5 thg 2, 2021

Ngắm cửa Nhà Đồ trong mưa

Đợt không khí lạnh đầu tiên ùa về, Huế bắt đầu những cơn mưa phùn dài lê thê cùng cái rét ngọt đầu đông. Đâu đó, những cánh cò trắng không còn rong ruổi trên những cánh đồng ngập ứ mùa nước lũ nữa, mà chúng lang thang kiếm ăn trên những thảm cỏ trong công viên nội thành.


Mùa mưa dầm dề xứ Huế dường như đã bắt đầu. Và, còn điều gì thi vị hơn ngồi ở một góc cà phê nào đó thư thả đón cái lạnh đầu mùa, ngắm mưa rơi giăng mắc trên cửa Nhà Đồ.

Về chùa Giác Lương ngắm cây sứ hơn 200 tuổi

“Cổng tam quan và cây sứ hơn 200 năm tuổi là nét đặc trưng ở chùa Giác Lương đó chị”.

Lời giới thiệu của thầy Hải, giáo viên Trường tiểu học Đông Hiền ở xã Phong Hiền (Phong Điền) thôi thúc tôi có quyết định chọn được điểm đến cuối tuần vừa rồi.

Cây sứ trước gian thờ chính đã trải qua hơn 2 thế kỷ

Vẻ đẹp đầm Cầu Hai qua góc nhìn của tay máy Khang Chu Long

Khang Chu Long tên thật là Nguyễn Đăng Việt, thuộc thế hệ 8X, là thành viên nhiếp ảnh thuộc Câu lạc bộ nhiếp ảnh Cung văn Hóa Việt – Xô, Hà Nội.

Bình minh trên đầm Lập An

Ghé thăm phủ “ông hoàng thi ca”

Nói đến Huế, mọi người thường nhắc đến triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Và, “cung vua, phủ chúa” là nơi mang đậm đà bản sắc văn hóa Huế. Ở Huế dưới thời triều Nguyễn có khá nhiều phủ đệ. Phủ là nơi ăn ở của các hoàng tử, đệ là nơi dành cho công chúa sau khi đã lấy chồng, tập trung chủ yếu ở Kim Long, Vỹ Dạ, hay ven sông Bến Ngự. Tuy nhiên, những ngôi “biệt phủ” như phủ Tuy Lý Vương, Tùng Thiện Vương bây giờ dường như được ít người biết đến, mặc dù ở những nơi đó, bóng hình của Huế một thời vàng son vẫn còn ghi dấu ấn rõ nét.

Cổng phủ Tuy Lý Vương

Tham quan bảo tàng Đồng Tháp

Bảo tàng Đồng Tháp tọa lạc trên đường Nguyễn Thái Học, phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là điểm đến không thể thiếu trong hành trình tham quan của du khách gần xa. Bảo tàng là nơi giới thiệu những giá trị về lịch sử văn hóa con người Đồng Tháp trong cuộc sống, sinh hoạt cũng như lịch sử oai hùng của Đảng bộ, quân dân Đồng Tháp trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Độc đáo Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc – Cà Mau

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc là lễ hội dân gian lớn nhất ở Cà Mau có nguồn gốc xa xưa được lưu truyền gìn giữ hàng trăm năm. Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc cũng là dịp để du khách gần xa tìm hiểu về nét đẹp văn hoá của ngư dân miền biển Cà Mau.

Theo lưu truyền trong dân gian và với nguời dân miền biển thì “Cá Ông” là một linh vật hết sức linh thiêng, là vị thần hộ mệnh cho thuyền bè đi biển. Khi sóng to gió lớn, tàu bè gặp nạn thì “Ngài” sẽ hiện lên hộ tống tàu bè đưa vào chỗ cạn, an toàn. Và ngược lại, khi Cá Ông gặp nạn, xác trôi dạt vào bờ đều được ngư dân tổ chức an táng và thờ cúng thật trang trọng.

Tại cửa biển Sông Đốc, vào năm 1925, sau khi hay tin cá Ông lụy ở Vàm Xáng, bà con ngư dân đã họp bàn cất miếu và thỉnh cốt Ông về thờ, sau đó các cụ mới tìm địa thế thuận lợi để xây lăng theo kiểu đình, miếu cổ xưa. Qua nhiều lần di dời và tôn tạo, hiện nay lăng tọa lạc tại khóm 2, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Lăng Ông Nam Hải đang trưng thờ các bộ xương cốt cá Ông trôi dạt vào bờ vào các năm 1951, 1953, 1963…. Đời vua Gia Long năm thứ tư đã sắc phong cho cá Ông là Đại Càn Nam Hải Thượng Đẳng thần mà ngư dân thường gọi là Nam Hải Đại Tướng Quân. Lăng Ông Nam Hải đã được Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật, trao bằng bảo trợ vào tháng 3 năm 2013.

Lăng Ông Nam Hải Sông Đốc được trang hoàng lỗng lẫy vào những ngày lễ hội