15 thg 3, 2017

Nhà thờ Lớn Hà Nội – Điểm đến xuyên 3 thế kỷ

Trong danh sách 7 nhà thờ nổi tiếng của Hà Nội được một số tờ báo trong và ngoài nước bình chọn, Nhà Thờ Lớn Hà Nội luôn đứng đầu danh sách bởi đây là một trong những công trình xưa nhất của Thủ đô nhưng vẫn mang đầy đủ dáng vẻ quý tộc đầy cổ kính, kiêu sa, cũng như những nét độc đáo, tiêu biểu trong kiến trúc đã từng một thời là biểu tượng của Hà Nội. 

Nhà Thờ Lớn được xây dựng vào năm 1884 và khánh thành đúng ngay dịp Lễ Giáng Sinh năm 1887. Đây là một trong những công trình kiến trúc phương Tây đầu tiên được xây dựng tại Hà Nội. Trải qua bao năm tháng, Nhà thờ Lớn Hà Nội được ví như "nhân chứng" xuyên 3 thế kỷ, chứng kiến sự “thay da đổi thịt” từng ngày của Thủ đô.

Tên nguyên thuỷ của Nhà Thờ Lớn là Nhà thờ Thánh Giu-se (Saint Joseph), do Giáo hoàng Innocentinus XI đã từng tôn phong Thánh Joseph là Thánh Bảo trợ nước Việt Nam và các nước lân cận. Chính vì vậy, ngôi thánh đường lớn nhất Hà Nội này được tôn phong là "Nhà thờ lớn kính Thánh Giuse" và là Nhà Thờ Chính Toà của Tổng Giáo phận Hà Nội.

Nhà thờ lớn Hà Nội nằm tọa lạc trên phố Nhà Chung, cách Hồ Gươm khoảng 5 phút đi bộ.

Các sinh hoạt văn hóa truyền thống trong đám cưới truyền thống của người Tày

Cưới xin là một tập tục tốt đẹp trong đời sống. Cưới xin không chỉ thể hiện đời sống tâm linh, đánh dấu sự kiện quan trọng của một đời người mà còn là ngày hội của họ hàng, của dân tộc và các sinh hoạt nghệ thuật không thể thiếu trong đám cưới người Tày ở xã Tĩnh Bắc, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Trong đám cưới truyền thống của người Tày không thể thiếu các sinh hoạt văn hóa truyền thống như: hát lượn, hát sli, hát đối đáp, ông quan lang hát lượn dặn dò cô dâu chú rể, những bài mời trầu, mời cơm, hát bài lễ bái tổ tiên và họ hàng. Còn thanh niên nam nữ họ hát đối đáp nhau, mời rượu, chúc tụng cô dâu, chú rể, họ tổ chức các trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

Ngoài ra còn có "pả me" trong đám cưới người Tày. "Pả me" là người phụ nữ thay mặt bố mẹ cô dâu thực hiện mọi nghi lễ trong đám cưới, nếu như trong đám cưới của người kinh đại diện nhà gái theo cô dâu về nhà chồng có thể là nam giớ hay nữ giới thì trong đám cưới người Tày người đại diện là "pả me" trước tiên phải là người biết hát văn"hết văn đảm bái" hát văn đám cưới, họ là những người lớn tuổi có đức độ uy tín trong vùng, pả me phải là những người rất đứng đắn, lịch sự có khả năng ứng đối am hiểu phong tục tập quán của địa phương. Ngoài ra, phải đáp ứng một số tiêu chuẩn như có chồng con cháu quây quân hạnh phúc.

14 thg 3, 2017

Hồ nước long lanh ngàn cánh vàng

Thủy điện Ankroet là nhà máy thủy điện đầu tiên của Đông Dương, hoàn thành năm 1945. Nó nhỏ xíu và nằm sâu trong thung lũng Suối Vàng (Lạc Dương, Lâm Đồng). Nhà máy lấy nước từ hồ đập Đan Kia để vận hành hai turbine với tổng công suất thiết kế ban đầu là 600 KW (bằng 1% công suất thiết kế của các nhà máy thủy điện nhỏ hiện nay!).

