Hiển thị các bài đăng có nhãn Đắk Lắk. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đắk Lắk. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 12, 2019

Mộ của vua voi

Buôn Đôn và Bản Đôn

Ở cách TP Buôn Ma Thuột khoảng 50 km về phía Tây là một vùng đất từ lâu nổi tiếng về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, gọi là Buôn Đôn. Nơi này xưa kia là thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk, nhưng sau này để tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội và để chiếm giữ một vị trí an ninh quốc phòng chiến lược, người Pháp đã cho dời cơ quan hành chính về Buôn Ma Thuột.

Buôn Ðôn là tên gọi theo tiếng M'Nông và Ê đê, nghĩa là làng Ðảo, vì  được lập bên cạnh con sông Sêrêpốk có nhiều đảo nhỏ nổi giữa dòng nước ngày đêm cuồn cuộn chảy. 

17 thg 12, 2019

Tản mạn về danh xưng của vua săn voi

Nếu các bạn có quan tâm đến vùng đất Buôn Ma Thuột thì chắc thế nào cũng nghe nói đến những ông vua săn voi. Tui may mắn hơn một chút, vì đã từng có dịp... ôm một trong những ông vua đó!

Ama Kông, người săn voi nổi tiếng cuối cùng. Ông qua đời năm 2012. (Có cần chú thích thêm rằng Ama Kông là người ngồi để khỏi nhầm lẫn hông ta?)

9 thg 12, 2019

KoTam – bức tranh Tây Nguyên hoàn mỹ

Mang một nét đẹp đậm chất núi rừng Tây Nguyên, cùng với sự kết hợp hài hòa của cả một hệ sinh thái đa dạng giữa cỏ cây hoa lá và những bến nước nhân tạo trong vắt, khu du lịch KoTam trở thành một điểm đến thú vị, thu hút rất nhiều khách du lịch khi đặt chân đến mảnh đất đầy nắng, gió này. 

Cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 9km về hướng Đông Nam (đường đi Nha Trang), khu du lịch sinh thái KoTam nằm ở Km 4, quốc lộ 26, phường Tân Hòa, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.

Khu du lịch sinh thái KoTam bao gồm khu trung tâm có diện tích 17ha và khu liên kết cộng đồng với đồng bào các buôn xã EaTu với tổng diện tích là 200ha, được chia thành 3 khu vực là vườn chính, nhà tre và hồ câu.

Khung cảnh KoTam trông tựa như một bức tranh sơn dầu, được tô điểm với nhiều mảng màu sắc khác nhau với những con đường hoa trải dọc hai bên lối đi, thêm vào đó là có cả những mảng màu xanh mướt của cây cối và màu nước trong vắt của hồ câu nhân tạo.

Toàn cảnh hồ cảnh quan trong khu du lịch Ko Tam.

4 thg 12, 2019

Vua voi Khunjunop và những chuyện ít biết

Trong một lần tình cờ, chúng tôi đã gặp được Amí Phương, buôn trưởng Buôn Đôn đồng thời là cháu nội của Vua voi R’leo, chắt ngoại Vua voi Khunjunop. Bà cùng chồng đang nắm giữ nhiều câu chuyện ly kỳ, đẫm chất huyền thoại về các vua voi, trong đó thú vị nhất là Khunjunop.

Khunjunop – “Người tướng chào”


Khu nghĩa địa của dòng họ K’nul nằm tại khu rừng um tùm, cạnh con đường đi vào Hạt kiểm lâm VQG Yok Đôn - nơi an nghỉ của những vua săn voi nổi tiếng bậc nhất Bản Đôn. Dù đã nhiều lần vào khu mộ voi, nhưng tôi vẫn bị ngạc nhiên, bởi khu mộ mới được xây một lớp tường bê tông kiên cố bảo vệ bao quanh. Qua chỉ dẫn của người dân bản địa, tìm về nhà vợ chồng Amí Phương là chắt ngoại Vua voi Khunjunop, hiện đang sinh sống trong căn nhà sàn khang trang, rộng rãi, xây dựng theo lối kiến trúc Lào, được cách tân nửa gỗ, nửa bê tông nằm sát tỉnh lộ 1. Gặp khách, cả 2 vợ chồng đon đả mời vào nhà chơi, và thật tình “bày tỏ bức xúc” rằng: thời gian gần đây không rõ vì lý do gì, nhiều kẻ xấu thường vào khu mộ gia đình đào trộm, mang đi những bức tượng nhà mồ bằng gỗ quý. Gia đình đã phải đầu tư trên 200 triệu đồng để xây dựng tường rào bảo vệ.


