3 thg 3, 2024

Cận cảnh thung lũng mận Mường Lống mùa hoa nở

Những ngày này thung lũng mận Mường Lống (Kỳ Sơn) như một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ lay động lòng người.

Mường Lống nằm ở độ cao 1.500 mét so với mực nước biển, quanh năm mây mù bao phủ. Khí hậu xanh mát, với mùa Hè ôn hòa và mùa Đông không quá lạnh giá. Mường Lống là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mông, với những nét văn hóa độc đáo và đậm đà bản sắc. Ảnh: Sách Nguyễn

Dưa lam ống nứa - Món ngon ngày Tết của đồng bào Thái Quỳ Châu


Văn hóa ẩm thực của đồng bào Thái ở Quỳ Châu có những nét riêng đặc sắc. Sử dụng ống nứa để làm chín thức ăn là phương pháp cổ xưa và phổ biến nhất còn được duy trì đến ngày nay. Đặc biệt là món dưa lam ống nứa.

Tục gọi vía về ăn Tết Nguyên đán của người Thái

Trước Tết Nguyên đán, người Thái ở huyện Con Cuông có tục lệ cúng gọi những hồn vía còn đang đi lạc hoặc ở đâu đó về nhà ăn Tết.

Với quan niệm rằng hồn vía là phần không thể thiếu để con người sống khoẻ mạnh, may mắn, an vui, vì thế người Thái thường rất chú trọng hồn vía. Họ có niềm tin rằng cũng như thể xác, hồn vía có lúc đau yếu, đói khát, sợ hãi, thậm chí là đi lạc, vì thế những lễ cúng sẽ giúp hồn vía được mạnh khoẻ và luôn đi theo để bảo vệ thể xác. Trong ảnh là cảnh nữ thầy cúng ở bản Nam Sơn, xã Chi Khê, huyện Con Cuông ra đường cái làm lễ gọi vía con cháu về ăn Tết. Ảnh: Hữu Vi

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Năm 1335, Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài đã cùng Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đi đánh dẹp giặc Ai Lao xâm phạm bờ cõi miền đất Nam Nhung (thuộc Tương Dương ngày nay). Trong trận chiến ở ấp Nam Nhung dọc hai bờ khúc sông Tiết La (thượng nguồn sông Lam), đạo quân của Đoàn Nhữ Hài bất ngờ bị quân Ai Lao mai phục, lại gặp khi thời tiết bất lợi, sương mù dày đặc, nước sông chảy xiết... nên bị tổn thất lớn. Ảnh: Thành Cường 

2 thg 3, 2024

“Chợ lá”- đến hẹn lại lên

Những năm qua, chợ lá ở Tây Ninh đã trở thành nét đẹp về sự hảo tâm, lòng hiếu khách; mang tinh thần sẻ chia, thơm thảo của người dân tỉnh nhà lan toả trong cộng đồng.

Đến hẹn lại lên, khoảng rằm tháng Giêng, các nhóm thiện nguyện trên địa bàn tỉnh lại tụ họp tổ chức chợ lá. Từ một hoạt động tự phát, bình dị của người dân, chợ lá đã dần trở thành “lễ hội”, thu hút du khách. Đến phiên chợ, ai ai cũng hồ hởi mang theo nắm lá để đổi lấy những phần bánh, chè, trái cây…

Ở chợ lá, người bán không nhận tiền, chỉ cần nhận lại nụ cười, niềm vui, một chiếc lá thay cho lời cảm ơn.

Bánh khọt nóng hổi tại chợ lá Hốc Trâm

Dọc một triền sông- Triêm Hoá

Chúng ta đã biết về tổng Giai Hoá ở bên bờ phải sông Vàm Cỏ Đông. Thì phần thềm sông bên trái (tả ngạn), tại khu vực trung tâm nhất của vùng Nam Tây Ninh chính là tổng Triêm Hoá.

Sách Từ điển Địa danh Hành chính Nam bộ (Nguyễn Đình Tư, Nxb Chính trị Quốc gia, 2008) có mục từ Triêm Hoá (trang 1232), là “Tổng thuộc h.Quang Hoá, p.Tây Ninh, t.Gia Định từ năm Thiệu Trị thứ nhất (1841). Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), Tuyên phủ sứ Tây Ninh là Cao Hữu Dực chiêu tập dân xiêu tán lập thêm thôn Hoà Bình.

Trải qua triều Tự Đức có 7 thôn: Cẩm Giang, Hiệp Thạnh, Hưng Mỹ, Hoà Bình, Phước Trạch, Thạnh Đức, Trường Hoà... Đến thời Pháp thuộc đặt thuộc hạt tht. Quang Hoá, rồi Trảng Bàng, rồi Tây Ninh. Ngày 6.3.1891 giải thể Hoà Bình nhập vào làng Trường Hoà, l. Hưng Mỹ vào l. Cẩm Giang…”.

Nội thất đình Trung Cẩm Giang.