Như nhiều công trình thủy điện khác, hồ thủy điện tạo thành một cảnh quan thiên nhiên đẹp và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn, hồ đập Ankroet cũng thế.

Mì nào ngon bằng mì Chợ Lớn

Trong số những di sản ẩm thực Chợ Lớn còn tồn tại đến ngày nay sau bao thăng trầm của lịch sử cũng như những biến đổi về mặt địa dư của vùng đất, phải kể đến món mì của cư dân gốc Hoa đã sống lâu năm ở miền Nam: một món ăn đã đạt tới đỉnh cao trong nghệ thuật chế biến mà nay đã trở thành quen thuộc với mọi người dân Việt.

Trong sách Sài Gòn năm xưa, cụ Vương Hồng Sển cho biết Chợ Lớn được người Hoa di dân sang Việt Nam hình thành từ năm 1778, nằm trong khu vực từ đường Tản Đà tới Kim Biên và từ Nguyễn Trãi xuống kênh Tàu Hủ, nay thuộc quận 5, quận 6, quận 10 và một phần của quận 11 thuộc TP.HCM. Khi người Pháp chiếm Nam Kỳ, thành phố Chợ Lớn được thành lập vào ngày 6/6/1865.

Xem lại bản đồ Chợ Lớn trước 1975, sẽ thấy khu trung tâm của Chợ Lớn chính là quận 5, cũng là nơi được coi là tập trung những hàng quán ngon nhất của người Hoa: “Ăn quận 5, nằm quận 3…”. Ngày nay, ẩm thực của người Hoa không chỉ có ở khu Chợ Lớn mà còn nằm rải rác ở nhiều quận khác như quận 1, quận 3, quận Bình Thạnh…

Làng nuôi cá bè Châu Đốc

Làng nuôi cá bè Châu Đốc (An Giang) là nơi tập trung nhiều nhà bè nuôi cá nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài việc phát triển nghề nuôi cá truyền thống, làng bè còn được biết đến như một điểm du lịch độc đáo, hấp dẫn thu hút khách đến tham quan.

Đứng trên cầu Cồn Tiên nhìn xuống, làng cá bè nằm san sát nhau, uốn lượn theo dọc hai bên bờ sông Châu Đốc. Thi thoảng lại nghe tiếng thuyền, ghe máy chạy tạch tạch giữa sông lướt qua những đám lục bình trôi chậm chậm. 

Làng nuôi cá bè Châu Đốc nằm bên hai bờ sông Châu Đốc.

An Giang - Bình yên nơi biên giới

Những cánh đồng màu mỡ, những thị trấn sầm uất, những chuyến hàng nối đuôi nhau qua lại ở các cửa khẩu, những chuyến đò bình yên đưa người dân Việt Nam và Campuchia qua lại biên giới để làm ăn và giúp đỡ lẫn nhau… chính là những hình ảnh thường nhật về một cuộc sống ấm no, bình yên và thắm tình người đang hiện hữu nơi vùng biên giới tỉnh An Giang. 

Sức xuân vùng biên giới

Chúng tôi trở lại vùng biên giới An Giang trong cái nắng xuân 2017 ùa về tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường. Dọc theo đường lên các cửa khẩu biên giới giáp với nước bạn Campuchia, thấp thoáng trong bóng chiều là hình ảnh những khóm ấp nằm bình yên bên những cánh đồng trù phú và những hàng cây thốt nốt đặc trưng của vùng miền Tây Nam Bộ.

Thành phố Châu Đốc nằm cách biên giới Campuchia khoảng 25km. Đây được coi là thủ phủ nơi vùng biên giới của tỉnh An Giang. Châu Đốc có vị trí quan trọng về kinh tế, thương mại và du lịch, nên mỗi năm có tới hơn 4 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng và mua sắm.