Mộ vua voi R’Leo (chóp nhọn) và vua voi Khunjunop (hình vuông, bên phải) tại khu mộ dòng họ

Hai địa điểm du lịch tâm linh không nên bỏ qua khi tới Đắk Lắk

Đắk Lắk không chỉ nổi tiếng với văn hóa cồng chiêng, các khu du lịch sinh thái, các hồ và thác nước, mà nơi này còn nổi tiếng với những giá trị tâm linh. Những giá trị tín ngưỡng mà được người dân sùng bái, tôn trọng, một trong đó phải kể đến khu du lịch đồi Tâm Linh, Mộ Vua săn voi. 

Mộ Vua săn voi là một chứng tích bất biến của quá trình hình thành và phát triển của vùng đất nổi tiếng về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Khunjunob tên thật là N’Thu K’nul, sinh năm 1828, một vị tù trưởng đầy quyền lực và được nhân dân khắp vùng kính phục, người đã khai sinh ra Buôn Đôn, có công lớn trong buổi đầu tạo lập và phát triển nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nơi đây. 

Mộ Vua săn voi sau khi trùng tu, khang trang hơn (ảnh sưu tầm) 

19 thg 10, 2019

Đi tìm dấu tích tù trưởng Ama Thuột

Nước ta có 2 thành phố hiếm hoi mang tên người, đó là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk. Thế nhưng trong khi Danh nhân Văn hóa Thế giới Hồ Chí Minh đã quá rõ ràng cho việc cắt nghĩa nguồn gốc của địa danh thì với địa danh mang tên Ama Thuột, việc cắt nghĩa nguồn gốc không phải dễ dàng. 

Cho đến nay, người ta chỉ biết đến Ama Thuột là một tù trưởng nổi tiếng của người Êđê xưa, còn ông là người thế nào, công trạng của ông, cũng như gia thế, dòng họ ra sao… thì không có câu trả lời nào cụ thể và chính xác. Nhà nghiên cứu văn hóa Linh Nga Niê Kđăm - người đã có hơn 40 năm nghiên cứu, sưu tầm văn hóa Tây Nguyên nói: “Tôi cho rằng Ama Thuột là có thật - một tù trưởng nói theo kiểu của người Êđê là dũng mãnh, và không chỉ dũng mãnh mà còn là người biết thương dân, biết nhìn xa trông rộng vì buôn làng vì quê hương. Một tù trưởng có ảnh hưởng trong khắp vùng.”. 


Buôn làng Êđê xưa. Ảnh tư liệu 

24 thg 9, 2019

Khám phá buôn du lịch cộng đồng đẹp nhất ở Buôn Ma Thuột

Buôn Ako Dhong tại phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột vừa được chọn làm điểm du lịch cộng đồng có quy mô nhất trên địa bàn Đắk Lắk. 

10 thg 9, 2019

Lễ cúng cây nêu cầu an của đồng bào Êđê

Lễ cúng cây nêu cầu an là một trong những sinh hoạt văn hoá, phản ánh đậm nét đời sống, tinh thần của đồng bào dân tộc Êđê sinh sống tại tỉnh Đăk Lăk. 

Trong đời sống của cộng đồng người Tây Nguyên nói chung và người Êđê nói riêng, cây nêu là biểu tượng của tâm linh, mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống.

