thg 10, 2021

Độc đáo những địa danh ở Quảng Ngãi

Quảng Ngãi có nhiều địa danh như chùa Đục, chùa Ông Rau, hang Kẻ Cướp... là những nơi có vẻ đẹp độc đáo, nhưng cũng gây ấn tượng qua tên gọi lạ lùng. Đằng sau những tên gọi ấy là vô số những câu chuyện, giai thoại thú vị từ xa xưa.

Tên Đục nhưng thanh tịnh

Du khách đến Lý Sơn vẫn thường trầm trồ khi vãn cảnh chùa Đục - một ngôi chùa độc đáo từ tên gọi đến kiến trúc. Ngự giữa lưng chừng núi Giếng Tiền, chùa Đục có diện tích khá khiêm tốn, chưa đến 50m2 và chia làm hai phần là Tiền đường và Chánh điện. Để lên được chùa Đục, du khách phải vượt qua hơn 100 bậc thang men theo sườn núi. Tọa lạc ngay tiền sảnh của chùa Đục là tượng Phật Quan Âm Bồ Tát cao 27m. Sau lưng tượng Phật, là điện thờ chùa Đục cổ kính nằm sâu trong lòng núi.