Độc đáo nghi lễ Zù Su nơi “sóng vàng”

Mảnh đất “sóng vàng” Mù Cang Chải không chỉ được mọi người biết đến bởi những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, đẹp đến say đắm lòng người mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc tiềm ẩn trong các phong tục tập quán, tín ngưỡng của cư dân bản địa. 

Mọi người trong dòng họ kết sợi chỉ lanh thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó dòng họ với nhau. 

Một trong những nghi lễ độc đáo mang đậm giá trị nhân văn của mảnh đất này là lễ cúng họ Zù Su. Đây là tín ngưỡng văn hóa thể hiện truyền thống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các gia đình trong cùng một dòng họ.

Làng hoa Thái Phiên - Đà Lạt

Làng hoa Thái Phiên, phường 12, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng có hơn 1.050 hộ sản xuất trên diện tích 430 ha. 

Thu hoạch hoa tại hộ nông dân Nguyễn Thị Nguyệt. Mỗi năm, gia đình chị thu nhập hơn 200 triệu đồng từ trồng hoa cúc. 

Hiện nay, các nhà vườn trong làng đã chuyển đổi 350 ha từ phương pháp truyền thống sang sản xuất công nghệ cao trong nhà kính, chủ yếu là trồng hoa cắt cành, mỗi năm đạt sản lượng hơn 600.000 cành, thu nhập 1,2 tỷ đồng/ha. 

13 thg 3, 2017

Ankroet

Đường Ankroet

Ở Đà Lạt có một con đường mang cái tên khá lạ: đường Ankroet. Tên không phải tiếng Việt, cũng không phải tên danh nhân. Vậy Ankroet là gì?

Ngày xưa ở khu vực con đường đi ngang qua có buôn Rhàng Kroac của người Kơ Ho (Rhàng: bỏ hoang, Kroac: cây cam), chữ Rhàng Kroac này được người Pháp và Việt phiên âm ra thành Ankroet.

Ankroet không phải là con đường nhỏ, vì nó dài tới 11 km, bắt đầu từ góc đường Xô Viết Nghệ Tĩnh - Đan Kia ở TP Đà Lạt và kết thúc ở Suối Vàng - Đan Kia. Nó dài đến mức một phần đường thuộc TP Đà Lạt, một phần khác thuộc huyện Lạc Dương. Nhưng Ankroet cũng không phải con đường lớn, vì đa phần lộ giới của nó rất nhỏ. Nhiều đoạn đường vắng giữa rừng thông, thỉnh thoảng xuất hiện vài nông trại. Gần cuối đường có nhà máy thủy điện Ankroet, thác Ankroet, nhà máy nước Suối Vàng và đập Suối Vàng. Cuối đường có hồ Đan Kia.



Tục lệ cưới xin của người Phù Lá

Trong cuộc sống mới ngày nay, tục cưới xin của người Phù Lá tuy có nhiều đổi thay nhưng vẫn lưu giữ được những nghi thức độc đáo mang đậm nét văn hóa truyền thống riêng của dân tộc mình. 

Hôn nhân qua ông mối

Trai gái dân tộc Phù Lá đến tuổi trưởng thành không bị cha mẹ ép duyên, được tự do tìm hiểu trước hôn nhân. Khi chàng trai tìm được cô gái vừa ý, buổi tối người con trai thường đến chơi nhà bạn gái, sau khi người con gái đã ưng thuận thì người con trai có thể ngủ lại ở gian khách, đó là nơi dành cho những người chưa vợ chưa chồng, như vậy bố mẹ người con gái cũng biết mặt con rể tương lai vì cô gái đã đồng ý cho chàng trai ngủ tại nhà mình.

Cô dâu phải bịt mặt khi về nhà chồng.