Trước buổi lễ, mọi người trong gia đình chuẩn bị cây nêu, trang trí rồi dựng lên giữa bãi đất trống phía trước nhà rông. Lễ vật dâng cúng gồm 3 chén cơm trắng, 3 món thịt lợn và 3 ché rượu cần, bày bên dưới cây nêu.

Sau tiếng chiêng báo các vị thần và tổ tiên về chứng giám, tiếng chiêng chào mời, đón khách đến dự lễ cũng đã dừng hẳn, lễ cúng được bắt đầu với nghi thức “cúng sức khỏe”.

Cây nêu dựng giữa bãi đất trống trước nhà rông và được trang trí sặc sỡ.

1 thg 9, 2019

Về Đắk Lắk ăn bánh canh 'Hà Lan'

Nhắc đến bánh canh, người ta thường nghĩ ngay đến những địa danh nổi tiếng như: bánh canh chả cá Nha Trang, bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh, bánh canh Nam Phổ Huế, bánh canh ghẹ Vũng Tàu, bánh canh bột xắt miền Tây...

Bánh canh 'Hà Lan' - Ảnh: TN

Nhưng tại mảnh đất Tây Nguyên, lại có thêm một loại bánh canh đặc biệt, mùi vị đặc trưng thơm ngon, đó chính là bánh canh Hà Lan, được chính con người ở đất Hà Lan chế biến.

19 thg 8, 2019

Giải mã ché thiêng của người Ê Đê

Người Ê Đê có kho tàng văn hóa vô cùng phong phú và đặc sắc, trong đó, ché không chỉ là vật dụng để ủ rượu cần mà còn là báu vật thiêng - hội tụ các giá trị văn hóa, lịch sử của người Ê Đê. Tìm hiểu về ché để giải mã những bí ẩn và thông điệp của người xưa gửi gắm.

Sự sáng tạo đặc biệt


Trong văn hóa truyền thống, dân gian của người Ê Đê, những biểu tượng văn hóa của đồng bào thường là những vật có kích thước khá to lớn, được coi như là báu vật, thể hiện thế lực và sự giàu có cũng như sự linh thiêng: Nhà dài, dàn chiêng đồng, trống h’gơr, ghế k’pan và ché rượu cần. 

Ché không chỉ để chứa rượu cần mà còn là vật thiêng trú ngụ của các vị thần, luôn có mặt trong các nghi thức tín ngưỡng của người Ê Đê. 

16 thg 6, 2019

Tận hưởng những buổi chiều êm ả như ru ở hồ nước “không bao giờ cạn”

Không phải là địa điểm du lịch nổi tiếng, nhưng với người dân phố núi Buôn Mê Thuột, hồ Eakao là chốn quen thuộc vào mỗi buổi chiều để tìm bầu không khí mát mẻ, cảm giác bình yên, tránh xa những xô bồ và âm thanh náo động của phố phường.

Một góc hồ Eakao buổi hoàng hôn 

Hồ Eakao là hồ nước ngọt nhân tạo có giá trị thủy lợi rất lớn, thuộc địa phận xã Eakao, TP. Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Để đến được địa điểm này, từ trung tâm thành phố, du khách đi theo theo hướng quốc lộ 14, tới ngã ba đường Y Wang rẽ trái khoảng 8km.

3 thg 6, 2019

Khám phá Hồ Lắk

Hồ Lắk là hồ nước ngọt tự nhiên lớn thứ hai tại Việt Nam sau Hồ Ba Bể, được bao quanh bởi các dãy núi lớn và những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn. Tất cả tạo nên bức tranh “sơn thủy hữu tình” với mặt nước mênh mông dưới những ngọn núi trùng điệp, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách muốn trải nghiệm cảm giác mộc mạc và gần gũi thiên nhiên. 

