4 thg 3, 2023

Ngoài bánh đậu xanh Hải Dương còn có những đặc sản làm quà nào?

Nhắc đến Hải Dương chắc hẳn phần lớn mọi người sẽ nghĩ ngay đến đặc sản bánh đậu xanh. Tuy nhiên, khi ghé Hải Dương du khách còn có thể mua rất nhiều thứ đặc sản thơm ngon khác về làm quà.

Hải Dương được biết đến là mảnh đất trữ tình và hiếu khách lại thuận tiện đi lại vì gần thủ đô Hà Nội, nhiều danh thắng đẹp, đồ ăn ngon,... Nếu bạn đang phân vân không biết mua gì về làm quà khi đến Hải Dương thì đây sẽ là những gợi ý không tồi chút nào!

Thứ đặc sản nổi tiếng nhất khi nhắc đến Hải Dương phải kể đến bánh đậu xanh. Bánh được làm ra từ những hạt đậu xanh tươi xay nhuyễn cùng đường, dầu thực vật. Bánh vừa mềm, mịn ngọt lịm gây thương nhớ. Thưởng thức ly trà cùng bánh đậu xanh Hải Dương chắc chắn sẽ khiến bạn vô cùng thư giãn. Ảnh: Bánh đậu xanh Hải Dương

4 món ngon Hải Dương nhắc đến là thèm

Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, Hải Dương mang nét đẹp bình yên, thân thuộc với nhiều cảnh sắc kỳ thú. Đến với mảnh đất Hải Dương, du khách cũng không nên bỏ qua ẩm thực.

Bún cá rô đồng

Bún cá rô đồng là món ăn quen thuộc bạn có thể gặp ở nhiều nơi, nhất là khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên mỗi địa phương lại có cách chế biến khác nhau. Một tô bún cá rô đồng Hải Dương khiến thực khách phải bất ngờ vì quá đầy đặn, gồm có cá rán, cá rim, sườn, móng giò và mọc.

Tô bún cá rô đồng chất lượng. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương

Khám phá chùa Long Hưng - trung tâm biên phiên dịch quốc tế tại Hà Nội

Tọa lạc tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, chùa Long Hưng được biết đến là một không gian an lạc và thanh tịnh bên dòng sông Thiếp.

Đây cũng là Trung tâm biên, phiên dịch xuất bản sách lĩnh vực Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời là nơi tu học lớn tại khu vực Hà Nội, giúp mọi người hướng đến cuộc sống bình an, tinh tấn theo lời dạy của Đức Phật.

3 thg 3, 2023

Tín ngưỡng thờ cá Voi cái

Có rất nhiều đền, miếu, lăng ở vùng biển Quảng Ngãi thờ cá Ông (cá Voi), nhưng đặc biệt tại lăng vạn Tân Thạnh, ở thôn Tân Hy 1, xã Bình Đông (Bình Sơn) có tín ngưỡng thờ cá Voi cái. Đây là nét riêng biệt so với các lăng vạn khác ở Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung nói chung.

Nét văn hóa vùng biển

Sau nhiều lần điền dã nghiên cứu, mới đây chúng tôi phát hiện tại lăng vạn Tân Thạnh có nét tín ngưỡng thờ cá Voi cái hiếm có ở các nơi khác.

Lịch sử ghi chép, ngày xưa cửa Sa Cần còn có tên gọi là cửa tấn Thể Cần. Sách "Đại Nam Nhất thống chí" chép rằng, nơi đây, năm 1471, Vua Lê Thánh Tông đã thực hiện công cuộc mở đất về phương Nam; trở thành vùng đất trù phú được các dòng họ đầu tiên từ Thanh Hóa, Nghệ An (Huỳnh, Nguyễn, Đoàn) khẩn hoang, lập ấp; thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu, đánh bắt hải sản và giao thương, trao đổi hàng hóa.

Lăng vạn Tân Thạnh, ở thôn Tân Hy 1, xã Bình Đông (Bình Sơn). Ảnh: TL

Phong tục thờ Hỏa Thần của cư dân Lý Sơn

Vào dịp đầu năm mới, người dân Lý Sơn đến dâng hương tại các dinh, miếu thờ Hỏa Thần để cầu mong một năm bình an, tránh điều không may do hỏa hoạn. Lửa có vai trò quan trọng trong cuộc sống, nhưng lửa cũng là nguồn gốc gây ra nhiều thiệt hại khôn lường. Vậy nên, trong các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, lửa được thần thánh hóa và được người dân Lý Sơn thờ cúng, trở thành vị thần bảo hộ trong cuộc sống.

Từ tục thờ Hỏa Thần dưới thời Nhà Nguyễn...

Sách Minh Mạng chính yếu ghi chép, vào năm Giáp Thân (1824), các đại thần ở Bộ Lễ khi xem danh mục các đền thờ đã đề xuất dựng miếu tế Hỏa Thần, bản tấu viết: “Nay nước nhà nhàn hạ nên làm sáng tỏ lễ nhạc. Từ đại tự (tế lớn), trung tự đến quần tự, không có lẽ nào không được cư hành. Các quỷ thần sông núi đều yên vị, chỉ có Thần Hỏa chưa được tế. Vậy xin lập miếu để thờ Thần Hỏa”. Vua Minh Mạng sau khi xem tấu đã châu phê: “Làm theo lời tâu, sai dựng miếu ở phía bắc sông Ngự, tế Thần Hỏa vào ngày 23 tháng 6 mỗi năm”.

Dinh Ông (Lý Sơn). ẢNH: MINH TUẤN

Mướp hương xào hến

Mướp hương xào hến là món ăn hấp dẫn nhiều người với hương vị thơm ngon dân dã chốn quê nhà.

Đầm An Khê, ở xã Phổ Khánh (TX.Đức Phổ) là không gian sinh tồn của người Sa Huỳnh cổ. Đầm và sông Cửa Lỗ nối đầm với biển, là một trong 5 điểm thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh. Sản vật trong đầm An Khê nuôi sống bao đời cư dân quanh vùng. Trong đó, có hến rằn, loài thủy sinh hai mảnh vỏ lớn cỡ bằng ngón tay, chế biến nhiều món ăn thơm ngon.

Hến xào mướp hương. Ảnh: Trang Thy