Quang cảnh bình yên bên Hồ Lắk. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN 

Cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) hơn 50 km, Hồ Lắk nằm bên thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk (Đắk Lắk). Khởi nguồn từ mạch nước ngầm của dãy núi Chư Yang Sin hùng vĩ đã hình thành nên lòng hồ rộng lớn này. Vào mùa khô, diện tích hồ đạt khoảng 500 ha, đến mùa mưa, mặt nước mở rộng 700-900 ha, đây cũng là mùa đẹp nhất, khi mực nước lên cao, mặt hồ xanh thẳm, in bóng mây trời. Xung quanh hồ có những dãy núi lớn được bao phủ bởi thảm rừng nguyên sinh với diện tích hơn 10.000 ha cùng hệ động vật, thực vật phát triển đa dạng về chủng loại.

9 thg 2, 2019

Độc đáo món vếch của người Êđê ở Đắk Lắk

Đặc biệt, món ăn này đã đạt giải nhất tại Liên hoan ẩm thực Đất phương Nam năm 2018 và đang được đề nghị đưa vào danh sách 100 món ngon, đặc sản tiêu biểu của Việt Nam. Điều gì làm nên sự độc đáo của món ăn này?

Các nguyên liệu chủ yếu để nấu món vếch bò 

19 thg 11, 2018

Những bóng cây kơ nia bên hồ Lăk

Hôm nọ ở hồ Lăk (huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk). Đang đi thì đập vào mắt liên tục những bóng cây kơ ni “già” có “trẻ” có. Những tưởng kơ nia – một danh mộc huyền thoại của người Tây Nguyên đã tuyệt chủng nhưng không phải.

Một cây kơ nia cổ thụ bên hồ Lăk. Ảnh: H.V.M 

Kơ nia có tên khoa học là Irvingia malayana thuộc chi Irvingia có nguồn gốc ở châu Phi và Đông Nam Á. Kơ nia được phân bố rộng rãi tại châu Á, cây có mặt tại Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

19 thg 9, 2018

Lễ cúng mừng sức khỏe của người Ê Đê

Người Ê Đê sống trên vùng đất Tây Nguyên đại ngàn hùng vĩ. Từ xưa đến nay, đồng bào Ê Đê vẫn giữ gìn Lễ cúng mừng sức khỏe và coi đó là một nghi lễ không thể thiếu trong vòng đời của mỗi người. Lễ cúng mừng sức khỏe được tiến hành vào những thời gian rảnh rỗi, lúc nông nhàn và người được cúng phải hơn 60 tuổi. 

Trước đây đồng bào tổ chức lễ này rất lớn, nay quy mô tùy vào điều kiện hoàn cảnh kinh tế của mỗi nhà. Dù linh đình hay đơn giản, Lễ cúng mừng sức khỏe là để tỏ lòng thành kính tới các đấng thần linh với mong muốn các thần linh che chở phù hộ cho người được cúng sức khỏe và cả buôn làng.

Khi chuẩn bị đủ điều kiện kinh tế, chủ nhà sẽ mời anh em bên họ của vợ đến để bàn bạc và phân công việc tổ chức lễ. Sau đó tất cả các nghi thức cúng của lễ đều được thực hiện bên trong ngôi nhà dài mà đã từ lâu được ví von là dài như tiếng chiêng ngân.

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê được tổ chức trong ngôi nhà dài của người được cúng sức khỏe.

7 thg 9, 2018

Cưỡi voi, chèo thuyền độc mộc trên hồ Lắk

Đến hồ Lăk ở tỉnh Đăk Lăk, du khách có thể ngắm cảnh, khám phá cuộc sống của người dân theo nhiều cách độc đáo. 

Cách TP Buôn Ma Thuột khoảng 60 km về phía nam, hồ Lăk là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và lớn thứ hai Việt Nam (sau hồ Ba Bể), với diện tích khoảng 500 ha.
Tại đây, du khách dễ dàng trải nghiệm nhiều loại hình du lịch sinh thái đặc sắc như cưỡi voi, đi thuyền độc mộc, thuê xe đạp tham quan buôn làng của người M'nông. 

23 thg 7, 2018

Hồ Lắk bình yên thơ mộng giữa lòng Tây Nguyên

Nếu bạn đã quá quen với việc đi biển, muốn tìm một địa điểm hoang sơ, mới lạ cho kỳ nghỉ của mình thì hồ Lắk sẽ là một điểm đến tuyệt vời.

Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 50 km về phía nam, thuộc thị trấn Liên Sơn, hồ Lắk là một thắng cảnh đẹp của vùng đất Tây Nguyên. Hồ được bao bọc bởi khu rừng nguyên sinh xanh mát và những dãy núi cao ngút ngàn.


Khởi nguồn từ mạch nước ẩn sâu trong dãy núi cao Chư Chang Sin và nối liền với dòng sông Krông Ana, hồ Lắk có diện tích rộng đến 500 ha và tọa lạc ở độ cao hơn 500 m so với mặt nước biển, được công nhận là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất ở Tây Nguyên và lớn thứ hai ở Việt Nam, sau hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn). Hồ Lắk hiện là điểm du lịch sinh thái thu hút khá đông du khách trong và ngoài nước.

22 thg 5, 2018

Nét đẹp trang phục và trang sức của đồng bào Êđê

Người Êđê ở Dak Lak có nhiều nhóm địa phương khác nhau, nhưng đều giống nhau về hình thức trang sức và trang phục. Trang sức và trang phục của người Êđê mang những nét chung của nhiều cư dân vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. Nữ mặc váy dài và có ngăn chui đầu. Nam đóng khố và mặc áo cánh dài quá mông. Nam, nữ đều thích mang nhiều trang sức như vàng, bạc, đồng…
Chiếc váy cổ truyền của người phụ nữ Êđê gọi là m’yêng. Đó là loại váy mở, màu đen đậm, quấn quanh thân, khi mặc váy phủ kín đến mắt cá chân. Chạy dọc phía dưới chân váy là những hoa văn hình hạt thóc, hạt bắp và đường lưỡng hà… với màu đỏ, kết hợp với màu vàng, màu trắng trông rực rỡ nhưng kín đáo. Căn cứ vào chất lượng vải và hoa văn trên váy, người Êđê có nhiều tên gọi khác nhau cho từng loại váy: m’yêng đêch, m’yêng drai, m’yêng kdru êch piek, m’yêng mut; trong đó m’yêng đếch là quý hơn cả (trước đây trị giá từ hai đến ba con trâu). Đó là những chiếc váy đẹp mà phụ nữ Êđê thường mặc trong những dịp lễ lớn của cộng đồng.

Thanh niên người Êđê trong trang phục truyền thống tại Lễ hội Văn hóa của cộng đồng. Ảnh: Minh Quân

18 thg 4, 2018

Kỳ bí bầu vú, cầu thang và các báu vật của nhà dài

Nhà dài của dân tộc Ê Đê luôn có cầu thang đực và cầu thang cái. Ai vinh dự được mời đi cầu thang cái thì nên 'biết điều' nắm hai bầu vú khắc trên cầu thang.

Một ngôi nhà của dân tộc Ê Đê 

Người giữ hồn nhạc cụ tre truyền thống Ê Đê

Nghệ nhân Ama H’Loan (hay Y Bông Niê), buôn Ako Dhong, phường Tân Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk được nhiều người biết đến nhờ tài chế tác nhạc cụ truyền thống, dân gian của dân tộc Ê Đê. 

Tư chất của nghệ sỹ bẩm sinh


Ông vốn sinh ra và lớn lên ở buôn làng người Ê Đê thuộc xã Cư Pơng, một xã thuộc vùng sâu của huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. Tuy nghèo nhưng bà con nơi đây lại có đời sống văn hóa, tinh thần vô cùng phong phú, đậm bản sắc dân tộc. Trong ký ức của ông, những lễ hội truyền thống ở buôn làng khi dựng nhà rông, khi mừng lúa mới hay lễ trưởng thành, lễ bỏ mả, những đêm dài nghe kể khan mà nhạc cụ truyền thống không thể vắng mặt đã thấm vào ông từ khi còn bé. 

Nghệ nhân Ama H’Loan diễn tấu đing năm do chính mình chế tác với nguyên liệu bằng gỗ. Ảnh: Thanh Hà